Bảng 3.13. Sự khác biệt về số lượng tế bào lympho B (CD19) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng
Tế bào Nhóm đối chứng TB ± SD (TB/µL) Nhóm bệnh TB ± SD (TB/µL) p CD19 319,64 ± 246,57 221,19 ± 184 0,07 Nhận xét:
Kết quả được thể hiện trong bảng 3.13 cho thấy số lượng trung bình tế bào lympho B (CD19) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới thấp hơn so với nhóm đối chứng nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,07).
3.3.4. Sự khác biệt về số lượng tế bào NK (CD16/56)
Bảng 3.14. Sự khác biệt về số lượng tế bào NK (CD16/56) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng
Tế bào Nhóm đối chứng TB ± SD (TB/µL)
Nhóm bệnh
TB ± SD (TB/µL) p
Nhận xét:
Kết quả trong bảng 3.14 cho thấy số lượng tế bào NK (CD16/56) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới cao hơn so với nhóm đối chứng, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,20).
3.3.5. Sự khác biệt về số lượng tế bào T-CD4, T-CD8
Bảng 3.15. Sự khác biệt về số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng
Tế bào Nhóm đối chứng TB ± SD (TB/µL) Nhóm bệnh TB ± SD (TB/µL) p T-CD8 686,8 ± 359,52 670,53 ± 365,84 0,85 T-CD4 926,41 ± 420,78 789,87 ± 414,98 0,19 Nhận xét:
Kết quả được biểu diễn trong bảng 3.13 cho thấy số lượng tế bào T-CD4 và T-CD8 của nhóm bệnh đều thấp hơn nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.16. Tỉ lệ phần trăm nhóm tế bào T-CD4 ở nhóm bệnh nhân lao phổi
Nhóm T-CD4 Tần số (n = 31) Tỉ lệ (%) Tăng (>1347) 4 12,9 Bình thường (505 – 1347) 16 51,6 Giảm (< 505) 11 35,5 Tổng 31 100
Giá trị bình thường số lượng T-CD4 của nhóm đối chứng trong khoảng 505 – 1347 (TB/µL), tăng khi số lượng T-CD4 > 1347 (TB/µL), giảm khi số lượng T-CD4 < 505 (TB/µL).
Nhận xét:
Bảng 3.16 thể hiện nhóm bệnh nhân có số lượng T-CD4 bình thường là 16/31 bệnh nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 51,6%, nhóm bệnh nhân có số lượng T- CD4 giảm là 11/31 bệnh nhân chiếm tỉ lệ khá cao 35,5%, nhóm bệnh nhân có số lượng T-CD4 tăng là 4/31 bệnh nhân chiếm tỉ lệ thấp nhất 12,9%.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm về giới tính
Trong nhóm đối chứng của chúng tôi có 33 người bình thường, trong đó nam và nữ chiếm tỷ lệ tương đương nhau (45,5% và 54,5%), tỉ lệ nam/nữ là 0,83/1. Còn trong tổng số 31 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ cao hơn bệnh nhân nữ (80,6% của nam so với 19,4% của nữ), bệnh nhân nam là 25 người, nữ là 6 người, tỉ lệ nam/ nữ xấp xỉ 4/1, sự khác biệt về giới tính có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Theo nghiên cứu của Huỳnh Thiện Sĩ và Nguyễn Đỗ Nguyên, thì nam giới gấp 2,5 lần nữ giới [16]. Trong báo cáo của Đinh Ngọc Sỹ thì tỉ lệ Nam/Nữ = 4,8/1 [15], có phần cao hơn kết quả của chúng tôi. Đối với các tác giả nước ngoài thì tỉ lệ nam/nữ có phần thấp hơn. Tác giả R. van Crevel và cộng sự (2000) thực hiện nghiên cứu trên 62 bệnh nhân lao ở Jakarta, Indonesia cũng ghi nhận bệnh nhân nam chiếm 69%, nữ 31% [32]. Theo tác giả S-W. Um (2007) thực hiện trên 69 bệnh nhân lao ở Hàn Quốc thì nam: nữ xấp xỉ 3:1 [36]. Riêng nghiên cứu của Rovina Ruslami và cộng sự (2007) [33] sự khác biệt giữa hai giới là không đáng kể (nam chiếm 53%). Theo tác giả Ye Wu và cộng sự (2009), nghiên cứu trên 21 bệnh nhân lao phổi mới mắc, nhóm đối chứng 14 người khỏe mạnh tại Trung Quốc thì nam/nữ nhóm bệnh và nhóm đối chứng là 14/7 và 10/5, nam gấp 2 lần nữ [41]. Đối với tác giả Aksu và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 21 bệnh nhân lao ở Thổ Nhĩ Kỳ thì tỉ lệ nam: nữ thấp hơn 1,3:1 và 18 trường hợp nhóm đối chứng thì tỉ lệ nữ cao hơn là 55,5% [18]. So với nghiên cứu của tác giả Bayram Kiran và cộng sự (2010) thực hiện trên 20
bệnh nhân mắc lao phổi ghi nhận bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ là 85% so với 15% (5,6:1); và 20 người của nhóm đối chứng thì tỷ lệ nữ giới lại chiếm đa số so với nam là 35% so với 65% [20]. Và sự khác nhau cũng có ý nghĩa thống kê giống với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (p = 0,001). Theo tác giả Nadeem Afzal và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu ở Pakistan, nhóm bệnh gồm 39 bệnh nhân có 15 nam (38,46%) và 24 nữ (61,54%), nhóm đối chứng 38 người có 18 nam (47,36%) và 20 nữ (52,64%). Sự khác biệt giới tính giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê [30]. Mặc dù có sự khác biệt về tỉ lệ nam và nữ giữa các nghiên cứu nhưng nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ nam mắc bệnh lao nhiều hơn nữ.
4.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi
Trong tổng số 33 đối tượng thuộc nhóm đối chứng có tuổi trung bình là 45,7 ± 15, tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi, lớn nhất là 80 tuổi. Trong nhóm bệnh nhân mắc lao phổi mới có 31 bệnh nhân, tuổi trung bình là 46,48 ± 15,28, nhỏ nhất là 21 tuổi, lớn nhất là 79 tuổi. Độ tuổi này tương đương với nghiên cứu của Bayram Kiran và cộng sự (2010) với tuổi trung bình 44,1 ± 7 ở nhóm đối chứng nhưng nhóm bệnh 40,6 ± 12,6 thì trẻ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi [20]. Nghiên cứu của R.van Crevel (2000) tuổi trung bình là 36 tuổi (từ 16 đến 62 tuổi) và của Helen MeIlleron (2006) là 36 tuổi (từ 28 đến 45 tuổi), trẻ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi [15], [32]. So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh thì độ tuổi mắc bệnh cao nhất tương đương chúng tôi, tuổi trung bình là 34,5 ± 10,9 tuổi (từ 17 đến 59 tuổi) trẻ hơn của chúng tôi [1]. Tác giả Zohreh Pessaran và cộng sự (2005) nghiên cứu nhóm bệnh có trung bình độ tuổi là 38,6 tuổi [43], trẻ hơn so với chúng tôi. Tác giả Nadeem Afzal và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 39 bệnh nhân lao có độ tuổi trung bình 27,87 và 38 người khỏe mạnh tuổi trung
bình là 26,68 tuổi [30], trẻ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Theo tác giả Aksu và cộng sự (2012) [18] thì tuổi trung bình nhóm bệnh là 44 tuổi, nhóm đối chứng là 41 tuổi, cũng gần tương đương với chúng tôi. Còn tác giả Al Majid và cộng sự (2008) nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình nhóm bệnh là 37,27 ± 17,13 và nhóm đối chứng là 36,24 ± 6,34, cả hai nhóm đều có độ tuổi trung bình trẻ hơn chúng tôi [19]. Tác giả Ye Wu và cộng sự (2009) cho kết quả nhóm bệnh có tuổi trung bình 50 ± 15 tuổi, nhóm đối chứng có độ tuổi trung bình 48 ± 13 tuổi [41], trung bình độ tuổi tương đương chúng tôi cả hai nhóm (p = 0,20). Theo nhiều báo cáo của WHO, cho thấy xu hướng hiện nay bệnh lao đang “trẻ lại”, tập trung vào những người lao động [40].