Kết hợp chặt chẽ giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển kinh tế du lịch sinh thá

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH SINH THÁI ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 55 - 57)

cho người dân có việc làm và thu nhập ổn định. Mặt khác cần chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, nâng cao trình độ dân trí, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của cư dân trực tiếp là cư dân nơi có các điểm du lịch sinh thái… nhằm tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân về ý thức, trách nhiệm trong giữ gìn, bảo tồn các tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn cho phát triển kinh tế du lịch sinh thái. Đây chính là một trong những nhân tố tạo nên sự bền vững trong phát triển kinh tế du lịch sinh thái của Ninh Bình trong những năm tới.

Ba là, quá trình phát triển kinh tế du lịch sinh thái phải gắn liền với thực

hiện có hiệu quả nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đặc biệt ở những khu vực trọng điểm về du lịch nhưng lại là những vị trí xung yếu, chiến lược về quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội của địa phương cũng như cả nước. Yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội phải được đặt ra như là một tiêu chí bắt buộc trong quá trình phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình. Điều đó vừa nhằm giáo dục người dân cũng như du khách tuân thủ pháp luật và tôn trọng văn hóa bản địa, vừa giúp tạo ra môi trường lành mạnh cho việc thu hút ngày càng nhiều khách du lịch.

2.1.3. Kết hợp chặt chẽ giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển kinh tế du lịch sinh thái tế du lịch sinh thái

Phát triển kinh tế du lịch sinh thái trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, khai thác tối ưu lợi thế tiềm năng của tỉnh, đề cao vai trò trách nhiệm của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh với khu vực tư nhân, phát huy tính năng động tự chủ

của doanh nghiệp và vai trò kết nối của hiệp hội nghề nghiệp. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược bởi lẽ, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế nếu không huy động được các nguồn lực của tỉnh và sự hợp tác, giúp đỡ của các địa phương trên phạm vi cả nước cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài thì việc phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình sẽ rất khó có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Các khu, điểm du lịch sinh thái là những dự án đòi hỏi đầu tư lớn cả về vốn, hệ thống cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, do đó nếu chỉ dựa vào nguồn lực của địa phương thì sẽ rất khó thực hiện được một cách đồng bộ và hiệu quả. Việc mở rộng hợp tác với các địa phương khác và với đối tác quốc tế cũng là một đòi hỏi khách quan nhằm tranh thủ được nguồn ngoại lực, phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế du lịch sinh thái của địa phương. Thông qua việc mở rộng hợp tác, ngành du lịch Ninh Bình có thể thu hút vốn để đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch, nhằm thu hút nhiều hơn khách du lịch cao cấp, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đưa Ninh Bình thực sự là một trọng điểm của vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.

Thực tế những năm qua cho thấy, những hạn chế, bất cập trong phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình có nguyên nhân từ việc chưa phát huy hết các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Việc liên kết, hợp tác với các lực lượng bên ngoài tỉnh để tận dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế. Để quán triệt quan điểm này cần chú ý những vấn đề sau:

Một là, xác định nội lực giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển, tranh

thủ ngoại lực là quan trọng. Đây là vấn đề có ý nghĩa xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình hiện nay. Có phát huy được nội lực thì mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Nội lực càng

được tăng cường thì càng đảm bảo độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện hội nhập thành công. Đồng thời nhờ nguồn ngoại lực, du lịch sinh thái Ninh Bình có thể tranh thủ các nguồn lực như vốn, khoa học công nghệ… để đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, tăng cường cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Trong phát huy nội lực quan trọng nhất là cần tập trung khai thác phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn về nguồn nhân lực, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch sinh thái.

Hai là, đẩy mạnh việc xã hội hóa hoạt động phát triển kinh tế du lịch sinh

thái ở Ninh Bình. Có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong đầu tư, phát triển các khu du lịch sinh thái, trong đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, quảng bá, xúc tiến du lịch… Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch sinh thái, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.

Ba là, mở rộng liên kết, hợp tác với các địa phương trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế có năng lực và uy tín trong lĩnh vực du lịch sinh thái để tăng cường các nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh… nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch sinh thái đáp ứng yếu cầu phát triển kinh tế du lịch sinh thái nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình nói chung.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH SINH THÁI ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 55 - 57)