1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bước đầu tìm hiểu kỹ thuật nuôi và nguyên nhân gây chết mực nang trong quá trình sản xuất giống nhân tạo loài sepia pharaonis

45 646 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 376,3 KB

Nội dung

Kết quả phân tích về tương quan chiều dài màng áo và trọng lượng toàn thân cho thấy ở nhóm mực có chiều dài màng áo > 100 mm con cái có trọng lượng nặng hơn con đực, đây có thể là do tro

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Với 1 triệu km2 vùng biển đặc quyền kinh tế, trên 1.7 triệu ha mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản Việt nam là một trong những có tiềm năng lớn về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực Đông Nam Á Trong những năm gần đây, thuỷ sản được coi là ngành kinh tế có mũi nhọn và có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo và từng bước nâng cao mức sống cho cộng đồng ngư dân

Động vật thân mềm(ĐVTM) có số lượng khá lớn, đứng thứ hai sau động vật giáp xác ĐVTM có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, chứa nhiều đạm, hàm lượng mỡ thấp, nhiều loại axiamin cần thiết cho con người Những năm gần đây, nghề nuôi trồng Động vật thân mềm đã phát triển với tốc độ cao, giống loài được nuôi trồng dần dần tăng lên, diện tích nuôi trồng không ngừng được mở rộng, sản lượng nuôi trồng tăng lên rất lớn ĐVTM đã trở thành đối tượng kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế của nhiều quốc gia có biển ở khu vực châu Aù và thế giới

ĐVTM có 3 lớp quan trọng: Lớp chân bụng (Gastropoda), lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) và lớp chân đầu (Cephalopoda) Lớp động vật chân đầu (Cephalopoda) theo FAO có khoảng hơn 1000 loài thuộc 43 họ, bao gồm các loài mực ống, mực nang, bạch tuộc, tất cả đều sống ở biển

Theo thống kê của FAO, sản lượng mực đánh bắt hàng năm đứng hàng thứ ba sau cá và tôm biển Thịt mực thơm ngon chứa nhiều chất dinh dưỡng Mực khô là mặt hàng hải sản xuất khầu có giá trị, trong thịt mực còn chứa hàm lượng khá cao các loại vitamin

B12, B2, và PP Trong công nghiệp, túi mực làm nguyên liệu ấn loát, nang mực chế biến than hoạt tính Trong y học, dùng bột nang để chế biến thuốc cầm máu thuốc chữa đau dạ dày

Mục tiêu chung của chương trình phát triển giống thuỷ sản là phải đảm bảo đủ giống cho nhu cầu phát triển nuôi, phải đa dạng các giống, có nhiều loài thuỷ sản cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu Trước yêu cầu đó Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ

sản III đã tiến hành nghiên cứu sản suất giống mực nang (Sepia pharaonis) và đã đạt

được một số thành quả nhất định Tuy nhiên trong quá trình sản xuất thử nghiệm có hiện tượng mực chết rải rác mà chưa rõ nguyên nhân Vì vậy trong thời gian thực tập tốt nghiệp này được sự phân công của khoa Nuôi Trồng Thuỷ Sản Trường Đại học Thuỷ

Trang 2

Sản phân công thực hiện đề tài “Bước đầu tìm hiểu kỹ thuật nuôi và nguyên nhân gây chết mực nang trong quá trình sản xuất giống nhân tạo loài Sepia pharaonis”

Đề tài được thực hiện từ ngày 08/08/2005 đến ngày 30/11/2005 Với các nội dung sau:

Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống

Theo dõi biến động một số chỉ tiêu môi trường: T0; ppt; pH

Nghiên cứu biến đổi tổ chức mô học của mực nhiễm bệnh

Tìm hiểu thành phần ký sinh trùng

Nghiên cứu nấm trên mực giống

Phân lập và định danh vi khuẩn từ cá thể nhiễm bệnh

Do đây là đối tượng mới, chưa được nghiên cứu nhiều Do trình độ và thời gian còn hạn chế, báo cáo không tránh khỏi những sai sót Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn để báo cáo này được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, tháng 11 năm 2005 Sinh viên thực hiện

Phan Thị Luyến

Trang 3

Phần II: Tổng Luận

2.1 Vài nét về đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Hệ thống phân loại

Ngành : Mollusca

Lớp: Cephalopoda Cuvier, 1798

Lớp phụ: Coleoidea Bather, 1888

Bộ: Sepiida Naef, 1916

Họ: Sepidae Keferstein, 1866

Giống: Sepia Linnaeus, 1758

Loài: Sepia pharaonis (Enhrenberg, 1831)

- Tên đồng danh: Sepia rouxi Oxigny, 1841; Sepia formosana, Berry, 1912; Sepia formosano Sasaki, 1929; Sepia tigris Sasaki, 1929

Tên tiếng Anh: Pharaoh cuttlefish

Tên tiếng Việt: Mực nang Vân Hổ

2.1.2 Đặc điểm hình thái của mực nang:

Mực nang Sepia pharaonis thông thường dài 20-30cm, các xúc tay dài ngắn chênh

lệch không lớn, đôi xúc tay bụng là dài nhất và đôi xúc tay lưng ngắn nhất Trên xúc tay các giác bám lớn nhỏ gần bằng nhau Mỗi xúc tay có 4 hàng giác bám, vòng sừng giác bám ở góc của xúc tay trơn tru, còn vòng sừng giác bám ở đỉnh xúc tay có nhiều răng sừng đỉnh nhọn Ở cá thể đực xúc tay thứ tư bên trái là xúc tay sinh dục, trên xúc tay sinh dục có 12-15 hàng giác bám Chiều dài xúc tay bắt mồi gấp đôi chiều dài thân Giác bám trên xúc tay bắt mồi chênh lệch không lớn, ở phần giữa có 3-5 giác bám đặc biệt lớn Vòng sừng của các giác bám lớn đều trơn tru không răng, vòng sừng của các giác bám nhỏ đều có răng đầu nhọn Phần sau của vỏ biến thành gai thô

Theo Nguyễn Chính (1996), trên mặt lưng của mực nang có nhiều vân hình gợn sóng giống da hổ vằn nên gọi là mực nang Vân Hổ Khi còn nhỏ, cơ thể của chúng có

Trang 4

màu nâu nhạt, màu trắng vàng hay nâu sẫm và rất khó phân biệt được đực cái Khi trưởng thành, ở con cái và con đực có những sai khác phân biệt như sau:

Con đực: Cơ thể luôn dài hơn con cái, màu sắc sặc sỡ hơn ở đầu, các súc tay và mặt lưng với các vân màu xanh và trắng sáng sặc sỡ sắp xếp theo chiều ngang của cơ thể tạo nên nhiều vân hình gợn sóng giống da hổ Dọc theo hai bên mép của vây có một đường sáng không liền nhau tạo nên những đoạn có màu nâu sáng nối tiếp nhau, màu sắc này có khi thay đổi thành màu xanh nước biển hay màu sáng nhạt

Con cái: Phần thân của con cái tương đối rộng, không thuôn dài như con đực Phần lưng có màu nâu nhạt với nhiều chấm hoặc nốt màu trắng hoặc với đốm ngang dạng yên ngựa màu nâu tái gồm các vằn, chấm, đốt hoặc đốm dạng vân hổ nhỏ hơn Dọc hai bên mép trong của vây có một đường sáng màu xanh không liên tục của con cái có nhiều vằn ngang màu sáng

Nói chung màu sắc cơ thể mực nang rất dễ bị thay đổi sang màu khác: màu trắng vàng đục, màu nâu đậm Để chúng thích nghi với điều kiện sống và trốn tránh kẻ thù, đôi khi biến đổi thành gai nhọn, sù xì nhất là khi chúng cặp đôi giao vĩ, bắt mồi trốn tránh kẻ thù, uốn lượn thành những làn sóng đẩy nước về phía sau để đưa cơ thể về phía trước Ngoài ra vây có vai trò như bánh lái để chuyển hướng đi, giữ thăng bằng và giảm tốc độ

2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thi Thu Thảo (2005), ở giai đoạn còn nhỏ (chiều dài màng áo nhỏ hơn70 mm) tỷ lệ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn trọng lượng Chiều dài màng áo lớn hơn 100 mm tỷ lệ tăng trưởng về chiều dài chậm hơn trọng lượng

Kết quả phân tích về tương quan chiều dài màng áo và trọng lượng toàn thân cho thấy ở nhóm mực có chiều dài màng áo > 100 mm con cái có trọng lượng nặng hơn con đực, đây có thể là do trong giai đoạn này con cái tích trữ năng lượng cho quá trình sinh sản

2.1.4 Môi trường phân bố

Mực nang thường sống cách bờ từ 50-500 km, chúng sống ở đáy cát sỏi, cát pha lẫn mùn bã hữu cơ hay nơi có các tầng đá ngầm, đá san hô, độ sâu trung bình 15-17 m phân bố nhiều nhất ở độ sâu từ 20 -40 m

Trang 5

- Môi trường phân bố:

Độ mặn từ 32 - 36ppt

pH từ 8.0 - 8.5

Hàm lượng oxy hoà tan từ 5 –7 mg/lit

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

Đặc điểm dinh dưỡng của mực nang vân hổ cũng giống như của một số động vật, thay đổi theo giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có đặc điểm khác biệt riêng Khi ở giai đoạn phát triển trong bọc trứng ấu trùng chủ yếu dinh dưỡng bằng noãn hoàng Khi ấu trùng thoát ra khỏi bọc trứng trở thàng mực con, sau 3 – 5 ngày chúng sử dụng thức ăn bên ngoài Ơû giai đoạn này mực con dùng tay (các xúc tu) để bắt mồi Thức ăn bao gồm các thức ăn còn sống: Mysis và Postlarva của tôm, cá hương, giun đỏ, ấu trùng muỗi, nhưng thức ăn yêu thích là tôm ở giai đoạn Mysis và Postlarva Một tháng sau, ngoài thức ăn trên mực con có thể ăn các loại như: thịt tôm, cá…thái nhỏ Sau đó chúng sử dụng các loại thức ăn lớn hơn theo thời gian

2.1.6 Đặc điểm sinh học sinh sản

- Mực nang là loài phân tính rõ ràng Cơ quan thụ tinh của con đực là một tua đầu biến đổi, đó là xúc tay thứ tư, có giác bám ít phát triển và có rãnh ở giữa nằm bên trái, gọi là xúc tay sinh dục Tuyến tinh màu trắng đục, có ống dẫn tinh nhưng không có tuyến tạo vỏ

Con cái: kết quả giải phẫu cho thấy, buồng trứng nằm giữa khoang áo – bên dưới túi mực Không có cơ quan sinh dục, tuyến sinh dục là buồng trứng màu vàng nhạt Con cái có tuyến tạo vỏ rất rõ

Kích thước thành thục lần đầu: mực nang phải đạt chiều dài màng áo ≥ 70 mm mới có khả năng tham gia sinh sản lần đầu

* Hoạt động giao vĩ và thụ tinh

Hoạt động sinh sản của con đực và con cái diễn ra khi chúng kết cặp với nhau tự 1-3 tuần Con đực lựa chọn con cái để kết cặp còn con cái chấp nhận mọi con đực Thời gian kết cặp kéo dài hay ngắn tuỳ thuộc vào qúa trình chọn lựa của con đực Quá trình kết cặp và đẻ của con đực và con cái như sau

Trang 6

Đầu tiên, con đực bơi song song với con cái, sau đó con đực áp phần bụng lên lưng của con cái, chúng bơi cùng nhau đồng thời kéo dài các xúc tu ra

Con đực từ từ xoay phần bụng lại và kéo căng các xúc tu tiếp cận với các xúc tu của con cái Con đực cũng kéo căng các xúc tu ra để chuyển sản phẩm sinh dục vào cho con cái

Quá trình thụ tinh:

Qúa trình thụ tinh được tiến hành bên trong khoang màng áo Khi thụ tinh con đực lấy một ít bao tinh từ túi Needham rồi chuyển vào khoang áo của con cái và tinh được gắn chặt vào lỗ sinh dục của con cái, quá trình này kéo dài khoảng 5 – 20 phút Sau khi quá trình kết cặp xong mực bắt đầu đẻ trứng

* Quá trình đẻ trứng

Quá trình đẻ trứng của mực cái xảy ra khi con đực và con cái đã cặp đôi giao vĩ Trước khi đẻ trứng, con cái bơi chậm và quan sát xung quanh giá thể, đồng thời con đực hộ tống theo cùng con cái Con cái tiến tới chỗ giá thể dùng các xúc tay ôm lấy giá thể rồi gắn từng nang trứng vào giá thể, sau đó bơi lùi lại về ø phía sau và bơi quanh quẩn nơi đẻ Quá trình sinh sản của con cái diễn ra vào ban đêm

Trứng được đẻ từng cái một và đính vào giá thể tạo thành chùm giống như chùm nho Sau khi đẻ song con cái nằm nghỉ ở sát đáy, con đực bơi xung quanh chùm trứng, thỉnh thoảng dùng các xúc tay ôm lấy trứng như vuốt ve và làm vệ sinh cho trứng Trong chu kỳ vòng đời, mực cái chỉ thành thục một lần và đẻ hết toàn bộ trứng là chết Chúng có thể đẻ nhiều kỳ do trứng phát triển thành thục không đồng pha

* Sức sinh sản của mực nang

- Sức sinh sản tuyệt đối của mực nang ở các nhóm khác nhau thì khác nhau

- Sức sinh sản tuyệt đối trung bình cho các nhóm kích thước là 474,53 trứng Sức sinh sản tương đối trung bình là 2,77 trứng/g trọng lượng toàn thân

2.1.7 Tập tính bơi lội

Đối với các loài mực nhờ có vây và lỗ phễu mà chúng có thể vận động được Chúng có thể tiến về phía trước hay thụt lùi về phía sau, vận động về phía sau với tốc độ nhiều khi nhanh hơn về phía trước

2.2.Tình hình nghiên cứu về mực

Trang 7

2.2.1 Nghiên cứu về thành phần loài, phân bố và nguồn lợi

Theo Roper et al., (1984) Lớp chân đầu trên thế giới có khoảng 1000 loài thuộc 43

họ, sống trong điều kiện rất khác nhau: trên rạn đá san hô, bùn, đất đá, sống ở vịnh, biển sâu xa bờ Vùng biển Ấn Độ Dương có 201 loài (Silas,1986), Vịnh Thái Lan và vùng biển Andaman có 25 loài thuộc 10 giống và 5 họ

Theo Nabhitabhata và Nilaphat (1999) Loài mực nang phân bố ở vùng nhiệt đới từ 35o Bắc đến 30o Nam và từ 30o đến 140o Đông ở Ấn Độ Dương

Theo Norman và Reid, (2002) tuỳ thuộc vào hình dạng vân hổ trên cơ thể mực và địa lý phân bố mà loài mực nang này được xếp vào 3 nhóm:

- Nhóm I thuộc những loài tìm thấy ở phía Tây của vùng biển Aán Độ (bao gồm biển Đỏ và vịnh Arabian)

- Nhóm II, phân bố từ Nhật Bản đến vịnh Thái Lan,phía bắc nước Uùc và Pilippin

- Nhóm III, từ Maldives đến biển Adaman thuộc vùng biển Thái Lan Trong đó nhóm I và II trên cơ thể của con đực vân hổ rất rõ ràng, trong khi đó nhóm III, ở xúc tay thứ III lại xuất hiện các đốm

Trong khi đó ở nước ta, các vùng biển đều có các loài động vật chân đầu phân bố, nhiều loài có số lượng lớn, hiện là đối tượng khai thác hải sản quan trọng Các loài động vật thân mềm lớp chân đầu có khả năng vận động mạnh, dễ dàng di chuyển đến nơi có điều kiện sống thích hợp, theo từng thời kỳ

Theo Nguyễn Xuân Dục (1999) cho đến nay vùng biển Việt Nam đã phát hiện có

69 loài động vật thân mềm thuộc lớp chân đầu, trong đó vịnh Bắc bộ có 33 loài, biển miền Trung 65 loài và biển miền Nam có 40 loài Có 4 loài quý hiếm đã được vào sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ trong đó có mực nang vân hổ

Họ mực nang có 15 loài thuộc 3 giống trong đó vùng biển vịnh Bắc bộ có 10 loài, vùng biển phía Nam có 14 loài

Theo Nguyễn Xuân Dục ở vịnh Bắc Bộ trong thời kỳ mùa khô (tháng1, 2, 3) các

loài mực nang kích thước lớn như Sepia pharaonis; S lycida; S essculenta thường tập

trung ở gần các đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, Cát Bà (Hải Phòng) Các

tháng khác các loài S latimanus; S madokai; S aculeata… phân bố rải rác ở các khu vực

phía Bắc, Tây Bắc và phía Tây vịnh Bắc Bộ

Trang 8

Vùng biển phía Nam, vào mùa khô mực nang phân bố từ Nam Phan Rang, Phan Thiết và khu vực gần bờ Đông và Tây Cà Mau Còn vào mùa mưa thường tập trung từ Phan Thiết đến Cà Mau và Tây bắc đảo Phú Quốc, nhưng có xu hướng dịch chuyển ra

xa bờ

Ở vùng biển vịnh Bắc Bộ và vùng cửa sông Nam Bộ, mực ống (Loliginidae) và mực nang (Sepiidae) tập trung phân bố chủ yếu ở độ sâu dưới 50 m nước vùng biển miền

Trung ở độ sâu từ 100 – 200 m có mực ống và mực nang phân bố nhiều nhất

Kết qủa nghiên cứu của đề tài KT.0309 (1991-1995) phân tích trên hàng nghìn mẻ lưới đánh bắt ở các vùng biển Việt Nam của các tàu điều tra của Liên Xô (cũ) các năm 1977 – 1988, tàu Biển Đông các năm 1978 –1980; các tàu Thái Lan năm 1992 – 1993; các tàu của Hàn Quốc năm 1991; đã tính toán chi tiết nguồn lợi mực phân bố theo độ sâu ở các vùng biển nước ta

Bảng 1: Trữ lượng và khả năng khai thác mực nang theo độ sâu ở biển Việt Nam (nguồn: đề tài KT.039)

1.498,0 599,2

394,9 158,0

757,2 Biển

M.Trung

-Trữ lượng -KN khai thác

3.900,4 1.560,2

3.835,7 1.534,3

4.504,6 1.801,8

1.300,5 520,2

13.541,2 5.416,5 Biển

Nam Bộ -Trữ lượng -KN khai thác 24.933,3 9.973,3 10.755,9 4.302,4 7.404,1 2.961,6 5.612,5 2.245,0 48.705,8 19.482,3

Cộng -Trữ lượng

-KN khai thác

30.331,7 12.132,7

14.986.5 5.994,6

11.908,7 4.763,5

6.913,0 2.765,2

64.140,0 25.656,0

Theo Khromov (1996) ở độ sâu từ 250 – 300 m bắt gặp các loài Sepia madokai, S.lorigera, S.vietnamic nhưng số lượng ít Các loài mực thuộc các họ Ommastrephidae,

Onychoteuthidae, và Cycloteuthidae phân bố chủ yếu ở độ sâu từ 300 – 500 m Ở độ

Trang 9

sâu 500 – 700 m có thể gặp các loài Ornithoteuthir volatilic và Symplectoteuthir oualaniensis

Độ sâu từ 50 – 100 m là vùng phân bố chủ yếu của các loài thuộc họ

Histioteuthis Còn vùng sườn lục địa tới độ sâu 100m gặp các loài Histioteuthis mirandae và Cycloteuthis sirventi Với độ sâu hơn 100 m gặp các loài thuộc hai họ Octopodidae và Bolitaenidae

2.2.2 Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học và sinh sản của mực

Theo Lu (1998), Nabhitabhata (1999), Minton và cộng sự (2001), loài mực nang là đối tượng thuỷ sản thích hợp bởi chúng phân bố rộng khắp, có kích thước lớn và tốc độ sinh trưởng nhanh Chúng thích nghi tốt với chế độ dinh dưỡng khác nhau, dễ dàng chuyển tính ăn từ mồi sống sang mồi chết Loài này thích nghi với ngưỡng nhiệt độ và độ mặn rộng, hoạt động nhiều trong quá trình nuôi nhưng không sinh sản liên tục Sự sinh sản xuất hiện ngay trong điều kiện nuôi nhốt

Theo Nabhitabhita và Nilaphat (1999) mực nang cặp đôi giao vĩ khi đạt 90 ngày tuổi Một con cái có thể đẻ 50-3000 trứng Thời gian sinh sản kéo dài từ 1-24 ngày phụ thuộc vào kích thước của con cái cũng như số lượng trứng và kích thước của chúng Trứng được ấp trong bọc trứng, ở nhiệt độ 28oC mực con nở ra sau khoảng 9-25 ngày (trung bình 14 ngày) Thời giản trứng nở khoảng 3-10 ngày Con đực hộ tống và bảo vệ cho con cái suốt thời gian sinh sản Sau khi sinh sản khoảng 1-3 tuần cả con đực và con cái đều chết

Sau khi trứng nở, mực con dinh dưõng bằng noãn hoàng từ 3-7 ngày Sau đó chuyển sang sống đáy, và ăn ấu trùng tôm ở giai đoạn Mysis Sau 30 ngày (chiều dài thân đạt 2 - 3 cm) chúng có thể bắt mồi chết Thức ăn là những loài co kích thước nhỏ hơn chúng Mực nang có thể ăn thịt nhau trong môi trường thiếu thức ăn, chúng thường bơi và bắt mồi về ban đêm

Theo Dunning và et al., (1994) cho rằng kích thước của loài mực này khác nhau ở

các vùng biển khác nhau Ơû vùng biển phía Bắc nước Uùc, con đực trưởng thành đạt chiều dài máng áo 192 mm, con cái là 173 mm; ở vùng biển Nhật Bản kích thước trung bình của con cái là 420 mm; ở vùng biển Đài Loan là 370 mm; vùng biển Philippin là

262 mm Tuy nhiên các tác giả đều cho rằng loài mực này ở ngoài tự nhiên có kích thước và trọng lượng lớn hơn nhiều trong điều kiện nuôi giữ Mực con và mực trưởng

Trang 10

thành có tập tính vùi mình trong cát hoặc sỏi Tập tính kết đàn thỉnh thoảng được quan sát khi chạy trốn kẻ thù và săn đuổi mồi

Ơû Việt Nam các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của đối tượng này chưa nhiều Như nghiên cứu của một số tác giả:

Nguyễn Lâm Anh, Nguyễn Văn Long (1996 – 1997) nghiên cứu sinh trưởng của một số loài mực ở vùng biển Việt Nam Tác giả đã nghiên cứu thành phần, kích thước của mực nang cho kết quả sau: chiều dài đo dược từ 60 – 260 mm Kích thước cá thể lớn thường tập trung vào các tháng đầu năm (200 – 240 mm) và giảm dần vào các tháng giữa năm (60 – 160 mm) sau đó lại tăng dần vào các tháng cuối năm (100 – 200 mm) Con cái có khối lượng lớn hơn con đực, khối lượng của con đực trung bình từ 111 – 1118g và con cái là 103 – 1223g

Nghiên cứu khai thác mực nang bằng lưới rê ba lớp của Nguyễn Long và Phan Huy Sơn (2000) Kết quả cho thấy dùng lưới rê ba lớp khai thác mực nang có hiệu qua từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm

Theo Trần Định (1998) mực ống đại dương có thân hình ống (Loligo spp) thon

dần đến vây Vây hình thoi, khoẻ, chiều dài vây bằng 44- 48% chiều dài thân Mặt lưng của thân phủ các chấm sắc tố nhỏ sắp xếp tương đối đều nhau Có 1 đốm sáng lớn hình oval ở dưới daphần giáp phía trên mặt lưng áo Khi kích thước màng áo đạt 165 – 175

mm thì có khả năng tham gia sinh sản

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thu Thảo (2005) Ở giai đoạn còn nhỏ (chiều dài màng áo nhỏ hơn 70 mm) tỷ lệ tăng trưởng về chiều dài nhanh hơn trọng lượng Chiều dài màng áo lớn hơn 100 mm tỷ lệ tăng trưởng về chiều dài chậm hơn trọng lượng

Kết quả phân tích về tương quan chiều dài màng áo và trọng lượng toàn thân cho thấy ở nhóm mực có chiều dài màng áo > 100 mm con cái có trọng lượng nặng hơn con đực

Khả năng sinh sản ở các nhóm kích thước khác nhau thì khác nhau

Nhóm kính thước từ 59 – 70 mm có sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 52 – 221 trứng/ cá thể

Nhóm kích thước 71 – 90 mm có sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 146 – 418 trứng/ cá thể

Trang 11

Nhóm kích thước 91 – 130 mm có sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 89 – 441 trứng/ cá thể

Nhóm kích thước 131 – 150 mm có sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 385 – 1269 trứng / cá thể

Nhóm kích thước > 150 mm có sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 397 - 1938 trứng/ cá thể

2.2.3 Nghiên cứu về bệnh

Phần lớn nghiên cứu về phân bố và nguồn lợi, đặc điểm sinh học sinh sản, trữ lượng và khả năng khai thác của các đối tượng thân mềm Nghiên cứu về bệnh học còn hạn chế, còn ít tài liệu Chủ yếu tập trung nghiên cứu trên các đối tượng lớp chân bụng (Gastropoda): các loài ốc nước ngọt và lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia): hầu, bào ngư, vẹm, ngọc trai, điệp Còn nghiên cứu về bệnh của các đối tượng thuộc lớp chân đầu (Cephalopoda) nói chung và mực nói riêng còn nhiều hạn chế Đặc biệt mực nang là đối tượng mới nên các vấn đề nghiên cứu về bệnh chưa nhiều như những đối tượng khác Theo C R Sangster and R M Smolowitz, 2003 Những cá thể mực thuộc giống

Sepia (S officinalis, S apama, and S pharaonis) đã đựơc nuôi thử nghiệm tại phòng thí

nghiệm sinh học biển của Trung tâm Nguồn lợi biển (MRC – Hoa Kỳ) từ năm 1992 Mục đích của nghiên cứu này đã xác định được những nguyên nhân gây ra tỷ lệ chết và dịch bệnh trong quá trình nuôi Khi nghiên cứu mô học đã phát hiện ra những thương tổn trong tổ chức tế bào nhờ những thông tin này có thể ứng dụng những phương pháp có hiệu quả trong chuẩn đoán, ngăn ngừa và trị bệnh

Vi khuẩn có trong các cơ quan và chúng phá vỡ những tổ chức này như: tuyến tiêu hoá, thận và ở tuyến sinh dục Nhiều trường hợp khi kiểm tra vết loét của loài mực

Sepia spp, khi phân lập vi khuẩn phát hiện loài Vibrio alginolyticus Loài vi khuẩn này còn tác nhân gây chết ở ấu trùng bào ngư Haliotis ruescens Chúng có trên mai, giác bám

của Copepoda, Crustaceans và đây là con đường quan trọng để truyền nhiễm những tác nhân gây bệnh cho đối tượng nuôi Khi so sánh mật độ vi khuẩn trong điều kiện nuôi và

ngoài tự nhiên đối với loài mực ống Lolliguncula brevis thấy rằng số lượng vi khuẩn trong

điều kiện nuôi cao hơn ngoài tự nhiên Vi khuẩn còn có trong nước biển, trong những chất cặn đáy, và trong hệ thống nuôi Vì thế rất dễ nhiễm trong hệ thống nuôi

Ngoài ra kết quả nghiên cứu mô học đã cho thấy, dựa trên những đặc tính của

mô, sự xuất hiện của vi khuẩn V aginolyticus xảy ra ở một trong 3 phần riêng biệt Đầu

Trang 12

tiên do hoại tử, những thương tổn giống như u lồi (có đường kính 0,95 – 1,4 mm) hầu hết gặp ở những mô sinh sản như ở trong các ống tinh hoàn, ống thận Thứ 2 là những hoại tử, những u hạt giống như bị viêm mà những thương tổn này rất khó thấy (có đường kính 0,1 – 0,25mm) ở bên trong tế bào, phần lớn thấy ở mang của động vật Cuối cùng là những tiêu điểm, những hoại tử giống như là bị viêm ở dạng trung gian của tế bào đã tìm thấy phần nhiều ở mang, tim (có đường kính từ 0,2 – 0,7 mm)

Những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng V alginolyticus là tác nhân gặp thông thường trong nuôi mực nang Sepia spp tại MRC Cũng giống với các tác nhân gây bệnh

cơ hội trên động vật thuỷ sản, stress và quản lý đóng một vai trò quan trọng trong việc xuất hiện bệnh Phương pháp quản lý có thể giúp đỡ làm giảm hoặc ngăn chặn sự xuất hiện của những bệnh này Thêm vào đó những kết quả tìm thấy trong nghiên cứu chỉ ra rằng khi ta nghi ngờ mực mắc bệnh vi khuẩn ở nhánh mang, tim, có thể kiểm tra bằng phương pháp mô học

Theo John W Forsythe et al.,(…) trong quá trình nuôi quảng canh, bắt gặp nhiều

những thương tổn bên trong cũng như bên ngoài cơ thể của những loài thuộc lớp chân đầu Nguyên nhân do và kí sinh của động vật đơn bào Nhờ vào những thông tin để có thể xác định đưa ra những phương pháp thích hợp để xử lý vấn đề trên Những loại kháng sinh được sử dụng ở các nồng độ khác nhau bằng các phương pháp khác nhau như tắm, nhúng, tiêm Nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng Choloramphenicol, Nitrofurazone, có nồng độ thấp nhất và Oxytetracyline không có hiệu quả Không tìm thấy phương pháp xử lý có hiệu quả đối với nguyên sinh động vật Trứng của loài bạch tuộc có thể được giữ an toàn khi nhúng vào Malachite Green (0.05 mg/lit) trong khi đó trứng của loài mực ống có thể nhúng vào trong Iodine (100 mg/lit)

Nghiên cứu về bệnh mực ở Việt Nam hầu như chưa có Tuy nhiên chúng ta thấy rằng mực là đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế Trên thê giới một số nước như Thái Lan, Nhật Bản mực đã được nuôi phổ biến và cho sản lượng cao Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và động vật thân mềm nói riêng Tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III đã và đang tiến hành nghiên cứu sản xuất giống loài mực nang và đã thu được một số kết quả khả quan Tuy nhiên trong quá trình sản xuất có hiện tượng chết rải rác mà chưa rõ nguyên nhân Cũng như những đối tượng khác để có thể tiến hành nuôi công nghiệp, nghiên cứu về bệnh đóng vai trò quan trọng để phát triển và duy trì nguồn lợi mực

Trang 13

Phần III: Phương Pháp Nghiên Cứu

3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: mực nang vân hổ Sepia pharaonis

- Thời gian: từ 08/08/2005 – 30/11/2005

- Địa điểm nghiên cứu: Tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III

Và phòng thí nghiệm bệnh Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản – Trường Đại học Thuỷ sản

3.2 Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp tiếp cận:

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi và nguyên nhân gây chết mực nang trong quá trình sản xuất giống

Tìm hiểu kỹ

thuật nuôi

Xác định sự biến động một số yếu tố môi trường Mẫu bệnh

Hình

thức

nuôi

Chế độ chăm sóc

Dấu hiệu bệnh lý

Phân lập vi khuẩn

Mô bệnh học

sát KST

Đánh giá, nhận xét và đề xuất ý kiến

Trang 14

3.2.1 Phương pháp tìm hiểu kỹ thuật nuôi

* Phương pháp tiếp cận:

Trực tiếp tham gia sản xuất, nghiên cứu và phỏng vấn cán bộ kỹ thuật

* Phương pháp thu thập thông tin:

Thông qua phỏng vấn cá bộ kỹ thuật, công nhân ở viện nghiên cứu và trực tiếp tham gia sản xuất

3.2.2 Phương pháp thu thập xử lý và phân tích mẫu

* Phương pháp thu mẫu:

- Mẫu bệnh là những cá thể có dấu hiệu bệnh lý như: bỏ ăn, yếu, bơi chậm hay nằm yên tại chỗ Hoặc có những hoạt động bất thường như: đầu cúp xuống, bơi nhanh không định hướng, va đầu vào thành bể

Mẫu bình thường: là những cá thể bình thường không có dấu hiệu bệnh lý Thu mẫu từ 3 – 5 cá thể

Mẫu thu còn sống và được vận chuyển về phòng thí nghiệm để tiến hành xử lý mẫu

* Phương pháp xử lý mẫu

Mẫu được ghi rõ các đặc điểm chiều dài và khối lượng, ngày thu và địa điểm thu mẫu Mẫu được lấy nhớt để quan sát ký sinh trùng (KST) Quan sát KST bên ngoài và bên trong

Cố định mô bệnh học: các bộ phận của mẫu được cố định bằng dung dịch Formalin 10% Cố định mẫu trong 18 – 36h, sau đó chuyển sang cồn etylic 70% Mẫu mô cho vào lọ riêng, dán nhán ghi đầy đủ chi tiết: thời gian, đặc điểm, địa điểm thu mẫu

- Phân lập vi khuẩn

- Nghiên cứu nấm

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn

Dựa trên phương pháp nghiên cứu vi khuẩn ở cá và động vật thuỷ sản của Mussenlin (1983); Plumb (1983) và Freich (1984),

Trang 15

* Phân lập vi khuẩn:

- Môi trường phân lập :Môi trường TCBS, NA

- Môi trường nuôi cấy thuần chủng: NA

* Định danh vi khuẩn

- Bằng các phản ứng sinh hoá và API20 NE Tets kit (hãng Biomerieux)

-Dựa vào sách: FADDIN

3.2.4 Phương pháp nghiên cứu KST

* Phương pháp soi tươi: áp dụng phương pháp nghiên cứu KST trên cá của V.A Dogiel (1960), sau đó phương pháp này được cải tiến bởi Buchocoskaja, Hà Ký (1968) và A.V Gusster (1983)

* Phương pháp xử lý mẫu:

Mẫu bệnh phẩm

Phân lập trên môi

Thực hiện các phản ứng sinh hóa

Nuôi cấy thuần chủng

Nhuộm Gram

Định danh vi khuẩn

Trang 16

- Thu mẫu KST ngoại ký sinh: Dùng dao cạo nhớt để lấy nhớt ở da mực cho lên một lam sạch, nhỏ nước muối sinh lý lên lam, đạy lamen lên lam rồi quan sat dưới kính hiển vi với độ phóng đại 4X hoặc 10X

- Thu mẫu KST nội ký sinh: Tiến hành giải phẫu mực, rồi dùng dao cạo nhớt lấy nhớt ở các bộ phận cần nghiên cứu như:ruột, gan, dạ dày, mang Cho nhớt lên lam rồi nho nước muối sinh lý tiến hành quan sát như đối với KSTngoại ký sinh

- KST thu được tiến hành định danh, không tiến hành cố định hay làm tiêu bản, nhuộm mẫu

* Phương pháp định danh KST:

- Định danh KST dựa vào đặc điểm hình thái cấu tạo và tài liệu để phân loại

- Bài giảng bệnh học thuỷ sản của TS.Đỗ Thị Hoà

3.2.5 Phương pháp nghiên cứu mô bệnh học

- Mẫu mô cố định formalin 10% Đúc parafin, cắt lát và nhuộm Hematoxylin và Eosin (H $ E) Theo phương pháp thông dụng hiện hành và quan sát dưới kính hiển vi quang học

3.2.6 Phương pháp nghiên cứu nấm

Cấy trên môi trường Bloot

Lấy khuẩn lạc

Quan sát dưới kính hiển vi vật kính 40X

Định danh nấm

Mẫu bệnh phẩm

Cấy trên môi trường nấm

Lấy khuẩn ty

Trang 17

* Phương pháp định danh nấm:

- Dựa vào đặc điểm của bào tử, khuẩn lạc, màu sắc, dường kính khuẩn lạc, thời gian phóng bào tử và thời gian nảy mầm để phân loại nấm

Chú ý: các dụng cụ dùng trong nghiên cứu vi khuẩn và nấm đều phải lau qua cồn

3.2.7 Theo dõi môi trường:

Đo các yếu tố môi trường vào lúc trước khi thay nước và sau khi thay nước :7h sáng và 17h chiều

+ Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế thủy phân có độ chính xác 0.1oC

+ PH: Dùng Test pH

+ Độ mặn: Dùng khúc xạ kế có độ chính xác 1 ppt

3.3 Phương pháp sử lý số liệu:

Theo phương pháp thống kê sinh học

3.4 Các công thức sử dụng:

Tính tần số bắt gặp của vi khuẩn:

A = ×100%

C B

Trong đó: +A là tần số bắt gặp của vi khuẩn %

+B là lần lặp lại của vi khuẩn

+ Tổng số mẫu thu

- Sử dụng phương pháp tính giá trị trung bình:

=

i i

x n

X

1

Trong đó: n – Số lần kiểm tra của một yếu tố nào đó (n = 1,2,3 )

Xi – Giá trị của lần kiểm tra thứ i

X – Giá trị trung bình của một yếu tố nào đó

Trang 18

Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kỹ thuật sản xuất giống mực nang vân hổ (sepia pharaonis)

4.1.1 Nguồn mực bố mẹ

Mực bố mẹ được mua từ lồng nuôi giữ trên biển tại khu vực Trí Nguyên hoặc mua trực tiếp của ngư dân khai thác ở biển

* Chọn mực bố mẹ :

+ Hình dạng :

Chọn những cá thể khoẻ mạnh, không bị xây xát, còn nguyên phần tua, vây bơi, màu sắc tươi sáng, mập và to về chiều ngang, bơi lội bình thường Nếu mua được những mực đã kết cặp rồi thì càng tốt

+Về kích thước :

Chọn con cái co ùtrọng lượng hơn 700g, con đực có trọng lượng hơn 1kg

Bên cạnh mua mực bố mẹ về cho sinh sản, thì ở viện còn tiến hành mua trứng mực về ấp và cho nở ra mực con.Trứng được mua từ những nơi có mực bố mẹ nuôi ở trong lồng

* Điều kiện nuôi và ấp trứng :

+ Mực bố mẹ được nuôi trong bể ximăng có đáy cát Thể tích bể là 2m3 Mực nước khoảng 50-60 cm Nguồn nước biển tự nhiên đã qua lọc cơ học Sục khí liên tục

Khẩu phần thức ăn: Cho ăn từ 5-7% khối lượng thân Thức ăn là tôm đất, cá, ghẹ Hàng ngày tiến hành vớt thức ăn thừa bằng vợt Thay thể tích nước trong bể 50 – 100%

Trứng mực được ấp trong bể composit có thể tích 1m3, mực nước là 50-60 cm, sục

Trang 19

4.1.2 Ương nuôi mực con từ khi mới nở tới 1 tháng

+ Điều kiện bể ương: Ương trong bể composit hình tròn thể tích 1m3 Nguồn nước biển tự nhiên qua lọc cơ học

Khẩu phần ăn: Từ 20-25% khối lượng thân, cho ăn 3 – 4 lần một ngày

Thức ăn: Ấu trùng postlavar của tôm su,ù Artemia sinh khối, cá giống nước ngọt tép nhỏ

Mật độ nuôi: 100 – 150 con /m3

+ Các biện pháp chăm sóc và quản lý

- Thay thể tích nước trong bể : 50-100% mỗi ngày Khi thay nước kết hợp với dùng khăn lau thành bể, sục khí

- Tiến hành siphong sau mỗi bữa cho ăn, dung vớt vớt thức ăn thừa và những màng bẩn trên mặt bể

Ơû giai đoạn này mực còn nhỏ rất dễ bị kích động, khi bị kích thích sẽ phun mực gây ô chiễm môi trường vì vậy mọi thao tác phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây sốc cho mực

4.1.3 Nuôi mực nang từ 1 tháng tuổi trở lên

Mực hơn 1 tháng tuổi được nuôi ở bể xi măng trong nhà, mực hơn 2 tháng có thể nuôi ở bể xi măng có cát ở đáy

+ Mật độ nuôi: 50– 80 con/ m3 Khi mực hơn 2 tháng tuổi giảm mật độ xuống 20 – 30 con /m3

+ Điều kiện bể nuôi:

- Bể có hình vuông, thể tích là 2m3 bể được rữa sạch, xử lý formon trước khi đưa vào sử dụng Nguồn nước được qua lọc cơ học cho cấp vào trong bể với mực nước là 0,6 –0,7 m, được sục khí liên tục

- Thức ăn là cá cơm, tôm cho ăn ngày 3 – 4 lần với khẩu phần thức ăn là 15 – 20

% khối lượng thân/ngày

+ Các biện pháp chăm sóc và quản lý:

- Thay thể tích nước trong bể từ 50 –100% mỗi ngày và tiến hành siphong sau mỗi bữa cho ăn

Trang 20

- Các yếu tố môi trường: To: 25 - 31oC

Ph: 7.6 - 8.6

Độ mặn: 28 – 35 ppt

Môi trường nước trong bể nuôi Mực rất dễ bị bẩn Phải tiến hành thay nước mỗi ngày Nếu mực phun mực làm bẩn nước thì phải tiến hành thay nước ngay Kết hợp dùng khăn lau sạch thành bể và dây sục khí Tiến hành Siphong loại bỏ thức ăn thừa phải tiến hành Siphong hạng chế các chất lắng đáy và khí độc hình thành ở đáy bể

Trong quá trình cho ăn kết hợp theo dõi hoạt động bắt mồi, sức khoẻ của mực Từ đó có thể tăng hay giảm lượng thức ăn Cho ăn theo nhu cầu chứ không nhất định phải theo lượng khẩu phần thức ăn

Chú ý là trong mọi thao tác phải tiến hành nhẹ nhàng và tránh gây sốc cho mực, hạn chế phun mực làm mực yếu

Trong thời gian thực tập tham gia quá trình sản xuất mực nang, theo dõi bể mực ngoài trời và bể trong nhà, tốc độ tăng trưởng chiều dài và trọng lượng của mực thể hiện

Trang 21

Qua hình ta thấy Theo thời gian nuôi thì khối lượng và chiều dài của mực đều tăng:

- Tháng thứ 1: Chiều dài tăng nhanh hơn trọng lượng có thể ở giai đoạn này sự phát triển về chiều dài nhanh để mau chóng vượt tích cỡ bắt mồi của kẻ thù (ngoài tự nhiên) giúp chúng nâng cao tỷ lệ sống

- Tháng thứ 2: Trọng lượng và chiều dài của mực vẫn tăng đều, nhưng tăng trưởng về chiều dài vẫn cao hơn tăng trương về trọng lượng

- Tháng thứ 3: Ở giai đoạn này bắt đầu có sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng giữa chiều dài và trọng lượng Chiều dài vẫn tăng nhưng có giá trị thấp hơn so với tháng thứ

2 Trọng lượng tăng cao hơn so với hai tháng trước và so với chiều dài của tháng thứ 3 Có thể ở giai đoạn này chúng thích nghi với điều kiên sống, khả năng bắt mồi tốt hơn và trong quần thể mực sự phân đàn thể hiện rất rõ

- Tháng 4: Ở giai đoạn này thì khối lượng và chiều dài mực vẫn tiếp tục tăng nhưng trong lượng cao hơn

4.2 Theo dõi biến động một số yếu tố môi trường môi trường

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã theo dõi các yếu tố như: ToC, pH, So/oo Biến động nhiệt độ và pH theo ngày của bể nuôi mực được thể hiện ở hình 3 và hình 4

Bể trong nhà

Bể ngoài sân

Hình3: Biến động nhiệt độ trong bể nuôi ( buổi sáng)

Trang 22

Hình5: biến động pH buổi sáng của bể nuôi mực

Hình4: Biến động nhiệt độ trong bể nuôi ( buổi chiều)

Ngày đăng: 31/08/2014, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Trần Chu (2003). Đặc điểm sinh học mực ống đại dương Sthenoteuthis oualaniensis ở vùng biển Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo Động vật thân mềm toàn quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sthenoteuthis oualaniensis
Tác giả: Trần Chu
Năm: 2003
6. Nguyễn Long (2005). Nghiên cứu khai thác mực ống đại dương Sthenoteuthis oualaniensis ở vùng biển xa bờ. Tạp chí thủy sản số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sthenoteuthis oualaniensis
Tác giả: Nguyễn Long
Năm: 2005
9. Nguyễn Chính (1996). Một số loài Động vật Nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ thuật. Trang 82 – 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Mollusca)
Tác giả: Nguyễn Chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ thuật. Trang 82 – 84
Năm: 1996
10. Nguyễn Xuân Dục (1978). Lớp chân đầu (Cephalopoda) vịnh Bắc Bộ. Tuyển tập nghiên cứu nghề cá biển. Tập I, phần 1. Trang 73 – 79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Cephalopoda)
Tác giả: Nguyễn Xuân Dục
Năm: 1978
14. Trần Chu, Trần Định (1994). Một vài đặc điểm sinh học một số loài mực ống (Loligo) và mực nang (Sepia) vịnh Bắc Bộ Việt Nam. Báo cáo đề tài KT.03.09 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Loligo") và mực nang ("Sepia
Tác giả: Trần Chu, Trần Định
Năm: 1994
15. Lê Thị Thu Thảo (2005). Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của mực nang (sepia pharaonis) tại vùng biển Nha Trang Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: sepia pharaonis
Tác giả: Lê Thị Thu Thảo
Năm: 2005
16. Ngô Thu Hiền, 2004. “Tìm hiểu thành phần ký sinh trùng ký sinh trên cá Hồng bạc (Lujanus argentimaculatus, Forskal 1775) và cá Chẽm (Lates calcaufer, Bloch 1790) Giống tại Nha Trang – Khánh Hòa”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Thủy sản Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thành phần ký sinh trùng ký sinh trên cá Hồng bạc ("Lujanus argentimaculatus", Forskal 1775) và cá Chẽm ("Lates calcaufer", Bloch 1790) Giống tại Nha Trang – Khánh Hòa
17. Nguyễn Thị Hải Xuân, 2005. “ Bước đầu tìm hiểu hội chứng đốm vỏ trên cua biển (Scylla spp) nuôi tại Khánh Hòa”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Thủy sản Nha Trang.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu hội chứng đốm vỏ trên cua biển ("Scylla spp)" nuôi tại Khánh Hòa
1. C. R. Sangster 1 and R. M. Smolowitz 2,* (2003). Description of Vibrio alginolyticus Infection in Cultured Sepia officinalis, Sepia apama, and Sepia pharaonis.http://wwwrsmol@mbl.edu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vibrio alginolyticus" Infection in Cultured "Sepia officinalis, Sepia apama", and "Sepia pharaonis
Tác giả: C. R. Sangster 1 and R. M. Smolowitz 2,*
Năm: 2003
6. Erin R. Foster – Aitchison, Jean G. Boal, John Forsythe, $Kari L. Lavalli.100 Mating behavior in cuttlefish, Sepia pharaonis. http://wwwsepia@animal.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sepia pharaonis
1. Nguyễn Lâm Anh, Nguyễn Văn Long (1997). Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài mực miền Nam Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc bảo vệ thân mềm và nguồn lợi thủy sản Khác
2. Đỗ Thị Hòa (2003) Bài giảng bệnh học thủy sản, Trường Đại học Thủy sản 3. Nguyễn Văn Chiêm (2005). Chiến lược bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010 và các năm tiếp theo .Kỷ yếu hội thảo toàn quốc bảo vệ thân mềm và nguồn lợi thủy sản Khác
5. Nguyễn Kim Độ (1999). Nuôi trồng Động vật thân mềm (Mollusca) trên thế giới và Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo Động vật thân mềm toàn quốc Khác
7. Đào Mạnh Sơn (2005). Kết quả điều tra đánh giá nguồn lợi Hải Sản và công nghệ khai thác phù hợp nhằm phát triển bền vững nghề cá xa bờ Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc bảo vệ thân mềm và nguồn lợi thủy sản Khác
8. Nguyễn Thị Xuân Thu (2003). Tổng quan tình hình nuôi Động vật thân mềm trên thế giới và vấn đề thị trường xuất nhập khẩu. Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ III Khác
11. Nguyễn Hữu Phụng, Đặng Sỹ Tuấn và Nguyễn Huy Yết (1994). Phân bố và nguồn lợi động vật thân mềm kinh tế thuộc lớp chân bụng và lớp hai mảnh vỏ ven biển Vieọt Nam Khác
12. Đỗ Công Thông (2001) Báo cáo tóm tắt hội nghị khoa học biển Đông Việt Nam 2000 Khác
13. Nguyễn Xuân Dục (2001). Phân bố nguồn lợi Động vật thân mềm chân đầu (Mollusca, Cephalopoda) ở biển Việt Nam và một số ý kiến về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo Động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất. Nhà xuất bản nông nghiệp. Trang 61 – 69 Khác
2. Jean F. MacFADDIN. Biochemical tests for identification of medical bacteria second edtion Khác
3. Rayong Coastal Aquaculture Station, Ta-pong, Changwat Rayong 2100, Thailand. Tropical Marine Mallusc Programme (TMMP). Phaàn 1 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Trữ lượng và khả năng khai thác mực nang theo độ sâu ở biển Việt Nam  (nguồn: đề tài KT.039) - bước đầu tìm hiểu kỹ thuật nuôi và nguyên nhân gây chết mực nang trong quá trình sản xuất giống nhân tạo loài sepia pharaonis
Bảng 1 Trữ lượng và khả năng khai thác mực nang theo độ sâu ở biển Việt Nam (nguồn: đề tài KT.039) (Trang 8)
Hình 1: Biểu đồTốc độ tăng trưởng chiều dài của Mực  Hình 2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng khối lượng của Mực - bước đầu tìm hiểu kỹ thuật nuôi và nguyên nhân gây chết mực nang trong quá trình sản xuất giống nhân tạo loài sepia pharaonis
Hình 1 Biểu đồTốc độ tăng trưởng chiều dài của Mực Hình 2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng khối lượng của Mực (Trang 20)
Hỡnh 7: Tỷ lệ chết của mực trong ngày (bể trong nha)ứ. - bước đầu tìm hiểu kỹ thuật nuôi và nguyên nhân gây chết mực nang trong quá trình sản xuất giống nhân tạo loài sepia pharaonis
nh 7: Tỷ lệ chết của mực trong ngày (bể trong nha)ứ (Trang 23)
Bảng 2: Đặc điểm sinh vật hóa của nấm. - bước đầu tìm hiểu kỹ thuật nuôi và nguyên nhân gây chết mực nang trong quá trình sản xuất giống nhân tạo loài sepia pharaonis
Bảng 2 Đặc điểm sinh vật hóa của nấm (Trang 26)
Hình dạng  h. - bước đầu tìm hiểu kỹ thuật nuôi và nguyên nhân gây chết mực nang trong quá trình sản xuất giống nhân tạo loài sepia pharaonis
Hình d ạng h (Trang 32)
Bảng 3:Đặc điểm sinh vật hóa học củavi khuẩn phân lập. - bước đầu tìm hiểu kỹ thuật nuôi và nguyên nhân gây chết mực nang trong quá trình sản xuất giống nhân tạo loài sepia pharaonis
Bảng 3 Đặc điểm sinh vật hóa học củavi khuẩn phân lập (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w