1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng zoea cua xanh sylla paramamosain (estampador, 1949)

43 339 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 260,15 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THUỶ SẢN BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN, MẬT ĐỘ ĐẾN TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG ZOEA CUA XANH Scylla paramamosain (Estampador, 1949) Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản, khoá 2001 – 2006 Nha Trang, tháng 11 năm 2005 Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VIỆT HÙNG MSSV: 43D3036 Người hướng dẫn TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO KS. ĐOÀN VĂN TÙNG 2 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ Nhiệm Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản và quý thầy cô giáo đã dạy dỗ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS. Nguyễn Đình Mão, KS. Đoàn Văn Tùng là những người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong cả quá trình thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên tại công ty TNHH Thủy sản Hoàn Vũ-Ninh Thuận và tất cả bạn bè là những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Chính nhờ vào những sự giúp đỡ quý báu này mà tôi đã hoàn thành đợt thực tập của mình một cách thành công. Tôi xin chân thành ghi nhận tất cả sự giúp đỡ nhiệt thành trên và qua đây cho tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Nha Trang, tháng11 năm 2005. Sinh viên thực hiện Nguyễn Việt Hùng 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: TỔNG LUẬN 3 1. Một vài nét về đối tượng nghiên cứu và tình hình sản xuất giống nhân tạo cua Xanh 3 1.1. Đối tượng nghiên cứu 3 1.2. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cua Xanh 8 2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cua Xanh 11 3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độương nuôi đến tỷ lệ sống của cua Xanh 13 PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 1. Đối tượng, đòa điểm và thời gian nghiên cứu 15 1.1. Đối tượng 15 1.2. Đòa điểm 15 1.3. Thời gian 15 2. Phương pháp nghiên cứu 15 2.1. Thiết bò và dụng cụ 15 2.2. Nguồn nước 15 2.3. Dụng cụ và phương pháp xác đònh các yếu tố môi trường 16 2.4. Phương pháp xác đònh mật độ tảo, Luân trùng, Artemia 16 2.5. Theo dõi thí nghiệm 16 3. Bố trí thí nghiệm 16 3.1. Thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi ấu trùng Zoea cua Xanh 16 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea cua Xanh 17 4 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea cua Xanh 18 4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 18 4.1. Một số công thức tính toán 18 4.2. Phương pháp xử lý số liệu 19 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 1. Thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi ấu trùng Zoea cua Xanh 20 1.1. Hệ thống bể ương ương nuôi ấu trùng 20 1.2. Chuẩn bò bể ương 20 1.3. Các yếu tố môi trường trong qúa trình ương nuôi 20 1.4. Mật độ ương nuôi 21 1.5. Các loại thức ăn và chế độ cho ăn 22 1.6. Quản lý và chăm sóc 24 1.7. Kết quả 24 2. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea 25 3. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea 30 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 34 1. Kết luận 34 2. Đề xuất ý kiến 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Các chỉ tiêu hình thái bên ngoài để căn cứ phân loại các giai đoạn ấu trùng Zoea 7 Bảng 2: Các yếu tố môi trường trong bể ương 21 Bảng 3: Tỷ lệ sống của ấu trùng ở các bể ương 24 Bảng 4: Thời gian lột xác chuyển giai đoạn của ấu trùng ở các bể ương 24 Bảng 5: Một số yếu tố môi trường trong các xô thí nghiệm 26 Bảng 6: Tỷ lệ sống của ấu trùng Zoae ở các độ mặn khác nhau 27 Bảng 7: Thời gian lột xác chuyển giai đoạn của ấu trùng Zoea ở các độ mặn khác nhau 29 29 Bảng 8: Tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea ở các mật độ khác nhau 31 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Vòng đời của giống cua Xanh Scylla 6 Hình 2: Đồ thò tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea ở các độ mặn khác nhau 28 Hình 3: Đồ thò tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea ở các mật độ khác nhau 32 MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT ctv: cộng tác viên CW: chiều rộng giáp đầu ngực Wtb: trọng lượng trung bình toàn thân ppm: part per million L: lít HUFA : Highly unsaturated fatty acid 7 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi hải sản có những bước phát triển mạnh. Ngoài tôm Sú thì một đối tượng khác đang được quan tâm chú ý đối với nghề nuôi là cua Biển (Scylla sp). Với những ưu điểm nổi bật như: thích nghi rộng muối, sinh trưởng nhanh, thòt thơm ngon, giá trò kinh tế cao, cua biển đã và đang trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn ở nhiều đòa phương trong cả nước như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Cà Mau… Ở Việt Nam cua biển phân bố ở hầu khắp các vùng biển ven bờ từ Móng Cái đến Mũi Cà Mau. Nước ta với 445.000ha diện tích mặt nước ven biển và trên 370.000ha mặt nước nằm trong vùng sinh thái rừng ngập mặn có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi cua biển nói riêng. Trong những năm qua nghề nuôi cua tuy có những bước tiến đáng kể nhưng so với một số đối tượng nuôi khác vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do chưa đáp ứng đủ nhu cầu về con giống, nguồn giống hầu hết được lấy ngoài tự nhiên. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cua biển nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, tỷ lệ sống ở giai đoạn ấu trùng vẫn còn thấp. Để góp phần hoàn thiện quy trình ương nuôi ấu trùng cua biển đồng thời bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, xử lý số liệu, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Trường Đại học Thủy Sản-Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản đã cho phép tôi thực hiện đề tài: “ Bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea cua Xanh Sylla paramamosain (Estampador, 1949)”. Đề tài được thực hiện với các nội dung sau: 1. Bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi ấu trùng Zoea cua Xanh 8 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea cua Xanh 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea cua Xanh. Bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, những vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ, tài liệu tham khảo còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý sửa chữa của quý thầy cô và các bạn. Nha Trang, tháng 11 năm 2005 Sinh viên thực hiện Nguyễn Việt Hùng 9 PHẦN I TỔNG LUẬN 1. Một vài nét về đối tượng nghiên cứu và tình hình sản xuất giống nhân tạo cua Xanh 1.1. Đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Vò trí phân loại Ở Việt Nam cua Xanh phân bố rất rộng tuỳ theo từng đòa phương mà người ta gọi tên khác nhau như: cua Xanh, cua Biển, cua Bùn, cua Chuối, cua Lửa, cua Sú… Khi thu mẫu ở đồng bằng châu thổ sông Mêkong, Dr. Clive P.keenan kết luận: loài cua Xanh sống ở khu vực sông Mêkong là loài Scylla paramamosain. Dựa vào bảng tra phân loại của Dr. Clive P.keenan và cộng sự, Nguyễn Cơ Thạch và ctv cho rằng: ở Miền Trung Việt Nam có thể có ba loài cua Xanh: S. paramamosain; S. olivacea; S. tranquebarica, nhưng phổ biến là loài S. paramamosain (chiếm 98% trong tổng số mẫu thu được) [ 2 ]. Hệ thống phân loại của đối tượng nghiên cứu trong đề tài này như sau: Ngành :Arthropoda Lớp: Crustacea Lớp phụ: Nalacostraca Bộ: Decapoda Họ: Portunidae Giống: Scylla Loài: Scylla paramamosain (Estampador, 1949) [2] 1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo Cua Xanh có tên tiếng Anh là Mud-crab, Green crab hay Mangrove crab. Cua có kích thước tương đối lớn, toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dày và có màu xanh lục hay vàng sẫm. Cơ thể cua dẹp theo hướng lưng bụng và chia thành hai 10 phần. Phần đầu ngực lớn nằm trong giáp đầu ngực (mai cua), phần bụng nhỏ và gập lại dưới giáp đầu ngực (yếm cua) [ 3 ]. - Phần đầu ngực [ 2,3 ] Phần đầu và phần ngực của cua dính liền nhau, ranh giới giữa các đốt không rõ ràng. Căn cứ vào phần phụ mang trên đó mà người ta biết được số đốt tạo thành. + Đầu: Gồm 5 đốt mang mắt, anten và các phần phụ miệng. + Ngực: Gồm 8 đốt mang các đôi chân hàm và chân bò. Mặt lưng của phần đầu ngực được bao bọc trong giáp đầu ngực. Mé trước của giáp đầu ngực chia thành ba đoạn phân cách bởi hai hố mắt (hố mắt mang mắt nằm trên cuống mắt) hai đoạn mé bên có chiều dài bằng nhau, mỗi bên mé có 9 gai nhọn có kích thước lớn dần theo thứ tự tính từ hố mắt, đoạn giữa hai hố mắt có 6 gai nhọn đều nhau. Mặt trên của giáp đầu ngực phân chia thành từng vùng nhỏ ngăn cách bởi rãnh và gờ rõ rệt. Phía trước là vùng trán kế tiếp là vùng dạ dày ngăn cách bởi hai gờ. Tiếp theo là vùng tim, sau vùng tim đến vùng ruột. Hai bên vùng dạ dày là vùng gan, ngoài cùng là vùng mang. Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập vào. Ở cua đực có hai lỗ sinh dục nằm ở gốc của đôi chân bò thứ 5 và dính vào đó một cơ quan giao cấu ngắn, ở cua cái có hai lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3. - Phần bụng: phần bụng dạng phiến mỏng có 7 đốt gập lại phía dùi phần đầu ngực tạo cho cua có thân hình rất gọn. Phần bụng ở cua cái và cua đực có sự khác nhau, con cái trước thời kì thành thục sinh dục (trước lột xác tiền giao vó) phần bụng (yếm) có hình hơi vuông. Sau khi lột xác tiền giao vó yếm trở nên tròn, che phủ phần lớn mặt bụng của phần đầu ngực. Các đốt bụng I, II và VII khớp động với nhau, các đốt khác bất động. Chân bụng chẻ đôi biến thành chùm lông yếm để trứng đẻ ra bám vào đó. [...]... 2 Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea Độ mặn là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân bố và hoạt động của các giai đoạn ấu trùng cua Tuy nhiên tuỳ từng giai đoạn mà ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng, phát triển cũng như tỷ lệ sống của ấu trùng là khác nhau Để theo dõi ảnh hưởng của độ mặn lên tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea cua Xanh chúng tôi bố trí ở 4 thang độ. .. thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến ấu trùng Zoea cua biển đã thấy rằng ấu trùng Zoea sống trong điều kiện nhiệt độ trên 25oC và độ mặn dưới 17.5‰ bò tử vong đáng kể Vì vậy ông cho rằng ấu trùng Zoea không thích hợp với điều kiện môi trường vùng cửa sông [9] Khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ương. .. Đồ thò tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea ở các độ mặn khác nhau Từ đồ thò có thể thấy tỷ lệ sống của ấu trùng giảm rất nhanh từ giai đoạn Zoea 1 sang Zoea 2 và từ giai đoạn Zoea 2 sang Zoea 3 ở cả 4 thang độ mặn Ở độ mặn 30‰ đường tỷ lệ sống là cao nhất và kéo dài đến giai đoạn Megalops, nghóa là ấu trùng có tỷ lệ sống cao nhất và phát triển được đến giai đoạn Megalops Khi so sánh tỷ lệ sống của ấu trùng. .. và quản lý theo quy trình đã được công bố của Nguyễn Cơ Thạch [2] - Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần Sơ đồ thí nghiệm: Nước đủ tiêu chuẩn thí nghiệm Ấu trùng Zoea cua Xanh Chuẩn bò thí nghiệm Bố trí độ mặn 20‰ 25‰ 30‰ 35‰ Xác đònh tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea 3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea cua Xanh - Điều kiện thí nghiệm: dùng các xô nhựa 50 lít (chứa 40... ấu trùng Zoea được ương nuôi với mật độ 10÷200 con/lít nhưng mâït độ 30÷60 con/lít thường được sử dụng Không có sự tương quan giữa mật độ ương nuôi và tỷ lệ sống mặc dù ở Philippines vi khuẩn có quan hệ với mật độ cao trên 100 con/lít [13] Baylon và Failaman (1999) đã tiến hành thí nghiệm xác đònh ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sự phát triển của ấu trùng từ giai đoạn Zoea 1 sang giai đoạn Zoea. .. trùng Zoea thích hợp là 80÷120 con/lít [3] Còn theo Nguyễn Cơ Thạch (2000) mật độ ấu trùng Zoea thích hợp để ương nuôi cao hơn, từ 200÷250 con/lít [2] Đối với cua bột thì mật độ ương nuôi thấp hơn Nguyễn Cơ Thạch, 2000 đã tiến hành thí nghiệm để xác đònh ảnh hưởng của mật độ ương nuôi cua bột đến tỷ lệ sống ở các mật độ: 10, 20, 30, 40 và 50 con/m2 Kết quả cho thấy mật độ ương nuôi càng cao thì tỷ lệ sống. .. mặn, độ kiềm, pH, NH3 được theo dõi đònh kì (trước và sau khi thay nước) Tiến hành thu mẫu xác đònh tỷ lệ sống của ấu trùng ở các giai đoạn Zoea 2, Zoea 3, Zoea 4, Zoea 5 và Megalops 3 Bố trí thí nghiệm 3.1 Thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi ấu trùng Zoea cua Xanh Thử nghiệm ương nuôi ấu trùng Zoea trong các bể ciment 4m3, sử dụng thức ăn tổng hợp và Ez-larva thay thế Luân trùng (Brachionus) ở giai đoạn Zoea. .. lắng chìm và thời gian tan rã (thức ăn tổng hợp và chế biến) Bên cạnh đó cần phải đảm bảo mật độ thức ăn để tần số bắt gặp giữa ấu trùng và thức ăn là cao nhất mà không làm ảnh hưởng đến môi trường ương nuôi 2 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cua Xanh Cua Xanh là loài rộng muối thích nghi với sự biến đổi lớn về độ mặn, có thể sống ở độ mặn từ 1÷42‰ và có thể sống ở độ mặn 0‰... Những nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của cua Xanh Năm 2004 Trương Trọng Nghóa đã thí nghiệm nuôi ấu trùng Zoea 1 loài S paramamosain ở bốn mật độ khác nhau: 50, 100, 150 và 200 con/lít Từ kết quả thu được tác giả kết luận: Không có sự khác nhau có ý nghóa (p . 1. Bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi ấu trùng Zoea cua Xanh 8 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea cua Xanh 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương nuôi. thuật ương nuôi ấu trùng Zoea cua Xanh 16 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea cua Xanh 17 4 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng. hiện đề tài: “ Bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea cua Xanh Sylla paramamosain (Estampador, 1949) . Đề tài được

Ngày đăng: 31/08/2014, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Cơ Thạch (1998) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cua Xanh loài Scylla serrta (Forskal,1775), Luận án thác sỹ khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla serrta
2. Nguyễn Cơ Thạch và ctv (2000) Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cua biển loài cua Scylla paramamosain Estampador, 1949 (cua Xanh), Báo cáo khoa học, 115 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla paramamosain
4. Nguyễn Cơ Thạch và Trương Quốc Thái (2004) Ảnh hưởng của độ mặn và thức ăn đến sự phát triển của giai đoạn phôi và ấu trùng cua Scylla serrta Var paramamosain (Estampador, 1949). Trong tuyển tập các công trình nghiên cứu Khoa Học Công Nghệ (1984-2004), NXB Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh, trang 215÷220 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla serrta Var paramamosain
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
5. Trương Quốc Thái và Nguyễn Cơ Thạch (2004) Ảnh hưởng của chất đáy độ mặn, mật độ và thức ăn khác nhau đến quá trình ương từ cua bột đến cua giống loài Scylla serrta Var paramamosain (Estampador, 1949). Trong tuyển tập các công trình nghiên cứu Khoa Học Công Nghệ (1984-2004), NXB Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh, trang 221÷226 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla serrta Var paramamosain
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
6. Phạm Văn Hải (2003) Tìm hiểu một số biện pháp kỹ thuật ương cua bột lên cua giống loài Scylla serrta (Forskal, 1775) và nghiên cứu mật độ cua ương lên tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống tại Quỳnh Lưu-Nghệ An. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thuỷ Sản Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla serrta
7. Nguyễn Minh (2004) Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh trưởng, thời gian giữa hai lần lột xác và tỷ lệ sống của cua Xanh Scylla paramamosain (Estampador, 1949). Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thuỷ Sản Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla paramamosain
8. Traàn Vaờn Duừng (1998) ẹieàu tra tỡnh hỡnh nuoõi cua bieồn Scylla serrta (Forskal, 1775) ở Ninh Hoà, Đồng Bò và thử nghiệm ương nuôi ấu trùng cua biển ở Cửa Bé-Nha Trang. Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Thuỷ Sản Nha Trang, trang15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla serrta
10. Baylon. J. C. Salinity tolerance of the mud crab Scylla serrta (Forskal) Zoea. In ecology and stock assessment of Scylla sp.(http://www.dec.ctu.edu.vn/Sardi/Aacrab Cware/index.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla sp
11. Vu Ngoc Ut & L. Le Vay (1999) Salinity tolerance in Juvenile Scylla paramamosain. In standardisation in nursery techniques and application to pilot scale of the mud crab (Scylla paramamosain) in the Mekong Delta.(http://www.dec.ctu.edu.vn/Sardi/Aacrab Cware/index.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla paramamosain". In standardisation in nursery techniques and application to pilot scale of the mud crab ("Scylla paramamosain
12. Tran Ngoc Hai et al. Effect of reduced water salinity on Juvenniles of the crab Scylla serrta.(http://www.dec.ctu.edu.vn/Sardi/Aacrab Cware/index.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla serrta
13. Truong Trong Nghia, optimization of mud crab (scylla paramamosain) larviculture in vietnam, 189 page Sách, tạp chí
Tiêu đề: scylla paramamosain
14. Juliana C. Baylon and Alan N. Failaman, Larval Rearing of the Mud Crab Scylla serrta in the Philippines.(http://www.aciar.gov.au/web.nsf/att/JFRN-6BN9DG/$file/pr78-part2.pdf) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Scylla serrta
9. Trần Trọng Hải, Nguyễn Thanh Phương, Trương Trọng Nghĩa (1999) Bài giảng kỹ thuật sản xuất giống thủy sản nước lợ, Trường Đại học Cần Thơ, trang 67÷87.TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các chỉ tiêu hình thái bên ngoài để căn cứ phân loại các giai đoạn ấu  truứng Zoea - bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng zoea cua xanh sylla paramamosain (estampador, 1949)
Bảng 1 Các chỉ tiêu hình thái bên ngoài để căn cứ phân loại các giai đoạn ấu truứng Zoea (Trang 13)
Sơ đồ thí nghiệm: - bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng zoea cua xanh sylla paramamosain (estampador, 1949)
Sơ đồ th í nghiệm: (Trang 24)
Bảng 3: Tỷ lệ sống của ấu trùng ở các bể ương - bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng zoea cua xanh sylla paramamosain (estampador, 1949)
Bảng 3 Tỷ lệ sống của ấu trùng ở các bể ương (Trang 30)
Bảng 4: Thời gian lột xác chuyển giai đoạn của ấu trùng ở các bể ương - bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng zoea cua xanh sylla paramamosain (estampador, 1949)
Bảng 4 Thời gian lột xác chuyển giai đoạn của ấu trùng ở các bể ương (Trang 30)
Bảng 6: Tỷ lệ sống của ấu trùng Zoae ở các độ mặn khác nhau. - bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng zoea cua xanh sylla paramamosain (estampador, 1949)
Bảng 6 Tỷ lệ sống của ấu trùng Zoae ở các độ mặn khác nhau (Trang 32)
Bảng 5: Một số yếu tố môi trường trong các xô thí nghiệm - bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng zoea cua xanh sylla paramamosain (estampador, 1949)
Bảng 5 Một số yếu tố môi trường trong các xô thí nghiệm (Trang 32)
Hình 2: Đồ thị tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea ở các độ mặn khác nhau - bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng zoea cua xanh sylla paramamosain (estampador, 1949)
Hình 2 Đồ thị tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea ở các độ mặn khác nhau (Trang 34)
Bảng 7: Thời gian lột  xác  chuyển giai đoạn của ấu trùng Zoea ở các độ mặn  khác nhau - bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng zoea cua xanh sylla paramamosain (estampador, 1949)
Bảng 7 Thời gian lột xác chuyển giai đoạn của ấu trùng Zoea ở các độ mặn khác nhau (Trang 35)
Hình 3: Đồ thị tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea ở các mật độ khác nhau - bước đầu thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, mật độ đến tỷ lệ sống của ấu trùng zoea cua xanh sylla paramamosain (estampador, 1949)
Hình 3 Đồ thị tỷ lệ sống của ấu trùng Zoea ở các mật độ khác nhau (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w