Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
781,66 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ HỒNG BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN LỤC NGẠN - BẮC GIANG TỪ 1986 - 2005 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ HỒNG BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN LỤC NGẠN - BẮC GIANG TỪ 1986 - 2005 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Dƣơng Hà Hiếu Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành đề tài em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Tây Bắc và các thầy cô trong khoa Sử - Địa. Đặc biệt em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy Dƣơng Hà Hiếu - Giảng viên khoa Sử - Địa đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Cho phép em gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Lục Ngạn, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, Thư viện huyện Lục Ngạn đã cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn rằng những hạn chế và thiếu sót trong khóa luận không thể tránh khỏi nên mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy (cô) và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hồng DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. CNXH (Chủ nghĩa xã hội) 2. HTX (Hợp tác xã ) 3. UBND (Uỷ ban nhân dân) 4. CT/TW (Chỉ thị trung ương) 5. NXB (Nhà xuất bản) MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ và đóng góp của đề tài 4 4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5 5. Bố cục của khóa luận 5 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUYỆN LỤC NGẠN TRƢỚC NĂM 1986 6 1.1. Vài nét về huyện Lục Ngạn 6 1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 6 1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên………………………………………………… 7 1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn trƣớc năm 1986 11 1.2.1. Kinh tế 11 1.2.2. Xã hội 16 CHƢƠNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN LỤC NGẠN TỪ 1986 - 1995 18 2.1. Lục Ngạn trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc 18 2.1.1. Bối cảnh lịch sử 18 2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ Lục Ngạn 19 2.2. Sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục ngạn từ 1986 - 1995 20 2.2.1. Trong Nông - Lâm nghiệp 20 2.2.2. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. 24 2.2.3. Thương mại, dịch vụ 25 2.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng 26 2.3. Tác động của sự phát triển kinh tế tới đời sống, văn hóa, xã hội của nhân dân huyện Lục Ngạn 26 2.3.1. Về lao động - việc làm 26 2.3.2. Về văn hóa - giáo dục - y tế 28 2.3.3. Công tác xóa đói giảm nghèo 30 2.3.4. Vấn đề an ninh quốc phòng 31 CHƢƠNG 3. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN LỤC NGẠN TỪ 1996 - 2005 33 3.1 Chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội 1996 - 2005 33 3.2. Sự phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn 1996 - 2005 34 3.2.1. Trong nông nghiệp - lâm nghiệp 34 3.2.2. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 37 3.2.3. Thương mại, dịch vụ 38 3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng 39 3.3. Tác động của sự phát triển kinh tế tới đời sống, văn hóa, xã hội của nhân dân huyện lục ngạn 40 3.3.1. Lao động - việc làm 40 3.3.2. Về văn hóa - giáo dục - y tế 43 3.3.3. Công tác xóa đói giảm nghèo……… ……………………………… ….45 3.3.4. Vấn đề an ninh quốc phòng 46 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Bất cứ một quốc gia hay một chế độ chính trị xã hội nào thước đo trình độ phát triển của chúng đều dựa trên những thành tựu của nhiều yếu tố hợp thành, trong đó thành tựu kinh tế - xã hội giữ vai trò quan trọng. Vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc đều tìm cho mình một con đường phù hợp vươn lên trở thành một cường quốc về kinh tế, xã hội. Đại thắng mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi đã chấm dứt hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Lịch sử nước ta bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập thống nhất, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã mở ra một thời kỷ mới cho lịch sử dân tộc - thời kỳ đổi mới. Đại hội đã đề ra mô hình kinh tế mới ở nước ta là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tại hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng do Đại hội lần thứ VI đề ra là: Cần tăng cường chính sách trao đổi hành hóa giữa Nhà nước và nông thôn, mọi quan hệ trao đổi hàng hóa giữa Nhà nước với hợp tác xã theo nguyên tắc bình đẳng thuận mua vừa bán, bảo đảm củng cố liên minh công nông. Sau 20 năm đổi mới (1986 - 2005) với những thành tựu to lớn, đất nước ta có sự chuyển biến về mọi mặt. Từ 1995 đất nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Huyện Lục Ngạn (thuộc tỉnh Bắc Giang) là một vùng quê có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Đến ngày nay lịch sử truyền thống văn hóa ấy vẫn được giữ gìn bảo tồn và phát huy. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Trung ương Đảng. Đảng bộ và nhân dân Lục Ngạn đã cùng với cả nước đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, tiến hành các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Phát 2 huy truyền thống yêu nước, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Lục Ngạn đã tiếp nhận, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng do Đại hội VI tháng 12/1986 đề ra. Trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, huyện Lục Ngạn đã có những chuyển biến quan trọng về kinh tế. Sự chuyển biến đó khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng cũng như sự vận dụng đường lối một cách chủ động, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của huyện Lục Ngạn, nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của Lục Ngạn nói riêng và Bắc Giang nói chung. Mặc dù công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở Lục Ngạn trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng vẫn còn những hạn chế cần phát huy được tiếp tục tổng kết rút ra kinh nghiệm, nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế. Trên cơ sở lí do đó, tôi quyết định chọn khóa luận “Bước đầu tìm hiểu sự phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn - Bắc Giang từ 1986 - 2005” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Về khoa học: + Tái hiện lại một cách sinh động, chính xác bước phát triển kinh tế của huyện Lục Ngạn từ 1986 đến 2005 cùng những thành tựu đạt được. + Làm rõ sự vận dụng sáng tạo chủ trương đường lối chính sách của Đảng vào huyện lục ngạn, một huyện miền núi có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, kinh tế xã hội chậm phát triển, trình độ dân trí còn thấp. + Làm phong phú thêm tư tưởng đường lối đổi mới của Đảng. Về thực tiễn: + Làm tài liệu tham khảo để giảng dạy lịch sử địa phương. + Thiết thực góp phần giáo dục truyền thống đoàn kết, truyền thống yêu nước yêu quê hương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cho nhân dân huyện Lục Ngạn. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1986 đến nay đã tạo ra những bước đột phá trong nền kinh tế của đất nước. Bộ mặt kinh tế của đất nước nói chung, của huyện Lục Ngạn nói riêng có sự chuyển biến rõ rệt. Vấn đề đổi mới kinh tế đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của nhà nghiên cứu. 2.1. Các tác phẩm lý luận của Đảng và nhà nƣớc Vấn đề kinh tế - xã hội nói chung đã được đề cập tới trong các văn kiện của Đảng, từ văn kiện Đại hội lần thứ III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X. Trong những văn kiện đó vấn đề kinh tế - xã hội đã được nêu lên thành đường lối mang tính định hướng cho sự phát triển. Tác phẩm “Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì Chủ nghĩa xã hội” của đồng chí Đỗ Mười, nguyên Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm những bài viết, bài phát biểu quan trọng của đồng chí Đỗ Mười và được NXB Chính trị Quốc Gia xuất bản thành 6 tập. Đây là cuốn sách rất quan trọng làm sáng tỏ đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc và triệt để của Đảng ta được khởi đầu từ Đại hội lần thứ VI. Tác giả, Nguyễn Trọng Phúc (2000) trong cuốn “Một số kinh nghiệm của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới”, NXB Chính trị Quốc Gia. Tác giả đã tổng kết một số chủ trương của Đảng và những thành tựu tiêu biểu mà chúng ta đã đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm của Đảng lãnh đạo. Cuốn “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay” của Trần Bá Đệ, NXB ĐHQG năm 1998, trong đó tác giả đã dành một chương để trình bày tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 2.2. Các công trình nghiên cứu, luận văn, bài báo. Năm 1996, Ban thường vụ Huyện ủy đã cho xuất bản cuốn lịch sử Đảng bộ huyện Lục Ngạn. Cuốn sách này đã trình bày một cách cụ thể về quá trình ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh trong sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ huyện Lục Ngạn cũng như quá trình phát triển kinh tế của huyện. [...]... huyện Lục Ngạn từ 1986 - 1995 Chương 3: sự phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn từ 1996 - 2005 5 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUYỆN LỤC NGẠN TRƢỚC NĂM 1986 1.1 Vài nét về huyện Lục Ngạn 1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình Lục Ngạn là một huyện miền núi, nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 101.223,72 km2 Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn Phía Đông giáp huyện. .. hình kinh tế của huyện Lục Ngạn từ 1986 - 2005 của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Lục Ngạn tổng kết tình hình kinh tế của huyện Phòng thống kê huyện Lục Ngạn 1986 - 2005 đã phản ánh kinh tế hàng năm của huyện, nhưng nó chỉ mang tính chất thống kê Trên cơ sở những tài liệu đó, tôi nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá cao những tài liệu này, chúng đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về quá trình phát triển kinh tế. .. trung nghiên cứu là sự phát triển kinh tế của huyện Lục Ngạn từ 1986 - 2005 3.2 Phạm vi nghiên cứu * Về không gian: Đề tài giới hạn trong huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang địa giới hành chính gồm 29 xã và 1 thị trấn * Về thời gian: Tập trung tìm hiểu quá trình Đảng bộ và chính quyền nhân dân huyện Lục Ngạn thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế từ 1986 - 2005 3.3 Nhiệm vụ của đề tài Khóa... 2 - 3 tầng Mạng lưới điện quốc gia đã được mở rộng từ 8 xã năm 1986 lên 13 xã năm 1995 Hoàn thành việc xây dựng các trạm điện Biển Động - Đèo Gia, Chũ - Kiên Lao, Biên Sơn - Tân Sơn 2.3 Tác động của sự phát triển kinh tế tới đời sống, văn hóa, xã hội của nhân dân huyện Lục Ngạn Phát triển kinh tế là sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế. .. những chuyển biến về kinh tế huyện Lục Ngạn từ 1986 - 2005, qua khóa luận này muốn khẳng định những thành tựu kinh tế mà huyện Lục Ngạn đã đạt được và tác động của sự phát triển kinh tế đối với đời sống, văn hóa, xã hội huyện Lục Ngạn trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới Đồng thời góp phần nêu ra những khó khăn, tồn tại, yếu kém của địa phương và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém đó 3.4... Lục Ngạn thuộc bộ Kê Từ, sau đó thời Bắc thuộc là huyện Kê Từ Thời Lý, Lục Ngạn có tên gọi là Lục Na thuộc Châu Lạng Thời Trần thuộc lộ Bắc Giang Thời nhà Minh đô hộ (đầu thế kỷ XV), được chia cắt 2 huyện là Na Ngạn và Lục Na Sang thời Lê, địa bàn Lục Ngạn thuộc về 2 huyện Lục Ngạn và Bảo Lộc Thời thực dân Pháp đô hộ, khu vực này có 1 số thay đổi về các đơn vị hành chính ngày 10 - 10 - 1895, tỉnh Bắc. .. bộ huyện Lục Ngạn - Các báo cáo tổng kết của Đảng bộ huyện Lục Ngạn, đặc biệt là báo cáo tình hình kinh tế của ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn từ 1986 đến 2005 - Nguồn bảng biểu thống kê của các ngành như Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Văn hóa thông tin, Phòng Giáo dục đào tạo, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Thống kê huyện Lục Ngạn và các bài viết đề cập đến tình hình phát triển. .. nước, Lục Ngạn bước vào thời kỳ khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế Bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, Lục Ngạn gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, thiếu vật tư, tiền vốn nhất là chiến tranh biên giới đã thu hút phần lớn nhân lực, vật lực phục vụ cho chiến tranh Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Lục Ngạn đã đạt được kết quả bước đầu trên mọi lĩnh vực, từng bước. .. của huyện, đòi hỏi Đảng bộ phải có sự chuyển hướng thực sự trong bố trí sản xuất, từ đó đổi mới cơ cấu đầu tư và lao động nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động 19 2.2 Sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục ngạn từ 1986 - 1995 Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 12 /1986) đề ra, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng Nền kinh tế có sự tăng... nhân dân Trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới ( 1986 - 1995) nền kinh tế huyện Lục Ngạn có một bước phát triển mới, từ đó làm nên những biến đổi nhanh chóng về mặt xã hội, đưa đời sống của nhân dân lên một bước 2.3.1 Về lao động - việc làm Dân số - lao động - việc làm - có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và xã hội Dân số càng cao thì số người trong độ tuổi . 31 CHƢƠNG 3. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN LỤC NGẠN TỪ 1996 - 2005 33 3.1 Chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội 1996 - 2005 33 3.2. Sự phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn 1996 - 2005 34 3.2.1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ HỒNG BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN LỤC NGẠN - BẮC GIANG TỪ 1986 - 2005 Chuyên ngành: Lịch sử Việt. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ HỒNG BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN LỤC NGẠN - BẮC GIANG TỪ 1986 - 2005 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC