Đạo đức nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CÁC THÔNG SỐ MIỄN DỊCH TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI MẮC TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ (Trang 35 - 75)

Các đối tượng tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện, công tác lấy máu được thực hiện bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm đúng nguyên tắc vô trùng. Đối tượng được lấy 2ml máu vào buổi sáng trước ăn. Lượng máu mất đi

không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm công thức máu được gửi trả cho bệnh nhân miễn phí, kết quả xét nghiệm CD cũng được gửi trả nếu bệnh nhân có yêu cầu.

Các thông tin về cá nhân người bệnh được giữ bí mật.

Các kết quả nghiên cứu nhằm xây dựng các chỉ tiêu miễn dịch, làm sáng tỏ khả năng đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân nhằm cung cấp thêm thông tin cho việc điều trị bệnh lao một cách có hiệu quả, quá trình thực hiện an toàn, chúng tôi tin rằng nghiên cứu này không vi phạm các vấn đề y đức.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm về giới tính

Bảng 3.1. Phân bố giới tính ở nhóm đối chứng và nhóm bệnh nhân lao phổi mới

Giới tính Nhóm đối chứng Nhóm bệnh Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 15 45,5 25 80,6 Nữ 18 54,5 6 19,4 Tổng 33 100 31 100 Nhận xét:

- Nhóm đối chứng có 18/33 người là nữ giới chiếm 54,5%, có 15/33 người là nam giới chiếm 45,5%, tỉ lệ nam/nữ của nhóm đối chứng là 0,83.

- Nhóm lao phổi mới có 25/31 bệnh nhân là nam giới chiếm tỷ lệ là 80,6%, trong khi chỉ có 6/31 bệnh nhân là nữ chiếm 19,4%, như vậy nam giới xấp xỉ gấp 4 lần nữ giới (tỷ lệ nam/nữ là 4,17).

3.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi

Bảng 3.2. Nhóm tuổi trong nhóm đối chứng và nhóm bệnh nhân lao phổi mới

Tuổi Nhóm đối chứng Nhóm bệnh Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) < 30 4 12,1 5 16,1 30 - 60 23 69,7 20 64,5 > 60 6 18,2 6 19,4 Tổng 33 100 31 100 Nhận xét:

- Ở nhóm đối chứng: tuổi trung bình là 45,7 ± 15 (tuổi), tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi, lớn nhất là 80 tuổi. Nhóm tuổi từ 30 đến 60 tuổi là 23/33 người, chiếm tỉ lệ cao nhất 69,7%, thấp nhất là nhóm tuổi dưới 30 với 4/33 người chiếm 12,1%.

- Ở nhóm bệnh: tuổi trung bình là 46,48 ± 15,28 tuổi, nhỏ nhất là 21 tuổi, lớn nhất là 79 tuổi. Nhóm tuổi từ 30 đến 60 là 20/31 bệnh nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 64,50%, thấp nhất là nhóm tuổi dưới 30 với 5/31 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 16,10%.

3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân lao phổi mới

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới

Nhận xét:

Kết quả trong biểu đồ 3.1 cho thấy đa số bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng là ho (97%) kế đến là mệt mỏi (65%), sụt cân (48%), sốt (42%), các triệu chứng khác như rale ở phổi, đau ngực, giảm thông khí phổi có tỉ lệ thấp hơn (≤ 35%).

3.2. Số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới

3.2.1. Số lượng bạch cầu chung và các loại bạch cầu ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới phổi mới

Bảng 3.3. Số lượng bạch cầu chung ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới

TẾ BÀO SỐ LƯỢNG (10^9/L)

Bạch cầu chung 9,13 ± 2,39

Nhận xét:

Khi thực hiện xét nghiệm công thức máu cho bệnh nhân lao phổi mới kết quả được thể hiện qua bảng 3.3 cho thấy số lượng trung bình của bạch cầu là 9,13 ± 2,39 (10^9/L).

Bảng 3.4. Tỉ lệ bạch cầu chung trong nhóm bệnh nhân lao phổi mới Số lượng BC chung (10^9/L) Tần số (BN) Tỉ lệ (%) >10 12 38,7 5 - 10 17 54,8 <5 2 6,5 Tổng 31 100 Nhận xét:

Trong bảng 3.4 cho ta thấy số bệnh nhân có số lượng bạch cầu 5 – 10 (10^9/L) là 17/31 chiếm tỉ lệ cao nhất 54,8%, kế đến là số bệnh nhân có số lượng bạch cầu trên 10 (10^9/L) có 12/31 bệnh nhân chiếm 38,7% và thấp nhất là những bệnh nhân có số lượng bạch cầu dưới 5 (10^9/L) chỉ có 2/31 bệnh nhân chiếm 6,5%.

Bảng 3.5. Số lượng các loại bạch cầu ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới TẾ BÀO SỐ LƯỢNG (10^9/L) Bạch cầu lympho 2,81 ± 1,04 Bạch cầu mono 0,56 ± 0,24 Bạch cầu hạt 5,75 ± 2,03 Nhận xét:

Kết quả bảng 3.5 thể hiện số lượng trung bình của tế bào bạch cầu lympho là 2,8 ± 1,04 (10^9/L), số lượng trung bình của tế bào bạch cầu mono là 0,56 ± 0,24 (10^9/L), số lượng trung bình của tế bào bạch cầu hạt là 5,75 ± 2,03 (10^9/L).

3.2.1.2. Số lượng các loại bạch cầu theo giới tính

Bảng 3.6. Số lượng các loại tế bào bạch cầu theo giới tính

Tế bào Nam (n=25) (10^9/L) Nữ (n=6) (10^9/L) p Lympho 2,86 ± 1,09 2,61 ± 0,84 0,55 Mono 0,58 ± 026 0,46 ± 0,1 0,08 BC hạt 5,52 ± 1,83 6,68 ± 2,72 0,36 Nhận xét:

Kết quả được thể hiện trên bảng 3.6 cho ta thấy số lượng các loại tế bào bạch cầu ở nam và nữ không có sự khác biệt.

3.2.1.3. Số lượng các loại tế bào bạch cầu theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3.2. Số lượng các loại tế bào bạch cầu theo nhóm tuổi

Nhận xét:

Biểu đồ 3.2 cho thấy rằng chỉ có số lượng tế bào bạch cầu lympho của nhóm tuổi 30 – 60 cao hơn so với nhóm tuổi >60 là có ý nghĩa thống kê p = 0,015, bạch cầu mono và bạch cầu hạt không khác biệt giữa các nhóm tuổi.

3.2.2. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) nhóm bệnh nhân lao phổi mới (CD16/56) nhóm bệnh nhân lao phổi mới

3.2.2.1. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56)

Bảng 3.7. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới

TẾ BÀO SỐ LƯỢNG (TB/µL)

CD3 1530,93 ± 650,62

CD19 221,19 ± 184

CD16/56 486,83 ± 229,91

Nhận xét:

Kết quả biểu diễn trong bảng 3.7 chỉ ra rằng số lượng trung bình tế bào lympho T (CD3) là 1530,93 ± 650,62 (TB/µL), số lượng trung bình tế bào lympho B (CD19) là 221,19 ± 184 (TB/µL), số lượng trung bình tế bào NK (CD16/56) là 486,83 ± 229,91(TB/µL).

3.2.2.2. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) theo giới tính

Bảng 3.8. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) theo giới tính Tế bào Nam (n=25) (TB/µL) Nữ (n=6) (TB/µL) p CD3 1562,9 ± 700,89 1397,73± 394,28 0,45 CD16/56 485 ± 216,57 494,3 ± 303,17 0,94 CD19 226,06 ± 202,9 200,9 ± 70,48 0,61 Nhận xét:

Kết quả thể hiện trong bảng 3.8 cho thấy rằng số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) không có khác biệt giữa nam và nữ.

3.2.2.3. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3.3. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) theo nhóm tuổi

Nhận xét:

Kết quả trong biểu đồ 3.3 cho ta thấy số lượng tế bào lympho T (CD3) và tế bào NK (CD16/56) ở nhóm tuổi 30 – 60 cao hơn nhóm tuổi trên 60 có ý nghĩa (p = 0,03; p = 0,01), số lượng tế bào lympho B (CD19) không khác biệt giữa các nhóm tuổi.

3.2.3. Số lượng các tế bào dưới nhóm lympho T (T-CD4, T-CD8) ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới bệnh nhân lao phổi mới

3.2.3.1. Số lượng tế bào T-CD4, T-CD8

Bảng 3.9: Số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới TẾ BÀO SỐ LƯỢNG (TB/µL)

T-CD8 670,53 ± 365,84

T-CD4 789,87 ± 414,98

Nhận xét:

Qua kết quả đếm dòng chảy tế bào được thể hiện tại bảng 3.9 cho thấy số lượng trung bình tế bào T-CD8 của nhóm bệnh nhân lao phổi mới là 670,53 ± 365,84 (TB/µL), số lượng trung bình T-CD4 của nhóm bệnh nhân lao phổi mới là 789,87 ± 414,98 (TB/µL).

3.2.3.2. Số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 theo giới tính

Bảng 3.10. Số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 theo giới tính

Tế bào Nam (n=25) (TB/µL) Nữ (n=6) (TB/µL) p T-CD8 698,17 ± 388,8 555,34 ± 240,18 0,27 T-CD4 804,46 ± 446,8 729 ± 263,19 0,69 Nhận xét:

Kết quả được thể hiện ở bảng 3.10 cho thấy rằng số lượng tế bào T-CD4 và T-CD8 giữa nam và nữ không khác biệt nhau.

3.2.3.3. Số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3.4. Số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 theo nhóm tuổi

Nhận xét:

Kết quả được biểu diễn trong biểu đồ 3.4 cho ta thấy số lượng tế bào T- CD4 và T-CD8 không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi (p > 0,05).

3.3. Sự thay đổi về số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới so với nhóm đối chứng so với nhóm đối chứng

3.3.1. Sự khác biệt về số lượng bạch cầu chung và các loại tế bào bạch cầu

Bảng 3.11. Sự khác biệt về số lượng bạch cầu chung và các loại tế bào bạch cầu của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng

Tế bào Nhóm đối chứng TB ± SD (10^9/L) Nhóm bệnh TB ± SD (10^9/L) p BC chung 7,62 ± 2,35 9,13 ± 2,39 p = 0,013 BC lympho 2,54 ± 0,77 2,81 ± 1,04 p = 0,24 BC mono 0,6 ± 0,28 0,56 ± 0,24 p = 0,49* BC hạt 4,47 ± 1,7 5,75 ± 2,03 p = 0,009

(*) Số lượng bạch cầu mono là biến phân phối không chuẩn nên sử dụng kiểm định Mann-Whitney U (Z = -0,679; n = 31; p = 0,49).

Nhận xét:

- Kết quả khi so sánh tế bào bạch cầu chung, bạch cầu hạt nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng cho ta thấy rằng số lượng bạch cầu chung, bạch cầu hạt nhóm bệnh cao hơn so với các tế bào này ở nhóm đối chứng, và sự khác biệt này có ý nghĩa (p = 0,013 ; p = 0,009).

- Còn khi so sánh bạch cầu lympho và bạch cầu mono của nhóm bệnh với nhóm đối chứng, kết quả chỉ ra rằng không có sự khác biệt (p = 0,24; p = 0,49).

3.3.2. Sự khác biệt về số lượng tế bào lympho T (CD3)

Bảng 3.12. Sự khác biệt về số lượng tế bào lympho T (CD3) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng

Tế bào Nhóm đối chứng TB ± SD (TB/µL)

Nhóm bệnh

TB ± SD (TB/µL) p CD3 1701,26 ± 618,76 1530,93 ± 650,62 0,28

Nhận xét:

Khi so sánh số lượng tế bào lympho T (CD3) giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng, kết quả được thể hiện trong bảng 3.12 cho thấy số lượng trung bình tế bào lympho T (CD3) của nhóm bệnh thấp hơn nhóm đối chứng, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,28).

3.3.3. Sự khác biệt về số lượng tế bào lympho B (CD19)

Bảng 3.13. Sự khác biệt về số lượng tế bào lympho B (CD19) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng

Tế bào Nhóm đối chứng TB ± SD (TB/µL) Nhóm bệnh TB ± SD (TB/µL) p CD19 319,64 ± 246,57 221,19 ± 184 0,07 Nhận xét:

Kết quả được thể hiện trong bảng 3.13 cho thấy số lượng trung bình tế bào lympho B (CD19) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới thấp hơn so với nhóm đối chứng nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,07).

3.3.4. Sự khác biệt về số lượng tế bào NK (CD16/56)

Bảng 3.14. Sự khác biệt về số lượng tế bào NK (CD16/56) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng

Tế bào Nhóm đối chứng TB ± SD (TB/µL)

Nhóm bệnh

TB ± SD (TB/µL) p

Nhận xét:

Kết quả trong bảng 3.14 cho thấy số lượng tế bào NK (CD16/56) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới cao hơn so với nhóm đối chứng, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,20).

3.3.5. Sự khác biệt về số lượng tế bào T-CD4, T-CD8

Bảng 3.15. Sự khác biệt về số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng

Tế bào Nhóm đối chứng TB ± SD (TB/µL) Nhóm bệnh TB ± SD (TB/µL) p T-CD8 686,8 ± 359,52 670,53 ± 365,84 0,85 T-CD4 926,41 ± 420,78 789,87 ± 414,98 0,19 Nhận xét:

Kết quả được biểu diễn trong bảng 3.13 cho thấy số lượng tế bào T-CD4 và T-CD8 của nhóm bệnh đều thấp hơn nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.16. Tỉ lệ phần trăm nhóm tế bào T-CD4 ở nhóm bệnh nhân lao phổi

Nhóm T-CD4 Tần số (n = 31) Tỉ lệ (%) Tăng (>1347) 4 12,9 Bình thường (505 – 1347) 16 51,6 Giảm (< 505) 11 35,5 Tổng 31 100

Giá trị bình thường số lượng T-CD4 của nhóm đối chứng trong khoảng 505 – 1347 (TB/µL), tăng khi số lượng T-CD4 > 1347 (TB/µL), giảm khi số lượng T-CD4 < 505 (TB/µL).

Nhận xét:

Bảng 3.16 thể hiện nhóm bệnh nhân có số lượng T-CD4 bình thường là 16/31 bệnh nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 51,6%, nhóm bệnh nhân có số lượng T- CD4 giảm là 11/31 bệnh nhân chiếm tỉ lệ khá cao 35,5%, nhóm bệnh nhân có số lượng T-CD4 tăng là 4/31 bệnh nhân chiếm tỉ lệ thấp nhất 12,9%.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm về giới tính

Trong nhóm đối chứng của chúng tôi có 33 người bình thường, trong đó nam và nữ chiếm tỷ lệ tương đương nhau (45,5% và 54,5%), tỉ lệ nam/nữ là 0,83/1. Còn trong tổng số 31 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ cao hơn bệnh nhân nữ (80,6% của nam so với 19,4% của nữ), bệnh nhân nam là 25 người, nữ là 6 người, tỉ lệ nam/ nữ xấp xỉ 4/1, sự khác biệt về giới tính có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Theo nghiên cứu của Huỳnh Thiện Sĩ và Nguyễn Đỗ Nguyên, thì nam giới gấp 2,5 lần nữ giới [16]. Trong báo cáo của Đinh Ngọc Sỹ thì tỉ lệ Nam/Nữ = 4,8/1 [15], có phần cao hơn kết quả của chúng tôi. Đối với các tác giả nước ngoài thì tỉ lệ nam/nữ có phần thấp hơn. Tác giả R. van Crevel và cộng sự (2000) thực hiện nghiên cứu trên 62 bệnh nhân lao ở Jakarta, Indonesia cũng ghi nhận bệnh nhân nam chiếm 69%, nữ 31% [32]. Theo tác giả S-W. Um (2007) thực hiện trên 69 bệnh nhân lao ở Hàn Quốc thì nam: nữ xấp xỉ 3:1 [36]. Riêng nghiên cứu của Rovina Ruslami và cộng sự (2007) [33] sự khác biệt giữa hai giới là không đáng kể (nam chiếm 53%). Theo tác giả Ye Wu và cộng sự (2009), nghiên cứu trên 21 bệnh nhân lao phổi mới mắc, nhóm đối chứng 14 người khỏe mạnh tại Trung Quốc thì nam/nữ nhóm bệnh và nhóm đối chứng là 14/7 và 10/5, nam gấp 2 lần nữ [41]. Đối với tác giả Aksu và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 21 bệnh nhân lao ở Thổ Nhĩ Kỳ thì tỉ lệ nam: nữ thấp hơn 1,3:1 và 18 trường hợp nhóm đối chứng thì tỉ lệ nữ cao hơn là 55,5% [18]. So với nghiên cứu của tác giả Bayram Kiran và cộng sự (2010) thực hiện trên 20

bệnh nhân mắc lao phổi ghi nhận bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ là 85% so với 15% (5,6:1); và 20 người của nhóm đối chứng thì tỷ lệ nữ giới lại chiếm đa số so với nam là 35% so với 65% [20]. Và sự khác nhau cũng có ý nghĩa thống kê giống với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (p = 0,001). Theo tác giả Nadeem Afzal và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu ở Pakistan, nhóm bệnh gồm 39 bệnh nhân có 15 nam (38,46%) và 24 nữ (61,54%), nhóm đối chứng 38 người có 18 nam (47,36%) và 20 nữ (52,64%). Sự khác biệt giới tính giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê [30]. Mặc dù có sự khác biệt về tỉ lệ nam và nữ giữa các nghiên cứu nhưng nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ nam mắc bệnh lao nhiều hơn nữ.

4.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi

Trong tổng số 33 đối tượng thuộc nhóm đối chứng có tuổi trung bình là 45,7 ± 15, tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi, lớn nhất là 80 tuổi. Trong nhóm bệnh nhân mắc lao phổi mới có 31 bệnh nhân, tuổi trung bình là 46,48 ± 15,28, nhỏ nhất là 21 tuổi, lớn nhất là 79 tuổi. Độ tuổi này tương đương với nghiên cứu của Bayram Kiran và cộng sự (2010) với tuổi trung bình 44,1 ± 7 ở nhóm đối chứng nhưng nhóm bệnh 40,6 ± 12,6 thì trẻ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi [20]. Nghiên cứu của R.van Crevel (2000) tuổi trung bình là 36 tuổi (từ 16 đến 62 tuổi) và của Helen MeIlleron (2006) là 36 tuổi (từ 28 đến 45 tuổi), trẻ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi [15], [32]. So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh thì độ tuổi mắc bệnh cao nhất tương đương chúng tôi, tuổi trung bình là 34,5 ± 10,9 tuổi (từ 17 đến 59 tuổi) trẻ hơn của chúng tôi [1]. Tác giả Zohreh Pessaran và cộng sự (2005) nghiên cứu nhóm bệnh có trung bình độ tuổi là 38,6 tuổi [43], trẻ hơn so với chúng tôi. Tác giả Nadeem Afzal và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 39 bệnh nhân lao có độ tuổi trung bình 27,87 và 38 người khỏe mạnh tuổi trung

bình là 26,68 tuổi [30], trẻ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Theo tác giả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CÁC THÔNG SỐ MIỄN DỊCH TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI MẮC TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ (Trang 35 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)