1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

02 luan van bao cao bước đầu tìm hiểu về quá trình khai phá, mở mang vùng đất đàng trong của các chóa nguyễn (1558 1774)

33 778 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 217 KB

Nội dung

Bài tập niên luận Đinh Thị Thu Liễu - K55A Lịch sử MỞ ĐẦU 1. LÝ do chọn đề tài Trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, vấn đề mở mang, khai phá đất đai luôn được coi là một vấn đề quan trọng. Có hiểu được quá trình Nam tiến của dân téc Việt Nam đồng thời cũng là lịch sử khai hoang vùng đất phía Nam chóng ta mới biết trân trọng những thành quả hết sức to lớn mà ông cha ta đạt được trong các thế kỉ trước. Trong lịch sử Nam tiến của người Việt, thì quá trình mở rộng lãnh thổ cũng như khai thác trong thế kỉ XVI, XVII, XVIII dưới thời các chóa Nguyễn chiếm vị trí hết sức đặc biệt. Với sự cố gắng không ngừng, mà ở các thế kỉ này lãnh thổ nước ta được mở rộng một cách mạnh mẽ nhất. Đồng thời với quá trình di dân của người Việt đến những vùng đất mới, hàng ngàn xóm làng trù phú đã được mọc lên biến vùng đất đàng trong trở thành một vùng đất sầm uất. Điều này đã tạo nên sự thay đổi to lớn của Đại Việt trong suốt mấy thế kỉ,dần kéo trọng tâm văn hoá kinh tế chính trị của cả nước xuống phía nam. Những thành tựu đó đã đóng vai trò rất tích cực trong nền văn hoá Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp thấy rõ thêm quá trình các chóa Nguyễn lập ra cơ sở cát cứ vững chắc của mình, tạo cơ sở cho các vua triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX có điều kiện phát triển quy lãnh thổ và xây dung chính quyền quốc gia thống nhất. Điều nay sẽ góp phần đánh giá thêm triều Nguyễn sau nay về những đóng góp cũng như hạn chế đối với tiến trình phát triển lịch sử dân téc nói chung. Bản thân em rất quan tâm đến lịch sử Việt Nam trong giai đoạn đất nước Việt Nam bị chia cắt, đặc biệt muốn tìm hiểu về vùng đất Đàng Trong dưới thời trị vị của các chóa Nguyễn. Vì tất cả những lÝ do đó nên em đã quyết định chọn đề tài: “Bước đầu tìm hiểu về quá trình khai phá, mở mang vùng đất Đàng Trong của các chóa Nguyễn (1558-1774)” làm 1 Bài tập niên luận Đinh Thị Thu Liễu - K55A Lịch sử đề tài nghiên cứu của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vần đề Do vị trí lịch sử và đặc điểm của vùng đất Đàng Trong dưới thời các chóa Nguyễn, nên đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đến. Một số sử gia miền Nam trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về thời kỳ này như: Phan Khoang với tác phẩm sử học:”Việt sử xứ Đàng Trong”.Đây là một công trình tương đối hoàn chỉnh,trong đó tác giả trình bày lần lượt về lịch sử vùng đất Đàng Trong,mà trọng tâm lúc này là Thuận Hoá.Các phần sau tác giả trình bày về tổ chức chính quyền, thuế khoá, phong tục tập quán, giáo dục. Tác giả dành khá nhiều cho quá trình “nam tiến của dân tộc”. Đề cập đến công cuộc khẩn hoang tác giả chú trọng đến vùng Nam Bé, ở Thuận- Quảng tuy có đề cập song chưa cụ thể. Tác giả Sơn Nam có tác phẩm:”lịch sử khẩn hoang miền Nam” đã trình bày lại tiến trình lịch sử của miền Nam trong việc mở mang đất đai canh tác, củng cố chính quyền, xác định biên giới, xây dựng các cơ sở vật chất .Tác phẩm đã cung cấp cho người đọc một cách khái quát quá trình thiên di, sinh cơ lập nghiệp của lưu dân Việt trên vùng đất mới phía Nam gần ba thế kỷ qua. Ngoài ra còn có nhiều công trình có liên quan đến vấn đề này cũng đã dược công bố trên các tạp chí, báo chí trung ương và địa phương. Tóm lại, nghiên cứu vấn đề này đã có nhiều tác giả quan tâm song do mục đích và quan điểm của người viết nên các công trình trên chỉ khai thác từng khía cạnh nhỏ hoặc cả vùng đất Đàng Trong. Trên cơ sở những công trình đó, tác giả đã tiếp thu những kết quả để làm rõ vấn đề mình quan tâm. 3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2 Bài tập niên luận Đinh Thị Thu Liễu - K55A Lịch sử 3.1.Nhiệm vụ của đề tài Đề tài chủ yếu tập trung tìm hiểu làm rõ việc các vùng đất từng bước một sát nhập vào lãnh thổ nước ta như thế nào và tìm hiểu lực lượng khai phá những vùng đất này, các hình thức khai thác và kết quả đạt được ra sao. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian Đề tài nghiên cứu vùng đất Đàng Trong kể từ vùng Thuận Hoá đến Nam Bé Về thời gian Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu ba thế kỷ XVI,XVII,XVIII, kể từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá năm 1558 đến năm 1774 khi khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, lật đổ chóa Nguyễn, đưa Đàng trong bước vào một giai đoạn lịch sử mới. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Tác giả đã tham khảo và sử dụng tư liệu trong”Phủ biên tạp lục”của Lê Quý Đôn và "Ô châu cận lục” của Dương Văn An, "Lam sơn thực lục" của Nguyễn Trãi, "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chó là những nguồn tư liệu gốc rất quý giá về vùng đất Đàng Trong. Đồng thời là mét số sách chuyên khảo như "Lịch sử khẩn hoang miền Nam" của Sơn Nam, "Việt sử xứ Đàng Trong" của Phan Khoang, "Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII" của Litana do Nguyễn Nghị dịch. Ngoài ra là mét số tài liệu tham khảo khác. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử, do đó phương pháp nghiên cứu 3 Bài tập niên luận Đinh Thị Thu Liễu - K55A Lịch sử chủ yếu là phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại những nét chung nhất về lịch sử giai đoạn này. Bên cạch đó phương pháp logic cũng được sử dụng để đưa ra những nhận định, đánh giá mang tính khái quát. Đồng thời là việc sử dụng các phương pháp sưu tầm tư liệu, tiếp thu và chọn lọc những nguồn sử liệu có liên quan đến đề tài, đối chiếu so sánh giữa các tư liệu để tìm ra các tư liệu có độ chính xác cao. 5. Đóng góp của đề tài 5.1 Về mặt khoa học Đề tài trình bày một cách có hệ thống quá trình các chóa nguyễn từng bước xâm lấn, sát nhập các vùng đất vào lãnh thổ của mình, tạo thành một vùng cát cứ vững chắc của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đồng thời là quá trình các cư dân Việt đến khai phá,làm ăn sinh sống. 5.2. Về mặt thực tiễn Đề tài góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử Việt Nam giai đoạn này. Đóng góp những nguồn tư liệu quý cho việc giảng dạy phần lịch sử Việt Nam từ thời kì XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII, đồng thời việc nghiên cứu đề tài sẽ chỉ rõ được những thành quả thu được trong quá trình nam tiến. Từ đó góp phần to lớn trong việc giáo dục các thế hệ trẻ, biết quý trọng những thành quả mà tổ tiên, ông cha ta đã tạo ra. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Công cuộc khẩn hoang xứ Thuận-Quảng. Chương 2: Mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục ảnh. 4 Bài tập niên luận Đinh Thị Thu Liễu - K55A Lịch sử NỘỊ DUNG Chương 1 CÔNG CUỘC KHẨN HOANG XỨ THUẬN - QUẢNG 1.1. Vùng đất Thuận - Quảng trước khi Nguyễn Hoàng vào cát cứ Thuận- Quảng là một vùng đất chạy dọc theo dãy Trường Sơn, ngoảnh mặt ra biển Đông, nối liền hai đầu Nam Bắc của đất nước. Thuận- Quảng là một địa bàn quan trọng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng của đất nước. Trải qua nhiều triều đại phong kiến, công cuộc khai phá vùng đất Thuận - Quảng đã được đặc biệt chú trọng. Vùng Thuận - Quảng được sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt từ các thế kỉ trước và đến năm 1471, dưới thời vua Lê Thánh Tông, chính thức hình thành hai đạo thừa tuyên: Thuận Hoá và Quảng Nam. Thực chất, Thuận - Quảng vốn là vùng đất của nước Chiêm Thành nhưng đã bị các triều đại phong kiến Việt Nam xâm lược và khai thác từ lâu đời. Thuận Hoá là đất Địa lý, Ma linh, Bố chính, Ô, Lý của Chiêm Thành bị các triều đại Lý, Trần chiếm đoạt từ thế kỷ XI và thế kỷ XIV. Quảng Nam còng là một phần đất Chiêm Thành từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông do Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông xâm chiếm trong thế kỷ XV. Ngay từ triều vua Lê Đại Hành, những cuộc tranh giành đất đai đã diễn ra thường xuyên giữa hai nhà nước Việt –Chiêm. Năm 982, vua Lê Đại Hành đã sai Phụ Quốc là Ngô Tử An đem ba vạn người khai thông nên con đường bộ từ cửa biển Nam giới đến châu Địa lí (là vùng đất Quảng Bình ngày nay). Việc lập nên con đường bé đó rõ ràng đã thể hiện ý định tiến về phía Nam của nhà nước phong kiến Việt Nam. Vào thời Lý, đất nước ta đã có một nền độc lập tương đối vững mạnh, do đó ý muốn bành trướng lãnh thổ về vùng đất phía Nam ngày càng mạnh mẽ, trở thành nhu cầu thường trực của triều đình phong kiến, mặc dù người Chiêm Thành đã chịu thần phục, nhưng với ý chí mở rộng bờ cõi, triều đình 5 Bài tập niên luận Đinh Thị Thu Liễu - K55A Lịch sử phong kiến Lý đã tìm cách buộc Chiêm Thành phải nhượng cho ta ba châu: Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh (là đất Quảng Bình và phần bắc Quảng Trị ngày nay)và bắt đầu tiến hành cuộc di dân vào năm 1075. Đến thời Trần, công cuộc mở đất diễn ra một cách hoà bình. Đến thời vua Trần Anh Tông thì “người Việt đã vào đến tận Thừa Thiên Huế và địa đầu Quảng Nam”[4, tr.98]. Trong đó có một sự kiện quan trọng trọng việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt dưới triều đại Trần là việc vua Chiêm Thành là Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý cho nước ta để cầu hôn công chóa Huyền Trân. Đến năm1307, vua Anh Tông đã cho đổi hai châu này thành Thuận châu và Hoá châu. Sự kiện này diễn ra có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi hai châu Ô, Lý là bàn đạp quan trọng để sau này người Việt dùng nó tiến vào phía Nam. Thời Lê, những cuộc xung đột, tranh chấp giữa Việt- Chiêm cũng thường xuyên xảy ra. Người Chiêm đã nhiều lần đem quân quấy nhiễu vùng biên giới nước ta gây ra sự bất hoà lớn. Trước tình hình đó, vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã quyết định đem quân đi đánh Chiêm Thành mở đất đến tận hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà ngày nay. Trong quá trình sát nhập những vùng đất Êy vào nước ta, các triều đại phong kiến Việt Nam còng đã từng bước tiến hành chính sách di dân và khẩn hoang. Đó là những cuộc di dân mà triều đình xuống chiếu chiêu mộ, khuyến khích sau mỗi lần được đất Chiêm Thành. Đồng thời đây cũng là nơi đi đày của những tù nhân phạm tội và đó cũng chính là lực lượng quan trọng tiến hành chính sách khẩn hoang, lập ra các đồn điền: “Trong sè 43 đồn điền dưới thời vua Lê Thánh Tông có 4 sở thuộc về vùng đất Thuận – Quảng là: Trâu- Phong, Tân-Bình, Thăng-Hoa, Tư-Nghĩa”[5, tr28]. Số cư dân Việt và số hàng xóm của người Việt ở đây ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Nếu nh thời kì nhà Minh đô hé “Phủ Tân Bình có 37 xã với 2132 gia đình, 4738 người; phủ Thuận Hoá có 79 xã với 1470 gia đình, 5663 người” [5, tr28], thì 6 Bài tập niên luận Đinh Thị Thu Liễu - K55A Lịch sử đến thời Hồng Đức, “thừa tuyên Thuận Hoá có 732 xã “ [5, tr28]. Điều đó thể hiện việc khai phá Thuận Hoá đã có những bước tiến rõ rệt. Ngay cả vùng Quảng Nam, mặc dù chỉ mới được thành lập năm 1471, là nơi được khai thác muộn hơn nhưng cũng có những bước tiến quan trọng “gồm 3 phủ, 9 huyện với gần 500 xã”[5, tr.28]. Mặc dù, vùng đất Thuận - Quảng đã được chú ý khai thác từ lâu đời nhưng công cuộc khai thác vẫn còn khá sơ sài, chưa được đồng bộ và nhất quán. Nền kinh tế Thuận Quảng vẫntrọng tình trạng lạc hậu và thấp kém. Theo nh Dương Văn An viết trong “Ô châu cận lục” thì cho đến tận thế kỉ XVI, Thuận - Quảng vẫn bị coi là vùng đất “Ô châu ác địa” là vùng đất miền biên viễn xa xôi của đất nước. Nơi đó chứa toàn những thứ độc địa, là nơi đày đoạ của những tội nhân, tù đày. Và dưới thời nhà Mạc thì những thứ phú thuế mà đất đai Ô châu nép lên triều đình toàn là các thứ lâm thổ sản, các sản phẩm lấy từ tự nhiên như các hương liệu, ngà voi, sừng tê giác, da trâu, nhung hươu, mây gỗ…Rõ ràng, điều đó phản ánh một hình thái kinh tế tự nhiên còn lạc hậu, chưa có sự cải tạo đáng kể để phát triển thành một nền kinh tế toàn diện hơn. Mặt khác, cho đến trước thế kỉ XVI, tại vùng đất Thuận - Quảng tổ chức làng mạc còn khá rời rạc, chưa có một kết cấu vững chắc đầy đủ nh làng xã cổ truyền của người Việt. Ngay trong “Lịch triều hiến chương loại chí” cũng đã viết: “Từ Lý Trần trở về trước phong hội chưa đến lúc mở mang, phong tục còn chất phác quê mùa, nhân dân thưa Ýt mà vắng vẻ, những nơi xa xôi còn lạc vào cõi khác”[2,tr.130]. Tuy còn nhiều khó khăn và lạc hậu nh vậy, nhưng vùng đất Thuận Quảng có nhiều thuận lợi và nhiều khả năng xây dựng và phát triển, bởi đây là địa bàn có ý nghĩa chiến lược trên nhiều lĩnh vực. Đó là điều kiện tốt để họ Nguyễn xây dựng cơ sở cát cứ. Vấn đề đặt ra là phải làm gì? và làm nh thế nào? để biến nơi đây thành một trung tâm, một căn cứ vững mạnh. Điều đó 7 Bài tập niên luận Đinh Thị Thu Liễu - K55A Lịch sử đã trở thành hiện thực khi Nguyễn Hoàng và các con cháu của Người vào đây cát cứ bắt đầu từ năm 1558. 1.2. Nguyễn Hoàng vào cát cứ Thuận Hoá, mở đầu cho quá trình mở mang đất Đàng Trong Vào đầu thế kỉ XVI, triều Lê lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, Mạc Đăng Dung đã nhân cơ hội đó, nổi dậy cướp ngôi vua Lê và lập ra nhà Mạc vào năm 1527. Tuy nhiên thời gian tồn tại của nhà Mạc khá ngắn ngủi bởi không được nhân dân tin cậy và vấp phải sự chống đối quyết liệt của các cựu thần nhà Lê, đứng đầuNguyễn Kim. Ông đã chiêu mộ nghĩa binh âm mưu khôi phục nhà Lê. Để danh chính ngôn thuận, vào năm 1533, ông cùng một số cựu thần nhà Lê, tôn Lê Ninh – con vua Lê Chiêu Tông lên ngôi, lấy hiệu là Lê Trang Tông. Từ đó, hào kiệt khắp nơi theo về ngày càng đông. Trong quá trình tiến quân ra Bắc tiêu diệt nhà Mặc, Nguyễn Kim được giao việc điều binh khiển tướng, tổng chỉ huy toàn bộ thuỷ lục quân. Ông được phong chức Thái Tể Đô Tướng Tiết Chế tướng sĩ chu dinh thuỷ bộ. Với cương vị này, ông luôn tỏ ra là vị tướng có tài. “Quân của ông tiến đâu thắng đó, thế mạnh như chẻ tre, binh tướng nhà Mạc phải rút lui dần để cố thủ”[7, tr.8]. Nhưng giữa lúc đó, ông bị hàng tướng của nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc giết chết vào năm1545. Toàn bộ quyền lực rơi vào tay Trịnh Kiểm là con rể của Nguyễn Kim, để giữ vững quyền hành của mình, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh của Nguyễn Kim, trước hết là các con trai của ông. Người con trai đầu của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị ám hại. Giết xong Uông, kiểm bắt đầu củng cố địa vị, đưa tay chân của mình vào nắm giữ những việc then chốt. Lúc này, Nguyễn Hoàng- người con thứ của Nguyễn Kim trở thành cái gai trước mắt Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm tìm mọi cách hãm hại nhưng chưa có dịp. Nguyễn Hoàng hết sức lo lắng và tìm cách thoát khỏi mối đe dọa đó. Một hôm, ông đến thăm cậu là thái phó Nguyễn Ư 8 Bài tập niên luận Đinh Thị Thu Liễu - K55A Lịch sử Kĩ, cho cậu biết hoàn cảnh của mình và dã tâm của Kiểm. Thái phó bảo với ông rằng: “Kiểm đã hại anh cháu, bây giê đang tìm cách hại cháu để rứt hậu họa, vậy nên cháu hãy mau mau tránh xa. Đất Thuận Hoá vốn là chốn xa xôi hiểm trở, có thể giữ yên được thân mình, cháu nên nhờ với chị cháu nói với Trịnh Kiểm cho khéo để xin vào trấn nhận đất đó, mới có thể mưu đồ việc lớn về sau” [7, tr.12]. Ông cũng tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm để xin vấn kế và đoán hộ vận mình của mình và được trạng Trình viết cho tám chữ: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (một giải Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời). Hiểu được gợi ý đó, Nguyễn Hoàng nhờ chị mình là Ngọc Bảo( vợ của Trịnh Kiểm) xin cho mình vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Trịnh Kiểm là người rất đa nghi, trước hành động xin vào Thuận Hoá của Nguyễn Hoàng, không phải là không có nghi ngờ, mặt khác Trịnh Kiểm cũng nhìn thấy được vị trí hết sức quan trọng của vùng đất Thuận Quảng- nơi cung cấp sức người sức của, rằng: “Thuận Hoá là nơi cung cấp binh lính của thiên hạ…thế đất hiểm trở, tính dân cương ngạnh, lại có nhiều lợi thế về tre, gỗ miền núi, cá mắm miền biển; về mặt trọng yếu thật không nơi nào hơn” [9, tr.26]. Tuy nhiên Trịnh Kiểm cũng tính toán rằng, đất Thuận Hoá đang gặp khó khăn. Đây là vùng đất mới còn lam sơn chướng khí, lại thêm quan quân nhà Mạc đang đóng, rất nguy hiểm. Trịnh Kiểm lúc này còn đang mải đối phó với quân Mạc ở mặt Bắc, không thể trực tiếp khống chế, kiểm soát được Thuận- Quảng. Do đó Trịnh Kiểm bằng lòng cho Nguyễn Hoàng vào đây vì nghĩ với những điều kiện như vậy Nguyễn Hoàng sẽ chẳng làm được gì. Mục đích của Trịnh Kiểm là muốn dùng Nguyễn Hoàng giữ vị trí phòng ngự nơi đây để họ Trịnh rảnh tay tấn công quân Mạc ở miền Bắc. Đồng thời Trịnh Kiểm cũng hy vọng là Nguyễn Hoàng sẽ bị quân nhà Mạc giết chết. Đó là thâm ý muốn mượn tay nhà Mạc để giết chết Nguyễn Hoàng tránh tiếng cho mình. Do đó Trịnh Kiểm đã tâu lên vua Lê xin cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá. 9 Bài tập niên luận Đinh Thị Thu Liễu - K55A Lịch sử Đầu năm 1558, Nguyễn Hoàng dẫn con em và những người thân tín lên đường vào Thuận Hoá với quyền hạn rộng lớn là “phàm mọi việc ở địa phương không kể to nhỏ đều cho tuỳ tiện xử trí” [5,tr26]. Sau đó vào năm 1570, Nguyễn Hoàng còn được giao cai quản luôn cả vùng đất Quảng Nam. Ông trở thành tổng trấn tướng quân trấn thủ cả đất Thuận Quảng. Miền Thuận Quảng vốn rộng lớn, nhiều tiềm năng, có khả năng phát triển thành một khu vực kinh tế độc lập vững mạnh. Mặt khác, với vị trí địa lí ngăn cách ở vùng Bố Chính làm cho việc giao thông đi lại đây khó khăn, nhưng lại rất thuận lợi cho họ Nguyễn cát cứ cố thủ vừa có khả năng cầm cự với quân Trịnh ở mạn Bắc, lại vừa có thể mở rộng về phương Nam nên rất có khả năng cho họ Nguyễn tiến hành mở rộng lãnh thổ, phát triển cơ sở cát cứ. Thuận Quảng là vùng đất không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt quân sự. Đó là điều mà trước đây chính Lê Lợi đã nhận định: “Tân Bình, Thuận Hoá là đất lòng dạ của ta, đã được đất Êy rồi thì không còn nỗi lo ở phía trong nữa” [10, tr.60]. Ngay cả Nguyễn Hoàng trước khi lâm chung cũng đã dặn lại con là Nguyễn Phóc Nguyên (chóa Hi Tông) rằng: “Đất Thuận-Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn và sông Gianh hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và núi Thạch Bi vững bền; núi sẵn vàng, sắt; biển có cá, muối, thật là đất dông võ của người anh hùng, nếu biết dạy dân, luyện binh để chống chọi với nhà Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời, còn nếu thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng quên lời dặn của ta”[4, tr.296-297]. Qua lời dặn đó có thể thấy được chỉ hướng mở rộng lãnh thổ để xây dựng cơ nghiệp của chóa Nguyễn mà ở đây là bành trướng về phía Nam- nơi tồn tại của hai quốc gia Chiêm Thành và Chân Lạp đang trên đà suy vong. Chính do xuất phát từ ý đồ cát cứ, xây dựng thế lực riêng vùng đất Thuận -Quảng nên từ khi Nguyễn Hoàng vào, ông đã nhanh chóng lợi dụng vị trí chiến lược của nơi đây để xây dựng thế phòng thủ, song song với việc 10

Ngày đăng: 20/12/2013, 17:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Văn An, Ô chõu cận lục, NXB KHXH, 1997 Khác
2. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Sử học, Hà Nội, 1960 Khác
6. Litana - Nguyễn Nghị (dịch), Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế-xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, NXB Trẻ, TPHCM, 1999 Khác
7. Thi Long, Nhà Nguyễn 9 chúa 13 vua, NXB Đà Nẵng, 2003 Khác
8. Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Trẻ, TPHCM, 1997 Khác
9. Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001 Khác
10.Nguyễn Trói toàn tập, Lam sơn thực lục, NXB Sử học, Hà Nội, 1975 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w