1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ

55 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Tắc ruột là hội chứng ứ trễ lưu thông của hơi, dịch và các chất tiêu hóa có trong lòng ruột. Thường gặp mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, có rất nhiều nguyên nhân gây tắc. Tắc ruột sau mổ là loại thường gặp nhất , chiếm đến 80% các loại tắc ruột được điều trị tại bệnh viện Việt Đức. Tắc ruột là một cấp cứu bụng ngoại khoa phổ biến, Chiếm khoảng 5% các trường hợp cấp cứu ngoại khoa. Theo Chalnot(1962), Nguyễn Đức Ninh(1986) tắc ruột đứng hàng thứ hai sau bệnh viêm ruột thừa, trong số đó tắc ruột sau mổ chiếm khoảng 70% trường hợp [3],[23],[33]. TRSM là những trường hợp TR cơ học phát sinh từ hậu quả của lần mổ bụng trước ( dính, dây, dây chằng, xơ hẹp ruột.). Bệnh có thể xuất hiện sớm ngay trong giai đoạn hậu phẩu hoặc sau lần mổ trước sau một thời gian, có thể nhiều năm sau. Tỷ lệ tử vong do tắc ruột nói chung và tắc ruột sau mổ nói riêng vẫn còn ở mức cao 3-10%, [9], [23], [33].Trong những trường hợp tắc ruột do nghẹt tỷ lệ này có thể lên tới 20-30% [49], mà nguyên nhân chủ yếu là phẩu thuật muộn khi ruột đã hoại tử gây ra tình trạng sốc nhiểm trùng, nhiểm độc. Bệnh do nhiều nguyên nhân và diễn biến rất thay đổi do bệnh cảnh lâm sang rất khác nhau và rất đa dạng. Việc chẩn đoán xác định chính xác tình trạng tắc ruột do nghẽn hay do nghẹt trước mổ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là chẩn đoán và xử trí sớm TR do xoắn là một thách thức thật sự đối với phẩu thuật viên, tỷ lệ tử vong còn cao. Tử vong cao không phải vì kỹ thuật đirfu trị mà chủ yếu là vì chuẩn đoán trễ hoặc không chẩn đoán kịp để điều trị kịp thời. Về kinh điển chẩn đoán và điều trị TRSM chủ yếu dựa vào lâm sàng và film X. quang chụp bụng không chuẩn bị, vai trò của siêu âm lúc bấy giờ còn hạn chế nhưng nhờ sự tiến bộ trong kỹ thuật với sự ra đời của các thế hệ máy có độ phân giải cao, kỹ thuật siêu âm được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng đặc biệt trong chẩn đoán và định hướng thái độ xử trí TRSM. Những năm gần đây chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ hạt nhân cũng được áp dụng trong chẩn đoán TRSM. Điều trị TRSM chủ yếu là phẩu thuật , việc điều trị bồi phụ nước và điện giải , kháng sinh và những tiến bộ trong gây mê hồi sức , kỹ thuật mổ xẻ tốt hơn đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do TRSM. TRSM vẫn còn là vấn đề chưa được giải quyết . nó gây khá nhiều tranh cãi , nhiều thực nghiệm và nghiên cứu , nhưng vẫn là nổi đe dọa tới hàng chục năm sau cho các bệnh nhân phải mổ bụng , đồng thời cũng là mối quan tâm chung cho ngành ngoại khoa chúng ta. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu những trường hợp TRSM , được phẩu thuật tại Bệnh Viện Đa Khoa Sóc Trăng , nhằm mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng , cận lâm sàng , chẩn đoán TRSM tại Bệnh Viện Đa Khoa Sóc Trăng . 2. Đánh giá kết quả sớm sau phẩu thuật TRSM tại Bệnh Viện Đa Khoa Sóc Trăng Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. GIẢI PHẪU SINH LÝ CỦA PHÚC MẠC VÀ RUỘT NON 1.1.1. Phúc mạc Phúc mạc là một màng mỏng liên tiếp gồm 2 lá, lá thành che phủ mặt trong thành bụng và lá tạng bao bọc các cơ quan trong ổ bụng. Đây là một khoang ảo vì tạng nọ áp vào tạng kia. Mọi can thiệp vào các cơ quan trong ổ bụng đều có thể làm tổn thương phúc mạc và có thể gây ra TRSM. Phúc mạc không có mạch máu nuôi riêng rẽ mà được nuôi dưỡng bằng thẩm thấu từ các nhánh mạch mà nó bao bọc, máu tĩnh mạch cũng được đổ vào các tĩnh mạch tương ứng. Thần kinh chi phối phúc mạc: lá phúc mạc thành được chi phối bởi nhánh thần kinh của tủy sống, lá tạng được chi phối bởi các nhánh của thần kinh giao cảm chi phối cho các tạng tương ứng. Trong khoang phúc mạc có lớp dịch mỏng giúp cho 2 lá phúc mạc trượt lên nhau dễ dàng, khi phúc mạc bị tổn thương chúng sẽ dính với nhau làm cho các đoạn của ống tiêu hoá dính với nhau hoặc dính vào thành bụng gây hạn chế nhu động, đồng thời có thể gây ra TR. Về tổ chức học, phúc mạc được cấu tạo bởi hai lớp: Lớp thanh mạc là một lớp tế bào biểu mô lát đơn, luôn tiết ra một lớp dịch mỏng làm thấm ướt phúc mạc, giúp cho chúng trơn trượt lên nhau một cách dễ dàng trong ổ bụng. Lớp dưới thanh mạc là lớp mô sợi liên kết góp phần thúc đẩy quá trình tạo sợi và dính trong bụng nhất là khi phúc mạc bị tổn thương. 1.1.2. Các phân khu ổ bụng Mạc treo đại tràng ngang chia ổ bụng làm hai tầng: Tầng trên và tầng dưới. Hai tầng này có thành phần và tính chất bệnh lý khác nhau. Ở tầng trên các tạng đều quây quanh hậu cung mạc nối, ở tầng dưới có mạc treo ruột non chạy từ trên xuống dưới, từ góc Treitz đến góc hồi manh tràng chia ổ bụng dưới ra làm hai khu: khu phải và khu trái. Những phẫu thuật ở tầng trên mặt treo đại tràng ngang rất ít khi gây ra TRSM trái lại những phẫu thuật ở tầng dưới mạc treo đại tràng ngang (nơi tập trung các quai ruột non) thường gây ra dính và TRSM. 1.1.3. Ruột non: Gồm ba đoạn: tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng. - Tá tràng được cố định vào thành bụng sau bởi mạc dính Treitz nằm ở tầng trên và một phần sau của đại tràng ngang. - Hỗng tràng và hồi tràng không có giới hạn rõ rệt và được treo vào thành bụng sau bởi một mạc treo chung liên tục. Về phương diện giải phẫu và bệnh lý, hai đoạn không khác nhau cơ bản và đều được gọi là ruột non . Hỗng tràng dài 5,5 - 9 m (trung bình 6,5 m), hồi tràng dài 0,7 - 1m, các khúc đầu rộng 3cm, các khúc cuối nhỏ 2cm, các quai ruột xếp lại thành 14-16 quai, chiều dài mỗi quai 20-25cm, có quai dài tới 30-40 cm. Từ khúc 1 đến 7 quai ruột nằm ngang phía trái ổ bụng, từ quai thứ 8 trở đi các quai ruột nằm dọc, đến khi còn 10 - 15 cm nó chạy ngang nối tiếp với góc hồi manh tràng. - Cấu tạo ruột non có 4 lớp xếp từ ngoài vào trong: Thanh mạc, cơ, dưới niêm mạc và niêm mạc. Lớp niêm mạc đảm bảo toàn bộ quá trình hấp thu ở ruột, bề mặt lớp niêm mạc có nhiều van tràng, chiếm 1/2 - 2/3 chu vi ruột non, cao khoảng 6 - 8mm, dày 3cm, cách nhau 6 - 8 mm, có khoảng 800 - 900 nếp, van tràng có nhiều ở hỗng tràng, càng về phía hồi tràng các nếp van tràng càng nhỏ dần và biến mất. - Mạch máu và thần kinh: Ruột non được cấp máu bởi động mạch mạc treo tràng trên động mạch này phân nhánh tạo thành một mạng hình vòng cung và tiếp tục đi vào các lớp của thành ruột bằng nhiều nhánh nhỏ cho tới tận đỉnh các nhung mao. Hệ thống tĩnh mạch của ruột non bắt nguồn từ đỉnh các nhung mao. Các hệ thống tĩnh mạch này họp dần với nhau, tạo thành hệ thống tĩnh mạch đi theo các động mạch tương ứng và cuối cùng đổ vào các tĩnh mạch mạc treo tràng trên nằm trong mạc treo ruột. Do các mạch máu nằm trong thành ruột, nên khi TR ruột giãn quá to gây cản trở tuần hoàn và thiếu máu ruột . Sinh lý hấp thu và bài tiết của ruột: Ruột có 4 hoạt động để tăng cường hấp thu đó là: co nghẹt, cử động quả lắc, nhu động, phản nhu động. Các hoạt động này được thực hiện tự động dưới sự điều khiển của đám rối Auerbach. Những kích thích tại chỗ cũng như trên dây X đều làm tăng hoạt động nhu động của ruột. Dịch tiêu hóa bài tiết trung bình khoảng 5 - 10 lít/24 giờ, chỉ có dịch dạ dày có pH < 1,5 có tính acid, còn lại các dịch khác đều có tính kiềm. Trong lòng ruột có nhiều loại vi khuẩn, càng xuống phía cuối hồi tràng, càng có nhiều vi khuẩn trong đó có các vi khuẩn lên men thối gần giống như của đại tràng. Trong điều kiện bình thuờng vi khuẩn phát triển trong lòng ruột mà không gây ra bệnh. 1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH DÍNH VÀ DÂY CHẰNG SAU MỔ Ổ BỤNG Bất cứ can thiệp nào vào ổ phúc mạc cũng có thể gây tổn thương phúc mạc (chấn thương, nhiễm trùng, phản ứng viêm do dị vật ) và gây ra dính, dây chằng trong ổ bụng. Các tổn thương phúc mạc tiến triển theo 2 hướng: * Hoặc tái tạo lại phúc mạc bình thuờng nhờ sự phát triển của các tế bào biểu mô che phủ phần phúc mạc bị tổn thương. Nguồn gốc của các tế bào biểu mô này còn đang được tranh luận, trước kia người ta cho rằng các tế bào này có nguồn gốc từ những tế bào đa năng dưới biểu mô. Nhưng những nghiên cứu mới đây đã chứng minh được vai trò quan trọng của các tế bào xung quanh nơi tổn thương kể cả những tế bào có trong dịch phúc . * Hoặc tiến triển theo hướng bệnh lý: Các tế bào xơ và các mạch máu tân tạo phát triển tạo nên các dây chằng và dính. Quá trình diễn biến này diễn ra khá nhanh trong khoảng 6-8 ngày nhưng khó có thể xác định chính xác thời gian hình thành vĩnh viễn dính và dây chằng. Sinh lý bệnh của quá trình hình thành dây chằng và dính khi phúc mạc bị tổn thương được trình bày theo sơ đồ sau: Tổn thương phúc mạc Tăng tính thấm thành mạch và tiết dịch viêm Lắng đọng Fibrine Phân huỷ Fibrine Bình thường Tái tạo phúc mạc lành Không bình thường Dây chằng và dính Plasminogen Plasmine 1.3. SINH LÝ BỆNH CỦA TRSM Khi tắc ruột gây ra các rối loạn toàn thân và tại chỗ. 1.3.1. Tại chỗ - Tăng nhu động: Trong giai đoạn đầu của bệnh, nhu động của ruột tăng về tần số và cường độ, cố gắng đẩy các chất trong lòng ruột qua chỗ tắc làm cho áp lực trong lòng ruột tăng, sau đó nhu động giảm xuống và dừng lại, sau một thời gian yên lặng, nhu động ruột lại tăng trở lại. Hiện tượng nhu động ruột tương ứng với những cơn đau bụng của bệnh nhân. Đây là triệu chứng cơ bản để phân biệt TR cơ năng và TR cơ giới. Trong giai đoạn muộn, khi quai ruột ở phía trên chỗ tắc giãn căng, nhu động sẽ thưa dần sau đó mất, nhất là trong trường hợp TR do nghẹt . - Chướng ruột: Bình thường trong lòng ruột chứa hơi và dịch, hơi có từ hai nguồn: 80% do nuốt vào và 20% do hiện tượng lên men trong lòng ruột. Trong TR, hơi ứ đọng ở đoạn ruột trên chỗ tắc từ nuốt không khí và một phần từ sự trung hòa Bicarbonat cộng với sự lên men của vi khuẩn trong lòng ruột, vì khi Nitrogene không được hấp thu bởi niêm mạc ruột nên hậu quả là ruột ứ đọng nhiều ở đoạn ruột trên chỗ tắc. Hơi này có từ nuốt không khí và một phần từ sự trung hoà khí Bicarbonat cộng với sự lên men của vi khuẩn trong lòng ruột và vì khí Nitrogene không được hấp thu bởi niêm mạc ruột. Hậu quả là 70% khí Nitrogene ứ đọng trong lòng ruột . - Vi khuẩn phát triển: Trong TR, các quai ruột ở trên chỗ tắc bị giãn do ứ trệ dịch và hơi, vi khuẩn tại đó phát triển mạnh đồng thời ruột giãn làm cho niêm mạc ruột bị tổn thương do ứ trệ tuần hoàn và thiếu máu, vi khuẩn và các độc tố của vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào máu và qua thành ruột vào ổ bụng gây ra tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc do vậy trong điều trị TR cần dùng kháng sinh toàn thân sớm. - Rối loạn tuần hoàn ruột: áp lực ruột bình thường từ 2 - 4mmHg: Khi ruột bị tắc đoạn ruột phía trên giãn căng do ứ trệ hơi và dịch tiêu hoá làm cho áp lực trong lòng ruột tăng cao, có khi tăng cao gấp 10 lần bình thường, tuy nhiên người ta chỉ đo được áp lực từ 4-14 mmHg nhờ khả năng tự giảm áp lực bằng cách trào ngược dịch và hơi lên dạ . Sự ứ đọng và ứ trệ tuần hoàn do tăng áp lực trong lòng ruột phối hợp với hiện tượng co thắt tiểu động mạch làm cho ruột thiếu máu, phù nề và dẫn đến hoại tử. Trong trường hợp TR do nghẹt ruột, ruột và mạc treo bị nghẹt gây thiếu máu ruột dẫn đến hoại tử nhanh chóng. 1.3.2. Toàn thân Các rối loạn toàn thân là hậu quả của rối loạn tại chỗ. - Mất nước, điện giải và rối loạn thăng bằng toan kiềm do: + Nôn do phản xạ: do trào ngược đẩy lượng dịch ứ đọng trên chỗ tắc ra ngoài làm giảm áp lòng ruột. + Giảm hấp thu ruột và tăng tính thấm thành mạch ruột làm mất nước từ lòng mạch vào ruột. - Nhiễm trùng, nhiễm độc: Do độc tố của vi khuẩn, và các vi khuẩn xâm nhập vào máu và ổ phúc mạc. Tình trạng này còn xuất hiện muộn nhất là khi ruột thiếu máu hoại tử. Rối loạn toàn thân gây nên hàng loạt các biểu hiện trên lâm sàng như: mất nước điện giải, cô đặc máu, Hematocrit tăng, hồng cầu, bạch cầu tăng, sốt, suy thận, sốc 1.4. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY TRSM 1.4.1. Dính Bất cứ phẫu thuật nào trong ổ bụng cũng có thể gây dính ruột . Mức độ dính sau mổ phụ thuộc vào mức độ tổn thương phúc mạc, tình trạng nhiễm bẩn ổ bụng của lần mổ trước và cơ địa của từng bệnh nhân. Ruột có thể dính ở nhiều mức độ khác nhau, có khi toàn bộ các quai ruột dính với nhau và dính với thành bụng làm cho việc mổ ổ bụng và gỡ dính gặp nhiều khó khăn. Dính có thể lỏng lẻo dễ gỡ, nhưng có khi rất chặt khó phân định ranh giới giữa các tạng, nên gỡ dính rất dễ gây rách thanh mạc và thủng ruột. Không phải cứ có dính ruột là có TR, tắc ruột thường phát sinh khi có các yếu tố thuận lợi như ruột viêm nhiễm, phù nề, gập góc đột ngột mới gây tắc (khoảng 30% trường hợp). Dính là một trong những nguyên nhân chính gây ra TRSM do vậy có tác giả dùng thuật ngữ "tắc ruột do dính sau mổ" . 1.4.2. Xoắn ruột Ruột có thể bị xoắn do một quai ruột dính vào thành bụng hay một tạng lân cận hoặc do dây chằng gây ra tắc ruột đột ngột. Ruột bị hoại tử nhanh chóng giống như nghẹt ruột do dây chằng Thương tổn này đòi hỏi phải được phẫu thuật ngay nếu không sẽ hoại tử ruột nhanh chóng. 1.4.3. Dây chằng Dây chằng là một trong những nguyên nhân chính gây TRSM được tạo ra do: máu đọng, dị vật, màng tơ huyết, giả mạc sau một thời gian được tổ chức hoá và tạo thành các dây xơ, các dây này đi từ quai ruột này tới quai ruột khác hoặc dính vào thành bụng làm nghẹt ruột và gây hoại tử ruột nhanh chóng do thiếu máu nên đòi hỏi phải được phẫu thuật sớm Dây chằng và dính là nguyên nhân cơ bản và thường gặp nhất trong TRSM . 1.4.4. Thoát vị trong Thường do các lỗ mở mạc treo, mạc nối của lần mổ trước không được khâu kín hay do dây chằng và dịch tạo nên các lỗ trong ổ bụng ruột chui vào đó gây TR, đây là thương tổn hiếm gặp, chẩn đoán trước mổ rất khó, tổn thương thường chỉ được phát hiện khi mổ. 1.5. CHẨN ĐOÁN TRSM Tắc ruột sau mổ chỉ loại TR cơ học xảy ra sau mổ và trực tiếp do mổ xẻ gây ra, không tính đến TR do ung thư di căn, do bã thức ăn. Tuy nhiên người ta không thể chẩn đoán chắc chắn được nguyên nhân trước mổ, một số tác giả dựa vào vết mổ cũ ổ bụng cộng với hội chứng TR nên nghĩ đến TRSM .Triệu chứng kinh điển: "đau, nôn, bí, chướng" thường không đầy đủ, chúng xuất hiện ở các mức độ khác nhau, thứ tự khác nhau, và phụ thuộc nhiều yếu tố, bản chất thương tổn, vị trí tắc, đã điều trị hay chưa. 1.5.1. Lâm sàng * Cơ năng: - Đau bụng cơn: là triệu chứng luôn có và xuất hiện đầu tiên, có các tần số và cường độ khác nhau, tuy không đặc hiệu nhưng nếu không có cơn đau, thì không nên đặt ra chẩn đoán tắc ruột cơ học. - Nôn: là triệu chứng xuất hiện khá sớm kèm với đau, lúc đầu nôn thường do phản xạ, nôn nhiều hay ít, sớm hay muộn còn phụ thuộc vào vị trí [...]... định mổ với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 2.3.5 Đặc điểm tổn thương trong mổ và cách xử trí 2.3.6 Kết quả điều trị sau mổ : - Thời gian rút dẫn lưu - Trung tiện sau mổ - Thời gian cắt chỉ vết mổ - Số ngày nằm viện tính từ ngày mổ đến ra viện - Biến chứng sớm sau mổ : Nhiểm trùng vết mổ Rò tiêu hóa Ap xe tồn dư sau mổ Tắc ruột sớm sau mổ Viêm phổi nặng ; suy thận sau mổ Nặng xin về hay tử vong sau mổ. .. những ưu điểm của nó trong điều trị TRSM Hình 1 Hình 2 Phẫu thuật nội soi hình ảnh dính đơn thuần được cải thiện sau phẫu thuật ở những bệnh nhân tắc ruột một phần và tắc ruột không có biến chứng 1.9 BIẾN CHỨNG SAU MỔ TRSM - Viêm phúc mạc sau mổ - Áp xe tồn dư sau mổ - Nhiễm trùng vết mổ - Suy thận - Viêm phổi - Suy kiệt - TR sớm sau mổ - Rò tiêu hoá sau mổ - Tử vong sau mổ - Chảy máu sau mổ Chương 2... vong sau mổ ) - Đánh giá kết quả sớm sau phẩu thuật : theo Altermier Tốt : không tai biến , biến chứng trong và sau mổ Trung bình : biến chứng nhẹ nhưng điều trị khỏi Xấu : biến chứng lớn sau mổ điều trị không khỏi ; nặng xin về hoặc tử vong 2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU - Số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê dung trong y sinh học trên máy vi tính theo chương trình Epi-info 6.14 Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ... không cần mổ ngay, khi bệnh nhân đến muộn nhất là khi nôn ra dịch giống phân thì nên mổ ngay Như vậy tất cả các nghiên cứu về lâm sàng, Xquang, siêu âm, CT đều nhằm mục đích chẩn đoán chính xác thương tổn chỉ định phẫu thuật kịp thời hợp lý, đây là cốt lõi của việc điều trị TRSM 1.7 ĐIỀU TRỊ NỘI CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ Điều trị nội khoa là việc làm đầu tiên và bắt buộc, nó có thể trở thành điều trị thực... hiệu xoắn ruột và hoại tử ruột, cần đặt vấn đề mổ sớm các tác giả còn cho biết nên mổ sớm đối với loại TR sớm sau mổ - Đỗ Phú Đông nhận thấy quá nửa số TRSM điều trị bảo tồn thành công nên khuyên rằng điều trị nội trước tiên và theo dõi một vài triệu chứng nếu thấy nặng lên thì chỉ định mổ - Nguyễn Đình Hối: cho rằng khi những bệnh nhân đến viện với những triệu chứng không rầm rộ thì nên điều trị nội,... phủ lại được trên một đoạn ruột ngắn Tùy từng tình trạng, vị trí tắc của bệnh nhân mà khâu nối ngay hay đưa đầu ruột ra da 1.8.3 Nối tắt Nối đoạn ruột trên chỗ tắc với đoạn ruột dưới chỗ tắc, loại trừ chỗ tắc ngoài lưu thông tiêu hóa khi chỗ tắc không giải quyết được 1.8.4 Mở thông trên chỗ tắc Là biện pháp bất đắc dĩ khi ruột thành một khối không gỡ dính được hoặc gỡ dính sẽ gây thủng ruột nhiều, phương... hiệu của nghẹt ruột Nếu có nghẹt ruột (đánh giá trong mổ) thì ít nhất có 2 trong 4 triệu chứng trước mổ Cohn I đánh giá cao triệu chứng mạch nhanh vì theo ông giai đoạn đầu, mạch nhanh là dấu hiệu của nghẹt ruột, còn về sau là do ảnh hưởng của mất nước, điện giải của nhiễm trùng, nhiễm độc Tác giả cũng đề cập đến dấu hiệu phản ứng thành bụng nhưng cho rằng nó chỉ có giá trị khi kèm với mạch nhanh, sốt,... ruột sau mổ Theo một số tác giả TR sớm sau mổ trong vòng 30 ngày đầu sau mổ được gọi là TR sớm sau mổ 1.5.2 Chẩn đoán hình thái TRSM Mặc dù rất khó chẩn đoán được trước mổ nhưng vì tính nguy hiểm và khẩn cấp của nó, nên rất nhiều tác giả cố gắng đưa ra các tiêu chuẩn mong phát hiện sớm xoắn ruột, nghẹt ruột Trên thực tế rất khó phân biệt giữa tắc ruột do nghẽn và tắc ruột do nghẹt Tuy vậy các tài liệu... đoán và mổ TRSM do ung thư di căn , do lao - Bệnh nhân không có hồ sơ bệnh án đầy đủ 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu : - Thử nghiệm lâm sàng 1 nhóm , ( không nhóm chứng ) - Thời gian : hồi cứu từ tháng 1/2007 đến tháng 10/2009 và tiến cứu từ tháng 10/2009 đến tháng 12/2010 - Tập hợp tất cả bệnh nhân thuộc diện nghiên cứu được lập hồ sơ theo mẫu nghiên cứu thống nhất - Số liệu... khác do độ nhậy cao nên trong một số trường hợp siêu âm cho kết quả dương tính giả đối với bệnh nhân rối loạn tiêu hóa và một số bệnh khác, do vậy siêu âm cần phối hợp với Xquang và lâm sàng để chẩn đoán và chỉ định điều trị - theo dõi - TRSM 1.5.3.4 Chụp cắt lớp vi tính (Computer Tomography) (CT) Là phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại và mới mẻ Trong một số nghiên cứu cho thấy CT rất hữu ích trong . Ninh(1986) tắc ruột đứng hàng thứ hai sau bệnh viêm ruột thừa, trong số đó tắc ruột sau mổ chiếm khoảng 70% trường hợp [3],[23],[33]. TRSM là những trường hợp TR cơ học phát sinh từ hậu quả của lần mổ. xơ hẹp ruột. ). Bệnh có thể xuất hiện sớm ngay trong giai đoạn hậu phẩu hoặc sau lần mổ trước sau một thời gian, có thể nhiều năm sau. Tỷ lệ tử vong do tắc ruột nói chung và tắc ruột sau mổ nói. ngữ " ;tắc ruột do dính sau mổ& quot; . 1.4.2. Xoắn ruột Ruột có thể bị xoắn do một quai ruột dính vào thành bụng hay một tạng lân cận hoặc do dây chằng gây ra tắc ruột đột ngột. Ruột bị hoại

Ngày đăng: 28/07/2014, 06:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Như Hiệp , Phạm Gia Khánh, Nguyễn Trọng Hòa ( 1995 ) , "Bước đầu xác định các tiêu chuẩn chỉ định điều trị qua 74 trường hợp tắc ruột sau mổ", Ngoại khoa , số 9, chuyên đề hội nghị ngoại khoa về cấp cứu bụng và cơ quan vận động , tr. 103 – 110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu xác định các tiêu chuẩn chỉ định điều trị qua 74 trường hợp tắc ruột sau mổ
2. Bùi Thanh Hải , Phạm Duy Hiển ( 1995 ) , ‘’ Tắc ruột sau mổ bàn thêm về nguyên nhân và chỉ định điều trị ‘’, Chuyên đề hội nghị ngoại khoa về cấp cứu bụng và cơ quan vận động , số 9 , tr . 115 – 124 Khác
3. Vũ Mạnh ( 1995 ) ‘’ Tắc ruột sau mổ ‘’ , Chuyên đề hội nghị ngoại khoa về cấp cứu bụng và cơ quan vận động ‘’ , số 9 , tr 364-369 Khác
4. Nuyễn Hữu Ninh , Lê Văn Điền , Phan Tùng Lĩnh ( 1996 ) , ‘’ Mười biện pháp phòng chống tắc ruột sau mổ ‘’, Y học thực hành , số 4 , tập 321, tr 22-24 Khác
5. Bùi Quang Vinh , Nguyễn Văn Châu ( 1999 ) – ‘’ Nhận xét kết quả điều trị bảo tồn tắc ruột do dính sau mổ ‘’, Y học quân sự , tr 82-84 Khác
6. Trần Minh Đạo ( 2004 ) – ‘’ Một số nhận xét về chỉ định và kết quả điều trị taéc ruột sau mổ ‘’, Y học quân sự , số 3 , tr 18-20 Khác
7. Bùi Thanh Hải , Đặng Việt Dũng ( 2007 ) , ‘’ nghiên cứu hình ảnh siêu âm trên 126 bệnh nhân tắc ruột sau mổ được điều trị tại viện quân y 103 trong 2 năm ( 8/2005 – 8/2007 ), Y học thực hành , số 9 , tập 577+578 , tr 101-103 Khác
8. Nguyễn Văn Hải , Lê Huy Lưu , Nguyễn Hồng sơn ( 2007 ) , ‘’ Hậu quả của điều trị nội soi trong điều trị tắc ruột sau mổ ‘’, Ngoại khoa , số 6 , tập 57 , tr 13-20 Khác
9. Bùi Thanh Hải , Đỗ sơn Hà , Nguyễn văn xuyên , ( 2007 ), ‘’ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ ‘’, Y học thực hành , số 10 , tập 581+582 , tr 93-95 Khác
10. Bùi Thanh Hải ( 2008 ) , ‘’ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng , x.quang , siêu âm và chỉ định điều trị tắc ruột sau mổ ‘’ , Luận án TS , Học viện quân y Khác
11. Nguyễn Hữu Thành ( 1993 ) , ‘’ tắc ruột sau mổ ‘’ , Ngoại khoa , số 4 , tr 30-33 Khác
12. Nguễn Trinh Cơ , Vương Hùng , Phạm Hoàng Phiệt , Vũ Tự Huỳnh (1962 ) , ‘’ Phương pháp gấp ruột để điều trị tắc ruột sau mổ ‘’ , Y học việt Nam , tập 1 , tr 22-28 Khác
13. Đỗ Phú Đông ( 1982 ) , ‘’ Tắc ruột do dính sau mổ ‘’ , ngoại khoa , sô 5 , tr 154-159 Khác
14. Hoàng Tích Tộ ( 1983 ) “ Một số vấn đề dự phòng tắc ruột sau mổ “ , Ngoại khoa , số 4 , tr 97-111 Khác
15. Nguyễn Đức Ninh , Nguyễn Thành Vân ( 1985 ) , ‘’ Tắc ruột sau mổ ‘’ , Nhà xuất bản y học Việt Nam ,số 4 , tr 97-101 Khác
16. Bùi Thanh Hải , Nguyễn Ngoc Thắng , Phan Văn Thắng , Vũ Xuân Bình ( 2004 ) , ‘’ Nhận xét kết quả điều trị TRSM tại Bệnh viện Đa Khoa Thái Bình trong 2 năm ( 1994 – 1995 ) , Y học thực hành , số 8 , tr 47-48 Khác
17. Nguyễn Thanh Long , Ninh Việt khải ( 2007 ) , ‘’ TRSM gây nghẹt ruột hoại tử ‘’ , Y học thực hành , số 8 , tr 63-67 Khác
18. Trinh Hoạt , Vũ Duy Thanh , ( 1986 ) ‘’ TR cơ học sau mổ ‘’ , Ngoại khoa , số 3 , tr 10-14 Khác
19. Phạm Văn Hoàn , ( 1995 ) , ‘’ Nhận xét qua 60 trường hợp tắc ruột do dính sau mổ ‘’ , Ngoại khoa , số 9 , tr 125-128 Khác
20. Nguyễn Văn Hải , ( 2001 ) , ‘’ Đặc điểm lâm sàng và x.quang của tắc ruột non kiểu thắt nghẹt ‘’ , Ngoại khoa , số 6 , tr 44-49 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 Hình 2 - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Hình 1 Hình 2 (Trang 21)
Bảng 3.2. Giới tính - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.2. Giới tính (Trang 27)
Bảng 3.1. Phân bố tuổi - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.1. Phân bố tuổi (Trang 27)
Bảng 3.5. Vị trí đương mổ trước - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.5. Vị trí đương mổ trước (Trang 29)
Bảng 3.10. Triệu chứng toàn thân - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.10. Triệu chứng toàn thân (Trang 32)
Bảng 3.12. Chướng bụng - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.12. Chướng bụng (Trang 33)
Bảng 3.15. Dấu hiệu rắn bò - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.15. Dấu hiệu rắn bò (Trang 34)
Bảng 3.21. Dấu hiệu x quang - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.21. Dấu hiệu x quang (Trang 35)
Bảng 3.18. Dấu hiệu nôn - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.18. Dấu hiệu nôn (Trang 35)
Bảng 3.22. Dấu hiệu siêu âm - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.22. Dấu hiệu siêu âm (Trang 36)
Bảng 3.23. Dấu hiệu CT Scan - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.23. Dấu hiệu CT Scan (Trang 37)
Bảng 3.25. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm không hoại tử   ruột và hoại tử ruột - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.25. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm không hoại tử ruột và hoại tử ruột (Trang 38)
Bảng 3.31. Thời gian mổ - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.31. Thời gian mổ (Trang 42)
Bảng 3.32. Biến chứng sớm sau mổ - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.32. Biến chứng sớm sau mổ (Trang 42)
Bảng 3.33. Thời gian trung tiện sau mổ - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.33. Thời gian trung tiện sau mổ (Trang 42)
Bảng 3.34. Thời gian rút dẫn lưu - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.34. Thời gian rút dẫn lưu (Trang 43)
Bảng 3.35. Thời gian nằm viện sau mổ - nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị tắc ruột sau mổ
Bảng 3.35. Thời gian nằm viện sau mổ (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w