Chính sách quân điền năm 1711

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu cải cách trịnh cương (1709 - 1729) (Trang 32 - 57)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Chính sách quân điền năm 1711

Xuất phát từ tình hình thực tế, trên cơ sở diện tích ruộng đất công hiện có thuộc quyền quản lý của Nhà nước, năm 1711, Trịnh Cương cùng Phủ liêu bàn bạc, châm chước, đặt làm các điều lệ về chi cấp, về niên hạn, về phân số, đẳng cấp và các nghị định rõ ràng, rồi ra lệnh cho các thần dân tuân theo đó mà thừa hành…[7]. Trước khi thực hiện chế độ quân phân, quan vâng mệnh cấp ruộng phải tiến hành cho thu hồi những ruộng bị cầm đợ, ẩn lậu, ruộng công tư bỏ hóa ở các làng xã. Ban hành quy định từ đây về sau quan điền và đất bãi không được mua bán nữa.

Nội dung cơ bản và những quy định của chính sách quân điền:

1.Niên hạn quân cấp: 6 năm thực hiện một kỳ quân phân theo chính sách thời Hồng Đức.Để tiện cho việc sản xuất đúng thời vụ, những ruộng mùa hạn đến tháng 3, ruộng vụ chiêm hạn đến tháng 9 phải cấp xong.

2. Đối tượng được cấp ruộng: Trên từ quan viên xuống đến các hạng dân đinh từ 18 tuổi (hoặc 20 tuổi) trở lên và những người quan, quả, cô, độc, bất cụ.

- Những người đã có ruộng (của vợ hoặc của mình) nhưng chưa đủ số cũng được liệu lượng cấp thêm.

- Các thuộc viên và binh lính (đã có ngụ lộc và điền lộc) được cấp thêm. 3. Đối tượng không được cấp:

- Quan viên đã được cấp ruộng ân tứ và dân lộc (chế lộc, ngụ lộc) thì đình chỉ việc cấp.

- Những người nào đã có ruộng của vợ hoặc ruộng của mình đủ phẩm. 4. Cách thức chia cấp:

- Phải hiểu theo thứ bậc chức sắc cùng ngôi thứ tuổi tác và hương ẩm để định việc cấp trước cấp sau cũng như số phần ruộng nhiều hay ít.

- Những người trên 60 tuổi và người quá cố đã hết tang phải trả lại ruộng công.

- Theo nguyên tắc: ruộng xã nào đem chia cho người xã ấy. Xã nào nhiều ruộng thì lấy hàng mẫu làm từng phần. Xã nào ít thì lấy hàng sào, thước làm từng phần.

* Quan viên sắc mục có phẩm hàm (từ chánh nhất phẩm đến tòng cửu phẩm gồm 18 bậc) lấy hàng tòng cửu phẩm (cuối hàng cuối cùng) làm số phần chuẩn rồi tính ngược lên theo từng bậc phẩm hàm. Nếu như phép quân cấp thời Vĩnh Thịnh (1711) tuân thủ hoàn toàn theo phép quân cấp thời Hồng Đức về khẩu phần cấp cho quan viên có phẩm hàm: lấy mốc chuẩn là 9 phần ruộng cho người đứng ở “cuối hàng cuối cùng” (tức tòng cửu phẩm) như Phan Huy Chú đã nói rõ thì số phần ruộng cấp cho quan lại có phẩm hàm sẽ khác nếu tính ngược lên : mỗi bậc tăng 1/2 phần ruộng. Hệ thống phẩm hàm (18 bậc) có liên quan chặt chẽ đến chức vụ và thông tư của quan lại. thông tư gồm có 24 bậc (trật, giai, liên, ban, tự, chế, tuyển, liệt), mỗi tên gọi chia làm 3 bậc ( thượng, trung và hạ). Tên gọi của 24 thông tư cùng sự phối hợp giữa thông tư với phẩm tước như sau:

Tên gọi của thông tư: Bảng 2.7: Thƣợng Trung Hạ Trật Giai Liên Ban Tự Chế Tuyển Liệt 24 (tư) Thượng trật 23 Thượng giai 22 Thượng liên 21 Thượng ban 20 Thượng tự 19 Thượng chế 18 Thượng tuyển 17 Thượng liệt 16 Trung trật 15 Trung giai 14 Trung liên 13 Trung ban 12 Trung tự 11 Trung chế 10 Trung tuyển 9 Trung Liệt 8 Hạ trật 7 Hạ giai 6 Hạ liên 5 Hạ ban 4 Hạ tự 3 Hạ chế 2 Hạ tuyển 1 Hạ liệt

Sự phối hợp giữa 24 tư với phẩm và tước: Bảng 2.8: Tên gọi thông tƣ Số bậc thông tƣ Phẩm Tƣớc Thượng trật Thượng giai Thượng liên Thượng ban Thượng tự Thượng chế Thượngtuyển Thượng liệt Trung trật Trung giai Trung liên Trung ban Trung tự Trung chế Trung tuyển Trung liệt Hạ trật Hạ giai Hạ liên Hạ ban Hạ tự Hạ chế Hạ tuyển Hạ liệt 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Chánh nhất phẩm Tòng nhất phẩm Chánh nhị phẩm Tòng nhị phẩm Chánh tam phẩm Tòng tam phẩm Chánh tứ phẩm Tòng tứ phẩm Chánh ngũ phẩm Tòng ngũ phẩm Chánh lục phẩm Tòng lục phẩm Chánh thất phẩm Tòng thất phẩm Chánh bát phẩm Tòng bát phẩm Chánh cửu phẩm Tòng cửu phẩm

Văn: Quốc công; Võ và thị nội giám phong quận công Văn: Quận công Văn, võ: tước hầu Văn, võ tước bá Văn: tước tử Văn: tước nam

Theo Phan Huy Chú mà tính phẩm hàm quan lại gồm 18 bậc. Như vậy, những người phẩm hàm chánh nhất phẩm sẽ được cấp 17,5 phần ruộng. Đây là theo quy chế quân cấp còn trên thực tế thì phần lớn các quan lại có phẩm hàm cao đã được cấp dân lộc rồi nên không thuộc đối tượng của chính sách quân điền.

- Những hạng sắc mục không có phẩm hàm trở xuống đến dân đinh và các hạng quan, quả, cô, độc, bất cụ được cấp 8,5 phần đến 3 phần theo bảng phân loại sau:

Bảng 2.9:

Số phần ruộng

Chức sắc và các hạng dân

Theo quy chế thời Hồng Đức Bổ sung thêm năm 1711

8,5

8,0

Thường xuyên thư lại thừa chế ở cung môn; Thường xuyên thư lại và đới cung lực sĩ ở Ngự tương ty; Thường xuyên nội sứ ở Lục thanh giám; Kim đao lực sĩ; Hải thanh lực sĩ, Hà thanh lực sĩ, Xạ lực sĩ, Thiên xạ lực sĩ ở Lực sĩ ty.

Thường xuyen giám lại và Nội sử ở các giám ty; Ngân dũng lực vũ sĩ ở Trấn điện ty; Để sinh dũng vũ sĩ ở Lực sĩ ty; án lại ở hai vệ Cẩm y và Kim ngô; Dũng kỵ sĩ và xá nhân ở Cẩm y vệ; độc thư hoa văn học sinh, thường ban ở Thiên hòa, Cửu tiên cung.

- Chánh câu kê, phó câu kê, chánh ty quan,phó ty quan, cai đội, phó cai đội.

- Chánh đội trưởng, chánh phó đội trưởng; thị nội văn chức có xuất thân; cai ty; cai hợp, phó cai ty, nội giám từ chức tiểu quạt trở lên, thuộc viên và chánh đội trưởng, phó tránh đội trưởng đội Nhưng nhất và đội Kiệu nhất. Tất cả những viên chức kể trên nếu không phải là trong phiên ứng vụ thì đều lui 3

7,5 7,0 6,5 6,0 - Tráng sĩ thường ban ở Cẩm y vệ;

- Thường ban ở Tượng cứu ty; hai giám cục Ngự dụng và Thượng y.

- Phi kỵ tráng sĩ ở Cẩm y vệ; Canh ban xã nhân, lại phiên tráng sĩ ở Thần tý Kim Ngô vệ; Tráng sĩ các ty thuộc 4 vệ Hiệu Lục, 4 vệ Thần Vũ, Vũ Lâm vệ, Cẩm y vệ, 5 vệ Điện tiền;

Thượng ban ở Trung thành binh mã lang tướng ty; Nho sinh sùng văn quán; Đô lại và đề lại ở các nha môn trong kinh.

Lại ban ở Mã cứu ty; nhiêu nam ở các vệ của Ngũ phủ; Tứ thành binh mã lang tướng.

Các vệ thuộc Ngũ quân; 4 vệ Tuần tượng, 4 vệ Mã nhàn; đề lại các nha môn ở ngoài (không ứng

- Nội văn chức, thủ hợp; phó thủ hợp, tả hữu án lại, thuộc viên và chánh đội trưởng đội Thị hậu; đội trưởng đội Nhưng nhất và đội Kiệu nhất. Tất cả những viên chức trên, dù có trúng khoa trường (đối với văn chức) mà không phải phiên ứng vụ thì phải lui 3 phần (tức 4,5 phần).

- Văn chức nho sinh trúng thức, giám sinh, thủ hợp, phó thủ hợp, hoa văn học sinh, thị nội thư tả (không ứng vụ thì cũng như sinh đồ), thư tả, chánh đội trưởng và phó chánh đội trưởng các doanh, cơ, thuyền; đội trưởng đội Thị hậu; Ưu binh các đội Thị trù, Nhưng nhất, Kỵ nhất, các chức cửu phẩm tạp lưu.

- Thị quản tượng, đội trưởng ở các doanh, cơ, thuyên (nếu ở nahf thì phải lui 3 phần; được phép ở nhà thì không theo lệ phải lui này); ưu binh ở đội Thị hậu; binh lính ở đội Nội thủy, tiểu thủy; nội giám từ chức tiểu dức trở lên.

- Giáo phường (có hầu hạ); các tiểu hầu, tiểu giám trở xuống.

5,5

5

4,5

vụ thì cũng như sinh đồ); Lại ban các nha môn bên ngoài; nho sinh tú lâm cục, xã trưởng, xã sử, thường ban ở tuyên đạt cục; Thái quan thư; Lương uẩn cục; Thần trù thự; nữ sứ ở hai giám cục Ngự dụng và Thượng y.

Quân lính ở các Nha môn, các vệ, sở ở ngoài; các cục ba đẳng ở trong, phó vệ quân ở các ty, ngục lại ở Ngũ hình ty, quan viên phụ; thực ban các nha môn ở ngoài, , quan viên tử tôn, xã tư, sinh đồ, người nấu bếp của các cung thự cục thuộc Nghi vệ ty; ban ngoài ở Bách hý sở, các cục nhị đẳng thuộc Công bộ, nội sử, giám sử các giám ty, tiết phụ Nhã nhạc thự, quân phụng trực ở thị vệ cục, người hiếu đễ.

Quân lính các vệ sở ở ngoài; Thủ vệ ở ứng sự cục; những người thải lão ở các cục vệ; nội trừ ty; Nội thiên cục; các sắc mục ở Lam Kinh điện; Thừa sai tạo lệ ở các nha môn trong; vợ cả vợ bé của các quan viên.

- Ba bậc quân và ba bậc các sắc thuộc các vệ ở trong; đạo sĩ;

Ưu binh,nhiêu nam,hạng tạp lưu ứng vụ hầu sắc chỉ, lệnh chỉ,dụ chỉ, gia chỉ.

Cựu xã trưởng,trù tả, trù hữu, trù nhất, trù nhị bả lệnh, bả môn, thủ tàu, nhất binh, quản tượng.

Các sắc dân hạng, tùy hành nhiêu phu.

4

3,5

3

chúc nhân (thày cúng); hộ mắm muối; các hộ thuế; hooj chài lưới; người giữ sông và cửa ải,hộ đánh cá; người giữ lăng; người đánh chim; người kinh ở trường chăn ngựa.

Ba đẳng quân ở các nha môn và các sở ở ngoài, phu phố, phu trạm, phu dàn, đền, chùa,quán phu hái thuốc, phu ao đầm, phu đò.Con trai của các quân sắc có chức sắc, vợ cả vợ bé của các quân sắc, những người được trừ miễn thuế, các nư đinh khiêng kiệu.

Người thân thể bất cụ (một mắt hoặc một chi thể bị hỏng) hoàng đinh từ 17 tuổi trở xuống, lão từ 60 tuổi trở lên, người làm thuê (vợ dân đinh phục vụ cung thế). Những người tàn phế, tàn tật, con mồ côi,(gánh giao dịch thì được cấp ruộng như hành đinh); đần bà góa (quả phụ); vợ những người bị tội đồ lưu; những người nước ngoài quy thuận.

Như cũ.

Như cũ.

Như cũ.

Qua bảng phân loại các đối tượng được cấp ruộng theo chính sách quân điền, có thể rút ra một số nhận xét sau:

1. Nội dung chính sách quân điền và những điều quy định trong quá trình thực hiện có những điểm cần được giải thích cụ thể hơn. Ví như trong quy định

quân cấp có nói rõ: Người dân nào đã đến tuổi được chia ruộng mà chưa gặp kỳ quân cấp thì phải xem xét trong xã hạng đến 60 tuổi bao nhiêu người, có thể lấy lại được bao nhiêu..cho xã thôn trưởng tạm lấy số ruộng ấy mà tùy số nhiều ít chia cấp cho những người đến tuổi…[2; 22].

2. Trong các hạng chức sắc được bổ sung thêm (so với danh sách thời Hồng Đức) được hưởng từ 4,5 phần đến 8,5 phần chủ yếu là các thuộc viên của Tam phiên, các ty sở thuộc Lục bộ và binh lính. Các chức chánh, phó, câu kê, cai ty, cai hợp… thuộc ngạch số biên chế của các phiên, trong đó chức câu kê có phẩm hàm Chánh thất phẩm. Nếu đúng theo quy chế phẩm hàm thì chức này phải được hưởng 11,5 phần ruộng, nhưng thực tế chỉ được hưởng 8,5 phần ruông.

3. Qua bảng phân loại trên ta thấy rõ sự ưu đãi của Nhà nước đối với binh lính, những người vốn đã được cấp ruộng và xã dân lộc.

4. So với thời Hồng Đức, số người được cấp ruộng ở thời Vĩnh Thịnh sẽ nhiều hơn. Có tác giả cho rằng: “Nếu như ở thời Hồng Đức hạng được cấp 8 phần rưỡi (8,5) là các viên chức thất phẩm thì theo quy chế mới đây là hạng chức sắc chưa có phẩm hàm”[21; 30]

5. Trong quá trình quân cấp Nhà nước đã ra nguyên tắc “phải chiếu theo thứ bậc chức sắc cùng ngôi thứ tuổi tác và hương ẩm để cấp trước, cấp sau, không được để cho bon quyền cai thủ dịch tự tiện đảo điên vị thứ, để ngăn chặn những kẻ mưu cầu”. Trịnh Cương thực hiện chính sách quân điền với mục đích “cốt chia cho đều để tiện việc gánh vác” và “người nào cũng có phần ruộng, để ơn huệ được khắp” là một ý đồ tốt, một chủ trương đúng đắn từng thể hiện trong chính sách quân điền thời Hồng Đức.

2.2.2. Chính sách tô thuế thời Trịnh Cương

2.2.2.1. Nội dung biểu thuế thời Trịnh Cương

Năm 1716 Trịnh Cương bỏ phép bình lệ và bắt đầu phép chia đều thuế khóa và tạp dịch. Năm 1722 Trịnh Cương định thể lệ làm sổ hộ tịch nhân dịp định lại phép tuyển lính ở Thanh - Nghệ và tứ trấn và quy thành lệ từ đó ba năm

Năm 1725 Trịnh Cương định lệnh tìm bắt hộ khẩu bỏ trốn và dùng pháp luật để trị tội những kẻ “ngoan xảo trốn tránh”. Tiếp đó năm 1729 các quan khuyến nông được lệnh chia đường đi xem xét dân lưu tán, phân rõ hạng dân lưu tán và bàn bạc thi hành việc cứu vớt dân.

Chủ trương lập sổ hộ tịch hàng năm của Trịnh Cương được sử gia Phan Huy Chú đánh giá là một “chính sách mới có nhiều cải cách” [2;14]. Chủ trương trên đã mang lại hiệu quả rất thiết thực.

Đối với ruộng đất: “Ruộng đất trong cả nước, không kể là công hay tư, đều phải khám đạc lại, để lượng bổ ngạch thuế, tham chước với số nhân suất mà định thành lệ khiến cho kẻ giàu người ngèo đỡ đần lẫn nhau, chỗ nặng chỗ nhẹ san sẻ cân nhau, để làm quy chế thông thường mãi mãi…”.

Năm 1722 Trịnh Cương bắt đầu định phép tô, phép dung và phép điệu phòng theo phép tô, dung, điệu thời Đường.

Biểu thuế mới được xây dựng với nội dung như sau: 1. Tô ruộng:

Bảng 3.0:

Hạng ruộng Tô ruộng 1 vụ/mẫu Tô ruộng 2 vụ/mẫu

Ruộng công Ruộng tư 8 tiền (1/3 nộp bằng thóc) 2 tiền 8 tiền (2/3 nộp bằng thóc) 3 tiền

Đất bãi công chia 2 hạng:

- Một nửa tròng dâu: 1 quan 2 tiền (1/2 số tô nộp bằng tơ). - Một nửa trồng hoa màu: 1 quan 2 tiền.

Nhìn chung biểu thuế trên còn khá giản lược và duy trì cách đánh thuế đồng loạt là chính.

Nội dung quan trọng nhất của biểu thuế năm 1722 là Nhà nước bắt đầu bỏ thuế ruộng tư. Mặc dù mức thuế ruộng tư rất thấp chỉ bằng 25% hoăc 37% so với mức tô thuế ruộng công (tương ứng với loại ruộng 1 vụ và 2 vụ) nhưng đây lại là nội dung cốt lõi nội dung cải cách tô thuế của Trịnh Cương.

2. Thuế dung: Bảng 3.1:

Hạng dân Mức thuế

- Chính đinh (20 tuổi trở lên) - Tráng hạng

- Sinh đồ

- Lão hạng (50 tuổi trở lên) - Hoàng đinh (từ 17 đến 19 tuổi)

1 quan 2 tiền quý và 4 bát gạo 1 quan 2 tiền quý và 4 bát gạo 6 tiền quý và 2 bát gạo

6 tiền quý và 2 bát gạo 6 tiền quý và 2 bát gạo 3. Thuế điệu:

Chuẩn cho một suất đinh mỗi năm nộp 1 quan 2 tiền để thay vào việc phu phen tạp dịch và nhũng việc về bài biểu từ tự. Số tiền này chia nộp vào hai kỳ mùa đông và mùa hạ, mỗi kỳ 6 tiền để quan trên thuê người làm việc.

Cũng trong năm này định lệ tiền đình môn và tiền dung điệu của giáo phường các xứ:

* Tiền đình môn (cửa đình) : Bảng 3.2:

Tiền nộp

Xã lớn (trên 200 suất đinh) Xã vừa (trên 100 suất đinh) Xã nhỏ (100 suất đinh trở xuống)

6 quan tiền gián 4 quan tiền gián 2 quan tiền gián

Năm 1728 Trịnh Cương cho định lại phép tô ruộng: Bảng 3.3:

Loại ruộng Mức tô (theo mẫu) [2;17]

1. Ruộng công: - Hạng nhất - Hạng nhì - Hạng ba 1 quan (nộp 2/3 thóc) 8 tiền (nộp 1/2 thóc) 6 tiền (nộp 1/3 thóc) 4 tiền

2. Đất bãi công: - Trồng dâu

- Trồng khoai đậu - Bãi cát trắng - Đầm ao - Bãi cấy lúa

3. Ruộng hậu thần, hậu phật 4. Ruộng tư:

- Hạng nhất - Hạng nhì - Hạng ba

- Hạng cao khô, lầy, chua mặn 5. Đất tư 1 quan 2 tiền 6 tiền 4 tiền 8 tiền 9 tiền 2 tiền 3 tiền 2 tiền 1 tiền 1 tiền 2 tiền

Như vậy, so với biểu thuế trước đó, mức tô ruộng công năm 1728 nhẹ hơn. * Mức tô thuế ruộng công năm 1728:

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu cải cách trịnh cương (1709 - 1729) (Trang 32 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)