1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH SINH THÁI ở TỈNH NINH BÌNH

91 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 753 KB

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH NINH BÌNH11Một số vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế du lịch sinh thái11Thực trạng phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình26QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH NINH BÌNH 52Những quan điểm cơ bản phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình52Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình trong thời gian tới58

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH NINH BÌNH 11 1.1 Một số vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế du lịch sinh thái 11 1.2 Thực trạng phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình 26 Chương 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH NINH BÌNH 52 2.1 Những quan điểm cơ bản phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình 52 2.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình trong thời gian tới 58 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 86 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn cầu và đã trở thành một trong những hoạt động kinh tế hàng đầu thế giới. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của các nước đang phát triển. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch còn mới mẻ, tuy nhiên kết quả hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái cho thấy nó đã đem lại lợi ích và hiệu quả kinh tế xã hội to lớn, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư. Do đó kinh tế du lịch sinh thái được các nước rất chú trong đầu tư và phát triển. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch cùng với các ngành kinh tế khác, kinh tế du lịch đã và đang được đầu tư phát triển, và nhu cầu phát triển kinh tế du lịch càng trở nên cấp thiết. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng lĩnh vực kinh tế này trong đường lối và chính sách phát triển nền kinh tế. Để tạo điều kiện phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực” [4, tr.178]. Do vậy, kinh tế du lịch được các cấp, các ngành các địa phương khai thác ở các mức độ khác nhau và mang lại sự phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương và từng địa bàn trên cả nước. Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng cách Thủ đô Hà Nội không xa, là nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên du lịch có giá trị 3 như: rừng Cúc Phương, khu hang động Tràng An… đã đạt đến mức độc đáo và quý hiếm, đó là những lợi thế to lớn để phát triển kinh tế du lịch sinh thái. Trong những năm qua nhất là từ năm 2005 đến nay, kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh, mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân…Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của nó, các nguồn lực của kinh tế du lịch sinh thái chưa được khai thác một cách khoa học, tốc độ phát triển còn chậm, chưa có sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng… Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có những phân tích, đánh giá về tiềm năng và thực trạng của kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình để từ đó đề ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả trong thời gian tới góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với lý do đó tác giả chọn vấn đề “Phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về du lịch sinh thái và kinh tế du lịch sinh thái dưới các khía cạnh và phạm vi khác nhau, trong đó đáng chú ý là một số công trình tiêu biểu như: “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ 1996 do TS Phạm Trung Lương làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái, chỉ ra những yêu cầu cơ bản đối với phát triển du lịch sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường; đánh giá tiềm năng và phân tích một số yếu tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái; đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Nguyễn Văn Mạnh, Lê Trung Kiên: “Đặc điểm của du lịch sinh thái và khả năng kinh doanh loại hình du lịch này tại các vườn quốc gia và khu bảo 4 tồn thiên nhiên của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 95/2005. Bài viết đã luận giải đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái, nghiên cứu sự cần thiết và khả năng kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Nguyễn Đình Hòa: “Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số1/2006 . Bài viết giới thiệu về những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái; phân tích các khía cạnh của du lịch sinh thái và đánh giá thực trạng phát triển loại hình du lịch này hiện nay ở nước ta; trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoạch định chính sách, quản lý kinh doanh du lịch sinh thái ở Việt Nam. Lê Huy Bá (2006): “Du lịch sinh thái”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã đề cập đến lý luận du lịch sinh thái, vai trò của du lịch sinh thái đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, luận giải các nhân tố ảnh hưởng và điều kiện để phát triển du lịch sinh thái. “Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ 2007 do TS Đỗ Thị Thanh Hoa làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, khu du lịch và khu du lịch sinh thái; đề cập đến kinh nghiệm và mô hình xây dựng, phát triển khu du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới; phân tích tổng quan, thực trạng hoạt động du lịch sinh thái và các khu du lịch sinh thái hiện nay ở Việt Nam; đề xuất các tiêu chí khu du lịch sinh thái làm cơ sở cho đầu tư, phát triển các khu du lịch sinh thái theo định hướng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Trần Đức Thanh (2004): “Phát triển du lịch sinh thái ở Hà Nội”, luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Thị Thùy Linh (2007): “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển Cát Bà”. luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Tấn Trung (2011): “Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai”, luận văn 5 thạc sĩ du lịch, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Luận văn của các tác giả đã nghiên cứu du lịch sinh thái dưới góc độ chuyên ngành du lịch học và khẳng định vai trò quan trọng của phát triển du lịch sinh thái đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đánh giá tiềm năng, thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở các địa phương đó. Nguyễn Thị Hải (2007): “Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”, luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội; Lê Thị Ngoan (2009) “Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn của các tác giả đã đề cập lý luận chung về du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng địa phương; đánh giá tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch sinh thái và mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với cộng đồng địa phương; đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở khu vực nhằm hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội địa phương với công tác bảo tồn và phát triển du lịch bền vững. Trần Thị Kim Bảo (2009): “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị”, luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đàm Thu Huyền (2009): “Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh”, luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Luận văn của các tác giả đã tập trung nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch sinh thái dải ven biển và trên một số đảo từ đó đánh giá hiện trạng phát triển khách du lịch, cơ sở vật chất, hệ thống quản lý và lao động trong ngành du lịch; xác lập cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái dải ven biển và trên lãnh thổ biển đảo; nghiên cứu đề xuất và 6 đưa ra kiến nghị cho việc phát triển du lịch sinh thái dải ven biển và trên một số biển đảo theo hướng bền vững trong thời gian tới. Nguyễn Hữu Vinh: “Những vấn đề về kinh tế du lịch sinh thái ở Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2012”, chuyên đề kinh tế du lịch. Tác giả đã phân tích thực trạng du lịch sinh thái Thành phố Cần Thơ; đề ra giải pháp phát triển nhằm nâng cao hình ảnh du lịch sinh thái, loại hình du lịch đặc trưng của khu vực sông nước Cửu Long, nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình này, thúc đẩy kinh tế du lịch của Thành phố phát triển bền vững. Phạm Lê Hồng Nhung (2012): “Phân khúc thị trường du lịch sinh thái tại Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 21. Tác giả đã nghiên cứu tiến hành phân khúc thị trường du lịch sinh thái; đề xuất giải pháp thu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách trong từng phân khúc; xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả, mang tính đặc trưng cho du lịch sinh thái thái Thành phố Cần Thơ. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế du lịch sinh thái của cả nước, ở phạm vi tỉnh Ninh Bình nói riêng cũng đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái và kinh tế du lịch sinh thái tiêu biểu như: Nguyễn Văn Mạnh (2005, chủ nhiệm đề tài): “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại Ninh Bình”, đề tài khoa học cấp Bộ (B2005.38.107). Tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch sinh thái, phân tích các tiềm năng phát triển và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế cần khắc phục, phân tích định hướng và xây dựng các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình, đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị với các đối tượng có liên quan nhằm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ở Ninh Bình. 7 Tạ Minh Phương (2006): “Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã tập trung phân tích và đánh giá thực trạng du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình trong thời gian tới. Tuy nhiên luận văn trên tiếp cận vấn đề du lịch sinh thái Ninh Bình theo quan điểm kinh tế học phát triển, chưa đi sâu nghiên cứu luận giải dưới góc độ kinh tế chính trị. Đinh Chúc: “Du lịch sinh thái ở Ninh Bình”, Tạp chí Nông thôn mới, số 230/2008. Tác giả đã giới thiệu và trao đổi một số giải pháp nhằm phát huy, khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch sinh thái ở Ninh Bình. Vũ Tuấn Cảnh (1997): “Nghiên cứu hiện trạng môi trường phục vụ phát triển du lịch khu vực Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động”, đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài đã nghiên cứu tác động của môi trường đến hoạt động du lịch đứng từ góc độ đảm bảo phát triển du lịch bền vững, đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở hai khu du lịch Hoa Lư và Tam Cốc - Bích Động; đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm cải thiện tình trạng môi trường và hạn chế những tác động tiêu cực của những vấn đề môi trường đến hoạt động phát triển du lịch ở hai khu du lịch nêu trên. Trần Đức Thắng (2008): “Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn Quốc gia Cúc phương”, luận văn thạc sĩ du lịch, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đề cập đến những vấn đề chất lượng cuộc sống; đánh giá hiện trạng chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương và đề xuất một số giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương. Së Văn hóa, Thể thao và Du lÞch Ninh B×nh (2010): "Dự án phát triển loại hình du lịch home stay tại khu du lịch sinh thái Vân Long, huyện Gia 8 Viễn". Dự án đã nghiên cứu nguồn tài nguyên du lịch; đánh giá thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên du lịch, trên cơ sở đó đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp kinh doanh phát triển du lịch homestay tại khu du lịch sinh thái Vân Long. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau của du lịch sinh thái và kinh tế du lịch sinh thái song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, dưới góc độ kinh tế chính trị về phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi của luận văn * Mục đích Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch sinh thái đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình trong thời gian tới. * Nhiệm vụ Làm rõ quan niệm về du lịch sinh thái, kinh tế du lịch sinh thái, phát triển kinh tế du lịch sinh thái và các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch sinh thái. Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình trong thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong phát triển kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình. Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo. * Đối tượng nghiên cứu Phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình. * Phạm vi nghiên cứu Tập trung làm rõ thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình. Số liệu điều tra, khảo sát được thực hiện chủ yếu từ năm 2005 đến nay. 9 4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu * Cơ sở lý luận Nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế du lịch nói riêng, trong đó có phát triển kinh tế du lịch sinh thái. * Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó chú trọng phương pháp trừu tượng hoá khoa học để luận giải những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế du lịch sinh thái. Đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội như điều tra, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp và phương pháp xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện luận văn. 5. Ý nghĩa của luận văn Luận văn được nghiên cứu thành công sẽ góp phần cung cấp thêm các căn cứ khoa học cho cấp ủy, chính quyền và các sở ban ngành có liên quan của tỉnh Ninh Bình trong hoạch định chủ trương, chính sách và các giải pháp phát triển kinh tế du lịch sinh thái của tỉnh. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, 50danh mục tài liệu tham khảo và 8 phụ lục. 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH NINH BÌNH 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế du lịch sinh thái 1.1.1. Khái quát chung về du lịch sinh thái và kinh tế du lịch sinh thái * Quan niệm về du lịch sinh thái Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch. Hiện nay, quan niệm về du lịch sinh thái được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của quốc gia và thế giới. Đã có nhiều tổ chức và các nhà khoa học tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này và đưa ra định nghĩa của riêng mình. 11 [...]... khách du lịch 18 1.1.2 Quan niệm và tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch sinh thái * Quan niệm phát triển kinh tế du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là loại hình du lịch còn mới mẻ đối với nhiều quốc gia, đặc biệt đối với Việt Nam, kinh tế du lịch sinh thái đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển Trên thực tế, phát triển kinh tế du lịch sinh thái không những đem lại lợi ích kinh tế mà... làm cho sản phẩm du lịch sinh thái trở nên đa dạng và phong phú hơn bởi sự kết hợp của du lịch sinh thái và du lịch văn hoá Đó là những lợi thế to lớn để phát triển kinh tế du lịch trong đó có du lịch sinh thái trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh 1.2.2 Những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình * Những thành tựu đạt được: Thứ nhất, về cơ sở vật chất kỹ thuật... chế, chính sách hợp lý để phát triển 1.2 Thực trạng phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình 1.2.1 Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình * Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình Ninh Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 19 o50’ đến 20o27’ vĩ độ Bắc và 105o32’ đến 106o33’ kinh độ Đông Về phía Bắc, Ninh Bình giáp Hà Nam với một... * Quan niệm kinh tế du lịch sinh thái Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch (trong đó có du lịch sinh thái) là hoạt động kinh doanh du lịch Kinh tế du lịch từng bước trở thành một bộ phận hợp thành của hoạt động kinh tế xã hội, lấy sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch, biến các tài nguyên du lịch của một... rằng trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sinh thái là điều kiện, đổng thời cũng là sự thể hiện trình độ phát triển kinh tế du lịch sinh thái của một điểm du lịch sinh thái cũng như của một địa phương Do đó mức độ phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ các hoạt động kinh tế du lịch sinh thái là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch sinh thái của một... động kinh tế du lịch sinh thái Phát triển kinh tế du lịch sinh thái phải tuân thủ theo nguyên tắc “sức chứa” du lịch Tức là khai thác các nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hợp lý có tác động tích cực đến môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tránh gây ra ô nhiễm môi trường làm cho tài nguyên bị suy thoái Như vậy, phát triển kinh tế du lịch sinh thái là một quá trình phát triển. .. điểm du lịch Tỷ lệ khách du lịch sinh thái tăng trưởng liên tục chứng tỏ rằng hoạt động kinh tế du lịch sinh thái tại địa phương đó đang phát triển đúng hướng, có hiệu quả cao Thứ ba, doanh thu và giá trị gia tăng (GDP) du lịch sinh thái Doanh thu và giá trị gia tăng du lịch từ các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái là tiêu chí có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của kinh tế du lịch. .. nhất, nói đến kinh tế du lịch sinh thái tức là đề cập đến các hoạt động kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái là hoạt động mua bán trao đổi sản phẩm du lịch sinh thái giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với người tiêu dùng (khách du lịch) với mục đích là thu được lợi nhuận nhằm mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh Sản phẩm du lịch sinh thái là các... thái cũng đóng góp không nhỏ cho du lịch thế giới và ngày càng gia tăng, đem lại nguồn thu nhập lớn cho các nước đang phát triển và kém phát triển 15 Trên cơ sở các hoạt động kinh tế du lịch nói chung và hoạt động du lịch sinh thái nói riêng có thể quan niệm: kinh tế du lịch sinh thái là một bộ phận của kinh tế du lịch, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái nhằm tổ chức khai thác, sử... thái * Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch sinh thái Từ quan niệm về phát triển kinh tế du lịch sinh thái có thể thấy việc đánh giá sự phát triển kinh tế du lịch sinh thái phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó có các tiêu chí cơ bản sau: Thứ nhất, mức độ phát triển của các phương tiện vật chất kỹ thuật Phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái là một trong những nhân . về du lịch sinh thái, kinh tế du lịch sinh thái, phát triển kinh tế du lịch sinh thái và các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch sinh thái. Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế. VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH NINH BÌNH 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế du lịch sinh thái 1.1.1. Khái quát chung về du lịch sinh thái và kinh tế du lịch. 11 1.2 Thực trạng phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình 26 Chương 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH NINH BÌNH 52 2.1 Những

Ngày đăng: 30/10/2014, 21:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí minh
Năm: 2006
2. Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015 (2012), Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển du lịch, dịch vụ đến năm 2015, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch thực hiện chương trình phát triển du lịch, dịch vụ đến năm 2015
Tác giả: Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015
Năm: 2012
3. Đinh Chúc (2008), “Du lịch sinh thái ở Ninh Bình”, Tạp chí Nông thôn mới, (số 230), tr. 23-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái ở Ninh Bình"”, Tạp chí Nông thôn mới
Tác giả: Đinh Chúc
Năm: 2008
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX , Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 2001
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X , Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 2006
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI , Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 2011
7. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch và du lịch sinh thái
Tác giả: Thế Đạt
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 2003
8. Phạm Văn Đấu (2007), “Từ cách làm du lịch sinh thái của nông dân Vĩnh Long, nghĩ về sự phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu long”, Tạp chí Cộng sản, (số 782), tr. 81 – 83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Từ cách làm du lịch sinh thái của nông dân Vĩnh Long, nghĩ về sự phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu long”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Phạm Văn Đấu
Năm: 2007
9. Nguyễn Văn Đính (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2008
10. Nguyễn Thị Hải (2007), Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
Tác giả: Nguyễn Thị Hải
Năm: 2007
11. Nguyễn Đình Hòa (2006), “Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (số 1), tr. 11-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam"”, Tạp chí Kinh tế và phát triển
Tác giả: Nguyễn Đình Hòa
Năm: 2006
12. Nguyễn Thu Huyền ( 2006), Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
13. Đàm Thu Huyền (2009), Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh
Tác giả: Đàm Thu Huyền
Năm: 2009
14. Đinh Thúy Hường (2011), Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bìn
Tác giả: Đinh Thúy Hường
Năm: 2011
15. Đinh Trung Kiên ( 2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về du lịch Việt Nam
16. Lê Trung Kiên (2005), “Đặc điểm của du lịch sinh thái và khả năng kinh doanh loại hình du lịch này tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (số 95), tr. 13-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Đặc điểm của du lịch sinh thái và khả năng kinh doanh loại hình du lịch này tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam"”, Tạp chí Kinh tế và phát triển
Tác giả: Lê Trung Kiên
Năm: 2005
17. Trần Thị Thùy Linh (2007), Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
Tác giả: Trần Thị Thùy Linh
Năm: 2007
18. Luật Du lịch năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành (2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Du lịch năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành
Tác giả: Luật Du lịch năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà nội
Năm: 2010
19. Pham Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Pham Trung Lương
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2002
20. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Lưu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w