Thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình trong những năm qua cho thấy, quy mô, chất lượng, hiệu quả kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh trong hoạt động kinh tế du lịch sinh thái không chỉ phụ thuộc vào chất lượng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực và hiệu lực quản lý Nhà nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình. Để khắc phục những hạn chế và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng trên địa bàn Tỉnh, trong thời gian tới Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình và các cơ quan ban, ngành có liên quan của tỉnh Ninh Bình cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau đây:
Thứ nhất, kiện toàn bộ máy của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh
Bình, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện; hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo về Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình góp phần tích cực trong thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch sinh thái của tỉnh nhanh và bền vững.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách đối với việc phát triển kinh tế du lịch sinh thái. Ưu tiên, khuyến khích việc khai thác các tiềm
năng du lịch sinh thái, đặc biệt đối với Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu Tam Cốc - Bích Động, khu hang động Tràng An... Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để khuyến khích để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái, có chính sách ưu tiên miễn giảm thuế đất, thuế thu nhập, miễn giảm thuế khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Có chính sách giá ưu đãi về điện, cấp nước, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho các công trình phục vụ bảo tồn hệ sinh thái của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong khu du lịch. Bước đầu có thể nghiên cứu giảm một số loại lệ phí và dịch vụ đối với khách tham quan để thu hút khách du lịch. Đồng thời cũng phải đảm bảo được sự công bằng và điều hòa về lợi ích trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tư, chủ thể quản lý lãnh thổ hành chính, chủ thể có quyền quản lý sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, rừng... và cộng đồng dân cư địa phương. Các nguồn thu từ kinh tế du lịch sinh thái cần được phân bổ hợp lý và có kinh phí cho việc bảo tồn, tái đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm góp phần nâng cao đời sống cho cộng đồng địa phương.
Thứ ba, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình phối hợp với Sở
Tài nguyên và Môi trường của tỉnh xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lịch sinh thái. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp và ngành trong phát triển du lịch sinh thái. Kiện toàn và củng cố, tiến tới xây dựng mô hình quản lý thích hợp tại các khu du lịch lớn như Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Cốc-Bích Động, Vân Long, hồ Đồng Thái... theo hướng đấu thầu. Thành lập Ban quản lý hoặc doanh nghiệp cổ phần, có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Hướng dẫn tiến hành bổ sung, xây dựng các hương ước, quy ước ở khu dân cư về tham gia hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường du lịch. Xây
dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ hệ thống núi đá vôi, hang động, nhũ đá và các loài động vật hoang dã đặc biệt ở các khu du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh như: rừng Cúc Phương, khu hang động Tràng An, khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, Cố Đô Hoa Lư… Đặt ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn về môi trường và yêu cầu các cơ sở kinh doanh du lịch nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú phải chấp hành nghiêm túc.
Thứ tư, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch phối hợp với Sở tài chính và Ban quản lý các khu du lịch sinh thái của tỉnh xây dựng mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp, đặc biệt là phí danh lam thắng cảnh và giá vé đò tại các khu du lịch như: Tràng An, Cúc Phương, Tam Cốc-Bích Động, Vân Long.
Thứ năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình phối hợp chặt
chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương có khu du lịch sinh thái như Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô, Hoa Lư.... tăng cường kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường, đặc biệt tại các điểm nhạy cảm gần các khu, điểm du lịch sinh thái và các tuyến giao thông. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, làm tốt công tác xử lý rác thải trên mặt đất, mặt nước tại các khu, điểm du lịch sinh thái nhất là các khu du lịch sinh thái có số lượng khách du lịch lớn như Tràng An, chùa Bái Đính, Cúc Phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình kết hợp chặt chẽ với ngành công an và chính quyền các địa phương tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động du lịch, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và các hành vi trái với thuần phong mỹ tục. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng thanh tra, kiểm tra để gây phiền hà cho doanh nghiệp và du khách. Nghiên cứu thành lập đường dây nóng xử lý các ý kiến phản ánh, thắc mắc của khách du lịch.
Nghiên cứu thành lập trạm công an cụm xã tại các điểm du lịch lớn, xây dựng phương án tổ chức lực lượng đảm bảo trật tự công cộng tại các điểm du lịch đảm bảo an toàn cho khách du lịch.
*
* *
Các quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình nêu trên là một thể thống nhất có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ đòi hỏi quá trình thực hiện phải được quán triệt và triển khai đồng bộ. Trong đó coi phát triển kinh tế du lịch sinh thái là ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh; phát triển kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình nhanh và bền vững; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế du lịch sinh thái; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và tăng cường quản lý nhà nước về phát triển kinh tế du lịch sinh thái… là những quan điểm và giải pháp rất quan trọng bảo đảm kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ như hiện nay.
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế du lịch sinh thái là quá trình khai thác có hiệu quả những giá trị tiềm năng của du lịch sinh thái trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và lao động làm du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của du khách, góp phần tích cực vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường và làm phong phú thêm các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nhận thức được tầm quan trọng của loại hình du lịch sinh thái và việc phát triển kinh tế du lịch sinh thái Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và luật pháp để phát triển loại hình này và coi phát triển kinh tế du lịch sinh thái vừa là cơ sở, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững.
Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng là nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên du lịch có giá trị đó là những lợi thế to lớn để phát triển kinh tế du lịch sinh thái. Trong những năm qua ngành du lịch Ninh Bình trong đó có kinh tế du lịch sinh thái đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh trên cơ sở đó góp phần không nhỏ vào làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, những kết quả đạt được của ngành kinh tế du lịch sinh thái Ninh Bình vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phong phú về du lịch của tỉnh, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch mới độc đáo; cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ du lịch chưa hoàn chỉnh; các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quy mô nhỏ; công tác lữ hành thiếu tính chủ động sáng tạo… Trong đó, những nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch của những người làm công tác du lịch cũng như của cộng đồng dân cư còn hạn chế; nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái chưa có kinh nghiệm, còn thiếu và yếu về chuyên môn và thái độ phục vụ; sản phẩm du lịch sinh thái chưa đa dạng, phong phú; kết cấu hạ tầng còn chưa hoàn chỉnh; công tác quảng bá, tiếp thị chưa được chú trọng.
Để phát triển kinh tế du lịch sinh thái của tỉnh Ninh Bình đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế cần thực hiện hệ thống các giải pháp mang tính tổng hợp, đồng bộ. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến chú trọng đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý; nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch sinh thái trong đó tập trung đầu tư vào các khu, điểm du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật trong đó đáng chú ý là hệ thống cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn cao cấp và các dịch vụ gắn liền với khu du lịch sinh thái; tăng cường công tác tuyên truyền và quảng bá cho các hoạt động du lịch sinh thái; tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước mà tập trung vào xây dựng cơ chế, chính sách và quy chế quản lý các khu, điểm du lịch sinh thái… Để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao, ngành du lịch Ninh Bình cần tổ chức thực hiện và vận dụng cho phù hợp với yêu cầu của ngành và địa phương trong từng giai đoạn cụ thể từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển.
1. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí minh.
2. Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2015 (2012), Kế hoạch thực hiện chương trình
phát triển du lịch, dịch vụ đến năm 2015, Ninh Bình.
3. Đinh Chúc (2008), “Du lịch sinh thái ở Ninh Bình”, Tạp chí Nông thôn mới, (số 230), tr. 23-24.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX , Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X , Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI , Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 8. Phạm Văn Đấu (2007), “Từ cách làm du lịch sinh thái của nông dân Vĩnh
Long, nghĩ về sự phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu long”, Tạp
chí Cộng sản, (số 782), tr. 81 – 83.
9. Nguyễn Văn Đính (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hải (2007), Cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Nguyễn Đình Hòa (2006), “Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (số 1), tr. 11-17. 12. Nguyễn Thu Huyền ( 2006), Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại
13. Đàm Thu Huyền (2009), Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại một số
đảo Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Hà Nội.
14. Đinh Thúy Hường (2011), Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 15. Đinh Trung Kiên ( 2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Lê Trung Kiên (2005), “Đặc điểm của du lịch sinh thái và khả năng kinh doanh loại hình du lịch này tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (số 95), tr. 13-16. 17. Trần Thị Thùy Linh (2007), Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại khu
dự trữ sinh quyển Cát Bà, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Luật Du lịch năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành (2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà nội, Hà Nội.
19. Pham Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và
thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
20. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Mạnh (2005), Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại Ninh
Bình, Đề tài cấp Bộ, mã đề tài: B2005.38.107, lĩnh vực kinh tế, Hà Nội
22. Đổng Ngọc Minh ( 2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Lê Thị Ngoan (2009), Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại
Vân Đồn, Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
24. Phạm Lê Hồng Nhung (2012) “Phân khúc thị trường du lịch sinh thái tại Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, (số 21), tr. 169-179.
25. Tạ Minh Phương (2007) Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát
triển, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
26. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình (2006), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020.
27. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình (2006), Báo cáo tóm tắt dự
án bổ sung qui hoạch khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
28. Së Văn hóa, Thể thao và Du lÞch Ninh B×nh (2008), Tổng kết công tác Văn
hóa, Thể thao và Du lịch năm 2008 Phương hướng, nhiệm vụ năm 2009.