MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦUDANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTCHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HÃNG XE1HYUNDAI.11.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Hyundai.11.2.Giới thiệu chung về dòng xe Hyundai i30.6CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN10ÔTÔ102.1.Chức năng của hệ thống điều hòa không khí trên ôtô.102.1.1. Chức năng điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe.102.1.2. Chức năng hút ẩm và lọc gió.122.1.3. Chức năng loại bỏ các chất cản chở tầm nhìn.122.2.Lý thuyết làm lạnh.132.3. Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn.152.4. Chu trình làm lạnh cơ bản .192.5. Các cụm chi tiết chính trong hệ thống điện lạnh.192.5.1. Máy nén (Block lạnh).192.5.2. Ly hợp điện từ.202.5.3. Bộ ngưng tụ (Giàn nóng).212.5.4. Bình chứa và tách ẩm (Phin lọc).222.5.5. Van bốc hơi ( Van tiết lưu, van giãn nở).242.5.6. Giàn lạnh.27CHƯƠNG III: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE HYUNDAI i30.293.1.Những thông tin chung.293.1.1.Bảng vấn đề triệu chứng.293.1.2.Đặc tính kỹ thuật.303.1.3.Hướng dẫn sử dụng.313.2.Các bộ phận trong hệ thống.353.2.1.Máy nén.35 3.2.3. Bộ HVAC phía trước.443.2.4. Bộ quạt gió.503.2.5.Lọc gióbên trong cửa nạp không khí.543.2.6. Bộ điều khiển AC(chế độ tự động).573.3. Các cảm biến và cơ cấu chấp hành chính.……..603.3.1. Cảm biến nhiệt độ trong xe .603.3.2. Cảm biến ánh sáng.613.3.3. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.623.3.4. Cảm biến nhiệt độ môi trường.663.3.5. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.673.3.6. Công tắc áp suất kép.713.3.7. Bộ sưởi PTC.723.3.8. Cơ cấp chấp hành lấy gió vào.753.3.9. Cơ cấu chấp hành điều khiển nhiệt độ.773.3.10. Cơ cấu chấp hành chế độ.80CHƯƠNG IV: KIỂM TRA LỖI CỦA CÁC CƠ CẤU CHẤP HÀNH BẰNG84MÁY QUÉT844.1. Cách đọc mã chẩn đoán.844.2. Chẩn đoán các cơ cấu chấp hành bằng máy chẩn đoán.854.2.1. Cơ cấu chấp hành nhiệt độ.85 4.2.1.1. Những thông tin chung.85 4.2.1.2. Quy trình kiểm tra trên máy quét.874.2.2. Cơ cấu chấp hành nạp.93 4.2.2.1. Những thông tin chung.93 4.2.2.2. Quy trình kiểm tra trên máy quét.944.2.3. Cơ cấu chấp hành chế độ.100 4.2.3.1. Những thông tin chung100 4.2.3.2. Quy trình kiểm tra trên máy quét101KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HÃNG XE 1
HYUNDAI 1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Hyundai 1
1.2.Giới thiệu chung về dòng xe Hyundai i30 6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN 10
ÔTÔ 10
2.1.Chức năng của hệ thống điều hòa không khí trên ôtô 10
2.1.1 Chức năng điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe 10
2.1.2 Chức năng hút ẩm và lọc gió 12
2.1.3 Chức năng loại bỏ các chất cản chở tầm nhìn 12
2.2.Lý thuyết làm lạnh 13
2.3 Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn 15
2.4 Chu trình làm lạnh cơ bản 19
2.5 Các cụm chi tiết chính trong hệ thống điện lạnh 19
2.5.1 Máy nén (Block lạnh) 19
2.5.2 Ly hợp điện từ 20
2.5.3 Bộ ngưng tụ (Giàn nóng) 21
2.5.4 Bình chứa và tách ẩm (Phin lọc) 22
2.5.5 Van bốc hơi ( Van tiết lưu, van giãn nở) 24
2.5.6 Giàn lạnh 27
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE HYUNDAI i30 29
3.1.Những thông tin chung 29
3.1.1.Bảng vấn đề triệu chứng 29
3.1.2.Đặc tính kỹ thuật 30
3.1.3.Hướng dẫn sử dụng 31
3.2.Các bộ phận trong hệ thống 35
3.2.1.Máy nén 35
3.2.3 Bộ HVAC phía trước 44
3.2.4 Bộ quạt gió 50
Trang 23.2.5.Lọc gió-bên trong cửa nạp không khí 54
3.2.6 Bộ điều khiển A/C(chế độ tự động) 57
3.3 Các cảm biến và cơ cấu chấp hành chính …… 60
3.3.1 Cảm biến nhiệt độ trong xe 60
3.3.2 Cảm biến ánh sáng 61
3.3.3 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát 62
3.3.4 Cảm biến nhiệt độ môi trường 66
3.3.5 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh 67
3.3.6 Công tắc áp suất kép 71
3.3.7 Bộ sưởi PTC 72
3.3.8 Cơ cấp chấp hành lấy gió vào 75
3.3.9 Cơ cấu chấp hành điều khiển nhiệt độ 77
3.3.10 Cơ cấu chấp hành chế độ 80
CHƯƠNG IV: KIỂM TRA LỖI CỦA CÁC CƠ CẤU CHẤP HÀNH BẰNG 84
MÁY QUÉT 84
4.1 Cách đọc mã chẩn đoán 84
4.2 Chẩn đoán các cơ cấu chấp hành bằng máy chẩn đoán 85
4.2.1 Cơ cấu chấp hành nhiệt độ 85
4.2.1.1 Những thông tin chung 85
4.2.1.2 Quy trình kiểm tra trên máy quét 87
4.2.2 Cơ cấu chấp hành nạp 93
4.2.2.1 Những thông tin chung 93
4.2.2.2 Quy trình kiểm tra trên máy quét 94
4.2.3 Cơ cấu chấp hành chế độ 100
4.2.3.1 Những thông tin chung 100
4.2.3.2 Quy trình kiểm tra trên máy quét 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Ôtô hiện nay có một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốcdân, nó được dùng để vận chuyển hành khách, hàng hoá và nhiều công việc khác…Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xu thế giao lưu, hội nhập quốc tế trong lĩnhvực sản xuất và đời sống, giao thông vận tải đã và đang là một ngành kinh tế kỹ thuậtcần được ưu tiên của mỗi quốc gia
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, ngành ôtô đã
có những tiến bộ vượt bậc về thành tựu kỹ thuật mới như: Điều khiển điện tử và kỹthuật bán dẫn cũng như các phương pháp tính toán hiện đại… đều được áp dụng trongngành ôtô Khả năng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao để đáp ứng với mục tiêu chủ yếu
về tăng năng suất, vận tốc, tải trọng có ích, tăng tính kinh tế, nhiên liệu, giảm cường
độ lao động cho người lái, tăng tiện nghi sử dụng cho hành khách
Hệ thống khởi động và nạp trên xe ô tô có vai trò rất quan trọng, nó giúp khởi độngđộng cơ và cung cấp toàn bộ hệ thống điện, phụ tải trên xe và cũng là một phần khôngthể thiếu trong kết cấu của ôtô Trong thời gian học tập tại trường em được trang bịnhững kiến thức về chuyên ngành và để đánh giá quá trình học tập và rèn luyện, em
được khoa giao cho nhiệm vụ hoàn thành đồ án tốt nghiệp với nội dung: “ Khai thác kết cấu, tính năng kỹ thuật và quy trình chẩn đoán sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe Hyundai i30” Với kinh nghiệm và kiến thức còn ít nhưng với sự chỉ bảo tận tình của thầy “Trần Văn Thoan” em đã hoàn thành đồ án với thời gian quy định.
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, dù bản thân đã hết sức cố gắng, cộng với sựgiúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và bạn bè xong do khả năng, tài liệu và thời giancòn hạn chế nên khó có thể tránh khỏi sai xót Vì vậy, em rất mong sự chỉ bảo của thầy
cô và sự góp ý của bạn bè để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện Qua đây em
cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy “Trần Văn Thoan”
và các thầy trong bộ môn đã tạo điều kiện để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp của
mình
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hưng Yên, ngày: ……/……/2013 Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Bá Thiều
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MOSFET Metal-Oxide Semiconductor Field-Effect Transistor
"transistor hiệu ứng trường kim loại-ôxít-bán dẫn"FATC Bộ điều khiển nhiệt độ không khí an toàn
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ T
Y
Trang 5Hình 1.1 Logo hãng xe Hyundai 1
Hình 1.2 Logo mà Hyundai gắn trên Genesis 1
Hình 1.3 Pony, chiếc xe đầu tiên do Hyundai tự thiết kế và sản xuất năm 1974 2
Hình 1.4 1986 Hyundai Excel 3
Hình 1.5 2008 Hyundai Sonata 3
Hình 1.6 2007 Hyundai SantaFe 4
Hình 1.7 2009 Hyundai Genesis Coupe 5
Hình 1.8 2009 Hyundai Elantra Touring 5
Hình 1.9 Hyundai i30 6
Hình 1.10 Nội thất xe Hyundai i30 7
Hình 1.11 Ngoại thất xe Hyundai i30 8
Hình 1.12 Đuôi xe Hyundai i30 8
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên ôtô 10
Hình 2.2 Nguyên lý hoạt động của két sưởi 11
Hình 2.3 Nguyên lý hoạt động của giàn lạnh 11
Hình 2.4 Bộ lọc không khí 12
Hình 2.5 Sự phá hủy tầng ozon của R-12 17
Hình 2.6 Đường cong áp suất hơi của môi chất lạnh R-134a 17
Hình 2.7 Ga lạnh R134a của hệ thống điều hòa 18
Hình 2.8 Dầu bôi trơn máy nén 19
Hình 2.9 Sơ đồ chu trình làm lạnh cơ bản 19
Hình 2.10 Các loại máy nén 20
Hình 2.11 Hình ảnh của ly hợp điện từ 21
Hình 2.12 Nguyên lý hoạt động của ly hợp máy nén 21
Hình 2.13 Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ) 22
Hình 2.14 Sơ đồ cấu tạo của bình lọc 24
Hình 2.15 Hình dạng của cửa sổ kính ga 24
Hình 2.16 Hình ảnh dòng môi chất lạnh nhìn qua mắt ga 25
Hình 2.17 Van tiết lưu loại hộp 25
Hình 2.18 Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (Khi tải cao) 26
Hình 2.19 Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (Khi tải thấp) 26
Hình 2.20 Hình ảnh van tiết lưu loại râu 26
Hình 2.21 Sơ đồ nguyên lý làm việc của van tiết lưu râu 27
Hình 2.22 Giàn lạnh (bộ bốc hơi) 27
Hình 2.23 Cấu tạo giàn lạnh 28
Trang 6Hình 4.1 Dạng mã chẩn đoán 84
Hình 4.2 Vị trí của cơ cấu chấp hành nhiệt độ 85
Hình 4.3 Sơ đồ mạch của cơ cấu chấp hành nhiệt độ 87
Hình 4.4 Màn hình máy quét 88
Hình 4.5 Kiểm tra thông mạch của cuộn dây 89
Hình 4.6 Kiểm tra ngắn mạch mát trong dây 90
Hình 4.7 Kiểm tra mô tơ của cơ cấu chấp hành 91
Hình 4.8 Kiểm tra triết áp của cơ cấu chấp hành 92
Hình 4.9 Vị trí cơ cấu nạp 93
Hình 4.10 Sơ đồ mạch cơ cấu chấp hành nạp 94
Hình 4.11 Màn hình máy quét 95
Hình 4.12 Kiểm tra thông mạch của dây 96
Hình 4.13 Kiểm tra ngắn mạch trong dây 97
Hình 4.14 Kiểm tra mô tơ của cơ cấu chấp hành nạp 98
Hình 4.15 Kiểm tra triết áp cơ cấu chấp hành nạp 99
Hình 4.16 Cơ cấu chấp hành chế độ 100
Hình 4.17 Sơ đồ mạch cơ cấu chấp hành chế độ 101
Hình 4.18 Màn hình máy chuẩn đoán 102
Hình 4.19 Kiểm tra thông mạch dây 103
Hình 4.20 Kiểm tra ngắn mạch mát trong dây 104
Hình 4.21 Kiểm tra cơ cấu chấp hành dẫn hướng 105
Hình 4.22 Kiểm tra triết áp cơ cấu chấp hành 106
Trang 8CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HÃNG XE HYUNDAI.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hãng xe Hyundai
Đặt trụ sở chính ở Seoul, Hyundai điều hành nhà máy sản xuất ôtô lớn nhất thếgiới tại Ulsan với công suất lên tới 1.6 triệu xe/năm Biểu tượng logo của Hyundai,chữ “H” được viết cách điệu, tượng trưng cho hình ảnh công ty và khách hàng đangbắt tay nhau Trong tiếng Hàn, Hyundai có nghĩa là “hiện đại”
Hình 1.1 Logo hãng xe Hyundai.
Tập đoàn Hyundai (Hangul, Hancha: 現代; phiên âm Hán Việt: Hiện đại) doChung Ju-yung thành lập năm 1947, lúc đầu là một công ty xây dựng, và từng là Tậpđoàn (chaebol) lớn nhất Hàn Quốc Công ty được chia nhỏ ra 5 lĩnh vực kinh doanhvào ngày 1 tháng 4 năm 2003, gồm Tập đoàn Motor Hyundai, Tập đoàn Hyundai, Tậpđoàn Bách hóa Hyundai và Tập đoàn Phát triển Hyundai
Hình 1.2 Logo mà Hyundai gắn trên Genesis.
Một thành viên mới trên thị trường Mỹ là Hyundai, nhà sản xuất ôtô của Hàn Quốc với những sản phẩm đã được cải tiến đáng kể trong những năm gần đây Xe con
và xe thể thao đa dụng SUV của Hyundai đã đem lại một tầm cao mới cho dòng xe có giá cả phải chăng
Trang 9Hyundai ban đầu chỉ là một công ty xây dựng dân dụng, năm 1947 Chung yung đã sáng lập ra Công ty xây dựng và cơ khí Hyundai Phải đến năm 1967, Công tyôtô Hyundai mới được thành lập Năm 1968, Hyundai hợp tác với Ford MotorCompany cho ra đời model đầu tiên của công ty là Cortina Pony, chiếc xe Hàn Quốcđầu tiên xuất xưởng vào năm 1975, được thiết kế bởi Giorgio Giugiaro theo phongcách Ý, với công nghệ dẫn động do Mitsubishi Motors cung cấp Những năm sau đó,sản phẩm của Hyundai được xuất khẩu sang Ecuado và nhanh chóng tiếp cận thịtrường các nước Benelux(Belgium, Netherlands, và Luxembourg) Năm 1991,Hyundai đã mở đường độc quyền công nghệ cho mình khi phát triển thành công động
Ju-cơ xăng, I4 Alpha và có hộp truyền động
Hình 1.3 Pony, chiếc xe đầu tiên do Hyundai tự thiết kế và sản xuất năm 1974.
Công ty nhanh chóng được xây dựng với sự hợp tác của Ford - một trong nhữngnhà sản xuất xe hơi lâu đời nhất Hợp đồng liên doanh chia sẻ công nghệ lắp ráp cóthời hạn 2 năm được ký kết vào năm 1968 và đã cho ra sản phẩm đầu tiên là chiếc xenhãn hiệu Cortina Sau đó, với sự hỗ trợ về công nghệ của hãng Mitsubishi, Nhật Bản,chiếc xe đầu tiên của Hyundai được thiết kế và chế tạo tại Hàn Quốc có tên là Ponyđược tung ra thị trường vào năm 1974
Đến năm 1986, xe của Hyundai bắt đầu được bán tại Mỹ Nhờ giá cả phảichăng, model Excel đã lọt vào top “10 xe được ưa chuộng nhất” do tạp chí Fortunebình chọn Năm 1988, công ty bắt đầu sản xuất các model với công nghệ của riêngmình, khởi đầu là chiếc Sonata loại midsize đến nay vẫn còn được sản xuất
Trang 10ty mẹ của Hyundai đã đầu tư rất nhiều vào việc phát triển chất lượng, mẫu mã, tăngcường sản xuất và nghiên cứu dài hạn cho ngành ôtô nói riêng Tập đoàn đã tăng thờigian bảo hành lên tới 10 năm hay 160.000 km đối với xe bán tại Mỹ, đồng thời phátđộng chiến dịch marketing quy mô lớn.
Hình 1.5 2008 Hyundai Sonata.
Trong cuộc khảo sát về chất lượng xe hơi của tổ chức J.D Power andAssociates năm 2004, Hyundai đã vượt qua nhiều đối thủ tiếng tăm và giữ vị trí thứ 2.Hiện nay Hyundai nằm trong top 100 thương hiệu ôtô lớn nhất thế giới Từ năm 2002Hyundai cũng là một trong những nhà tài trợ chính thức cho giải World Cup của FIFA
Sự xuất hiện của model midsize SUV Santa Fe năm 2007 đã đem đến choHyundai thành công vang dội và giành giải thưởng “2007 Top Safety Pick” của IIHS
Trang 11Hình 1.6 2007 Hyundai SantaFe.
Tại triển lãm ôtô quốc tế Bắc Mỹ 2008, Hyundai đã trình làng model HyundaiGenesis Coupe dẫn động bánh sau Phiên bản mới này đã có mặt tại các đại lý trongnước vào hè 2008 và đã có mặt tại thị trường Mỹ vào mùa xuân năm 2009
Hyundai cho ra mắt phiên bản hatchback 5 cửa của model Elantra compactsedan vào năm 2009 với tên gọi Elantra Touring
- Hoạt động kinh doanh của Hyundai:
Vào năm 1998, sau cuộc biến động mạnh mẽ của nghành công nghiệp ôtô HànQuốc do tham vọng mở rộng thị trường cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tàichính Châu Á, Hyundai đã mua lại được công ty đối thủ Kia Motors Năm 2000,Hyundai thiết lập mối quan hệ liên minh chiến lược với DaimlerChrysler Kết quả củaliên minh này là sự ra đời của Daimler–Hyundai Truck Corporation vào năm 2001.Tuy nhiên, đến năm 2004, DaimlerChrysler đã rút lợi tức của mình khỏi công ty bằngcách bán 10,5% vốn cổ phần để lấy 900 triệu USD Hyundai tiếp tục đầu tư vào cácxưởng sản xuất đặt tại Bắc Mỹ, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì cũng nhưcác trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ, và Nhật Bản
Hình 1.7 2009 Hyundai Genesis Coupe.
Trang 12Năm 2004, doanh thu của Hyundai tại thị trường trong nước lên tới 57,2 tỉ USD
và trở thành công ty ôtô lớn thứ hai Hàn Quốc Doanh số bán trên toàn thế giới củahãng trong năm 2005 là 2.533.695 xe, tăng 11% Mục tiêu năm 2006 của Hyundai làdoanh số toàn cầu đạt 2,7 triệu xe Những chiếc xe mang thương hiệu Hyundai đượcbán tại 193 quốc gia thông qua 5.000 đại lý và showroom Theo nghiên cứu mới đâycủa Automotive News về doanh số toàn cầu của các hãng thì Hyundai xếp thứ 6, vượtqua cả Nissan, Honda và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác với 3.715.096 xe trong năm2005
Hình 1.8 2009 Hyundai Elantra Touring.
Sức mạnh thương hiệu của Hyundai ngày càng lớn khi đứng thứ 72 trong danhsách Các thương hiệu tốt nhất thế giới năm 2007 theo khảo sát của Interbrand vàBusinessWeek với trị giá thương hiệu ước tính là 4,5 tỉ USD Để được người tiêu ưachuộng, Hyundai đã phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu cải tiến chấtlượng sản phẩm và những thành công đạt được là kết quả tất yếu của những nỗ lựcnày
1.2 Giới thiệu chung về dòng xe Hyundai i30.
Hyundai i30 là một chiếc xe gia đình nhỏ được sản xuất bởi nhà sản xuất ôtô
Hàn Quốc Công ty Hyundai Motor từ năm 2007 Hyundai i30 là chiếc xe đầu tiênkhai sinh ra phân khúc i-series của Hyundai, sau đó là sự suất hiện lần lượt của i10, i20
và mới nhất là i40 tất cả đều là những mẫu Hatchback, toàn bộ gia đình i-series củaHyundai đều sử hữu thiết kế “điêu khắc dòng chảy” (fluidic sculpture) Ấn tượng đầu
tên với ngoại thất Xe Hyundai i30 gợi nhớ đến “người anh em” Kia Cee’d Với chiều
rộng 1.780 mm và cao 1.480 mm cùng thiết kế đèn trước và lưới tản nhiệt góc cạnhgiúp cho i30 khá “hoành tráng” khi nhìn trực diện
Trang 13Bên trong xe, Hyundai i30 mới vẫn tuân thủ ngôn ngữ thiết kế dòng chảy, vớicác dải inox tạo hình chạy dài trên taleau, bảng điều khiển và từng cánh cửa Đó làchưa kể các chi tiết nhỏ cũng được trau chuốt, như viền mặt đồng hồ chính, nẹp haibên tay lái và cả các đường nẹp cửa sổ… Xe được trang bị hệ thống điều hòa tự độnghai vùng, cửa gió phía sau cùng bộ lọc khí i-on Nội thất ghế da có khả năng gập linhhoạt giúp mở rộng khoang hành lý, ghế lái điều chỉnh điện, vô-lăng điều chỉnh đahướng, cảm biến mưa, hệ thống âm thanh 6 loa với có các phím điều khiển âm thanhtích hợp trên vô-lăng.
Trang 14Hình 1.10 Nội thất xe Hyundai i30.
Ngoại thất xe Hyundai i30 trông thể thao và cá tính với lưới tản nhiệt rộng hình lục giác, đèn pha góc cạnh, đèn LED ban ngày cùng đường gân nổi dọc thân xe, kính chắn gió được thiết kế với góc nghiêng
Trang 15Hình 1.11 Ngoại thất xe Hyundai i30.
Trang 16Động cơ 2.0
Khả năng tăng tốc từ 0 - 100 Km/h (giây) 11,5
Tiêu hao nhiên liệu trung bình 6,4 lít/100 km
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÊN ÔTÔ.
Trang 172.1.Chức năng của hệ thống điều hòa không khí trên ôtô
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên ôtô.
1 Máy nén 2 Giàn nóng
3 Phin lọc 4 Van tiết lưu
5 Giàn lạnh 6 Bình tích lũy
7 Két sưởi 8 Quạt gió
Điều hòa không khí là một trang bị tiện nghi thông dụng trên ô tô Nó có các chức năng sau:
+ Điều khiển nhiệt độ không khí trong xe
+ Duy trì độ ẩm và lọc gió
+ Loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như: hơi nước, băng đọng trên mặt kính
2.1.1 Chức năng điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe
a Chức năng sưởi ấm
Trang 18Hình 2.2 Nguyên lý hoạt động của két sưởi.
Người ta dùng két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí trong
xe Két sưởi lấy nước làm mát đã được hâm nóng bởi động cơ này để làm nóng khôngkhí trong xe nhờ quạt gió Nhiệt độ của két sưởi vẫn còn thấp cho đến khi nước làmmát nóng lên Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như một
bộ sưởi ấm
b Chức năng làm mát
Hình 2.3 Nguyên lý hoạt động của giàn lạnh.
Giàn lạnh là một bộ phận trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi đưa vàokhoang xe Khi bật công tắc điều hòa không khí, máy nén bắt đầu làm việc, đẩy môichất lạnh (ga điều hòa) tới giàn lạnh Giàn lạnh được làm mát nhờ môi chất lạnh Khi
đó không khí thổi qua giàn lạnh bởi quạt gió sẽ được làm mát để đưa vào trong xe
Trang 19Như vậy, việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ của nước làm mátđộng cơ còn việc làm mát không khí lại phụ thuộc vào môi chất lạnh Hai chức năngnày hoàn toàn độc lập với nhau
2.1.2 Chức năng hút ẩm và lọc gió
a Chức năng hút ẩm
Nếu độ ẩm trong không khí lớn khi đi qua giàn lạnh, hơi nước trong không khí sẽngưng tụ lại và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh Kết quả là không khí sẽđược làm khô trước khi đi vào trong khoang xe Nước đọng lại thành sương trên cáccánh tản nhiệt và chảy xuống khay xả nước sau đó được đưa ra ngoài xe thông qua vòidẫn
Trang 202.2.Lý thuyết làm lạnh.
Cơ sở lý thuyết căn bản của hệ thống điều hòa không khí
Quy trình làm lạnh được mô tả như một quá trình tách nhiệt ra khỏi vật thể Đây
cũng là mục đích chính của hệ thống làm lạnh Vì vậy, hệ thống điều hòa không khí
hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản sau đây:
+ Dòng nhiệt luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có nhiệt độ thấp
+ Khi chất khí bị nén nhiệt độ của nó sẽ tăng
+ Sự giãn nở thể tích của chất khí sẽ làm phân bố nhiệt ra vùng xung quanh và nhiệt
độ của chất khí sẽ bị giảm xuống
+ Để làm lạnh bất cứ một vật nào thì phải lấy nhiệt ra khỏi vật thể đó
+ Một lượng nhiệt sẽ được hấp thụ khi chất lỏng thay đổi trạng thái biến thành hơi
Tất cả các hệ thống điều hòa không khí ôtô đều được thiết kế dựa trên cơ sở lý thuyết
của ba đặc tính căn bản: Dòng nhiệt, sự hấp thụ nhiệt, áp suất và điểm sôi
+ Dòng nhiệt: Nhiệt truyền từ nơi có nhiệt độ cao hơn đến những nơi có nhiệt độ thấp
Dẫn nhiệt: Là sự truyền nhiệt có
hướng trong một vật hay giữa hai
vật thể khi chúng tiếp xúc trực tiếp
với nhau Ví dụ khi ta nung nóng
một đầu thanh thép thì đầu kia dần
dần ấm lên do sự dẫn nhiệt
Trang 21Sự đối lưu: Là sự truyền nhiệt thông qua
sự di chuyển của dòng chất khí (chất lỏng)
được làm nóng hay đó là sự truyền nhiệt từ
vật thể này sang vật thể khác nhờ khối không
khí trung gian bao quanh nó (Khi khối không
khí được nung nóng bởi một nguồn nhiệt,
không khí nóng sẽ bốc lên phía trên tiếp xúc
với vật thể nguội hơn và làm nóng vật thể
này) Khí nóng luôn di chuyển lên trên và khí
lạnh chìm xuống dưới tạo thành vòng luân
chuyển khép kín Quy trình này được gọi là
đối lưu tự nhiên Đối lưu nhiệt cũng có thể bị
tác động cưỡng bức bởi gió hoặc dùng quạt
Sự bức xạ: Là sự phát và truyền nhiệt dưới
dạng các tia hồng ngoại, mặc dù giữa các vật
không có không khí hoặc không tiếp xúc với
nhau Ta cảm thấy ấm khi ứng dưới ánh sáng
mặt trời hay cả dưới ánh sáng đèn sợi đốt khi
ta đứng gần nó Đó là bởi nhiệt của mặt trời
hay của đèn sợi đốt được biến thành các tia
hồng ngoại và khi các tia này chạm vào một
vật nó sẽ làm cho các phần tử của vật đó
chuyển động, gây cho ta cảm giác nóng Tác
dụng truyền nhiệt này gọi là sự bức xạ
Sự hấp thụ nhiệt: Vật chất có thể tồn tại ở
một trong ba trạng thái: Thể lỏng, thể rắn, thể
khí Muốn thay đổi trạng thái của một vật thể,
cần phải truyền cho nó một lượng nhiệt nhất
định Ví dụ: Khi ta hạ nhiệt độ của nước
xuống 320F (00C) thì nước đóng băng thành
đá Nó đã thay đổi trạng thái từ thể lỏng sang
thể rắn Nếu nước được đun tới 2120F
(1000C), nước sẽ sôi và bốc hơi chuyển từ thể
lỏng sang thể khí
Trang 22Ví dụ: Khối nước đá đang ở nhiệt độ 320F ta đun nóng cho nó tan ra, nhưng nước đáđang tan vẫn giữ nhiệt độ là 320F Đun nước nóng đến 2120F thì nước sôi, nhưng khi
ta tiếp tục đun nữa nước sẽ bốc hơi và nhiệt độ đo được vẫn là 2120F (1000C) chứkhông nóng hơn nữa Lượng nhiệt được hấp thu trong nước sôi, trong nước đá để làmthay đổi trạng thái của nước được gọi là nhiệt ẩn
- Áp suất và điểm sôi: Áp suất giữ vai trò quan trọng trong hệ thống điều hòa không
khí Khi tác động áp suất lên mặt chất lỏng thì sẽ làm thay đổi điểm sôi của chất lỏngnày Áp suất càng lớn điểm sôi càng cao có nghĩa là nhiệt độ lúc chất lỏng sôi cao hơn
so với mức bình thường Ngược lại nếu giảm áp suất tác động lên một vật chất thìđiểm sôi của vật chất đó sẽ bị giảm xuống Ví dụ điểm sôi của nước ở nhiệt độ bìnhthường là 1000C Điểm sôi này có thể tăng cao hơn bằng cách tăng áp suất trên chấtlỏng đồng thời cũng có thể hạ thấp điểm sôi bằng cách giảm bớt áp suất trên chất lỏnghay đặt chất lỏng trong chân không Đối với điểm ngưng tụ của hơi nước, áp suất cũng
có tác dụng như thế
2.3 Đơn vị đo nhiệt lượng, môi chất lạnh và dầu bôi trơn
a Đơn vị đo nhiệt lượng:
Để đo nhiệt lượng truyền từ vật này sang vật kia người ta dùng đơn vị BTU.Nếu cần đun nóng một Pound nước (0,454 kg) nóng đến 10F (0,550C) thì phải truyềncho nước 1 BTU nhiệt Năng suất của một hệ thống lạnh ô tô được định rõ bằngBTU/giờ, vào khoảng 12000 đến 24000 BTU/giờ (1 BTU = 0,252 kcal = 252 cal),(1kcal =4,187 kJ)
b Môi chất lạnh:
Trang 23Môi chất lạnh hay còn gọi là ga lạnh Trong hệ thống điều hòa không khí nóphải đạt được những yêu cầu sau đây:
+ Môi chất lạnh phải có điểm sôi thấp dưới 320 F (00C) để có thể bốc hơi và hấp thụ
ẩn nhiệt tại những nhiệt độ thấp
+ Môi chất lạnh phải hòa trộn được với dầu bôi trơn để tạo thành một hóa chất bềnvững có khả năng di chuyển thông suốt trong hệ thống và không gây ăn mòn kim loạihoặc các vật liệu khác như cao su, nhựa được sử dụng để chế tạo
+ Môi chất lạnh phải đảm bảo không gây độc hại, không cháy nổ và không gây ônhiễm môi trường khi nó xả vào khí quyển
* Môi chất lạnh R-12
Môi chất lạnh R-12 là hợp chất của cacbon, clo và flo có công thức hóa học làCCl2F2(CFC) Nó là một chất khí không màu, nặng hơn không khí bốn lần ở 300C, cómùi thơm rất nhẹ, có điểm sôi là -21,64 0F (-29,80C), áp suất hơi trong bộ bốc hơi là
30 (PSI) và trong bộ ngưng tụ là 150 ÷ 300 (PSI), có nhiệt lượng ẩn để bốc hơi là 70BTU/ 1Pound
R-12 rất dễ hòa tan trong dầu khoáng chất, và không tham gia phản ứng với cáckim loại, các ống mềm và đệm kín sử dụng trong hệ thống Cùng với đặc tính có khảnăng lưu thông xuyên suốt trong hệ thống ống dẫn nhưng không bị giảm thiểu hiệusuất Chính những đặc điểm này đã làm cho R-12 được xem là chất làm lạnh lý tưởng
để sử dụng trong hệ thống điều hòa ô tô
Tuy nhiên, khi người ta nghiên cứu đã phát hiện ra rằng R-12 có đặc tính phá hủytầng ôzon và gây nên hiệu ứng nhà kính, do các phân tử R-12 có thể bay lên khí quyểntrước khi phân giải Tại đây, nguyên tử clo tham gia phản ứng hóa học với nguyên tử
03 trong tầng ôzon khí quyển Chính điều này đã làm phá hủy tầng ozon của khíquyển Do đó ngày nay môi chất lạnh R-12 đã bị cấm sử dụng và lưu hành trên thịtrường
Trang 24Hình 2.5 Sự phá hủy tầng ozon của R-12.
Hình 2.6 Đường cong áp suất hơi của môi chất lạnh R-134a.
Trang 25Đồ thị đường cong áp suất hơi của môi chất lạnh R-134a mô tả mối quan hệgiữa áp suất và nhiệt độ của môi chất lạnh R-134a Đồ thị chỉ ra điểm sôi của R-134a ởmỗi cặp giá trị nhiệt độ và áp suất Phần diện tích trên đường cong áp suất biểu diễnR-134a ở trạng thái khí và phần diện tích dưới đường cong áp suất biểu diễn R-134a ởtrạng thái lỏng Ga lạnh ở thể khí có thể chuyển sang thể lỏng bằng cách tăng áp suất
mà không cần thay đổi nhiệt độ hoặc giảm nhiệt độ mà không cần thay đổi áp suất.Ngược lại ga lỏng có thể chuyển sang ga khí bằng cách giảm áp suất mà không cầnthay đổi nhiệt độ hoặc tăng nhiệt độ mà không cần thay đổi áp suất
Như vậy, khi thay thế môi chất lạnh R-12 của hệ thống điều hòa không khí bằngmôi chất lạnh R-134a thì phải thay đổi các bộ phận của hệ thống điều hòa nếu nókhông phù hợp với R-134a, cũng như phải thay đổi dầu bôi trơn, chất khử ẩm của hệthống Dầu bôi trơn chuyên dùng với môi chất lạnh R-134a là các chất bôi trơn tổnghợp polyalkalineglycol (PAG) hay polyolester (POE) Ta có thể phân biệt được giữahai môi chất lạnh R-12 và R-134a vì thông thường nó được ghi rõ và dán trên các bộphận chính của hệ thống
Hình 2.7 Ga lạnh R134a của hệ thống điều hòa
c Dầu bôi trơn
Chức năng: Dầu bôi trơn trong hệ thống điều hòa được hòa trộn với môi chất lạnh sẽ
lưu thông khắp nơi trong hệ thống nhằm bôi trơn, tránh mài mòn và két cứng các chitiết
Yêu cầu: Dầu bôi trơn phải tinh khiết không được sủi bọt, không lẫn lưu huỳnh,không mùi, trong suốt màu vàng nhạt Khi bị lẫn tạp chất nó có màu nâu đen Vì vậynếu phát hiện dầu bôi trơn trong hệ thống đổi sang màu nâu đen thì dầu đã bị nhiễmbẩn Cần phải xả sạch và thay dầu mới theo đúng chủng loại và dung lượng quy định.VD: Dầu Clavus (32, 46, 68, 100); Dầu Emkarate…
Trang 26Hình 2.8 Dầu bôi trơn máy nén.
2.4 Chu trình làm lạnh cơ bản
Hình 2.9 Sơ đồ chu trình làm lạnh cơ bản.
Môi chất lạnh ở thể hơi được bơm từ máy nén (Compressor) dưới áp suất và nhiệt
độ bốc hơi cao đến giàn nóng (condenser)
Tại giàn nóng, nhờ quạt giàn nóng thổi mát, môi chất thể hơi ngưng tụ thành thểlỏng dưới áp suất cao, nhiệt độ cao
Môi chất lạnh thể lỏng tiếp tục lưu thông đến phin lọc (Receiver - driver), tại đâymôi chất lạnh được lọc sạch nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất
Môi chất lạnh từ phin lọc được đưa tới van bốc hơi (Expansion Valve) Tại đâymột lượng môi chất dạng sương có nhiệt độ thấp và áp suất thấp được điều tiết đểđưa vào giàn lạnh
Trang 27 Tại giàn lạnh (Evaporator), quá trình bốc hơi của môi chất đã hấp thụ nhiệt củagiàn lạnh để làm lạnh giàn lạnh Vì vậy, khi gió được thổi qua giàn lạnh nó sẽ đượclàm mát trước khi đi vào trong xe
Sau khi qua giàn lạnh, môi chất ở thể hơi có áp suất và nhiệt độ thấp được chuyển
Công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều domáy nén quyết định Trong quá trình làm việc tỷ số nén vào khoảng 5÷ 8,1 Tỷ số nàyphụ thuộc vào nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và loại môi chất lạnh
b Phân loại:
Hệ thống điện lạnh ô tô sử dụng nhiều loại máy nén, tuy mỗi loại máy nén có đặcđiểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau nhưng tất cả đều thực hiện cùng mộtchức năng
Trước đây, hầu hết các máy nén sử dụng loại piston-trục khuỷu nhưng loại nàyhiện nay không còn được sử dụng nữa Thay vào đó là loại máy nén piston dọc trục vàmáy nén cánh trượt được sử dụng rộng rãi
Hình 2.10 Các loại máy nén.
Trang 28b.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộphận khác Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và Stator được lắp ởthân trước của máy nén
Khi ly hợp hoạt động, cuộn dây Stato được cấp điện Stator trở thành nam châmđiện và hút đĩa ép để quay máy nén cùng với puli
a) b)
Hình 2.12 Nguyên lý hoạt động của ly hợp máy nén.
a) Ly hợp máy nén ngắt b) Ly hợp máy nén hoạt động + Khi cuộn dây của rơ le ly hợp từ không được cấp điện, tiếp điểm rơ le mở khôngcấp điện cho cuộn dây của ly hợp Lúc này đĩa ép không được ép quay cùng với pulymáy nén (puly máy nén quay trơn trên trục) Vì vậy máy nén không hoạt động
Trang 29+ Khi cuộn dây của rơ le ly hợp từ được cấp điện, hút tiếp điểm đóng lại cấp điện chocuộn dây ly hợp Đĩa ép được hút ép vào và chuyển động quay cùng với puly máy nén.Trục máy nén quay, máy nén làm việc
Hình 2.13 Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ).
1 Giàn nóng 6 Môi ch ất giàn nóng ra
2 Cửa vào 7 Không khí lạnh
Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp suất
và nhiệt độ rất cao do máy nén chuyển tới Dòng hơi môi chất này được lưu thôngtrong ống dẫn đi dần từ phía trên xuống phía dưới Nhiệt độ của môi chất truyền qua
Trang 30các cánh tản nhiệt và được luồng gió mát thổi đi Quá trình trao đổi này làm tỏa mộtlượng nhiệt rất lớn vào trong không khí Nhờ đó môi chất lạnh thể hơi được ngưng tụtrở thành môi chất lạnh ở thể lỏng
Dưới áp suất bơm của máy nén, môi chất lạnh thể lỏng áp suất cao này chảy thoát
ra từ lỗ thoát bên dưới bộ ngưng tụ, theo ống dẫn đến bình chứa và tách ẩm Giàn nóngchỉ được làm mát ở mức trung bình nên hai phần ba phía trên bộ ngưng tụ vẫn là môichất ở thể khí, chỉ một phần ba phía dưới chứa môi chất lạnh thể lỏng
2.5.4 Bình chứa và tách ẩm (Phin lọc)
a.Chức năng:
Phin lọc là một thiết bị trung gian chứa môi chất được hóa lỏng từ giàn nóngchuyển tới và từ đó đưa tới giàn lạnh Trong phin lọc có chất hút ẩm và lưới lọc dùng
để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ẩm trong môi chất lạnh
Nếu có hơi ẩm trong hệ thống thì các chi tiết sẽ bị ăn mòn hoặc gây nên hiệntượng đóng băng trong van giãn nở và trong giàn lạnh, làm ảnh hưởng tới chất lượnglàm mát của hệ thống
b.Cấu tạo:
Phin lọc có cấu tạo là một bình kim loại bên trong có lưới lọc và chất khửẩm.Phía trên bình lọc có gắn cửa sổ kính (mắt ga) để theo dõi dòng chảy của môi chất.Bên trong bầu lọc, ống tiếp nhận môi chất lạnh được lắp đặt bố trí tận phía đáy bầu lọcnhằm tiếp nhận được 100% môi chất thể lỏng để cung cấp cho van giãn nở
Hình 2.14 Sơ đồ cấu tạo của bình lọc.
1 Cửa vào 2 Lưới lọc 3 Chất khử ẩm
4 Ống tiếp nhận 5 Cửa ra 6 Kính quan sát
Trang 31c.Nguyên lý hoạt động:
Môi chất lạnh thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ qua đường ống (1) vào bình chứa vàtách ẩm Môi chất lạnh đi xuyên qua lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3) Chất ẩm ướttồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp, sửa chữa hoặc
do hút chân không không đạt yêu cầu Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn
và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng hỏng Sau khi đượchút ẩm và lọc sạch, môi chất lỏng đi vào ống tiếp nhận (4) và thoát ra cửa (5) theoống dẫn đến van giãn nở
Mắt ga (kính xem ga): Cấu tạo của kính xem ga bao gồm phần thân hình trụ tròn,phía trên có lắp một kính tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sátchất lỏng Kính được áp chặt lên phía trên nhờ một lò xo đặt bên trong Trên đườngống cấp môi chất của hệ thống lạnh có lắp đặt kính ga xem ga Mục đích là báo hiệulưu lượng lỏng và chất lượng của nó một cách định tính
+ Báo hiệu độ ẩm của môi chất Khi trong chất lỏng có lẫn ẩm thì màu sắc của nó bịbiến đổi Màu xanh: Khô; Màu vàng: Có lọt ẩm cần thận trọng; Màu nâu: Lọt nhiều
ẩm, cần sử lý Để tiện so sánh, trên vòng tròn chu vi của mắt kính người ta có in sẵncác màu đặc trưng để có thể kiểm tra và so sánh
+ Ngoài ra khi trong chất lỏng có lẫn tạp chất cũng có thể nhận biết qua mắt kính.Trong trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường ống
Trang 32Hình 2.16 Hình ảnh dòng môi chất lạnh nhìn qua mắt ga.
2.5.5 Van bốc hơi ( Van tiết lưu, van giãn nở)
a.Chức năng
Khi môi chất lỏng từ bình lọc tới van bốc hơi, có nhiệt độ cao, áp suất cao nóđược được phun ra từ lỗ tiết lưu vào giàn lạnh Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh vàbiến môi chất thành hơi sương có áp suất thấp và nhiệt độ thấp
Nhờ hoạt động của van bốc hơi, lưu lượng môi chất phun vào giàn lạnh được điềutiết để có được độ mát thích ứng với mọi chế độ tải Trong quá trình tiết lưu này, nếulượng môi chất chảy vào bộ bốc hơi quá lớn, nó sẽ bị tràn ngập, hậu quả là độ lạnhkém vì áp suất và nhiệt độ trong bộ bốc hơi cao Môi chất không thể sôi cũng nhưkhông bốc hơi hoàn toàn được, tình trạng này có thể gây hỏng hóc cho máy nén Ngược lại, nếu môi chất lạnh nạp vào không đủ, độ lạnh sẽ rất kém do lượng môichất ít sẽ bốc hơi rất nhanh khi chưa kịp chạy qua khắp bộ bốc hơi
b Cấu tạo và hoạt động:
+ Van tiết lưu loại hộp
Hình 2.17 Van tiết lưu loại hộp.
Van tiết lưu loại hộp gồm thanh cảm ứng nhiệt được thiết kế để tiếp xúc trực tiếpvới môi chất Thanh cảm ứng nhiệt nhận biết nhiệt độ của môi chất tại cửa ra của giànlạnh và truyền đến màng ngăn Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van
Trang 33di chuyển Điều này xảy ra khi có sự chênh lệch áp suất ở hai phía màng ngăn và tácdụng của lò xo làm màng ngăn giãn ra hoặc co lại
Hình 2.18 Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (Khi tải cao).
Hình 2.19 Sơ đồ nguyên lý van tiết lưu kiểu hộp (Khi tải thấp).
+ Van bốc hơi loại râu (1 râu và 2 râu):
Van bốc hơi loại râu có bộ một đầu cảm ứng nhiệt được gắn tiếp xúc với đường ống
ra của giàn lạnh Ở phía màng dẫn tới ống cảm nhận nhiệt, có chứa khí He là loại khítrơ có khả năng thay đổi áp suất tùy theo nhiệt độ bên ngoài của giàn lạnh
Hình 2.20 Hình ảnh van tiết lưu loại râu.
a) Van tiết lưu một râu b) Van tiết lưu hai râu
Trang 34Chức năng và nguyên lý hoạt động của loại van này giống như van giãn nở dạng hộp.
Hình 2.21 Sơ đồ nguyên lý làm việc của van tiết lưu râu.
Nhiệt độ xung quanh cửa ra của giàn lạnh thay đổi theo đầu ra của giàn lạnh Khi
độ lạnh xung quanh đầu ra của giàn lạnh tăng cao thì độ lạnh được truyền từ thanhcảm nhận nhiệt tới môi chất ở bên trong màng ngăn cũng tăng làm cho khí co lại Kếtquả là van kim bị đẩy bởi áp lực môi chất ở cửa ra của giàn lạnh và áp lực của lò xonén chuyển động sang phải Van đóng bớt lại làm giảm dòng môi chất và làm giảmkhả năng làm lạnh
Khi độ lạnh giảm, nhiệt độ xung quanh cửa ra của dòng môi chất lạnh tăng lên vàkhí giãn nở Kết quả là van kim dịch chuyển sang trái đẩy vào lò xo Độ mở của vantăng lên làm tăng lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống và làm cho khả năng làmlạnh tăng lên
Trang 35b Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Giàn lạnh được cấu tạo gồm ống dẫn môi chất lạnh (5) dài uốn cong xuyên qua
vô số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúc hoàn toànquanh ống dẫn môi chất lạnh Cửa vào của môi chất bố trí bên dưới và cửa ra bố tríbên trên bộ bốc hơi
Trong xe ô tô bộ bốc hơi được bố trí dưới bảng đồng hồ Một quạt điện kiểu lồngsóc thổi một lượng lớn không khí xuyên qua bộ này đưa khí mát vào cabin ô tô
Hình 2.23 Cấu tạo giàn lạnh.
1 Cửa dẫn môi chất vào 4 Luồng khí lạnh
2 Cửa dẫn môi chất ra 5 Ống dẫn môi chất
3 Cánh tản nhiệt 6 Luồng khí nóng
Trong quá trình hoạt động, bên trong giàn lạnh xảy ra hiện tượng sôi và bốc hơi củamôi chất lạnh Quạt gió sẽ thổi luồng không khí qua giàn lạnh, khối không khí đó đượclàm mát và được đưa vào trong xe Trong thiết kế chế tạo, một số yếu tố kỹ thuật sauđây quyết định năng suất của bộ bốc hơi
+ Đường kính và chiều dài ống dẫn môi chất lạnh
+ Số lượng và kích thước các lá mỏng bám quanh ống kim loại
+ Số lượng các đoạn uốn cong của ống kim loại
+ Khối lượng và lưu lượng không khí thổi xuyên qua bộ bốc hơi
+ Tốc độ quạt gió
Bộ bốc hơi còn có chức năng tách ẩm, không khí gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành nước vàđược hứng đưa ra bên ngoài ô tô nhờ ống xả bố trí dưới giàn lạnh Đặc tính tách ẩmnày giúp cho khối lượng không khí mát trong cabin được khô ráo
Trang 36CHƯƠNG III: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE HYUNDAI i30.
3.1 Những thông tin chung.
3.1.1 Bảng vấn đề triệu chứng.
Triệu chứng Khu vực nghi ngờ
Quạt gió không hoạt động
1 Cầu trì quạt gió
2 Rơ le quạt gió
3 Mô tơ quạt gió
4 Transitor nguồn
5 Công tắc điều khiển tốc độ quạt
6 Cụm dây dẫnKhông điều khiển nhiệt độ
không khí
1 Dung tích nước làm mát động cơ
2 Cụm điều khiển bộ sưởi
Máy nén không hoạt động
9 Áp lực bộ chuyển đổi A/ C
10 Nóng kiểm soát lắp ráp
Không điều khiển được nạp 1.Cụm điều khiển của bộ
Trang 37Quạt làm mát không hoạt
xăng
1.6, 2.0 động cơ Diesel
Máy nén
6PKtype
Giàn nóng
hrchất làm khô& trọng
b Bộ quạt gió.
Trang 38Bên ngoài và tuần
hoàn
Phương thức hoạt động
3.1.3 Hướng dẫn sử dụng.
a Một số chú ý khi sử lý gas lạnh.
+ Môi chất lạnh R134a rất dễ bay hơi, nếu
bị rơi trên da có thể bị tê cóng Vì vậy khi
xử lý các chất làm lạnh, phải đeo găng
tay
+ Tiêu chuẩn thực hành là phải đeo kính
bảo vệ mắt và găng tay để bảo vệ bàn tay
Nếu chất làm lạnh bắn vào mắt phải rửa
lại bằng nước sạch ngay lập tức
+ Các bình chứa R-134a có áp suất cao Không bao giờ để ở nơi có nhiệt độ cao, nhiệt
độ bảo quản dưới 520C (1260F)
+ Máy phát hiện rò rỉ khí gas bằng điện được sử dụng để kiểm tra rò rỉ chất làm lạnh trong hệ thống
Chú ý: R-134a dễ bắt cháy, là chất được điều chế bằng các sản phẩm hóa học và là một loại khí có độc tính cao.
+ Chỉ sử dụng các chất bôi trơn khuyến cáo cho hệ thống R-134a Nếu dùng chất bôi
Trang 39trơn khác có thể gây ra hư hỏng cho hệ thống.
+ PAG chất bôi trơn hấp thụ độ ẩm với tốc độ nhanh, do đó các biện pháp phòng ngừa sau đây cần chú ý:
* Khi tháo các thành phần của hệ thống làm lạnh từ một chiếc xe, đậy nắp ngay lập tức các bộ phận để ngăn chặn sự xâm nhập của độ ẩm
* Khi lắp các bộ phận của hệ thống lạnh trong xe, không tháo lắp cho đến khi trước khi nắp các bộ phận
* Hoàn thành lắp tất cả các ống dẫn và ống nối hệ thống làm lạnh nhanh trễ để ngănchặn độ ẩm xâm nhập
* Chỉ sử dụng chất bôi trơn được đề nghị trong hộp kín
+ Nếu vô tình xả môi chất lạnh ra khu vực làm việc, phải thông gió cho khu vực làm việc trước khi thao tác tiếp công việc
b Một số lưu ý khi thay thế các bộ phận của hệ thống A/C.
BẢNG MÔMEN
c Xử lý các đường ống và các phụ kiện.
Các bộ phận của hệ thống làm lạnh ở trong tình trạng ổn định hóa học miễn làchất làm lạnh tinh khiết và đạt độ ẩm thích hợp Độ ẩm, bụi bẩn hoặc không khí cóthể phá vỡ sự ổn định hóa học và gây ra các thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống Các biện pháp phòng ngừa sau đây phải được chú ý:
+ Tất cả các công cụ, bao gồm cả các ống pha chế chất làm lạnh, bộ đo đa năng vàống mềm thử nghiệm, nên được giữ sạch và khô
d Thu hồi gas lạnh.
Sử dụng thiết bị phù hợp để thu hồi HFC-134a (R-134a) từ hệ thống điều hòakhông khí
Chú ý:
- Điều hòa không khí hoặc hơi lạnh chất bôi trơn có thể gây kích ứng mắt, mũi, hoặc họng
- Phải kết nối thiết bị chính xác
- Không được hít hơi lạnh hoặc hơi
Nếu hệ thống xảy ra sự cố, thông gió khu vực làm việc trước khi làm việc lại.Thêm thông tin có thể được lấy từ các nhà sản xuất chất làm lạnh và chất bôi trơn.+ Thu hồi /tái chế/nạp hệ thống (A), cổng nạp áp suất cao (B) và cổng nạp áp suấtthấp (C) theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Trang 40
+ Đo lượng dầu lạnh lấy ra từ hệ thống A/C sau khi hoàn thành quá trình phụchồi Phải đưa cùng một lượng chất làm lạnh mới trở lại vào hệ thống A/C
-Thu hồi gas từ hệ thống
+ Khi hệ thống A/C được mở ra trong quá trình lắp đặt hoặc sửa chữa, phải loại
bỏ không khí Thu hồi chất làm lạnh R-134a /tái chế/nạp hệ thống
+ Kết nối một thiết bị thu hồi chất
thống (A) vào cổng áp suất cao (B)
như hình, theo hướng dẫn của nhà
sản xuất thiết bị
+ Thêm cùng một lượng chất làm lạnh mới hệ thống đã được loại bỏ trong quá trình phục hồi Chỉ sử dụng quy định dầu chất làm lạnh Nạp hệ thống với (500 ± 25) (g) của chất làm lạnh R-134a Không nạp quá để tránh hệ thống máy nén sẽ bị hư hỏng
e Kiểm tra rò rỉ của môi chất lạnh.
Nếu rò rỉ khí được phát hiện, tiến hành như sau:
+ Kiểm tra mô-men xiết trên các liên kết – đai ốc, thắt chặt với mô-men thích hợp Kiểm tra rò rỉ khí với một máy dò rò rỉ (A)
+ Nếu vẫn còn rò rỉ sau khi xiết chặt, xả chất làm lạnh từ hệ thống, ngắt kết nối các phụ kiện
+ Kiểm tra dầu máy nén và thêm dầu nếu cần thiết
+ Sạc và kiểm tra lại hệ thống có
rò rỉ gas Nếu không có rò rỉ,