Về văn hóa giáo dục y tế

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự phát triển kinh tế huyện lục ngạn - bắc giang từ 1986 - 2005 (Trang 35 - 37)

5. Bố cục của khóa luận

2.3.2. Về văn hóa giáo dục y tế

* Về văn hóa

Kinh tế là cơ sở là nền tảng để phát triển văn hóa xã hội, ngược lại văn hóa xã hóa là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển. Quán triệt quan điểm của đảng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đối với đời sống kinh tế - xã hội, trong những năm qua Huyện ủy Lục Ngạn luôn xác định: Công tác văn hóa thông tin, thể dục thể thao là một mặt trận quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực và xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.Từ nhận thức mới trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, ngành văn hóa, thông tin, thể dục thể thao của Huyện có bước chuyển biến rõ rệt.

Đến năm 1995 toàn huyện có 3 trạm đài khu vực và 21 trạm đài truyền thanh xã, mạng lưới truyền thanh đến được 55% thôn bản. Đội ngũ cán bộ làm công tác phát thanh được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên.

Được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, công tác xây dựng nếp sống mới được triển khai rộng rãi trong toàn huyện. Đặc biệt là phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa diễn ra sôi nổi. Năm 1995 có 6 làng được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh và 30 làng văn hóa cấp huyện.

Các thiết chế văn hóa bao gồm nhà văn hóa, tủ sách thư viện, nhà truyền thống, câu lạc bộ được phát triển từ huyện đến cơ sở. Nhà văn hóa trung tâm huyện có 500 chỗ ngồi có hệ thống đèn chiếu sáng, Phông màn đầy đủ.

Đời sống kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thể dục thể thao phát triển đi lên, trong những năm qua phong trào thể dục thể thao quân chúng tiếp tục được duy trì ở tất cả các thôn xóm trên địa bàn huyện số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đã tăng lên rõ rệt, tính đến năm 1994 có khoảng 12% số người thường xuyên luyện tập.

* Về giáo dục

Giáo dục có vai trò quan trọng, là quốc sách hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Thấm nhuần tư tưởng “ vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Ngạn quan tâm với sự cố gắng của các cấp các ngành, của thầy cô giáo và toàn thể nhân dân sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn 10 năm qua có bước tiến đáng kể.

Năm 1987, mặc dù nguồn ngân sách còn hạn hẹp nhưng huyện đã dành 150 triệu đồng cho sự nghiệp giáo dục tăng 1,5 lần so với năm 1986. Trong 3 năm 1988 - 1990 huyện đã tăng thêm nguồn chi ngân sách cho giáo dục nhằm kiện toàn đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất thiết bị cho các trường học kết quả là 1989 - 1990 chất lượng giáo dục của huyện đã có bước phát triển cao hơn so với những năm học trước.

Giáo dục mầm non phát triển cả hai loại hình dân lập và công lập, 100% số thôn, xã có trường mầm non năm học 1990 - 1991 có 1320 cháu vào nhà trẻ đạt 85% kế hoạch, các cháu mẫu giáo 6230 cháu vào mẫu giáo đạt 97% kế hoạch.

Ở bậc tiểu học có 30 trường tiểu học năm 1994 - 1995. Ở bậc trung học cơ sở năm học 1994 - 1995 có 30 trường. Bậc trung học phổ thông 1994 - 1995 có 3 trường công lập. Năm 1995, huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ.

Được sự quan tâm và phối hợp có hiểu quả của các ban ngành, đặc biệt sự ửng hộ tích cực của nhân dân cùng với sự nỗ lực khắc phục khó khăn của đội ngũ thầy cô giáo, học sinh trong toàn huyện, sự nghiệp giáo dục huyện Lục Ngạn có bước chuyển biến tích cực chất lượng, giáo dục được tăng lên quy mô trường lớp được giữ vững và mở rộng ngày càng đáp ứng nhu cầu của con em nhân dân trong huyện.

* Về Y tế

Trong 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới với cố gắng của các cấp bộ đảng chính quyền và sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành y tế huyện đã có bước phát triển khá. Công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em dần được quan tâm được cải thiện về nhiều mặt hệ thống chăm sóc và bảo vệ nhân dân từ huyện đến cơ sở có bước phát triển.

Năm 1986, huyện Lục Ngạn có một bệnh viện với 50 giường bệnh, 22 trạm y tế xã, thị trấn và hai cửa hàng dược, song hầu hết chỉ là nhà tạm, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác khám chữa bệnh còn nghèo nàn lạc hậu, đội ngũ y, bác sỹ thiếu không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của con người.

Hệ thống mạng lưới y tế nhất là y tế cấp cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và từng bước chuyên sâu. Công tác y tế dự phòng và chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai tích cực và có hiệu quả.

Năm 1990 huyện có 12 cơ sở y tế trong đó có 1 bệnh viện đa khoa 2 phòng khám khu vực, 1 trung tâm y tế dự phòng và 24 trạm y tế với tổng số 210 giường bệnh. Huyện có 249 cán bộ y tế, trong đó 45 y bác sỹ, 194 y tá, 28 nữ hộ sinh.

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện được triển khai có hiệu quả, ủy ban dân số gia đình đã phối hợp với các cấp, các ngành và các đoàn thể xã hội, tăng cường và mở rộng hệ thống truyền thống đến tận cơ sở.

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đã đạt được công tác y tế còn 1 số hạn chế: Chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và một số lĩnh vực còn hạn chế chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của một bộ phận nhân dân, các hoạt động lĩnh vực vệ sinh thực phẩm, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, chưa được kiểm soát, xử lý triệt để.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự phát triển kinh tế huyện lục ngạn - bắc giang từ 1986 - 2005 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)