Công tác xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự phát triển kinh tế huyện lục ngạn - bắc giang từ 1986 - 2005 (Trang 37 - 38)

5. Bố cục của khóa luận

2.3.3.Công tác xóa đói giảm nghèo

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã mang lại kết quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên nền kinh tế này cũng có tác động tiêu cực đến xã hội, đó là sự phân hóa giàu nghèo làm chậm tiến độ phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, xóa đói, giảm nghèo là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc đối với nước ta. Thành công hay thất bại của sự nghiệp đổi mới tùy thuộc vào việc giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo.

Lục Ngạn là một huyện miền núi, dân số khá đông. Trong những năm qua thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, với sự phấn đấu nỗ lực không

ngừng của các ngành, các cấp và nhân dân huyện Lục Ngạn đã đạt được những thành tựu quan trọng nổi bật. Tỷ lệ hộ đói giảm từ 57,34% năm 1990 xuống còn 45,26% năm 1995. Triển khai đề án giảm nghèo cho 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% bước đầu đạt kết quả tích cực.Tuy nhiên một số hộ thoát nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo vẫn còn tiềm ẩn.Vì vậy công tác xóa đói giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn của huyện.

Giai đoạn 1990 - 1995, tình trạng sinh đẻ không có kế hoạch, năm 1991 tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức rất cao 2,15%, tình trạng này làm cho số lượng ăn theo đông, số hộ như vậy chiếm khoảng 9,5% số hộ nghèo đói.

Để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ban chỉ đạo của huyện phối hợp với các phòng ban như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ Quốc, Đoàn Thanh niên… xuống chỉ đạo đến từng cơ sở xã nhằm mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo ở mức tối thiểu.

Huyện đã tập trung khai thác mọi nguồn vốn đầu tư để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống thủy lợi, đường giao thông, đường điện và cơ sở sản xuất phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Theo số liệu điều tra năm 1990 của hội nông dân huyện, cả huyên Lục Ngạn có tổng số hộ dân là 24.350 hộ, trong đó có 2.087 hộ có thu nhập bình quân dưới 8kg gạo/1 người/1 tháng và 4.024 hộ có thu nhập bình quân dưới 15kg gạo/1 người/1 tháng. Tổng số hộ đói nghèo của huyện chiếm 27%.

Đến năm 1995 Theo số liệu điều tra của hội nông dân huyện, cả huyên Lục Ngạn có tổng số hộ dân là 31,112 hộ, trong đó có 1.017 hộ có thu nhập bình quân dưới 13kg gạo/ 1 người/ 1 tháng và 5.207 hộ có thu nhập bình quân dưới 20kg gạo/ 1 người/ 1 tháng. Như vậy tổng số hộ nghèo đói năm 1995 giảm xuống còn 21,5%.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự phát triển kinh tế huyện lục ngạn - bắc giang từ 1986 - 2005 (Trang 37 - 38)