Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thá

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH SINH THÁI ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 58 - 62)

Trong mọi ngành kinh tế, vấn đề cốt lõi nhất là chất lượng sản phẩm, nó quyết định sự tồn tại phát triển hay ngược lại trong hoạt động của ngành.Với hoạt động du lịch sinh thái, chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái là chất lượng các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch sinh thái với việc sử dụng các nguồn lực tại một vùng hay một địa phương nào đó.

Ngày nay, khi thu nhập và đời sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu đi du lịch ngày càng nhiều thì yêu cầu của khách du lịch cũng đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch tương đối hoàn hảo, có chất lượng cao. Chính vì vậy việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ngày càng khó, đòi hỏi phải có những sản phẩm, dịch vụ du lịch đa dạng phong phú, chất lượng. Đặc biệt đối với những khách đi du lịch theo loại hình du lịch sinh thái thường là những người có trình độ hiểu biết, họ là những người yêu thiên nhiên và quan tâm đến bản sắc văn hóa địa phương, do đó yêu cầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch là rất cao. Trong khi đó, tại các khu du lịch sinh thái ở Ninh Bình, gần như tất cả các dịch vụ nhìn chung còn đơn điệu, thiếu nhiều các cửa hiệu, các loại hình dịch vụ... đặc biệt ở khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương và Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long. Bởi vậy, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái để thu hút các đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước là hết sức quan trọng. Thực tiễn phát triển kinh tế du lịch sinh thái ở Ninh Bình trong thời gian qua đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đã bị khai thác quá mức, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. Đây là một trong những lý do chính dẫn đến sự xuống cấp của một số khu, điểm du lịch sinh thái làm ảnh hưởng đến

tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch sinh thái ở Ninh Bình. Để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái trong thời gian tới ngành du lịch Ninh Bình cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với Ban chỉ đạo phát

triển Du lịch của tỉnh tiến hành điều tra, đánh giá về hiện trạng các sản phẩm du lịch sinh thái và những tiềm năng du lịch sinh thái còn chưa được khai thác trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phát triển những sản phẩm du lịch sinh thái có chất lượng, có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm du lịch ở các địa phương khác. Trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển các công trình dịch vụ du lịch ở khu Cố đô Hoa Lư; khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc - Bích Động và khu du lịch Chùa Bái Đính. Đồng thời, tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng liên hoàn giữa các khu vực Tam Cốc Bích Động - Cố đô Hoa Lư - Khu hang động Tràng An - quần thể chùa Bái Đính để thu hút ngày càng đông khách du lịch trong nước và quốc tế trong những năm tới.

Đối với khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - Hồ Đồng Chương là khu vực rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu, nghỉ dưỡng và du lịch tham quan. Do vậy, tỉnh cần tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ở các khu đón tiếp, khu sinh thái, bảo tồn, nuôi thả các động vật hoang dã, bảo tồn các loại gen quý hiếm, các loài sinh vật cảnh, khu lưu trú và dich vụ du lịch ở khu Vườn quốc gia Cúc Phương để phục vụ khách tham quan và nghiên cứu. Tiến tới đầu tư hệ thống “cáp treo sinh thái” xuyên rừng để phục vụ khách tham quan rừng nguyên sinh và đầu tư nâng cấp khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối nước nóng Kỳ Phú, một loại hình du lịch đang rất hấp dẫn du khách.

Đối với khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn tự nhiên Vân Long: để phục vụ khách du lịch tham quan bằng thuyền với khu bảo tồn, các thảm thủy sinh và các hang động núi đá tập trung xây dựng các

bến thuyền du lịch vừa đảm bảo về kỹ thuật, mỹ thuật, vừa thuận lợi và an toàn cho khách du lịch. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo Chùa Định Lộng và xây dựng các cơ sở dịch vụ kèm theo để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Đối với khu du lịch hồ Đồng Thái - Đoòng Đèn- phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn và thị xã Tam Điệp đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch rất độc đáo là đua thuyền, lướt ván, leo núi, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thăm quan làng nghề truyền thống. Bởi vậy, cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao và nghỉ dưỡng cuối tuần với chất lượng cao nhằm thu hút được nhiều khách du lịch nhất là khách du lịch quốc tế.

Đối với khu du lịch quần thể nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn tiến hành quy hoạch và đầu tư nuôi trồng hải sản ven biển để nơi đây vừa là nơi tổ chức cho tham quan, vừa là nơi cung cấp thực phẩm phục vụ du khách. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và đầu tư xây dựng một số khu trồng và chế biến các sản phẩm từ cói, vừa là nơi tổ chức sản xuất cho khách tham quan, vừa bán các sản phẩm lưu niệm từ cói cho khách du lịch và xuất khẩu.

Thứ hai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh phối hợp với các

doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tiến hành nhanh chóng việc đánh giá phân loại hệ thống các cơ sở dịch vụ, bao gồm cả các cơ sở lưu trú theo tiêu chuẩn phân loại đã được Tổng cục Du lịch ban hành và có những quy định chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở những quy định đã thống nhất cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ không bị xuống cấp. Trong hệ thống khách sạn, nhà hàng, cần khuyến khích mở rộng nhiều loại hình dịch vụ để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn hơn của các sản phẩm du lịch trong lĩnh vực này, trong đó đáng chú ý là các dịch vụ về bảo hiểm; y tế; ngân hàng; hàng không; bưu điện; thông tin về

các dịch vụ ở những điểm du lịch khác; các dịch vụ giặt là; vật lý trị liệu phục hồi sức khỏe.v.v..

Thứ ba, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình làm tốt việc phối

hợp với Sở Xây dựng của tỉnh nghiên cứu, thiết kế hệ thống nhà mẫu theo phong cách những ngôi nhà tiêu biểu của Đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt là những ngôi nhà đẹp điển hình của làng quê Ninh Bình, cung cấp thiết kế miễn phí, hướng dẫn xây dựng đối với dân cư đang sinh sống trong các khu du lịch sinh thái trọng điểm như: Tràng An, Cúc Phương, Vân Long, Tam Cốc-Bích Động... và các khu tái định cư, nhằm tạo cảnh quan cho khu du lịch, tạo tiền đề phát triển loại hình du lịch ở nhà dân (homestay), đưa loại hình du lịch này trở thành phổ biến.

Thứ tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình tham mưu cho Tỉnh

ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, mở rộng nhiều loại hình vui chơi, giải trí ở các điểm hiện có, xây dựng các điểm vui chơi giải trí mới, đặc biệt vui chơi giải trí cao cấp như sân Golf ở khu vực hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái. Ở mỗi điểm vui chơi giải trí, cần nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng của từng địa phương, tránh sự trùng lặp trong thiết kế và các hình thức vui chơi giải trí. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch.

Thứ năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp chặt chẽ với các

sở, ban, ngành có liên quan của Ninh Bình tăng cường đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch sinh thái. Các di tích lịch sử văn hóa và các lễ hội truyền thống là những điểm du lịch hấp dẫn bởi mục đích của phần lớn khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng là để tìm hiểu về nền văn hóa của Việt Nam, về lịch sử phát triển dựng nước và giữ nước của dân tộc. Do đó, việc đầu

tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và các lễ hội truyền thống không chỉ có ý nghĩa giáo dục những thế hệ sau về những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc, về những hy sinh và kỳ tích của các thế hệ cha ông trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phát triển kinh tế du lịch sinh thái. Chính vì vậy cần có sự đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực này. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với Ninh Bình, một địa phương có sự tập trung cao các di tích lịch sử văn hóa có giá trị của đất nước. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình cần chủ động phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các dự án tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, ưu tiên đối với những di tích đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa phát huy giá trị phục vụ giáo dục truyền thống và hoạt động du lịch sinh thái như: Cố đô Hoa Lư, Đền thờ Vua Đinh, Vua Lê.

Thứ sáu, Sở Công thương Ninh Bình khuyến khích mở các điểm trưng

bày và bán các sản phẩm điêu khắc đá, các hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý tại các trung tâm du lịch sinh thái. Tỉnh cần chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương phối hợp với các sở, ban ngành liên quan có những quy định đối với các cơ sở tư nhân buôn bán các loại hàng này cho khách du lịch, khuyến khích việc quy hoạch lại các làng nghề truyền thống, đặc biệt ở làng nghề thêu ren ở xã Ninh Hải, làng nghề chạm khắc đá mỹ nghệ xã Ninh Vân của huyện Hoa Lư, làng nghề mỹ nghệ cói Kim Sơn để phục vụ khách du lịch. Ở đây cần đặc biệt lưu ý đến quyền lợi của người dân ở các làng nghề truyền thống cũng như người dân địa phương ở các khu, điểm du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH SINH THÁI ở TỈNH NINH BÌNH (Trang 58 - 62)