Phát triển kinh tế du lịch sinh thái nhanh và bền vững

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH SINH THÁI ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 53 - 55)

Các hoạt động kinh tế du lịch sinh thái bên cạnh ý nghĩa kinh tế, xã hội to lớn nhưng nếu không được quan tâm đúng mức nó còn là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường làm cho tài nguyên du lịch bị suy thoái, làm tổn hại đến các giá trị văn hóa xã hội, điều đó sẽ hạn chế đến khả năng phát triển của kinh tế du lịch sinh thái. Vì vậy, hướng tới sự phát triển bền vững là quan điểm không chỉ có ý nghĩa chiến lược lâu dài mà còn là vấn đề cần thiết và cấp bách đối với sự phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình hiện nay. Thực chất của quan điểm này là phải tính đến các yếu tố như mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, bảo đảm sự phát triển kinh tế du lịch sinh thái trong thời gian lâu dài, trong đó vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp theo. Điều này đòi hỏi các hoạt động kinh tế du lịch sinh thái góp phần quan trọng trong việc giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải tạo và

khôi phục vẻ đẹp, sự trong lành của môi trường, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội và ngăn ngừa sự suy thoái môi trường hiện tại và tương lai. Thực tiễn những năm qua cho thấy, sự phát triển của kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình bên cạnh những đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cũng bộc lộ không ít những hạn chế bất cập làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung. Bởi vậy, để kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình phát triển với tốc độ nhanh và bền vững, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Một là, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch sinh thái trong sự cân đối các

mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, góp phần tích cực trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển kinh tế du lịch sinh thái luôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và văn hóa dân tộc, đảm bảo du lịch tạo động lực và nguồn lực cho bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường và ngược lại công tác bảo tồn và tôn vinh những giá trị tự nhiên và văn hóa góp phần tích cực đẩy mạnh hoạt động du lịch, giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường và văn hóa bản địa. Coi các giá trị về văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc, hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống của địa phương là động lực quan trọng để thu hút khách du lịch. Phát triển kinh tế du lịch sinh thái phải đảm bảo sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai.

Hai là, phát triển kinh tế du lịch sinh thái bền vững phải tạo cho cộng

đồng dân cư trong khu, điểm du lịch có việc làm thông qua các dịch vụ du lịch. Bởi lẽ, cùng với việc phát triển các khu du lịch sinh thái, sẽ có không ít người dân có thể bị thu hồi đất đai và các phương tiện, điều kiện sản xuất -

kinh doanh khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của cư dân địa phương, nhất là đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi. Do

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH SINH THÁI ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w