Nghĩa của cuộc cải cách tài chính của Trịnh Cƣơng

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu cải cách trịnh cương (1709 - 1729) (Trang 52 - 57)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3. nghĩa của cuộc cải cách tài chính của Trịnh Cƣơng

Nội dung cải cách quan trọng nhất trên lĩnh vực tài chính của Trịnh Cương chính là ban hành phép tô, dung, điệu và định ra nguyên tắc tài chính mới.

* Trong lịch sử tài chính nước ta, đây là lần đầu tiên phép tô, dung, điệu được triệt để thực hiện. Đặc biệt trong phép tô, hình thức đánh thuế ruộng tư có một ý nghĩa rất quan trọng và nội dung chủ yếu của cải cách tài chính:

- Góp phần giải quyết sự bất hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ của người sở hữu, tức là giải quyết sự bất công trong việc đóng góp của người có ruộng và không có ruộng.

- Trong điều kiện mức tô thuế ruộng công giảm hơn so với trước, thì tô thuế ruộng tư chính là nguồn bổ sung quan trọng nhằm bảo đảm sự ổn định của ngân khố quôc gia.

- Qua việc đánh thuế, Nhà nước khẳng định quyền chi phối của mình đối với ruộng tư, đồng thời tạo nên sự ràng buộc chặt chẽ giữa Nhà nước với chủ tư hữu thông qua lợi ích kinh tế.

- Với mức thu tô thuế ruộng tư hợp lý, Nhà nước đã góp phần củng cố và mở đường cho sự phát triển của chế độ tư hữu, nhất là đối với tầng lớp quan lại kiêm địa chủ. Chính sách này còn tạo điều kiện khuyến khích thúc đẩy họ mua tậu thêm ruộng tư.

Khoảng thời gian từ những năm đầu thế kỷ XVIII đến giữa thập kỷ 30 của thế kỷ này, tình hình trật tự xã hội ở Đàng Ngoài khá ổn định. Hầu như ở các địa phương không xảy ra một cuộc nổi loạn nào đáng kể như từng diễn ra trong thời

dân phần nào được cải thiện. Người nông dân “an cư lạc nghiệp”, không bị đè nén áp bức như trước do đó họ không có lý do gì để tụ tập nhau làm loạn. Sử cũ ghi chép: Chúa Trịnh Cương ra chơi phía Tây thành Thăng Long, xem xét việc gặt mùa. Bấy giờ được mùa, lúa tốt, chúa Trịnh thân đi xem ban cho họ rượu và thịt. Mọi người đều ca múa vui mừng.

* Nguyên tắc tài chính mới được Trịnh Cương cùng chiều thần bàn định và đưa ra áp dụng vào năm 1721 là “lượng số chi trước rồi định số thu của dân sau”.Nguyên tắc tài chính này là sự học hỏi, kế thừa tư tưởng tài chính “lưỡng thuế pháp” của Dương Viêm đời Đường ở Trung Quốc. Tuy nhiên ở nước ta nguyên tắc này lần đầu tiên được thực thi dưới thời Trịnh Cương và có thể coi đó là một sự cải cách về tài chính. Nguyên tắc tài chính của Trịnh Cương chủ yếu mang tính chất tiêu cực. Thực hiện nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự bội chi của ngân sách quốc gia và kéo theo đó là sự bóc lột ngày càng cao của Nhà nước phong kiến đối với các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên cũng có nhận định khác về nguyên tắc tài chính này: “Nếu nói đến nguyên tắc chi phối toàn bộ tài chính của quốc gia thì có tính hợp lý của nó, tiến bộ hơn nguyên tắc “lượng nhập vi xuất” (lượng thu vào để xuất) truyền thống, nhưng cũng dễ dàng mở đường bóc lột cho giai cấp thống trị. Điều này hiển nhiên chỉ là giải quyết nguy cơ tài chính lúc bấy giờ” [17]

KÊT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài khóa luận “Cải cách Trịnh Cương đầu thế kỷ XVIII” ở Đàng Ngoài, chúng tôi rút ra một số nhận xét tổng quát sau:

- Trịnh Cương lên thay Trịnh Căn cầm quyền chính năm 1709 trong bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội ở Đàng Ngoài đang trên đường hồi phục, bộc lộ một vài biểu hiện thuận lợi. Trong bối cảnh đó Trịnh Cương tiến hành cải cách nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển của xã hội Đàng Ngoài đang trên đường hồi phục.

- Với tư cách là người trực tiếp điều hành quản lý đất nước, Trịnh Cương là người có ý chí, bản lĩnh, năng động và thực sự lo toan đến sự hưng vong của đất nước. Cải cách của Trịnh Cương tập trung chủ yếu trên hai lĩnh vực: cải cách bộ máy hành chính (tổ chức nhân sự) và cải cách kinh tế - tài chính.

- Quá trình cải cách của Trịnh Cương diễn ra theo một chu trình hợp lý: Xuất phát từ mục tiêu tạo bước chuyển biến mạnh của nền kinh tế đất nước, Trịnh Cương đặt trọng tâm của cuộc cải cách trên lĩnh vực kinh tế - tài chính với việc cải tiến chế độ tô thuế là cốt lõi. Để cuộc cải cách kinh tế - tài chính có hiệu quả, vấn đề nhân sự được Trịnh Cương đặc biệt coi trọng, đặt lên hàng đầu. Nhu cầu hoàn thiện và cải tạo định chế cung Vua - phủ Chúa với mục đích tập trung quyền lực vào một mối, vào phủ Chúa, đã được đặt ra. Như vậy, Sau năm 1718 Trịnh Cương đã khẳng định quyền lực của phủ Chúa trước cung vua trên hai lĩnh vực quan trọng bậc nhất của quốc gia đó là: quân sự và kinh tế - tài chính.

Năm 1711 Trịnh Cương ban hành chính sách quân điền hướng tới 2 mục tiêu cơ bản:

+ Tổng kiểm tra toàn bộ diện tích ruộng đất công làng xã do Nhà nước trực tiếp quản lý.

+ Phân chia ruộng đất công làng xã cho nông dân cày cấy nhằm phục hồi và phát triển nền sản xuất nông nghiệp.

- Tiến trình của cuộc cải cách diễn ra khá nhịp nhàng, đồng bộ. Nội dung biểu thuế thời Trịnh Cương thể hiện toàn diện, hợp lý và sáng tạo. Có thể khẳng định rằng: trong lịch sử nền tài chính nước ta thời phong kiến (trước thế kỷ XIX) chưa thấy xuất hiện một biểu thuế nào đạt đến mức độ chi tiết hóa như vậy.

- Những cải cách của Trịnh Cương chủ trương tiến hành trong khoảng gần hai thập kỷ (1711 - 1729), trên thực tế chưa tạo nên một bước ngoặt căn bản làm thay đổi toàn bộ cơ sở kinh tế - xã hội phong kiến Đàng Ngoài. Tuy nhiên nó đã bước đầu góp phần tạo nên sự ổn định trật tự xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nước. Nội dung cải cách của Trịnh Cương nhìn chung mang tính tích cực, tiến bộ nhưng nó không có nhiều thời gian triển khai cũng như để kiểm nghiệm qua thực tiễn.

- Mặc dù mang những yếu tố tích cực, có tác dụng thúc đẩy quá trình ổn định xã hội, phát triển Đàng Ngoài trên mọi lĩnh vực, nhưng cải cách của Trịnh Cương vẫn bộc lộ mặt hạn chế cơ bản. Cải cách hành chính với việc thiết lập Lục phiên, hoàn thiện phủ Chúa, cũng như cải cách kinh tế - với việc quân điền, đặt thuế lệ mới - xét cho cùng đều nhằm mục đích số một là tăng cường bộ máy Nhà nước phong kiến quân chủ, mà chúa Trịnh đã và đang thâu tóm mọi quyền lực.

Trên đà hưng phục từ các chúa tiền nhiệm (như Trịnh Căn 1682 - 1709), cải cách của Trịnh Cương tự giam hãm trong khuôn khổ của định chế cung Vua - phủ Chúa đã an bài với nhiều phiền toái, đã và đang là nguồn gốc của những mâu thuẫn chính trị - xã hội lớn trong phạm vi cả nước thời bấy giờ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập II, NXB Sử học, Hà Nội

2. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập III, NXB Sử học, Hà Nội.

3. Lê Quý Đôn toàn tập (1977), bản dịch, tập II (Kiến văn tiểu lục), NXB KHXH, Hà Nội.

4. Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, bản dịch, NXB KHXH, Hà Nội.

5. Phạm Đình Hổ (1997), “Vũ trung tùy bút”, Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập II, NXB Thế Giới, Hà Nội.

6. Trần Trọng Kim (1951), Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, Hà Nội.

7. Ngô Cao Lãng (1975), Lịch triều tạp kỷ, bản dịch tập I, NXB KHXH, Hà Nội. 8. Ngô Cao Lãng (1975), Lịch triều tạp kỷ, bản dịch tập II, NXB KHXH, Hà Nội. 9. Nguyễn Triệu Luật (1938), Loạn kiêu binh, Nhà in Tân Dân, Hà Nội. 10. Mác- Ăng ghen tuyển tập (1980), tập I, NXB Sự thật, Hà Nội.

11. Dương Minh (1978), “ Lê Anh Tuấn và xã hội Đàng Ngoài nửa đầu thế kỷ XVIII”, Tạp chí NCLS (179), tr.49-59.

12. Đỗ Văn Ninh (1995), Quốc tử giám và trí tuệ Việt, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 13. Nguyễn Thanh Phiệt (1995), “Suy nghĩ về sự xuất hiện và vai trò của Chúa Trịnh trong lịch sử từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII”, Chúa Trịnh - vị trí và vai trò lịch sử, Thanh Hóa.

14. Nguyễn Hồng Phong (1960), “Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và vấn đề hình thành chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam dưới thời phong kiến”, NCLS (13), tr.13-21.. 15. Vũ Huy Phúc (1964), “ Chế độ công điền công thổ của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí NCLS (62), tr.40-53.

16. Hồ Hữu Phước (1964), “Trong lịch sử Việt Nam đến giai đoạn nào thì ruộng tư chiếm ưu thế”, Tạp chí NCLS (69),tr.39-45.

18. Quốc sử quán triều Nguyễn (1962), Đại Nam thực lục tiền biên, tập I, NXB Sử học, Hà Nội.

19. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục,tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục,tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Trương Hữu Quýnh (1983), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI-XVIII, tập II (thế kỷ XVI-XVIII), NXB KHXH, Hà Nội.

22. Trương Hữu Quýnh (1995), “Chúa Trịnh Cương và những vấn đề kinh tế- chính trị”, Chúa Trịnh- vị trí và vai trò lịch sử, Thanh Hóa.

23. Sử thần triều Lê (1982), Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ tục biên), Bản dịch, tập I, NXB KHXH, Hà Nội.

24. Sử thần triều Lê (1966), Lê chiều hội điển, Trần Lê Hữu dịch (Bản đánh máy). 25. Nguyễn Thu (1974), Lê quý kỷ sự, Bản dịch, NXB KHXH, Hà Nội.

26. Khổng Đức Thiêm(1995), ”Nhận thêm về cơ cấu chính quyền “kép”cung vua phủ chúa và vai trò của nhà Trịnh trong lịch sử trung đại Việt Nam”, Chúa Trịnh –vị trí và vai trò lịch sử, Thamh Hóa.

27.Trịnh Tiến Thuận (1995), “Quan hệ Nhật –Việt thời chúa Trịnh”, Chúa Trịnh và vai trò lịch sử, Thanh Hóa.

28.Nguyễn Trãi toàn tập (1976), NXB KHXH ,Hà Nội.

29.Thành Thế Vĩ (1961), Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII,XVIII và đầu thế kỉ XIX, NXB Sử học,Hà Nội.

30. Viện sử học (1977), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, tập I, NXB KHXH, Hà Nội.

31. Nguyễn Thanh Nhã (1970), Tableau esconomique du Viet Nam aux XVII ei XVIII siècle, Paris.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu cải cách trịnh cương (1709 - 1729) (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)