6. Cấu trúc của đề tài
3.2. Những hạn chế trong cải cách của Trịnh Cƣơng
Định chế cung vua - phủ Chúa là đặc điểm cơ bản nhất của hệ thống chính trị Đàng Ngoài, tồn tại từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII. Cung Vua - phủ Chúa diễn ra sự phân chia quyền lực ngày càng cao,nhất là từ khi chúa Trịnh cho tổ chức ba phiên bên Phủ đường.
Trong cải cách hành chính của Trịnh Cương, với sự xuất hiện của Lục phiên, quyền hành và phạm vi hoạt động của Lục bộ bị thu hẹp, chịu sự chi phối, giám sát của Lục phiên. Sự song song tồn tại của Lục bộ và Lục phiên trong quản lý đất nước chỉ còn hoàn toàn trên danh nghĩa. Các chức Tri phiên, phó Tri phiên… kể cả các thuộc quan của Lục phiên đều kiêm nhiệm ở Lục bộ của triều đình nắm quyền bên Lục bộ, nếu không là người của phủ Chúa thì từ đó đội ngũ quan chức này hoàn toàn lệ thuộc vào phủ Chúa, hoặc chịu sự giám sát của phủ Chúa.
Trong cải cách kinh tế- Tài chính của Trịnh Cương cũng bộc lộ những hạn chế nhất định:
- . Nội dung chính sách quân điền và những điều quy định trong quá trình thực hiện có những điểm cần được giải thích cụ thể hơn. Ví như trong quy định quân cấp có nói rõ: Người dân nào đã đến tuổi được chia ruộng mà chưa gặp kỳ quân cấp thì phải xem xét trong xã hạng đến 60 tuổi bao nhiêu người, có thể lấy lại được bao nhiêu..cho xã thôn trưởng tạm lấy số ruộng ấy mà tùy số nhiều út chia cấp cho những người đến tuổi…
- Sự ưu đãi quá mức của Nhà nước phong kiến đối với tầng lớp quan lại, binh lính đã hạn chế đáng kể ruộng đất công làng xã do Nhà nước trực tiếp quản lý, thu hẹp quyền sử dụng ruộng đất của nông dân làng xã, trong khi đó họ phải chịu nhiều loại thuế khác nhau. Người nông dân ngay càng lệ thuộc vào Nhà nước phong kiến.
- Chính sách quân điền được ban hành năm 1711 nhưng đến năm 1722 Nhà nước mới ban hành chính sách tô thuế mới. Như vậy, trong khoảng hơn 10 năm ấy Nhà nước vẫn thực hiện chính sách tô thuế ban hành năm 1670 với mức đóng góp nặng hơn nhiều so với mức thuế năm 1722. Đây là lí do khiến nhiều gia đình nông dân với khẩu phần ruộng đất công ít ỏi không đủ khả năng gánh
vác nghĩa vụ tô thuế với Nhà nước, buộc phải cầm đợ hoặc bán khẩu phần ruộng quân cấp của mình, tạo điều kiện cho quá trình tư hữu hóa ruộng đất phát triển mạnh mẽ hơn.
- Năm 1729 Trịnh Cương đột ngột qua đời chính sách cải cách kinh tế - tài chính do ông chủ trương bị bỏ dở. Do đó những chủ trương chính sách cải cách của ông mang nhiều điểm tích cực khả thi, chưa phát huy hết được tác dụng đã sớm bị lụi tàn.