PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Thử nghiệm kỹ thuật ương nuôi ấu trùng Zoea cua Xanh
1.2. Chuaồn bũ beồ ửụng
Các bể trước khi đưa vào ương nuôi được chà rửa sạch bằng xà phòng, sau đó để khô rồi quét dung dịch Extrachlor + Virkon-A 10.000 ppm (hoà 100 gam mỗi loại vào 10 lít nước). Để như vậy trong 24 giờ rồi chà rửa lại cho sạch.
1.2.1. Chuẩn bị nước và phục hồi môi trường
Sau khi đã chuẩn bị bể xong tiến hành cấp nước vào bể khoảng 80cm, nước dùng để ương nuôi ấu trùng là nước đã xử lý và được lọc qua túi siêu lọc.
Nước khi đã cấp đủ được cho thêm EDTA liều lượng 4 ppm, Iot 1 ppm, Mazo 5 ppm để phục hồi lại môi trường.
Trước khi thả ấu trùng vào bể kiểm tra các yếu tố môi trường: độ mặn, nhiệt độ, pH, độ kiềm.
1.3. Các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật, đặc biệt là hai yếu tố nhiệt độ và độ mặn. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của hai quá trình hấp thụ thức ăn và trao đổi chất, còn độ mặn ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất đặc biệt là áp suất thẩm thấu. Trong quá trình ương nuôi chúng tôi đã tiến hành đo một số yếu tố môi trường: nhiệt độ đo hàng ngày (vào lúc 7h sáng và 14 giờ chiều ), các yếu tố pH, độ kiềm, NH3 đo trước và sau khi xiphon thay nước (8 giờ sáng và 14 giờ chiều). Kết quả theo dừi được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2: Các yếu tố môi trường trong bể ương
Từ các kết quả ở bảng 2 có thể thấy các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi đều nằm trong giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng.
Các bể được đặt trong nhà có mái che nên nhiệt độ luôn ổn định trong khoảng 26.5÷28.5 và pH 7.9÷8.3. Heasman (1983) nhận thấy ấu trùng Zoea thích hợp ở nhiệt độ 27oC, pH 8.0÷8.3, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 20oC thì tỷ lệ bắt được mồi của ấu trùng giảm, ở nhiệt độ 19÷23oC tất cả các ấu trùng đều chết ở giai đoạn Zoea 3 [9].
Theo Nguyễn Cơ Thạch (2000) ấu trùng Zoea thích hợp với điều kiện nhiệt độ 28÷30oC, độ mặn 30÷35‰, pH 8.0÷8.6 [2].
Trong quá trình ương nuôi oxy được cung cấp đầy đủ thông qua việc sục khí liên tục. Hàm lượng NH3 thực tế tương đối cao, có khi lên đến 0.15 mg/lít, nguyên nhân là do số lượng ấu trùng chết nhiều, lượng thức ăn dư thừa phân huỷ. Tuy nhiên ấu trùng Zoea có khả năng chịu dựng tương đối với mức độ nitơ không thích hợp khá cao. Theo Trương Trọng Nghĩa ở Việt Nam ấu trùng Zoea loài S. paramamosain sống khá tốt ở nồng độ NH3-N 5mg/lít trong những hệ thống nuôi tuần hoàn [13].
1.4. Mật độ ương nuôi
Mật độ ấu trùng Zoea ương nuôi là 200÷250 con/lít.
Ấu trùng Zoea sau khi nở khoảng 30 phút tiến hành tắt sục khí 3÷5 phút rồi dùng vợt vớt những ấu trùng khỏe nổi trên mặt.
1.5. Các loại thức ăn và chế độ cho ăn 1.5.1. Các loại thức ăn
Trong quá trình ương nuôi ấu trùng sử dụng các loại thức ăn:
- Thức ăn tổng hợp, thành phần gồm:
Yeáu toá moâi
trường Nhiệt độ
oC Độ mặn
‰ PH Độ kiềm NH3 thực tế mg/lít Giá trị 26.5÷28.5 29÷31 7.9÷8.3 130÷150 0.03÷0.15
+ Lansy ZM: 30%
+ APo: 20%
+ Frippark 1: 40%
+ Nutrimix: 5%
+ Immuzin: 5%
Thức ăn tổng hợp khi sử dụng cà qua vợt gas 100
- Ez-larva: thức ăn dạng lỏng (công ty ZEIGLE Hoa Kì).
- Artemia bung dù và Nauplius của Artemia: được ấp từ trứng bào xác của Artemia Vĩnh Châu-Sóc Trăng ( có kích cỡ nhỏ).
+ Artemia bung dù ấp trong thời gian 12 giờ, nhiệt độ 26÷28.5oC, độ mặn 31±1‰.
+ Nauplius của Artemia ấp trong thời gian 20 giờ.
1.5.2. Chế độ cho ăn
Thức ăn được cho ăn theo giản đồ:
Giai đoạn phát triển của ấu trùng Loại thức ăn
Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 M
Thức ăn tổng hợp+Ez-larva Artemia bung duứ
Nauplius cuûa Artemia
- Thời gian cho ăn: hàng ngày cho ấu trùng ăn 4 lần với các loại thức ăn tương ứng như sau: 6 giờ, 18 giờ: cho ăn Artemia
12 giờ: cho ăn thức ăn tổng hợp
- Liều lượng thức ăn sử dụng:
+ Artemia cho ăn 3 gam (trứng bào xác)/bể/ngày, duy trì mật độ từ 10÷15 con/ml
+ Ez-larva cho ăn 0,5ml/bể/ngày sau đó tăng lên 1 ml + Thức ăn tổng hợp cho 12g/bể/ngày
Nhận xét: Ở trại trong quá trình ương nuôi ấu trùng do không chuẩn bị được Luân trùng (Brachionus) nên đã thử nghiệm thay thế Luân trùng bằng thức ăn tổng hợp và Ez-larva, đây là những loại thức ăn có sẵn và chủ động hơn so với Luân trùng. Tuy nhiên hiệu quả của việc sử dụng các loại thức ăn này thấp, ấu trùng hầu như không ăn hoặc ít ăn. Ở giai đoạn Zoea 1 và đầu giai đoạn Zoea 2 Artemia có kích thước lớn vì vậy làm hạn chế khả năng bắt mồi của ấu trùng Zoea.
Ong (1964) chỉ sử dụng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng trong suốt thời gian ương nuôi, ông nhận thấy ấu trùng Artemia dường như là quá to và bơi lội quá nhanh đối với ấu trùng cua nên ấu trùng khó bắt được mồi [9].
Theo Nguyễn Cơ Thạch và ctv (2000) trong cùng một giai đoạn phát triển của ấu trùng các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng. Luân trùng là loại thức ăn rất phù hợp ở giai đoạn Zoea 1 và đầu giai đoạn Zoea 2, nhưng không phù hợp ở các giai đoạn kế tiếp. Nauplius của Artemia cho ăn ở giai đoạn Zoea 2 đến đầu Zoea 4, Artemia cho ăn từ đầu Zoea 4 đến hết Zoea 5, tảo cho ăn từ đầu đến cuối giai đoạn Zoea 2. Sự phối hợp 3 loại thức ăn: Luân trùng, Artemia, tảo cho tỷ lệ soáng cao nhaát [2].
1.6. Quản lý và chăm sóc
Vào những ngày đầu của giai đoạn Zoea 1 ấu trùng chết rất nhiều (khoảng 90%) vì vậy phải xiphon loại bỏ những con chết tránh ô nhiễm môi trường nuôi. Cuối giai đoạn Zoea 1 tiến hành xiphon đáy.
Từ giai đoạn Zoea 2 trở đi cứ hai ngày xiphon đáy 1 lần để loại bỏ xác ấu trùng và thức ăn thừa. Trong giai đoạn Zoea không thay nước, sau mỗi lần xiphon cấp thêm nước mới cho bằng lượng nước ban đầu đồng thời giảm bớt độ mặn.
Thường xuyờn theo dừi cỏc yếu tố mụi trường để cú biện phỏp xử lý kịp thời khi môi trường có những biến động xấu.
1.7. Kết quả
Bảng 3: Tỷ lệ sống của ấu trùng ở các bể ương
Bảng 4: Thời gian lột xác chuyển giai đoạn của ấu trùng ở các bể ương
Từ hai bảng 3 và 4 có thể thấy tỷ lệ sống của ấu trùng trong các bể ương thấp (đến giai đoạn Zoea 4 cao nhất là 3,5%) thời gian lột xác chuyển giai đoạn tương đối dài (đến giai đoạn Zoea 4 mất 373 giờ (15.5 ngày)), tất cả ấu trùng ở các bể ương đều không chuyển qua giai đoạn Zoea 5. Nguyên nhân có thể là do việc sử dụng thức ăn tổng hợp và Ez-larva ở giai đoạn Zoea1 và đầu giai đoạn Zoea 2 là chưa phù hợp, đồng thời việc duy trì đúng mật độ Artemia (10÷15 con/lít) là rất khó để thực hiện chính xác.
Ở giai đoạn Zoea 1 và đầu giai đoạn Zoea 2 theo một số tác giả như: Nguyễn Cơ Thạch, 2000; Trương Trọng Nghĩa,2004; Li et al., 1999; Mainn et al., 1999;
Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Beồ TL soỏng
Z1 Z2 Z3 Z4 Z5
1 2 3 4
TLS%
TLS%
TLS%
TLS%
100 100 100 100
11.5 8.5
6 9
5.7 4.6 4 5
3.5 3 2.5 3.2
0 0 0 0
Các giai đoạn phát triển của ấu trùng
Z1 Z2 Z3 Z4
Thời gian
(giờ) 150 115 108 Không chuyển
sang Zoea 5