5. Bố cục của khóa luận
2.2.2. Về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
Từ 1986 - 1989 mới thực hiện công cuộc đổi mới nên huyên Lục Ngạn gặp nhiều khó khăn lúng túng, do chưa thích ứng kịp thời với cơ chế thị trường nên các xí nghiệp chỉ hoạt động cầm trừng, có xí nghiệp thì làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản.
Bước sang đầu những năm 1990 ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự chuyển biến đó là củng cố các làng nghề truyền thống, và tiếp tục phát triển các làng nghề mới. Những khó khăn về vốn, vật đầu tư được giải quyết, huyện đã phối hợp với các ban ngành, trường học mở các lớp đào tạo nghề điện,
Chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn huyện gồm xay xát, nghiền thức ăn gia súc, nghề làm bún, bánh đa... đều do các hộ gia đình sản xuất chế biến với quy mô nhỏ.
Sang giai đoạn 1990 - 1995 ngành công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều người nông dân lao động lúc nông nhàn. Thu nhập từ nghề tiểu thủ công nghiệp đã giúp tăng thu nhập đáng kể, nhiều gia đình thoát nghèo nhờ phát triển ngành thủ công.
2.2.3. Thƣơng mại, dịch vụ
Đây là một hoạt động kinh tế có tính chất quan trọng, giúp cho việc lưu thông hàng hóa trong nhân dân được đẩy mạnh, từ đó nó kích thích sản xuất phát triển. Nhận thức rõ điều này, kể từ khi có chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, huyện Lục Ngạn đã có những bước chuyển biến rất lớn trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Lục Ngạn nhận định trong những năm đầu đổi mới của cả nước ta gặp rất nhiều khó khăn, đó là việc giá cả biến động cao, tiền tệ mất giá, vật tư và nguồn hàng kham hiếm, song thương nghiệp Lục Ngạn vẫn cố gắng đảm bảo phục vụ các mặt hàng cho nhân dân trong huyện.
Hoạt động dịch vụ sau những chính sách đổi mới của nhà nước đã “ bung ra” và phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình kinh doanh phong phú và đa dạng như nông sản, thực phẩm, đại lý bánh kẹo, phân bón, giải khát, dịch vụ ăn uống, sửa chữa ô tô xe máy… Đây là hoạt động đóng góp cho nhà nước hàng tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Bên cạnh đó chính hoạt đông này đã góp phần hình thành các trung tâm cụm xã, đẩy nhanh sự phát triển của thị trấn và đáp ứng hàng hóa phục vụ nhân dân. Đến năm 1995 đã có 624 cơ sở dịch vụ trong toàn huyện và tổng doanh thu hàng năm ước tính đạt gần 5 tỷ đồng.
Dịch vụ bưu điện là ngành quan trọng trong giai đoạn này, góp phần thúc đẩy ngành sản xuất kinh doanh phát triển, phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin cho nhân dân.
2.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng
Từ 1986 trở về trước, hệ thống giao thông đường bộ huyện Lục Ngạn gặp rất nhiều khó khăn. Các tuyến đường chủ yếu là đường đất, nhiều đoạn đường thấp bị ngập khi có mưa, nhiều đoạn ổ gà, nền đường xấu làm cho phương tiện giao thông đi lại khó khăn.
Được sự quan tâm của tỉnh và trung ương, trong 5 năm ( 1990 - 1995), giao thông Lục Ngạn đã được đầu tư trên 60km đường nhựa thuộc quốc lộ 31 từ Phượng Sơn đi Biển Động, từ thị trấn Chũ đi Khuôn Thần ( Kiên Lao), từ Hồng Giang đi Phong Vân, 3,5km đường nhựa và bê tông trong thị trấn Chũ, với tổng giá trị hàng tỷ đồng. Ngoài ra còn nâng cấp được 132km đường giao thông nông thôn.
Các công trình phục vụ đời sống văn hóa - xã hội cũng được tăng cường xây dựng như hệ thống bệnh viện, trường học, trạm xá… Từng bước được xây dựng kiên cố như trường phổ thông Dân tộc nội trú, trường phổ thông trung học và 7 xã có trường phổ thông cơ sở, tiểu học được xây dựng kiên cố 2 - 3 tầng.
Mạng lưới điện quốc gia đã được mở rộng từ 8 xã năm 1986 lên 13 xã năm 1995. Hoàn thành việc xây dựng các trạm điện Biển Động - Đèo Gia, Chũ - Kiên Lao, Biên Sơn - Tân Sơn.
2.3. Tác động của sự phát triển kinh tế tới đời sống, văn hóa, xã hội của nhân dân huyện Lục Ngạn nhân dân huyện Lục Ngạn
Phát triển kinh tế là sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất với tinh thần của nhân dân. Trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới ( 1986 - 1995) nền kinh tế huyện Lục Ngạn có một bước phát triển mới, từ đó làm nên những biến đổi nhanh chóng về mặt xã hội, đưa đời sống của nhân dân lên một bước.
2.3.1. Về lao động - việc làm
Dân số - lao động - việc làm - có mối quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và xã hội. Dân số càng cao thì số người trong độ tuổi lao động càng lớn, nhu cầu việc làm cho người lao động trong
ngành càng tăng. chính vì lẽ đó dân số - lao động - việc làm không chỉ là mỗi quan tâm riêng của người lao động có nhu cầu việc làm mà nó còn đặt ra vẫn đề lớn cho toàn xã hội. Năm 1985 dân số toàn huyện là 89.194 người, tỷ lệ gia tăng tự nhiên 2,2%, số người trong độ tuổi lao động chiếm 47%. Đây là một lực lượng lao động đông đảo tạo nên thế mạnh để địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện đổi mới, Lục Ngạn có sự chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp, xây dựng các mô hình kinh tế nông - lâm kết hợp, với nhiều loại cây như sắn, ngô, lạc, đậu tương… và các loại gia súc, gia cầm. Sản xuất đạt hiệu quả cao tạo thu nhập cho người lao động ở vùng nông thôn và các vùng sâu vùng xa, từ đó lao động nông thôn bớt chênh lệch so với các trung tâm khác.
Huyện đã mở các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm để phổ biến kỹ thuật sản xuất cho người dân. Chỉ tính năm 1994 - 1995 công tác tín dụng ngân hàng đã cho nông dân vay khoảng 4,3 tỷ đồng để sản xuất và kinh doanh. Các vấn đề được huyện quan tâm hơn đó là việc tranh thủ nguồn vốn dự án và nguồn vốn của địa phương để giải quyết việc làm cho hầu hết người lao động ở địa phương, ngoài ra huyện còn định hướng vấn đề giải quyết việc làm ra ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động.
Trước năm 1986 đời sống nhân dân huyện Lục Ngạn còn túng thiếu và rất khó khăn, hàng năm hầu hết những nơi vùng 3 bị thiếu đói vào những ngày giáp hạt, từ sau đổi mới đời sống nhân dân được ổn định và cao hơn trước. Nhờ có chính sách lao động và việc làm hợp lý nên thu nhập bình quân đầu người đã tăng đáng kể. Năm 1985 thu nhập bình quân là 742000 đồng/người đến năm 1995 tăng lên 2 140 000 đồng/người. Đời sống nhân dân được cải thiện không những về mặt vật chất mà cả mặt tinh thần. Năm 1990 huyện đã có đài tiếp sóng truyền hình và phủ sóng trên toàn huyện nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa cho nhân dân.
2.3.2. Về văn hóa - giáo dục - y tế * Về văn hóa * Về văn hóa
Kinh tế là cơ sở là nền tảng để phát triển văn hóa xã hội, ngược lại văn hóa xã hóa là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển. Quán triệt quan điểm của đảng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa đối với đời sống kinh tế - xã hội, trong những năm qua Huyện ủy Lục Ngạn luôn xác định: Công tác văn hóa thông tin, thể dục thể thao là một mặt trận quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực và xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.Từ nhận thức mới trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, ngành văn hóa, thông tin, thể dục thể thao của Huyện có bước chuyển biến rõ rệt.
Đến năm 1995 toàn huyện có 3 trạm đài khu vực và 21 trạm đài truyền thanh xã, mạng lưới truyền thanh đến được 55% thôn bản. Đội ngũ cán bộ làm công tác phát thanh được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên.
Được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, công tác xây dựng nếp sống mới được triển khai rộng rãi trong toàn huyện. Đặc biệt là phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa diễn ra sôi nổi. Năm 1995 có 6 làng được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh và 30 làng văn hóa cấp huyện.
Các thiết chế văn hóa bao gồm nhà văn hóa, tủ sách thư viện, nhà truyền thống, câu lạc bộ được phát triển từ huyện đến cơ sở. Nhà văn hóa trung tâm huyện có 500 chỗ ngồi có hệ thống đèn chiếu sáng, Phông màn đầy đủ.
Đời sống kinh tế phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thể dục thể thao phát triển đi lên, trong những năm qua phong trào thể dục thể thao quân chúng tiếp tục được duy trì ở tất cả các thôn xóm trên địa bàn huyện số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đã tăng lên rõ rệt, tính đến năm 1994 có khoảng 12% số người thường xuyên luyện tập.
* Về giáo dục
Giáo dục có vai trò quan trọng, là quốc sách hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Thấm nhuần tư tưởng “ vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Ngạn quan tâm với sự cố gắng của các cấp các ngành, của thầy cô giáo và toàn thể nhân dân sự nghiệp giáo dục của huyện Lục Ngạn 10 năm qua có bước tiến đáng kể.
Năm 1987, mặc dù nguồn ngân sách còn hạn hẹp nhưng huyện đã dành 150 triệu đồng cho sự nghiệp giáo dục tăng 1,5 lần so với năm 1986. Trong 3 năm 1988 - 1990 huyện đã tăng thêm nguồn chi ngân sách cho giáo dục nhằm kiện toàn đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất thiết bị cho các trường học kết quả là 1989 - 1990 chất lượng giáo dục của huyện đã có bước phát triển cao hơn so với những năm học trước.
Giáo dục mầm non phát triển cả hai loại hình dân lập và công lập, 100% số thôn, xã có trường mầm non năm học 1990 - 1991 có 1320 cháu vào nhà trẻ đạt 85% kế hoạch, các cháu mẫu giáo 6230 cháu vào mẫu giáo đạt 97% kế hoạch.
Ở bậc tiểu học có 30 trường tiểu học năm 1994 - 1995. Ở bậc trung học cơ sở năm học 1994 - 1995 có 30 trường. Bậc trung học phổ thông 1994 - 1995 có 3 trường công lập. Năm 1995, huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ.
Được sự quan tâm và phối hợp có hiểu quả của các ban ngành, đặc biệt sự ửng hộ tích cực của nhân dân cùng với sự nỗ lực khắc phục khó khăn của đội ngũ thầy cô giáo, học sinh trong toàn huyện, sự nghiệp giáo dục huyện Lục Ngạn có bước chuyển biến tích cực chất lượng, giáo dục được tăng lên quy mô trường lớp được giữ vững và mở rộng ngày càng đáp ứng nhu cầu của con em nhân dân trong huyện.
* Về Y tế
Trong 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới với cố gắng của các cấp bộ đảng chính quyền và sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành y tế huyện đã có bước phát triển khá. Công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em dần được quan tâm được cải thiện về nhiều mặt hệ thống chăm sóc và bảo vệ nhân dân từ huyện đến cơ sở có bước phát triển.
Năm 1986, huyện Lục Ngạn có một bệnh viện với 50 giường bệnh, 22 trạm y tế xã, thị trấn và hai cửa hàng dược, song hầu hết chỉ là nhà tạm, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác khám chữa bệnh còn nghèo nàn lạc hậu, đội ngũ y, bác sỹ thiếu không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của con người.
Hệ thống mạng lưới y tế nhất là y tế cấp cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và từng bước chuyên sâu. Công tác y tế dự phòng và chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai tích cực và có hiệu quả.
Năm 1990 huyện có 12 cơ sở y tế trong đó có 1 bệnh viện đa khoa 2 phòng khám khu vực, 1 trung tâm y tế dự phòng và 24 trạm y tế với tổng số 210 giường bệnh. Huyện có 249 cán bộ y tế, trong đó 45 y bác sỹ, 194 y tá, 28 nữ hộ sinh.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình huyện được triển khai có hiệu quả, ủy ban dân số gia đình đã phối hợp với các cấp, các ngành và các đoàn thể xã hội, tăng cường và mở rộng hệ thống truyền thống đến tận cơ sở.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đã đạt được công tác y tế còn 1 số hạn chế: Chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và một số lĩnh vực còn hạn chế chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của một bộ phận nhân dân, các hoạt động lĩnh vực vệ sinh thực phẩm, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, chưa được kiểm soát, xử lý triệt để.
2.3.3. Công tác xóa đói giảm nghèo
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã mang lại kết quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên nền kinh tế này cũng có tác động tiêu cực đến xã hội, đó là sự phân hóa giàu nghèo làm chậm tiến độ phát triển đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, xóa đói, giảm nghèo là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc đối với nước ta. Thành công hay thất bại của sự nghiệp đổi mới tùy thuộc vào việc giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo.
Lục Ngạn là một huyện miền núi, dân số khá đông. Trong những năm qua thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, với sự phấn đấu nỗ lực không
ngừng của các ngành, các cấp và nhân dân huyện Lục Ngạn đã đạt được những thành tựu quan trọng nổi bật. Tỷ lệ hộ đói giảm từ 57,34% năm 1990 xuống còn 45,26% năm 1995. Triển khai đề án giảm nghèo cho 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% bước đầu đạt kết quả tích cực.Tuy nhiên một số hộ thoát nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo vẫn còn tiềm ẩn.Vì vậy công tác xóa đói giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn của huyện.
Giai đoạn 1990 - 1995, tình trạng sinh đẻ không có kế hoạch, năm 1991 tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức rất cao 2,15%, tình trạng này làm cho số lượng ăn theo đông, số hộ như vậy chiếm khoảng 9,5% số hộ nghèo đói.
Để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ban chỉ đạo của huyện phối hợp với các phòng ban như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ Quốc, Đoàn Thanh niên… xuống chỉ đạo đến từng cơ sở xã nhằm mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo ở mức tối thiểu.
Huyện đã tập trung khai thác mọi nguồn vốn đầu tư để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống thủy lợi, đường giao thông, đường điện và cơ sở sản xuất phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu điều tra năm 1990 của hội nông dân huyện, cả huyên Lục Ngạn có tổng số hộ dân là 24.350 hộ, trong đó có 2.087 hộ có thu nhập bình