Trong Nông Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự phát triển kinh tế huyện lục ngạn - bắc giang từ 1986 - 2005 (Trang 27 - 31)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.1.Trong Nông Lâm nghiệp

* Về nông nghiệp

- Trồng trọt:

Thực tế của nền kinh tế nước ta cho thấy, nông nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Trong kháng chiến chống xâm lược cũng như trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, và luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, có những chính sách mới đối với nông nghiệp nước ta.

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ VII ( 15/10/1986) đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1986 - 1990 đó là phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, khai thác tốt các tiềm năng lao động, đất đai, ngành nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo sự phát triển nông nghiệp toàn diện. Đặt nền nông nghiệp lên hàng đầu, phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sớm hình thành cơ cấu công - nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trước hết giải quyết vững chắc vấn đề lương thực thực phẩm.

Thực hiện và triển khai có hiệu quả những chủ trương mang tính chất đổi mới của Đảng theo tinh thần nghị quyết Đại hội VI ( tháng 12/1986) và phương hướng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của Tỉnh ủy Hà Bắc được trình bày thông qua nghị quyết Đại hội VII ( tháng 10/1986). Đảng bộ huyện Lục Ngạn đã xác định rõ phương hướng của huyện trong thời kì này là “ Tập trung mọi khả năng vào nhiệm vụ hàng đầu là phát triển nông nghiệp toàn diện, vừa ra sức

thâm canh lúa vừa mở rộng sản xuất màu để có được lương thực đảm bảo nhu cầu ăn của nhân dân và một phần dự trữ”. [18,tr.5]

Sau 2 năm thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng do đại hội VI đề ra về cơ bản ngành trồng trọt vẫn mang tính độc canh lúa. Trước tình hình như vậy ngày 5 - 4 - 1988 Bộ chính trị trung ương Đảng họp để đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp, đề ra nghị quyết 10 về đổi mới kinh tế nông nghiệp, cơ chế khoán 10 ra đời. Sau khoán 10, đã tạo ra sự đổi mới căn bản và đồng bộ cơ chế quản lý nông nghiệp, chỉ ra nguyên nhân chủ quan và khách quan làm cho nông nghiệp trì trệ. Từng bước đưa nông nghiệp sản xuất lên xã hội chủ nghĩa nhằm giải quyết nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm tăng thêm nguyên liệu cho công nghiệp phục vụ tốt cho 3 chương trình kinh tế lớn, lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất xuất khẩu, xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái, không ngừng mở rộng thị trường nông thôn cho công nghiệp phát triển, gắn nông nghiệp với công nghiệp và giao thông vận tải thành cơ cấu kinh tế thống nhất. [18,tr.11]

Thực hiện nghị quyết 10 của bộ chính trị và sự chỉ đạo triển khai của tinh ủy Hà Bắc, đại hội Đảng bộ huyện Lục Ngạn lần thứ XV và ra nghị quyết chỉ đạo nhân dân huyện Lục Ngạn thực hiện cơ chế khoán mới tức là khoán có hạch toán theo đơn giá, thanh toán gọn gọi tắt là khoán gọn đã có tác dụng kích thích nông dân tích cực sản xuất, hăng hái nhận ruộng khoán, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật thâm canh tăng vụ thu nhập của người dân tăng lên rõ rệt khắc phục tình trạng tồn đọng sản phẩm, nợ nần trong hợp tác xã, nghĩa vụ của nông dân với nhà nước tốt hơn chính sách xã hội ở nông thôn được thực hiện tốt hơn. Song việc thực hiện cơ chế khoán mới còn chậm và chưa chặt chẽ.

Từ 1988 - 1990 Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá tổng diện tích lúa hàng năm đều tăng và vượt mức kế hoạch đề ra. Tổng sản lượng lương thực bình quân trong 2 năm đạt 32.420 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 221kg. Sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày như Lạc, Đỗ tương cũng khá phát triển.

Bước sang những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình trong nước và quốc tế có những biến động lớn. Trên thế giới, cuộc đấu tranh giữa hai lực

lượng: Xã hội chủ nghĩa và các lực lượng thù địch vẫn diễn ra gay gắt mang một màu sắc mới “ Diễn biến hòa bình” các nước xã hội chủ nghĩa đang ra sức tìm cách sửa chữa khắc phục các khuyết điểm của mình, nhưng kết quả này càng lâm vào khủng hoảng tuy nhiên có một số nước xã hội chủ nghĩa đã sửa chữa thành công, tiêu biểu là Trung Quốc.

Trong nước, mặc dù đã đạt được những thành tựu trong công cuộc đổi mới nhưng vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng. Do vậy tháng 6 - 1991 Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII đã họp tổng kết 4 năm đổi mới đồng thời đề ra đường lối mới cho thời kì sau. Đại hội XII đã đưa ra mục tiêu tổng quát về chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 là “vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tăng cường ổn định chính trị đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng hiện nay”.

Trong những năm 1991 - 1994 việc chuyển dịch hệ thống cây trồng cũng như cơ cấu ngành trồng trọt dần phá thế độc canh cây lúa bằng cách tăng vụ và đổi mới cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích gieo trồng nhằm sử dụng ruộng đất có hiệu quả và phát triển kinh tế đa dạng. Tỷ trọng cây lương thực đang có xu thế giảm dần, tăng tỷ trọng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm và cây ăn quả. Diện tích cây lương thực năm 1991 chiếm 88% tổng diện tích trồng trọt, năm 1994 giảm xuống còn 83,3%. Diện tích cây công nghiệp ngày càng tăng 8,4% năm 1991 lên 9,9%, năm 1994, cây ăn quả tăng lên từ 0,46% lên 1,56%. Do tỷ lệ diện tích thay đổi, nên tỷ trọng giá trị sản lượng ngành trồng trọt cũng có sự thay đổi. Tổng giá trị sản lượng cây lương thực năm 1991 chiếm 73,4% năm, 1994 giảm xuống 71,3%, cây công nghiệp ngắn ngày từ 17,6% tăng lên 18,2%, cây thực phẩm từ 7,5% tăng lên 8,7%, cây ăn quả từ 1,5% lên 1,8%. [11,tr.13]

Ở huyện Lục Ngạn cây lúa vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu cây lương thực. Để nâng cao năng suất lúa, cơ cấu giống lúa đã từng bước đổi mới theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, phù hợp với đặc điểm từng loại đất, từng vùng sinh thái. Đặc biệt thay thế các loại giống lúa đã bị thái hóa, năng suất thấp thay thế bằng các loại giống lúa lai của Trung Quốc là X21, C70, DT10 có năng suất cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Cùng với việc cung ứng vật tư nông nghiệp thì hoạt động khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt từ khi phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Ở giai đoạn này trạm khuyến nông của huyện có 4 người trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, 30 kỹ sư là cán bộ khuyến nông chuyên trách 30 xã, thị trấn trong huyện. Trạm khuyến nông xây dựng các mô hình cây con với công thức luân canh mang lại hiệu quả cao, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để tạo diều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- Chăn nuôi:

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về việc thực hiện ba chương trình kinh tế: Sản xuất lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu. Được sự quan tâm chỉ đạo của các bộ ngành trung ương và của tỉnh Bắc Giang, cùng với sự hỗ trợ đầu tư về giống, vốn. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lục Ngạn luôn xá định chăn nuôi có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương mình.

Năm 1986, tỷ trọng chăn nuôi của huyện chiếm 23,3% giá trị kinh tế nông nghiệp, năm 1995 chiếm 29,5% tổng giá trị kinh tế nông nghiệp. Sở dĩ có sự tăng tỷ trọng chăn nuôi là do các hộ gia đình đã chủ động đầu tư vốn chăn nuôi, các giống vật nuôi được được đưa vào chăn nuôi.

Đối với trâu bò, từ khi thực hiện khoán 10, số lượng đàn trâu bò ngày càng tăng.

Ở giai đoạn này việc chăn nuôi trâu bò của huyện Lục Ngạn vẫn chủ yếu là để lấy sức kéo phục vụ cho nông nghiệp, chưa có hướng chăn nuôi để lấy thịt và sữa cung cấp cho thị trường.

Đối với đàn lợn và gia cầm trong huyện nhìn chung tăng khá nhanh, các hộ gia đình chăn nuôi đã bỏ vốn đầu tư để phát triển đàn gà, đàn lợn. Nhưng nhìn chung chăn nuôi chủ yếu vẫn theo phương thức tiết kiệm thức ăn dư thừa.

Bên cạnh việc đầu tư chăn nuôi gia súc thì các hộ gia đình cũng tăng cường phát triển đàn gia cầm, công tác phòng chống dịch bệnh hàng năm luôn

được chú ý. Năm 1986 tống số đàn gia cầm của huyện Lục Ngạn có 414.354 con, năm 1990 có 530.914 con, năm 1995 có 570.466 con. Sở dĩ số lượng đàn gia cầm không ngừng tăng lên, nguyên nhân là do nhu cầu thực phẩm của địa phương và các vùng xung quanh ngày càng tăng.[18,tr.11]

Phát triển chăn nuôi là nguồn thu nhập lớn có tính chất quyết định với kinh tế gia đình, đồng thời hỗ trợ tích cực cho trồng trọt và thủy sản. Năm 1986 trên toàn huyện có 288,42 ha diện tích ao hồ thả cá, sản lượng đạt 320,5 tấn. Năm 1995 diện tích ao hồ 420,30 ha, đạt 605 tấn.

Như vậy từ khi thực hiện đường lối đổi mới, ngành chăn nuôi ở Lục Ngạn đã có bước phát triển mạnh. Việc phát triển ngành chăn nuôi đã tích cực góp phần làm thay đổi cơ cấu vật nuôi cũng như cơ cấu trong ngành nông nghiệp, các giống vật nuôi mới được đưa vào thử nghiệm đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân huyện Lục Ngạn.

* Về lâm nghiệp

Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích lâm nghiệp là 35.817,85 ha, chiếm 35,38% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Tập trung ở các xã Tân Mộc, Kiên Lao, Kiên thành, Đèo Gia, phong Vân...

Trong 3 năm ( 1986 - 1988) huyện đã trồng được 4.400 ha rừng tập trung và phân tán, song so với tiềm năng lâm nghiệp thì những kết quả trên còn thấp.

Từ năm 1986 đến 1995 các chính quyền địa phương đã thực hiện cơ chế khoán rừng, giao đất giao rừng cho người nông dân.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự phát triển kinh tế huyện lục ngạn - bắc giang từ 1986 - 2005 (Trang 27 - 31)