5. Bố cục của khóa luận
3.2. Sự phát triển kinh tế huyện Lục Ngạn 1996 2005
3.2.1. Trong nông nghiệp - lâm nghiệp
* Về nông nghiệp
- Trồng trọt
Năm 1996 là năm đầu tiên Đảng bộ và nhân dân huyện Lục Ngạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế trong giai đoạn 1996 - 2000. Trong sản xuất nông nghiệp huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương khắc phục những khó khăn do thời tiết bất lợi gây ra, đồng thời cung cấp vật tư cho sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyên có chi nhánh vật tư nông nghiệp thuộc công ty cổ phần vật tư nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, nên việc cung cấp phân bón, vật tư cho người nông dân chủ động và dễ dàng hơn. Huyện còn có các hệ thống cửa hàng bán lẻ các loại giống, phân bón và những vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân.
Cùng với việc cung ứng vật tư nông nghiệp thì hoạt động khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt từ khi phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Ở giai đoạn này trạm khuyến nông của huyện có 4 người trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, 30 kỹ sư là cán bộ khuyến nông chuyên trách 30 xã, thị trấn trong huyện. Trạm khuyến nông xây dựng các mô hình cây con với công thức luân canh mang lại hiệu quả cao, đồng thời thực hiện nhiệm vụ tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để tạo diều kiện cho việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Ngoài ra trong giai đoạn 1996 - 2000 huyện đã tổ chức cho nhân dân tham gia tu bổ, nạo vét kênh mương đáp ứng nhu cầu tưới tiêu một cách chủ động cho sản xuất nông nghiệp.
Các công trình thủy lợi được tu bổ chủ động cho việc tưới tiêu diên tích và sản lượng nông nghiệp đều tăng. Năm 1996 tổng diện tích gieo trồng là 18,793 ha, năng suất đạt 36,7 tạ/ha.
Năm 1997 do thời tiết diễn biến phức tạp, rét kéo dài trong những tháng của vụ đông xuân nên năng suất lúa bị giảm xuống còn 34,7 tạ/ha, mặc dù tổng diện tích gieo trồng tăng lên 19,167 ha.
Năm 1999 - 2000, phòng nông nghiệp huyện đã phối hợp với các xã mở 30 lớp tập huấn ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Qua lớp tập huấn trình độ sản xuất của nông dân từng bước được nâng cao.
Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ huyện Lục Ngạn còn thực hiện tốt các chương trình khuyến nông, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Công tác thủy nông, bảo vệ thực vật đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
Ngoài các biện pháp tích cực trong nông nghiệp trên đã thực hiện, huyện Lục Ngạn còn tiến hành biện pháp “ Dồn đồng, đổi thửa” để khắc phục tình trạng phân tán, manh mún, tạo điều kiện đưa các loại máy móc hiện đại vào sản suất, huyện đã hình thành một số vùng lúa có chất lượng cao như tám, nếp, dự...tập trung chủ yếu ở xã quý Sơn, Nam Dương, Hồng Giang.
Đối với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày cũng được nông dân Lục Ngạn coi trọng. Các loại hoa màu chính là sắn khoai tây, ngô, khoai lang, đỗ tương, lạc, mía... chủ yếu trồng các giống mới như ngô Bioxit, khoai tây Hà Lan, Đức ... do vậy đạt năng suất và sản lượng khá cao.
Trước đây vườn của Huyện chủ yếu là vườn tạp, mang tính tự cấp tự túc cho gia đình, sang giai đoạn này ở Lục Ngạn cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như cam, quýt, nhãn, vải… Từng bước hình thành những mô hình sản xuất có hiệu quả, phát huy thế mạnh của địa phương, kinh tế đồi rừng và vườn cây ăn quả từng bước trở thành “ ngành kinh tế mũi nhọn”. Hướng đi đó đã khai thác tối đa tiềm năng đất đai của huyện miền núi, thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa phát triển, giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động.
Theo điều tra nông nghiệp nông thôn tháng 10/2005 Lục Ngạn có tổng diện tích cây vải là 16.000 ha, tổng sản lượng 85.000 tấn, giá trị sản xuất khoảng 367,5 tỷ đồng/năm. Trong những năm qua sản lượng vải không ổn định có phần giảm xuống, nhưng vị trí kinh tế của cây vải luôn giữ vai trò quan trọng đối với người dân huyện Lục Ngạn.
Giai đoạn 2000 - 2005 diện tích gieo trồng lúa giảm 542,8 ha, diện tích lúa được chuyển sang gieo trồng các loại cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Cây công nghiệp ngắn ngày và cây rau màu có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất trên diện rộng như cây ớt, cà chua bi, rau các loại.
Năm 2005 sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 432kg/người, đã đảm bảo được an ninh lương thực, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Hiện nay huyện đang thực hiện chuyển đổi đất lúa ở những vùng trũng có hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh đem lại giá trị sản xuất cao cho người nông dân trong huyện.
Nếu như trước năm 1986 ta chỉ thường bắt gặp hình ảnh “ con trâu đi trước cái cày theo sau” và máy móc phục vụ sản xuất chủ yếu là của hợp tác xã thì từ năm 2000 - 2005 trình độ cơ giới hóa ngày càng cao, số lượng máy móc trong các hộ nông dân tăng lên nhanh chóng. Nhiều hộ gia đình tự mua máy cày, máy tuốt lá, máy gặt...làm dịch vụ cho các hộ gia đình.
Đến năm 2005, ngành trồng trọt chiếm gần 70% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nội bộ ngành trồng trọt cũng có sự phát triển song chưa cân đối, chủ yếu mới tập trung phát triển cây lương thực. Việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa được thực hiện tốt. Tuy nhiên đối với những cây trồng khác còn nhiều hạn chế, do tiềm năng đất màu, đất vườn chưa được tận dụng một cách triệt để, chưa tìm ra hướng phát triển gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
- Chăn nuôi:
Từ năm 1996 - 2005 ngành chăn nuôi của huyện đang dần vươn lên thành ngành sản xuất chính trong kinh tế nông nghiệp. Vì vậy huyện Lục Ngạn đã bước đầu đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên ở giai đoạn này do việc cơ giới hóa nông nghiệp phát triển mạnh nên vai trò của đàn gia súc giảm dần.
Mô hình Nuôi lợn và gia cầm bằng phương pháp mới là sử dụng thức ăn công nghiệp, nuôi theo hình thức trang trại đang được triển khai rộng rãi tại các hộ gia đình.
Phát triển chăn nuôi là nguồn thu nhập lớn có tính chất quyết định với kinh tế gia đình, đồng thời hỗ trợ tích cực cho trồng trọt và thủy sản. Năm 1996 diện tích ao hồ 420,30 ha, đạt 605 tấn. Năm 2005 diện tích ao hồ 901,90 ha, đạt 1535 tấn.
Việc phát triển ngành chăn nuôi đã tích cực góp phần làm thay đổi cơ cấu vật nuôi cũng như cơ cấu trong ngành nông nghiệp, các giống vật nuôi mới được đưa vào thử nghiệm đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân huyện Lục Ngạn.
* Về lâm nghiệp.
Năm 1996 - 2005 huyện thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, áp dụng các tiến bộ về giống và công nghệ sinh học, kỹ thuật thâm canh rừng khá hiệu quả. Diện tích đất rừng không ngừng tăng lên, đồng thời việc trồng rừng còn bảo vệ đất và môi trường và đem lại giá trị kinh tế cao từ sản phẩm lâm nghiệp. Năm 2000 diện tích đất rừng được trồng là 731,83 ha, năm 2000 tăng lên 1.066,41 ha.
Như vậy từ năm 1996 - 2005, ngành nông - lâm nghiệp của huyện Lục Ngạn đã đạt được những thành tựu và những chuyển biến hết sức quan trọng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn những mặt tồn tại đó là trồng trọt còn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp, chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế liên doanh, chưa tranh thủ được vốn, kỹ thuật để khai thác và chế biến nông - lâm thủy sản.
3.2.2. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp là ngành kinh tế xương sống của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp nặng chế tạo ra máy móc công cụ lao động, giải phóng sức lao động của con người. Phát triển ngành công nghiệp nhằm thúc đẩy các ngành khác phát triển, sử dụng nguyên vật liệu của ngành nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp huyện Lục Ngạn đã có chủ trương phát triển ngành công nghiệp.
Từ năm 1996 - 2005, Lục Ngạn có công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Từng bước hình thành các cụm công nghiệp, cụm công nghiệp trại 3 - xã Quý Sơn đã có 3 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn là 37 tỷ đồng, có một dự án đã đi vào hoạt động với tổng số vốn là 6 tỷ đồng. Các thành phần kinh tế phát triển mạnh, hình thức kinh tế tập thể, hợp tác và các làng nghề được khuyến khích phát triển. Đến năm 2005 toàn huyện có 95 hợp tác xã, 5 doanh nghiệp tư nhân và 595 trang trại… thương hiệu vải thiều Lục Ngạn được xây dựng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Khối lượng các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là mặt hàng may mặc, nông sản chế biến, mây tre đan...
Như vậy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua phát triển khá mạnh đặc biệt là công nghiệp, giá trị sản xuất tăng nhanh, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống người lao động.
3.2.3. Thƣơng mại, dịch vụ * Về thƣơng mại
Trong những năm qua thương mại của huyện có những bước phát triển nhanh, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, sản phẩm hàng hóa ngày càng phong phú, giao lưu hàng hóa giữa các điểm, vùng miền phát triển thuận tiện, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Đặc biệt thương mại cá thể phát triển rất nhanh.
Trên địa bàn huyện hiện có hai doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa từ năm 2003 đang hoạt động và từng bước làm ăn có hiệu quả. Các doanh nghiệp này chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của thương mại tỉnh Bắc Giang.
Thương mại cá thể trên địa bàn huyện phát triển rất nhanh. Từ khi xóa bỏ cơ chế bao cấp, hoạt động thương mại quốc doanh giảm dần, các hoạt động thương mại không ngừng tăng lên, cửa hàng, cửa hiệu với các hình thức kinh
doanh khác nhau được quy hoạch, tại các trung tâm thị trấn và dọc các tuyến đường giao thông thuận tiện cho việc buôn bán cũng như vận chuyển.
Hiện nay trên địa bàn huyện Lục Ngạn có 13 chợ, các chợ có quy mô
nhỏ, có một số chợ họp theo phiên. Các chợ này đã thu hút 820 hộ gia đình kinh doanh cố định. Tuy nhiên hiên nay một số chợ đang xuống cấp gây nhiều hạn chế cho các hoạt động giao lưu buôn bán. Vì vậy trong thời gian tới cần phải đầu tư nâng cấp, cải tạo một số chợ.
* Dịch vụ
Trong những năm qua tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trong huyện liên tục tăng. Từ 1996 - 2005 tăng lên 85.670 triệu đồng. Công tác thanh tra và quản lý thị trường kinh doanh lành mạnh, khuyến khích hoạt động kinh doanh. Giá trị dịch vụ tăng lên từng năm, năm 1995 đạt 24,146 tỷ đồng, năm 2000 là 46,2 tỷ đồng, năm 2005 đạt 72 tỷ đồng.
Trên địa bàn huyện có khá nhiều di tích, danh lam thắng cảnh có thể phục vụ phát triển du lịch đem lại nguồn thu nhập cho người dân huyện Lục Ngạn nêu được đầu tư kiến tạo tốt như hồ Khuôn Thần ( Kiên Lao) Núi Am Vãi ( Nam Dương), hồ Cấm Sơn. Hàng năm trên địa bàn huyện diễn ra nhiều lễ hội ở các xã, thị trấn. Đặc biệt hàng năm cứ đến ngày 6, 7, 8/1 âm lịch huyện tổ chức lễ hội Đền Hả thờ tướng quân Vũ Thành ( Thân Cảnh Phúc) thu hút ngàn lượt khách tham dự. Tuy nhiên những đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế của huyện chưa đáng kể, các điểm du lịch mới đang ở dạng tiềm năng.
3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng
Từ năm 1996 - 2005 khi ngành công nghiệp trên địa bàn có bước phát triển mới, việc đầu tư nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn huyện càng được quan tâm.
Đường bộ có 38km quốc lộ 31 tuyến đường Bắc Giang - Lục Ngạn - Sơn Động gặp quốc lộ 4A Lạng Sơn đi ra cảng mũi chùa - Tiên Yên và của khẩu Móng Cái - Quảng Ninh. Ngoài quốc lộ 31 Lục Ngạn còn có các tuyến đường tỉnh 279, 285, 290 đi qua với tổng chiều dài là 85km. hoàn thành việc xây dựng đường nhựa Phong Vân - Phong Minh - Xa Lý, Tân Sơn - Cấm Sơn, đường
Nam Dương đi Tân Lập, Đèo Gia, Mỹ An với tổng mức đầu tư là 63.726 tỷ đồng. Hệ thống liên thôn, liên xã đang dần được mở rộng với bê tông hóa, hiện nay ô tô có thể đến tất cả các xã trong huyện.
Cùng với vận tải đường bộ, vận tải đường thủy được đẩy mạnh, chủ yếu là đường sông lục nam với chiều dài 32 km bắt nguồn từ Lạng Sơn - Sơn Động - Lục Ngạn - Lục Nam và chảy về sông thương Bắc Giang.
Huyện tập trung vốn để hoàn thành các công trình thủy lợi: Hồ Khuôn Chung (Phong Vân), đập Lòng Thuyền (Tân Mộc), hoàn thành xây dựng nâng cấp đập Đá Mài (Hồng Giang) trị giá trên 80 tỷ đồng, tiến hành dự án đầu tư xây dựng cụm công trình thủy lợi Hàm Rồng (Nam Dương) với mức đầu tư trên 279 tỷ đồng.
Mạng lưới điện quốc gia đã được mở rộng từ 14 xã năm 1996 lên 24 xã năm 2000 và phủ kín trên tất cả 30/30 xã năm 2005. Hoàn thành việc xây dựng các trạm điện Biển Động - Đèo Gia, Chũ - Kiên Lao, Biên Sơn - Tân Sơn. Đến nay đã có 96% số hộ được sử dụng
3.3. Tác động của sự phát triển kinh tế tới đời sống, văn hóa, xã hội của nhân dân huyện lục ngạn nhân dân huyện lục ngạn
3.3.1. Lao động - việc làm
Lao động là vốn quý, là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi hình thức kinh tế xã hội. Chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề về dân số, lao động, việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế, xã hội.
Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi với mật độ dân số khá đông. Trong đó hầu hết lực lượng lao động trong toàn huyện đều là lao động nông thôn, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp là chính. Theo tài liệu thống kê, tính đến ngày 01/4/2005 dân số huyện Lục Ngạn là 161.394 người, tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 1,8% cao hơn so với mức trung bình quân của tỉnh và của cả nước. Mật độ dân số bình
quân là 941 người/km2
, cao hơn nhiều so với mật độ dân số toàn tỉnh ( mật độ dân
số tỉnh Bắc Giang là 391 người/km2
Dân cư huyện Lục Ngạn phân bố không đều giữa các vùng trong địa bàn toàn huyện. Dân cư nông thôn chiếm 80%, chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 45%, trên độ tuổi lao động là 15% và dưới độ tuổi lao động là 40%, với đặc điểm dân số này là một lợi thế của huyện trong quá trình phát triển kinh tế, song cũng là một áp lực lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Việc giải quyết việc làm cho người lao động là nhân tố hàng đầu thúc đẩy