Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thực tế, từ trước đến nay chưa có một luận văn nào nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về cải cách của Trịnh Cương đầu thế kỷ XVIII ở Đàng Ngoài, nhưn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ DUNG
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CẢI CÁCH TRỊNH CƯƠNG
(1709 - 1729)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sơn La, năm 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ DUNG
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CẢI CÁCH TRỊNH CƯƠNG
(1709 - 1729)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: Bùi Thị Nguyệt Quỳnh
Sơn La, năm 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo Bùi Thị Nguyệt Quỳnh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận
Chúng em gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Sử - Địa, Thư viện Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong thời gian thực hiện
Chân thành cảm ơn các cô chú làm việc tại Thư viện Tổng hợp Sơn La, Thư viện Quốc gia cùng các bạn sinh viên Lớp K51 ĐHSP Sử - Địa đã đóng góp
ý kiến cho chúng tôi trong suốt thời gian tìm tài liệu và nghiên cứu đề tài
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để
đề tài thêm hoàn thiện
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Người thực hiện Nguyễn Thị Dung
Trang 4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1
3 Đối tượng, nhiệm vu ̣ và pha ̣m vi nghiên cứu 2
4 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 2
5 Đóng góp của đề tài 3
6 Cấu trúc của đề tài 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH XÃ HỘI ĐÀNG NGOÀI CUỐI THẾ KỶ XVII SANG ĐẦU THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA CUỘC CẢI CÁCH 4
1.1 Cung vua - phủ chúa - định chế dặc biệt của tổ chức chính trị Đàng Ngoài từ đầu thế kỷ XVII 4
1.2 Hiện trạng nền kinh tế Đàng Ngoài trước thế kỷ XVIII 7
1.2.1 Kinh tế nông nghiệp 7
1.2.2 Sản xuất thủ công nghiệp 7
1.2.3 Thương nghiệp 8
1.3 Những điều kiện cơ bản của cuộc cải cách 8
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ KINH TẾ - TÀI CHÍNH 12
2.1 Cải cách hành chính 12
2.1.1 Bộ máy chính quyền 12
2.1.2 Tổ chức Lục bộ thời Lê Trung hưng - chức năng và nhiệm vụ 12
2.1.3 Sự hình thành của Lục phiên 16
2.1.4 Mối quan hệ giữa Lục bộ và Lục phiên sau năm 1718 27
2.2 Cải cách kinh tế - Tài chính 27
2.2.1 Chính sách quân điền năm 1711 27
Trang 5CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢI CÁCH TRỊNH CƯƠNG 44
3.1 Những điểm tiến bộ trong cải cách của Trịnh Cương 44
3.2 Những hạn chế trong cải cách của Trịnh Cương 46
3.3 Ý nghĩa của cuộc cải cách tài chính của Trịnh Cương 47
KÊT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử chế độ phong kiến ở nước ta đã từng xuất hiện nhiều cuộc cải cách, nhiều gương mặt cải cách Cải cách đầu tiên được giới sử học ghi nhận là cải cách chính quyền của Họ Khúc (đầu thế kỷ X), ngay sau khi nước ta giành được quyền tự chủ Tiếp theo đó là các cuộc cải cách của Hồ Quý Ly (cuối thế
kỷ XIV); cải cách của Lê Thánh Tông (nủa sau thế kỷ XV); cải cách của Trịnh Cương (dầu thế kỷ XVIII) Sang thời nguyễn có cuộc cải cách của Minh Mệnh (1820 - 1840) Dưới triều vua Tự Đức (1848 - 1884) xu hướng canh tân đổi mới đất nước diễn ra rất sôi nổi với những gương mặt tiêu biểu như Phạm Phú Thứ (1821 - 1882); Nguyễn Lộ Trạch (1852 - ?) và đặc biệt là tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) qua những bản điều trẩn của ông
Dù thành công hay thất bại thì những cuộc cải cách, cải tổ hay những tư tưởng đổi mới ấy đều để lại cho hậu thế những bài học lịch sử rất bổ ích Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng, công cuộc đổi mới đất nước, nhu cầu tìm hiểu những kinh nghiệm lịch sử là việc
làm cần thiết Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng như vậy, chúng tôi chọn Cải cách
của Trịnh Cương đầu thế kỷ XVIII làm đề tài cho khóa luận của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thực tế, từ trước đến nay chưa có một luận văn nào nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về cải cách của Trịnh Cương đầu thế kỷ XVIII ở Đàng
Ngoài, nhưng giai đoạn lịch sử này được đề cập hầu hết trong các bộ thông sử
Trong cuốn Việt Nam sử lược xuất bản lần đầu tiên năm 1919, tác giả Trần
Trọng Kim đã ghi nhận những công lao của Trịnh Cương qua các chính sách lớn
của ông trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, quân sự và ngoại giao
Trong Việt sử tân biên (Quyển III) xuất bản tại Sài Gòn, ở phần “Sự nghiệp
của Trịnh- Nguyễn” tác giả Phạm Văn Sơn đã nêu những nét khái quát những chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội v.v…của Trịnh Cương nói riêng
và các chúa Trịnh nói chung trên lĩnh vực khác nhau như: luật pháp, binh chế,
quan chế, chế độ thuế khóa v.v…
Trong luận văn Lê Anh Tuấn và xã hội Đàng Ngoài nửa đầu thế kỷ XVIII
Trang 7[38] Tác giả cũng đã nêu lên được quan điểm của mình khi đánh giá thực trạng xã hội Đàng Ngoài đầu thế kỷ XVIII: “ Trong thời (Trịnh) Cương cầm quyền trật tự
xứ Đàng Ngoài càng ổn định các thiết chế xã hội ngày càng đi vào nền nếp Sở dĩ
như vậy, chủ yếu là vì Trịnh Cương biết chuyên dùng những người có năng lực”
Năm 1995, Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa xuất bản tập
Kỷ yếu Hội nghị khoa học Chúa Trịnh - vị trí và vai trò lịch sử, đã đề cập đến
những lĩnh vực mà Trịnh Cương tiến hành cải cách hoặc những tiền đề lịch sử của cuộc cải cách như về thiết chế chính trị, các chính sách kinh tế - tài chính;
vấn đề ngoại thương v.v Đáng chú ý là các luận văn: Suy nghĩ về sự xuất hiện
và vai trò của Chúa Trịnh trong lịch sử từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII
[13] của tác giả Nguyễn Danh Phiệt; Thiết chế bộ máy chính quyền quân chủ
thời Vua - Chúa, sản phẩm đặc biệt của lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII
của tác giả Trần Thị Vinh; Nhận diện thêm về cơ cấu chính quyền “kép” cung
Vua - phủ Chúa và vai trò của nhà Trịnh trong lịch sử trung đại Việt Nam [26]
của tác giả Khổng Đức Thiêm
3 Đối tượng, nhiê ̣m vu ̣ và pha ̣m vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chính là cuộc cải cách của Trịnh Cương
3.2 Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
Để làm sáng tỏ cuộc cải cách của Tri ̣nh Cương thì nhiê ̣m vu ̣ của khóa luâ ̣n
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu cuộc cải cách của Trịnh Cương trong giai đoạn 1709 - 1729
4 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở tư liệu
Đề tài chủ yếu dựa vào các nguồn tư liệu đã được công bố trong nước, các công trình khoa học nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện như: Đại Việt
sử kí toàn thư, bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bộ Đại Nam thực
Trang 8lục, Lê triều hội điển, Lê triều chiếu lệnh thiện chính, Lê triều quan chế, Lịch triều tạp kỷ, Kiến văn tiểu lục, Lịch triều Hiến chương loại chí … Bên cạnh những công trình khoa học một cách toàn diện kể trên, chúng tôi còn tham khảo các tạp chí nghiên cứu lịch sử, các bài báo đã được công bố nhằm làm rõ những yêu cầu đề tài đặt ra
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra chúng tôi chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Cơ sở phương pháp luận: Là dựa trên những quan điểm của Đảng và Nhà nước về nghiên cứu lịch sử Đó là những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử và
Tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử
Về phương pháp cụ thể: Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp liên môn để làm rõ cải cách của Trịnh Cương Đồng thời sử dụng phương pháp so sánh để rút ra một số nhận xét, đánh giá về những quan điểm tích cực và hạn chế trong tư tưởng cải cách của Trịnh Cương
5 Đóng góp của đề tài
Sau khi đề tài hoàn thành sẽ góp phần bổ sung tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy, nghiên cứu về cuộc cải cách đất nước của Trịnh Cương Đề tài đã làm rõ được vấn đề sau:
Làm rõ quan điểm của Trịnh Cương về cải cách canh tân đất nước và bảo
vệ Tổ quốc
Đánh giá lại một số quan điểm nhìn nhận về cuộc cải cách của Trịnh Cương của một số nhà nghiên cứu trước đây
6 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1 Bối cảnh xã hội Đàng Ngoài cuối thế kỷ XVII sang đầu thế kỷ
XVIII và những tiền đề của cuộc cải cách
Chương 2: Nội dung cải cách hành chính và kinh tế - tài chính
Trang 9NỘI DUNG CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH XÃ HỘI ĐÀNG NGOÀI CUỐI THẾ KỶ XVII
SANG ĐẦU THẾ KỶ XVIII VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ
CỦA CUỘC CẢI CÁCH 1.1 Cung vua - phủ chúa - định chế dặc biệt của tổ chức chính trị Đàng Ngoài từ đầu thế kỷ XVII
Họ Trịnh được thế tập tước vương, gọi là Chúa Trịnh.Trong gần hai thế kỷ, từ năm 1599 (Trịnh Tùng được phong là Bình An Vương) đến năm 1786 sau cái chết của Đoan Nam Vương Trịnh Khải, thì quyền cai trị đất nước (chủ yếu ở Đàng Ngoài) nằm trong tay 10 vị chúa Trịnh, tương ứng với thời kì tại vị của 12 vị vua Lê
Từ năm Cảnh Trị thứ hai triều vua Lê Huyền Tông (1664) trở đi, các Chúa Trịnh, bắt đầu là Trịnh Tạc được ban thêm nhiều ân điển, đối với Trịnh Cương thì” Từ nay, trong các biểu chương, tấu sớ chỉ xưng vương, chứ không cần xưng tên, khi vào chầu yết không phải lạy để biểu thị sự tôn quý [23; 31]
Đến lúc này thì quyền uy cũng như vai trò quản lý đất nước của Trịnh đã được khẳng định trên thực tế
Như vậy, từ năm 1600 trở đi trong hệ thống chính trị Đàng Ngoài đã hình thành một định chế đặc biệt, đó là tình trạng “ vua Lê” - “Chúa Trịnh” Gắn liền với định chế đó là những hoạt động của triều Đường và phủ Đường song song tồn tại và cùng nhau điều hành quản lý nhà nước
Triều Đường (hay triều đình) vốn là nơi vua Lê hội họp các quan văn võ đại thần bàn chính sự Tuy nhiên, dưới thời Trung hưng thực quyền gần như nằm cả trong tay Chúa Trịnh, nên khi cần bàn việc quốc sự công việc điều hành guồng máy cai trị, các quan thường sang bên Phủ đường hội họp với Chúa Trịnh
và triều đường chỉ còn là nơi các quan vào chầu vua theo ngi thức định kì
Phủ Đường là nơi Chúa Trịnh họp các đại thần để bàn việc quân quốc trong sự diều hành guồng máy cai trị trong nước Đầu thời Lê, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) vua Lê Thánh Tông đặt Ngũ phủ quân thay cho vệ quân 5 đạo có từ trước Như vậy, Ngũ phủ là sản phẩm của triều đình nhà Lê, chuyên
về quân sự
Trang 10Sang thời Lê Trung hưng, từ năm 1599, Ngũ phủ phủ quân đặt dưới quyền điều động chính của Chúa Trịnh Năm Cảnh Trị thứ 2 (1664) triều vua Lê Huyền Tông (1663 - 1671) “ bắt đầu đặt chức quan Chưởng phủ sự và Thự phủ
Hào quận công Lê Thì Hiến giữ chức Tây quân Đô đốc phủ Thự phủ sự Thiếu phó Điện quân công Trịnh Ốc giữ chức Bắc quân Đô đốc phủ Thự phủ sự
Nhìn chung, những người đứng đầu các phủ quân đều thuộc tôn thất họ Trịnh hoặc là cận thần được họ Trịnh tin cậy
Vua Lê - Chúa Trịnh; Triều đường và Phủ đường cùng song song tồn tại trong suốt gần 2 thế kỷ 17 - 18 và trở thành một định chế đặc biệt ở nước ta thời phong kiến Sự hiện diện của cung Vua - phủ Chúa với tổ chức Triều đường và Phủ đường mà hai đại diện chính là vua Lê - chúa Trịnh được quan niệm như là chế độ “lưỡng đầu” hoặc có người coi đó là một cơ cấu chính quyền “kép”
Sự có mặt của Phủ đường đã làm mờ nhạt dần vai trò của Triều đường trong quá trình điều hành guồng máy cai trị, và cùng với thời gian, quyền lực chính trị và quyền lợi của vua Lê cũng bị suy giảm Trong các thế kỷ 17 - 18 khi hoàng thành của vua Lê ngày càng thu hẹp và giảm bớt sự sa hoa thì phủ Chúa lại được mở rộng thêm gấp bội và lộng lẫy tột bậc: Đương thời, quần thể phủ Chúa Trịnh bao gồm 52 cung điện lớn, đều hướng về hồ Hoàn Kiếm ….”
Quyền lực của vua Lê và cũng là của Triều đường chỉ được biểu hiện rõ rệt nhất bằng những hoạt động và vai trò của bộ máy hành chính trung ương mà tập trung ở Lục bộ Khi chức năng và nhiệm vụ của Lục bộ còn được khẳng định trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị xã hội và quân sự thì thế và lực của vua Lê
Trang 11Từ nửa sau thế kỷ 17, chúa Trịnh cho tổ chức ba phiên bên Phủ đường là
Hộ phiên, Thủy sư phiên và Binh phiên bên cạnh Lục bộ nhằm từng bước chia
sẻ công việc và trách nhiệm, cũng tức là chia sẻ quyền lực của Lục bộ Trong các bộ chính sử ghi chép về việc thành lập Lục phiên vào năm Vĩnh Thịnh 14 (1718) đều cho biết: “Mùa đông tháng 10 Bắt đầu đặt Lục phiên Theo chế độ
cũ thì phủ Chúa chỉ có ba phiên: Binh, Bộ và Thủy sư, dùng hơn 100 viên tướng thuộc lại làm việc…” Như vậy ba phiên không được sử cũ ghi chép cụ thể
Vậy Hộ phiên, Binh phiên và Thủy sư phiên giữ vai trò gì trong bộ máy chính quyền thời Lê Trung Hưng? Chức năng của các phiên này có liên quan gì đến Lục bộ?
- Hộ phiên:
Theo thể lệ ban cấp lộc điền năm Hồng Đức thứ 2 (1471) thì Thân vương được cấp: thế nghiệp điền: 600 mẫu; thế nghiệp thổ: 40 mẫu; ruộng được vua ban: 1000 mẫu Chúa Trịnh được phong tước vương hẳn sẽ được hưởng quyền lợi theo như chế độ ban cấp Đáng lý ra thì việc thu tô thuế trên các loại ruộng đất được ban cấp ấy của Chúa Trịnh sẽ do bộ Hộ phụ trách theo như quy định về các ngạch thuế khóa năm 1625 Nhưng để đảm bảo nguồn thu đủ số tránh hao hụt mất mát nên rất có thể Chúa Trịnh đã đặt ra Hộ phiên trực tiếp trông coi việc thu thuế trên ruộng đất của mình được ban cấp mà không cần đến sự can thiệp của Hộ bộ?
- Binh phiên và Thủy sư phiên:
Từ năm 1599, chúa Trịnh được phong chức Đại nguyên soái Chúa Trịnh
đã đặt ra Binh phiên và Thủy sư phiên nhằm giám sát các hoạt động của bộ Binh cũng đồng thời từng bước phân chia quyền lực với bộ Binh Binh phiên và Thủy
sư phiên đều là những bộ phận trông coi việc kiểm kê quân số, tuyển lính, sa thải và thay thế binh lính, chỉ khác là Binh phiên trông coi về bộ Binh, còn Thủy
sư phiên trông coi về thủy binh
Năm 1718 khi Trịnh Cương tổ chức Lục phiên không thấy xuất hiện Thủy
sư phiên nữa
Trang 12Như vậy, việc lập Binh phiên và Thủy sư phiên là bước thứ nhất Phủ đường khẳng định quyền lực thực tế của mình trên lĩnh vực quân sự cho đến khi Trịnh Cương tiến hành cải cách với sự thành lập Lục phiên
1.2 Hiện trạng nền kinh tế Đàng Ngoài trước thế kỷ XVIII
1.2.1 Kinh tế nông nghiệp
Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII tình hình chính trị xã hội Đàng Ngoài dần dần đi vào thế ổn định Trong bối cảnh ấy, Nhà nước phong kiến Lê - Trịnh
đã có những chính sách khuyến nông rất thiết thực nhằm khôi phục và phát triển nền sản xuất nông nghiệp
+ Thủy lợi:
Một trong những chính sách lớn ấy là Nhà nước bước đầu chăm lo đến công tác thủy lợi Xuất phát từ vai trò cực kỳ quan trọng của vấn đề trị thủy trong sản xuất nông nghiệp mà Nhà nước Lê - Trịnh đã ban bố nhiều chính sách về đê điều thủy lợi Những chính sách này được cụ thể hóa bằng các biện pháp kịp thời và thường xuyên Năm 1664 quy định kỳ hạn sửa đắp đê điều được ban hành
+ Khai hoang, phục hồi nền sản xuất nông nghiệp:
Từ nửa sau thế XVII nền sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài dần dần được phục hồi Bằng sức lao động bền bỉ dẻo dai của nhiều thế hệ, hàng vạn mẫu đất hoang hóa xưa kia đã biến thành những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu.Vào thế kỷ XVII những người ngoại quốc đến Đàng Ngoài đã tỏ vẻ ngạc nhiên trước sự màu mỡ trù phú của vương quốc này.Giáo sĩ Marini đã mô tả một cách sinh động về tiềm năng đất đai, hệ thống công trình và con người ở xứ này: Đất đai màu mỡ và không lúc nào nghỉ sản xuất…
1.2.2 Sản xuất thủ công nghiệp
Từ thế kỷ XVII trở về sau, các nghề thủ công ở nước ta nói chung và Đàng Ngoài nói riêng có sự tăng cường nhất định và bảo lưu được tính cổ truyền của nó
Những nghề thủ công như dệt vải lụa gấm vóc, làm đồ gốm, làm giấy, dệt
Trang 13đó đáng chú ý là nghề làm gốm và nghề dệt, có mặt ở nhiều nơi với những làng chuyên môn nổi tiếng.Ngoài ra, nghề khắc bản in cũng rất phát triển
Tóm lại: sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp ở Đàng Ngoài là một trong những động lực kích thích sự phát triển và mở rộng nên thương nghiệp Đàng Ngoài trên thị trường nội địa và quốc tế
1.2.3 Thương nghiệp
- Nội thương:
Thế kỷ XVI - XVII hệ thống thương nghiệp ở Đàng Ngoài phát triển mạnh mẽ với quá trình hình thành rộng rãi của mạng lưới chợ ở thành thị, ở các thị trấn và chợ làng nông thôn.Thực chất, mạng lưới chợ nông thôn là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhỏ đã tồn tại hàng ngàn năm Qua đó, vừa là biểu hiện của sự bế tắc kinh tế tiểu nông vừa là biện pháp giải quyết bế tắc đó Nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa trong kinh tế tiểu nông đồng thời nó cũng góp phần bổ sung và duy trì kinh tế tiểu nông
- Ngoại thương:
Đầu thế kỉ XVIII trở về sau, lực lượng Hoa Kiều và thương nhân Trung Quốc ở nước ta ngày càng đông đảo, đặc biệt trong các công trường khai mỏ và tại các thành thị, thị trấn buôn bán
Giữa những năm 30 của thế kỉ XVII khi thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản đã hoạt động nhộn nhịp ở Thăng Long và Phố Hiến thì thương thuyền phương Tây hầu như còn vắng bóng ở Đàng Ngoài Mãi tới năm 1637 người Hà Lan mới được chính quyền Lê - Trịnh cho phép đặt thương điếm ở Phố Hiến
1.3 Những điều kiện cơ bản của cuộc cải cách
Từ nửa sau thế kỉ XVII trở đi, tình hình xã hội Đàng Ngoài bước vào thời
kì tương đối ổn định Ở phía Bắc, nhà Mạc sau khi bị đánh bật khỏi Thăng Long, chạy lên Cao Bằng cát cứ được hơn 7 thập kỉ và đến 1677 thì cơ bản bị đánh bại,
dư đảng còn sót lại cũng bị tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1683
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài dai dẳng gần 50 năm (1627 - 1672) cũng đã đến lúc phải chấm dứt Do vậy hai bên Trịnh - Nguyễn lấy Đại
Trang 14Linh Giang (sông Gianh) làm phân giới “ Từ đấy Nam Bắc không đánh nhau nữa” [4;15]
Trong khoảng 3 thập kỉ cuối thế kỉ XVII ở Đàng Ngoài nổ ra rải rác một
số cuộc nổi dậy của nhân dân địa phương vùng cao biên giới phía Bắc và của hậu duệ Gia Quốc Công Vũ Vũ Văn Mật nhưng không gây ảnh hưởng đến trật
tự xã hội Đàng Ngoài
Thời điểm này, nền kinh tế Đàng Ngoài đang dần được phục hồi và có những biểu hiện phát triển khá rõ nét, nhất là trên lĩnh vực: sản xuất thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp…Xét trên đại thể thực trạng kinh tế ở Đàng ngoài bộc lộ những dấu hiệu tiến bộ, trật tự xã hội đang dần đi vào nề nếp Đây chính là thời kì“ kỉ cương được chấn hưng…quan lại vâng theo pháp luật, dân chúng yên ổn làm ăn” Dưới thời Trịnh Căn một số chính sách kinh tế xã hội tích cực đã được triển khai thực hiện và đạt được một số thành quả nhất định Năm 1682 Tây vương Trịnh Tạc mất, Trịnh Căn nối ngôi vị và được tiến phong làm” Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Thượng Thánh Phụ Sư Thị Công Nhân Minh Uy Đức Định Vương” [23:10] vào năm 1684
Trong hơn 50 năm tham chính với 27 năm giữ cương vị là người đúng đầu
bộ máy chính quyền phong kiến Đàng Ngoài, Trịnh Căn đã tỏ rõ tài năng quản lí đất nước của mình thông qua hàng loạt chính sách kinh tế - chính trị - xã hội được ông vạch ra và từng bước thực hiện có kết quả
Sau khi lên nắm quyền Trịnh Căn ban bố rộng rãi 6 điều răn dạy bề tôi và dân chúng ở kinh đô và ngoài các trấn:
1 Dăn các đại thần có họ gần và có công lao; không được ỷ thế lực, cậy thân tình:
2 Khi giảng tập phải gìn giữ đúng thời khắc; chăn nuôi dân, chớ làm chính
sự bạo ngược;
3 Dăn dạy các văn thần phải cần cù, cẩn thận, công bằng và thanh liêm;
4 Dăn dạy các nội thần phải giữ lòng trung lương siêng năng chức vụ;
5 Dăn quân sĩ phải tuân theo thượng lệnh; kính sợ phép công;
Trang 156 Dăn nhân dân phải mến chuộng đạo nghĩa, có lòng biết tự thẹn khi mình làm điều bất thiện và biết ghét khi thấy người làm điều bất thẹn [7;86,26]
Thời Trịnh Căn trị vì (1682 - 1709) nhân tài nở rộ “ Các công khanh phần nhiều đều xứng chức” xuất hiện nhiều danh thần lương tướng được sử cũ khen hết lời Ngoài ra nhiều bậc khoa bảng đỗ đạt dưới thời Trịnh Căn như Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn…đều trở thành những bậc lương đống của triều đình Lê - Trịnh
Trên lĩnh vực kinh tế, thực ra thời Trịnh Căn chưa có những chính sách lớn, thực sự tạo nên quá trình chuyển biến mạnh mẽ trong toàn bộ cơ cấu nền sản xuất đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp
Với lệnh chỉ ban hành vào tháng 7 năm 1694 cho các quan châu, quan huyện làm sổ địa giới của các xã, kê khai ghi chép hết cả gọi là tu tri ba [23;16], Trịnh Căn đã tạo cơ sở ban đầu khá thuận lợi để Trịnh Cương thực hiện chính sách quân điền sau này
Trong lịch sử nước ta, trước và sau Trịnh Cương đã xuất hiện nhiều cuộc cải cách: cải cách chính quyền họ Khúc (đầu thế kỉ X); cải cách của Hồ Quý Ly (cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV); của Lê Thánh Tông (nửa sau thế kỉ XV); cải cách hành chính của Minh Mệnh (1820 - 1840)… Mục tiêu chính của các cuộc cải cách thường là để giải quyết một tình trạng khủng hoảng hoặc một sự trì trệ,
bế tắc trong một kĩnh vực nào đó ( kinh tế - chính trị - xã hội…) Một cuộc cải cách thành công hay thất bại mặc dù còn phụ thuộc một phần lớn vào yếu tố khách quan như thực tế lịch sử từng chứng minh, nhưng xét một cách toàn diện thì yếu tố chủ quan mà trước tiên là yếu tố con người đóng vai trò cực kì quan trọng và mang tính quyết định Cuộc cải cách của Trịnh Cương diễn ra vào đầu thế kỉ XVIII cũng không nằm ngoài quy luật mang tính lịch sử ấy
Trịnh Cương là tằng tôn của chúa Trịnh Căn Ông sinh ngày 9-7-1686
1703 Trịnh Cương được tiến phong làm Khâm sai tiết độ sứ các xứ thủy bộ chư doanh kiêm tổng chấp chính, Thái úy An Quốc công,mở phủ Lý Quốc Năm 1709 Chúa Trịnh Căn mất Trịnh Cương được lập làm chúa.Trịnh Cương là người đầy tâm huyết, có trách nhiệm cao với sự hưng vong của quốc gia Ông rất quan tâm
Trang 16đến chính sự “sớm đã thay áo, khuya mới ăn cơm, canh cánh lo lắng, siêng năng càng hơn Một ngày muôn việc thế nào cũng cẩn thận giữ gìn…” [8;12]
Đánh giá về Trịnh Cương, sử thần triều Nguyễn cũng phải thừa nhận:
“Lúc ấy Trịnh Cương đang hăng hái lo toan việc trị nước, tham tụng Nguyễn Công Hãng ngày đêm mưu tính, nên những chế độ về việc binh, việc dân việc tài sản và thuế khóa,phần nhiều được xây dựng xếp đặt…”[20]
Thời Trịnh Cương cầm quyền chính, ông luôn giữ thái độ đúng mực đối với vua Lê trong vị trí là một nguyên thần Năm 1724 vua Lê Dụ Tông đau chân, không đứng chủ tế đàn Nam Giao được, Trịnh Cương đi làm lễ bái yết thay vua Lúc ấy “các bề tôi phò tá xin Chúa theo nghi lễ như vua, đích thân đi tế nhưng Chúa không nge, đặc cách sai đặt nơi dâng hương và bái ở sân điện Chiêu sự, tạm làm lễ tế Trong kinh ngoài trấn đều vui mừng cảm kích, khen Chúa là người có lòng tôn phù, có đức tốt…”[23]
Trong thời kì cầm quyền chính không phải Trịnh Cương không có những hạn chế nhất đinh.Tuy nhiên có thể ghi nhận thời vua Lê Dụ Tông (1705 - 1729) trị vì và Trịnh Cương nắm giữ chính quyền (1709 - 1729) là một trong giai đoạn nội bộ triều đình yên bình, hòa hợp tạo nên những điều kiện khá thuận lợi để Trịnh Cương thực hiện cải cách trên lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội
Tóm lại: Trong thời Trịnh Cương cầm quyền, trật tự xã hội Đàng Ngoài ngày càng đi vào ổn định, các thiết chế xã hội ngày càng đi vào nề nếp Sở dĩ được như vậy là vì Trịnh Cương biết chuyên dùng những nhân vật có năng lực [11]
Tiến hành cải cách Trịnh Cương đã hội tụ được hai điều kiện thuận lợi cơ bản, đó là:
- Sự ổn định của xã hội Đàng Ngoài với những cơ sở đã có sẵn
- Nguồn nhân lực đã được chuẩn bị từ trung ương đến các cấp chính quyền cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cộng sự đầy tài năng và tâm huyết
Trang 17CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ KINH TẾ - TÀI CHÍNH 2.1 Cải cách hành chính
2.1.1 Bộ máy chính quyền
Nhìn chung hệ thống tổ chức hành chính và chính quyền ở Đàng Ngoài thời
Lê Trung hưng cho đến trước cải cách của Trịnh Cương vẫn chủ yếu dựa vào tổ chức cũ thời Lê Thánh Tông, trừ một số thay đổi nhỏ về tên gọi từ Thừa tuyên ra Trấn cũng như quan danh các chức Đốc trấn (Trấn thủ, Đốc trấn hay Lưu thủ) tùy theo từng địa phương trong giai đoạn cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII
Năm 1723 Trịnh Cương cho “định lại giới mốc châu huyện…tùy hình thế từng địa phương đổi lại cho lệ thuộc vào 13 Thừa tuyên theo như chế độ cũ thời Hồng Đức…”[20] tức là đổi các trấn thành thừa tuyên Tuy nhiên, đến năm Bảo Thái thứ 9 (1728) Trịnh Cương cho đặt lại Hiến ty ở Lạng Sơn và Hưng Hóa Hiến ty xét xử tất cả các vụ kiện tụng, còn các viên Trấn chỉ được tra xét về những việc trộm cướp [24]
2.1.2 Tổ chức Lục bộ thời Lê Trung hưng - chức năng và nhiệm vụ
Tổ chức Lục bộ được hoàn thiện vào năm 1460 triều Lê Nghi Dân gồm có: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình và bộ Công, trong đó hai bộ là bộ Lại và bộ Lễ được đặt từ đầu thời Lê sơ (1428) Năm 1465 vua Lê Thánh Tông đổi 6 bộ thành 6 viện và hai năm sau (1467) đổi lại thành 6 bộ duy trì cho đến hết triều Lê Trung hưng Trước khi Trịnh Cương tiến hành cải cách hành chính, chức năng nhiệm vụ cũng như cách thức tổ chức của các bộ hầu như không có gì thay đổi Theo quy định năm 1675 chức vụ của 6 bộ như sau:
Bộ Lại giữ công việc quan tước, chọn bổ, xét hạch, thăng giáng và các việc điền bổ (chức khuyết), cấp bổng lộc…
Bộ Hộ giữ công việc ruộng đất, nhân dân, kho tàng, lương tiền, thu phát
và các việc về ruộng lộc, thuế má, muối sắt
Bộ Lễ giữ công việc lễ nghi, tế tự, lễ mừng, tiệc yến, việc học, việc thi cử, các chi tiết về mũ áo, ấn dấu, việc đi cống đi sứ; vào chầu; lại kiêm trông coi các việc về tư thiên (thiên văn), về y, tăng, đạo, giáo phường, đồng văn nhã nhạc
Bộ Bình giữ công việc binh nhung, cấm vệ, xe ngựa, nghi trượng, khí giới và các việc về dân biên giới, quân trấn giữ, các dịch trạm, các dân Man Di hiểm dại, những việc khẩn cấp
Trang 18Bộ Hình giữ công việc luật lệnh, hình pháp, xét lại ngục tụng, xử tội về
ngũ hình
Bộ Công giữ công việc thành trì, cầu cống, đường sá, xây đắp thợ thuyền,
việc sửa chữa xây dựng cùng là việc cấm chế núi rừng, vườn tược,sông đầm [1;9]
Phụ trách chung mỗi bộ là một ban chỉ huy có chức Thượng thư đứng
đầu, và hai viên Tả, hữu thị lang giúp việc Trong từng bộ đều có những cơ quan
chuyên trách và cơ quan thường trực các nha môn nội thuộc với chức năng và
Cơ quan chuyên trách : Nha môn thừa hành :
Thuyên khảo Thanh lại ty Không có
Cơ quan chuyên trách : Nha môn thừa hành :
- Độ chi thanh lại ty - Tài lâm khố
- Bản tịch Thanh lịa ty - Tang phạt khố
Trang 19Bộ Lễ:
Thượng thư
Tả thị lang Hữu thị lang
Cơ quan chuyên trách : Nha môn tthừa hành: Nghi chế Thanh lại ty - Giáo phường ty - Nhã nhạc thự - Đồng văn thự - Tả hữu bách hý - Tăng lục ty - Đạo lục ty Văn phòng trung ương : Tư vụ sảnh Bộ Binh: Thượng thư
Tả thị lang Hữu thị lang
Cơ quan chuyên trách : Nha môn thừa hành :
- Vũ khố Thanh lại ty - Thiên uy khố
- Quân vụ Thanh lại ty - Phong trữ khố
- Các dịch
- Các phố
- Hội đồng quán
Văn phòng trung ương :
Tư vụ sảnh
Trang 20Bộ Hình:
Thượng thư
Tả thị lang Hữu thị lang
Cơ quan chuyên trách : Nha môn thừa hành : - Khâm hình Thanh lại ty Ngũ hình ty ngục sở - Thận hình Thanh lại ty - Minh hình Thanh lại ty - Tường hình Thanh lại ty - Chính hình Thanh lại ty Văn phòng trung ương : Tư vụ sảnh Bộ Công: Thượng thư
Tả thị lang Hữu thị lang
Cơ quan chuyên trách : Nha môn thừa hành :
- Doanh thiện Thanh lại ty - Sáu sở Doanh tạo
- Công trình thanh lại ty - Thủ lĩnh quán
- Các tượng
- Bốn sở quân khí đồ ngọc
Văn phòng trung ương :
Trang 21Để giúp Lục bộ trong quá trình điều hành công việc, năm 1466 vua Lê Thánh Tông cho thiết lập thêm Lục tự tồn tại song song cùng Lục bộ trong suốt thời Lê Trung hưng Lục tự bao gồm: Đại lí tự; Thái thường tự; Quang lộc tự; Thái bộc tự; Hồng lô tự và Thượng bảo tự
Trước năm 1718 tổng số quan lại và nhân viên các bộ như bảng 2.1: Bảng 2.1:
Bộ Thượng thư
Tả hữu thị lang
Lang trung
Viên ngoại lang
Tư
vụ Nhân viên
Tổng cộng
cộng
Nhìn chung, theo như quy định năm 1675 phạm vi quyền hạn của Lục bộ trước khi Lục phiên xuất hiện là rất lớn Đây chính là cơ quan đầu não của Nhà nước phong kiến nắm toàn bộ công việc quân, dân,chính Tuy nhiên, sau khi Lục phiên ra đời thì số nhân viên Lục bộ bị giảm sút Theo Lê Quý Đôn cho biết thì “Lục bộ không đặt đủ viên chức, Lục tự không có công việc trách nhiệm” [3] Thậm chí năm 1763 số nhân viên Lục bộ bị tinh giảm tới mức tối thiểu, mỗi
bộ chỉ còn lại 8 người, Lục bộ có 64 người bằng 10,7 % so với trước kia Đây cũng chính là thời điểm Lục bộ bị Lục phiên chiếm đoạt toàn bộ quyền hành
Trang 22phiên có 60 thuộc lại như Cai hợp, Thủ hợp, Thư tả ở sáu phiên đều do Lại phiên phụng mệnh bổ dụng [24; 29] Theo ghi chép của Phan Huy Chú trong
Lịch triều hiến chương loại chí và ghi chép ở Lê triều hội điển thì các cung được
phân chia quản lý các địa phương như sau:
Tả trưng cung: có các hiệu Tả giáp, Tả ất thuộc Lại phiên coi việc thu thuế, ban phát nhiêu phu cấp ruộng đất ở trấn Nghệ An
Hữu trưng cung: có các hiệu Hữu giáp, Hữu ất thuộc Hộ phiên quản lý công việc hai trấn Thanh Hóa, An Quảng
Đông cung: có các hiệu Đông giáp, Đông ất thuộc Lễ phiên quản lý công việc hai trấn Hải Dương, Tuyên Quang
Nam cung: có các hiệu Nam giáp, Nam ất thuộc Binh phiên quản lý công
việc hai trấn Thái Nguyên, Sơn Nam
Tây cung ( Đoài cung): có các hiệu Đoài giáp, Đoài ất thuộc Hình phiên quản lý công việc hai trấn Hưng Hóa, Sơn Tây
Bắc cung: có các hiệu Bắc giáp, Bắc ất thuộc Công phiên quản lý công việc hai trấn Lạng Sơn, Kinh Bắc [2;25;28]
Trong mỗi cung gồm có nhiều hiệu thu, phát chịu sự điều khiển của từng phiên Dưới đây là sơ đồ các sơ đồ các hiệu thuộc các cung với những chức năng khác nhau:
I Thu thuế theo địa phương:
Bảng 2.2:
Lại phiên
(Tả trƣng cung)
Hộ phiên (Hữu trƣng cung)
Lễ phiên (Cung Đông)
Binh phiên (Cung Nam)
Công phiên (Cung Đoài)
Hình phiên (Cung Bắc)
8 Thanh Hoa xứ
1 Đông giáp trưng
2 Đông ất trưng
3 Hiệu Tuyên Quang
4 Hải Dương cung
1 Nam giáp trưng
2 Nam ất trưng
3 Hiệu Thái Nguyên
4 Sơn Nam cung
1 Đoài giáp trưng
2 Đoài ất trưng
3 Hiệu Hưng Hóa
4 Sơn Tây cung miếu
1 Bắc giáp trưng
2 Bắc ất trưng
3 Hiệu Lạng Sơn
4 Kinh Bắc cung miếu
Trang 23II Thu thuế theo sản vật
Lễ phiên (Cung Đông)
Binh phiên (Cung Nam)
Công phiên (Cung Đoài)
Hình phiên (Cung Bắc)
3 Thanh Hoa tri giáo phường
4 Điện Thái miếu
5 Điện văn miếu
6 Quán Trấn Vũ
7 Hiệu phát tự sự
1 Hiệu Đông thu tiền
2 Hiệu Đông phát tiền
3 Hải Dương tri giáo phường
1 Hiệu Nam thu tiền
2 Hiệu nam phát tiền
3 Sơn Nam tri giáo
4 Chùa Viên Quang
5 Chùa thần Quang
1 Hiệu Đoài thu tiền
2 Hiệu Đoài phát tiền
3 Sơn Tây tri giáo phường
1 Hiệu Bắc thu tiền
2 Hiệu Bắc phát tiền
3 Kinh Bắc tri giáo phường
Lại phiên
(Tả trƣng cung)
Hộ phiên (Hữu trƣng cung)
Lễ phiên (Cung Đông)
Binh phiên (Cung Nam)
Công phiên (Cung Đoài)
Hình phiên (Cung Bắc)
3 Hiệu Diệm lung
1 Hiệu thu
tự sự
2 Hiệu giáp điều
3.Hiệu ất cheo
4 Hiệu ất sài
5 Tích lệ chi
1 Hiệu Cung tiến
2 Hiệu giáp tất
3 Hiệu ất tất
4 Hiệu giáp miêu
5 Hiệu ất miêu
1 Hiệu chú tác
2 Hiệu Hồng đồng
1 Hiệu giáp hàm
2 Hiệu ất hàm
3 Hiệu xích mật
4 Hiệu Bạch diêm
5 Hiệu Hoa ngư
6 Hiệu Tiên ngư
Trang 24Lễ phiên (Cung Đông)
Binh phiên (Cung Nam)
Công phiên (Cung Đoài)
Hình phiên (Cung Bắc)
3 Hữu viên cung khố
1.Công điếm
2 Hiệu Đông loát
3 Bồ Đề cung khố
1 Công điếm
2 Hiệu Nam loát
3 Nam Viên cung khố
1 Công điếm
2 Hiệu Đoài loát
3 Cầu Nhiễu cung khố
1 Công điếm
2 Hiệu Bắc loát
3 Điêu Diêu cung khố
V Các cơ quan thừa hành của Lục phiên
Bảng 2.6: Cơ quan chuyên môn của Lục phiên
3 Hội đồng quán
3 Hiệu Ngoại thục phạt
1 Sáu sở doanh tạo
2 Thủ lĩnh quán
3 Các tượng
4 Bốn sở quân khí đồ ngọc
Tổ chức nhân sự của Lục phiên
Năm 1718 Trịnh Cương thiết lập Lục phiên “sai văn quan giữ việc các phiên, nội thần và thuộc quan về văn ban giũ chức Phó và Thiêm, thuộc lại ở mỗi phiên có 60 người” [1; 6]
2.1.3.1.2 Phạm vi quyền hạn và chức năng của Lục phiên
* Trên lĩnh vực thu thuế:
Theo Đại Việt địa dư toàn biên Lục cung do Lục phiên điều phối chịu
Trang 25Tả trưng cung (thuộc Lại phiên) 432 xã (trấn Nghệ An)
Hữu trưng cung ( thuộc Hộ phiên) 799 xã (Thanh Hóa: 701 xã; Yên Quảng: 98 xã)
Đông cung (thuộc Lễ phiên):1405 xã (Hải Dương: 1177 xã; Tuyên Quang: 228 xã)
Nam cung (thuộc Binh phiên): 2172 xã (Sơn Nam: 1658 xã; Thái Nguyên:
514 xã)
Tây cung (thuộc Hình phiên): 1161 xã (Sơn Tây: 1155 xã; Hưng Hóa: 6 xã) Bắc cung (thuộc Công phiên): 1146 xã (Kinh Bắc: 942 xã; Lạng Sơn: 204 xã) Tổng số xã chịu sự thu thuế của Lục cung thuộc Lục phiên là 7115 xã (chiếm 92
%) còn bộ Hộ chỉ được thu thuế và quản lý các công việc của 612 xã ở hai trấn Thuận Hóa và Quảng Hóa và Quảng Nam và 36 phường ở Kinh Đô
* Nhiệm vụ xét hỏi việc từ tụng về thuế khóa được phân chia cụ thế cho sáu phiên như sau:
+ Lại phiên giữ nhiệm vụ tra khám tất cả những vụ liên quan tới:
Những viên viên cai thuộc Tả trưng cung
Các hiệu trưng thu về tiền công
Việc mạo xưng quam chức
Việc lạm thu tiền
Việc nhân dân ở châu Bố Chính, châu Kỳ Hoa và phủ Cao Bằng không tố các quan bản hạt hà lạm…[24]
+ Hộ phiên: giữ nhiệm vụ tra khám tất cả những vụ liên quan tới:
Việc các viên viên quan cai thuộc cung Hữu trưng củ hặc nhân dân không chịu nộp thuế đinh điền; những việc chia quan điền không đều và những việc sai lầm thể lệ [24]
+ Lễ phiên: giữ nhiệm vụ tra khám tất cả những vụ liên quan tới:
Các tộc họ ở hiệu thu tự sự thuộc cung Đông củ hặc nhân dân bản hạt; nhân dân kiện các viên cai thu; các quan bản hạt hà lạm; các sự kiện dân hạt tranh nhau chiếm ruộng chùa;….[24]
+ Binh phiên: giữ nhiệm vụ tra vấn những vụ liên quan tới:
Binh lính kêu thiếu ruộng khẩu phần; các phường tranh nhau thổ cư; các phố
ở ven sông kinh đô và các đội ức thu tiền đò; binh lính kiện các viên quan quản
Trang 26binh và các thuộc viên ẩu đả binh lính, chiếm đoạt tiền khẩu phần của lính…[24]
+ Hình phiên: giữ nhiệm vụ tra vấn những vụ liên quan tới:
Việc đặt mua hàng ở các phố và các chợ mà không trả tiền; các người quyền
quý ức hiếp thường dân, thì đều giao cho Hình phiên xét xử còn việc các viên viên
cai và các viên trưng thu củ hặc những bọn dân ngoan ngạch không chịu nộp thuế
đinh điền thì giao cho Hình phiên hội đồng với nha môn bộ Hình xét xử [24]
+ Công phiên: giữ nhiệm vụ tra vấn những vụ liên quan tới:
Việc kiện cáo của các thợ thuyền ở xưởng đóng thuyền công và ở tượng
cục của sáu cung; việc đê đường và kho tàng
Dưới đây là sơ đồ tổ chức của Lục phiên:
Cơ quan thu thuế theo địa phương : Cơ quan thu thuế theo sản vật:
- Hiệu Tả Giáp trưng - Hiệu Thượng tiến
- Hiệu Tả Ất trưng - Hiệu Giáp ty
- Hiệu Cao Bằng - Hiệu Ất ty
- Hiệu Chân Bình - Hiệu Trúc loại
- Phủ Trấn Yên - Hiệu Chức loại
- Nghệ An tri giáo phường
Cơ quan chuyên môn:
Trang 27Cơ quan thu thuế theo địa phương : Cơ quan thu thuế theo sản vật:
- Hiệu Hữu Giáp trưng - Hiệu Tứ kỳ
- Hiệu Hữu Ất trưng - Hiệu Quật diệp
- Hiệu thu Vạn Ninh - Hiệu Diệm lung
- Hiệu thu Nhạc Trường
- Châu Trịnh Cao
- Châu Quy Hợp
- Thanh Hóa xứ đốc thu
- Thanh Hóa xứ điền trang
Cơ quan cấp phát bổng lộc:
- Hiệu Hữu thu tiền
- Hiệu Hữu phát tiền
- Thanh Hoa tri giáo phường
- Điện Thái miếu
- Điện Văn miếu
Trang 28Cơ quan thu thuế theo địa phương : Cơ quan thu thuế theo sản vật:
- Hiệu Đông Giáp trưng - Hiệu thu tự sự
- Hiệu Đông Ất trưng - Hiệu Giáp điền
- Hiệu thu Tuyên Quang - Hiệu Ất cheo
- Hải Dương cung miếu - Hiệu Ất sài
- Tích Lệ chi
Cơ quan cấp phát bổng lộc:
- Hiệu Đông thu tiền
- Hiệu Đông phát tiền
- Hải Dương tri giáo phường
Cơ quan chuyên môn:
- Giáo phường ty