5. Bố cục của khóa luận
3.1 Chủ trƣơng phát triển kinh tế xã hội 1996 2005
Phát triển kinh tế - xã hội theo quan điểm đổi mới ở Việt Nam là quá trình giải phóng sức lao động, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm và xây dựng bảo vệ tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người.
Mục tiêu và phương hướng trong giai đoạn 1996 - 2005 được Đại hội Đảng bộ huyện Lục Ngạn lần thứ XX đề ra là tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới của Đảng, cùng với nhân dân cả nước phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã đề ra. Đồng thời tại Đại hội Đảng bộ huyện đã xác định cơ cấu kinh tế của huyện Lục Ngạn trong những năm tiếp theo là nông - lâm - công nghiệp và dịch vụ. Trong đó cần coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, phát huy tiềm năng của kinh tế đồi rừng, đưa phong trào trồng cây ăn quả trong nhân dân phát triển hơn nữa, nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế, vừa thúc đẩy sự hình thành cơ sở chế biến thực phẩm trong tương lai.
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, Đại hội lần thứ XX Đảng bộ huyện Lục Ngạn đề ra chủ trương, biện pháp trong việc chăm lo bồi dưỡng nguồn lực, thực hiện tốt chính sách xã hội nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, coi đó là một vấn đề vừa đáp ứng những yêu cầu trước mắt, vừa có tầm chiến lược lâu dài.
Chủ trương đường lối đổi mới của Đảng không chỉ thể hiện ở các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện mà còn thể hiện ở các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện cùng các chương trình, đề án phát triển kinh tế của