Khai thác kết cấu, tính năng kỹ thuật, nghiên cứu quy trình chuẩn đoán, kiểm tra,sửa chữa hệ thống nâng, hạ kính xe TUCSON G2.0 2010
Trang 1NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hưng Yên, ngày…tháng 8 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Hưng Yên, ngày…tháng 8 năm 2013 Giáo viên phản biện
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Ý nghĩa của đề tài 2
1.3 Mục tiêu của đề tài 2
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
1.5 Giả thiết khoa học 2
1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.7 Phạm vi nghiên cứu 3
1.8 Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN II NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH 4
1.1 Nhiệm vụ của hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô 4
1.2 Yêu cầu của hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô 4
1.3 Phân loại 6
1.4 Cấu tạo của hệ thống nâng cửa sổ điện 6
1.5 Một hệ thống nâng hạ kính trên ô tô 10
1.5.1 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus E300-1997 10
1.5.2 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus 1993 12
1.5.3 Hệ thống nâng hạ kính xe TOYOTA CRESSIDA 15
1.5.4 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004 16
1.5.5 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Chevrolet Celebrity 1990 24
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH TRÊN XE TUCSON 2010 26
2.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống nâng hạ kính trên xe Tucson G2.0 2010 26
2.1.1 Cấu tạo của hệ thống nâng hạ kính trên xe Tucson G2.0 2010 26
2.1.2 Chức năng 26
2.2.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 27
2.2.1.Cấu tạo 27
2.2.1.1 Mô tơ nâng hạ kính 27
2.2.1.2 Bộ nâng hạ kính 29
2.2.1.3 Các công tắc 30
2.2.1.4 Các chân giắc 31
2.2.2 Nguyên lý hoạt động cửa sổ người lái 31
2.2.3.Chức năng an toàn của sổ 36
2.2.4 Chức năng dừng êm 38
2.2.5 Bảo vệ nhiệt 38
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THÁO LẮP 39
3.1 Quy trình tháo hệ thống điều khiển cửa sổ 39
Trang 43.2 Quy trình lắp hệ thống điều khiển cửa sổ 44
CHƯƠNG 4: CÁC DẠNG HƯ HỎNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM TRA, SỬA CHỮA49 4.1 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống 49
4.2 Qui trình kiểm tra sửa chữa 49
4.2.1 Kiểm tra thiết bị kết nối 49
4.2.2 Cửa sổ phía người lái không hoạt động 52
4.2.3 Cửa sổ hành khách không hoạt động 54
4.2.4 Cửa kính lên xuống nhưng chậm 56
4.2.5.Hệ thống làm việc có tiếng kêu 57
4.3 Bảng quy trình xử lý sự cố 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô 4
Hình 1.2 Chức năng đóng, mở cửa kính 5
Hình 1.3: Chức năng chống kẹt cửa kính 5
Hình 1.4: Các bộ phận của hệ thống nâng kính 7
Hình 1.5: Bộ nâng hạ cửa kính 7
Hình 1.6: Bộ nâng hạ kính bằng dây cáp 8
Hình 1.7: Motor nâng hạ cửa kính 9
Hình 1.8: Công tắc chính điều khiển cửa sổ điện 9
Hình 1.9: Khóa điện 10
Hình 1.10: Công tắc cửa xe 10
Hình 1.11: Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus E300-1997 11
Hình 1.12: Sơ đồ đấu nối hệ thống nâng hạ kính 11
Trang 6Hình 1.13: Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus 1993 13
Hình 1.14: Sơ đồ nâng hạ cửa trên xe TOYOTA CRESSIDA 15
Hình 1.15: Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004 16
Hình 1.16: Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004 18
Hình 1.17: Chức năng nâng hạ bằng tay 19
Hình 1.18: Chức năng nâng hạ bằng một lần ấn 21
Hình 1.19: Chức năng chống kẹt cửa kính 22
Hình 1.20: Thiết lập lại chức năng chống kẹt 23
Hình 1.21: Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện 24
Hình 1.22: Hệ thống nâng hạ kính trên xe Chevrolet Celebrity 1990 25
Hình 2.1: Sơ đồ lắp đặt các bộ phận 27
Hình 2.2: Cấu tạo của động cơ điện một chiều 28
Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mô tơ 29
Hình 2.4: Bộ nâng hạ cửa kính 29
Hình 2.5: Vị trí các công tắc cửa sổ chính 30
Hình 2.6: Vị trí công tắc cửa sổ phía sau 30
Hình 2.7: Vị trí công tắc cửa sổ phía hành khách 30
Hình 2.8: Các chân giắc 31
Hình 2.9: Sơ đồ nguyên lý mạch cửa sổ người lái 31
Hình 2.10: Sơ đồ nguyên lý cửa sổ bên phía hành khách 33
Hình 2.11: sơ đồ nguyên lý hai cửa hành khách phía sau 33
Hình 2.12: Hình phân tích mạch 34
Hình 2.13: Hình phân tích mạch 35
Hình 2.14: Hình phân tích mạch 35
Hình 2.15: Hình phân tích mạch 36
Hình 2.16: Khoảng cách cửa sổ đảo chiều (không giữ công tắc tự động) 37
Hình 2.17: Khoảng cách cửa sổ đảo chiều (không giữ công tắc tự động) 37
Hình 2.18: Khoảng cách cửa sổ đảo chiều (giữ công tắc tự động) 38
Hình 3.1: Giắc kết nối của công tắc nâng hạ kính phía người lái 49
Hình 3.2: Giắc nối công tắc nâng hạ kính hành khách 51
Hình 3.3: Công tắc cửa sổ phía người lái 52
Hình 3.4: Giắc nối công tắc và motor cửa sổ 53
Hình 3.5: Motor nâng hạ kính 54
Hình 3.6: Công tắc nâng hạ kính 54
Hình 3.7: Giắc nối công tắc và motor cửa sổ 55
Hình 3.8: Motor nâng hạ kính 55
Hình 3.9: Giắc kết nối công tắc chính với công tắc hành khách 56
Trang 9PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuậtcủa nhân loại đã bước lên một tầm cao mới, rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, cácphát minh sáng chế mang đậm bản chất hiện đại và có tính chất ứng dụng cao Là mộtquốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có cải cách mới để thúcđẩy kinh tế Việc tiếp nhận, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới đượcnhà nước quan tâm nhằm cải tạo, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệpmới, với mục đích đưa đất nước ta từ một nước công nghiệp kém phát triển thành mộtnước công nghiệp phát triển Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nướcchú trọng, đầu tư phát triển thì công nghiệp ô tô là một trong số những tiềm năng đangđược quan tâm Nhu cầu về sự phát triển của các loại ô tô ngày càng cao, các yêu cầu
kỹ thuật ngày càng đa dạng Các loại ô tô chủ yếu sử dụng trong công nghiệp, giaothông vận tải
Ngày nay ô tô được sử dụng rộng rãi như một phương tiện đi lại thông dụng nêncác trang thiết bị, các bộ phận trên ô tô ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn nhằmđảm bảo độ tin cậy, an toàn và tiện dụng cho người sử dụng Hệ thống nâng hạ kính cóvai trò rất quan trọng và là hệ thống cơ bản của xe nhằm đảm bảo yêu cầu sử dụng của
xe như: tránh tác động của môi trường từ bên ngoài, là một phần rất quan trọng của hệthống của xe Đồng thời nó cũng là một phần không thể thiếu trong kết cấu của ô tô.Yêu cầu vận hành, sửa chữa bảo trì lắp đặt hệ thống nâng hạ kính đời mới đòi hỏi phảihiểu biết sâu sắc về cấu tạo Các đặc tính kỹ thuật, nguyên lý vận hành có kỹ năngthành thạo trong tất cả quy trình
Để đáp ứng được yêu cầu đó người công nhân phải được đào tạo một cách cókhoa học, có hệ thống đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay Do đó, nhiệm vụ của cáctrường kỹ thuật là phải đào tạo cho học sinh, sinh viên có trình độ tay nghề cần thiết đểđáp ứng nhu cầu công nghiệp ô tô hiện nay Điều đó đòi hỏi người kỹ thuật phải cótrình độ hiểu biết học hỏi sáng tạo để bắt kịp khoa học tiên tiến hiện đại, nắm bắt đượcnhững thay đổi về đặc tính kỹ thuật của từng loại xe dòng xe, đời xe…có thể chuẩnđoán hư hỏng và đưa ra phương án sửa chữa tối ưu.Vì vậy, người kỹ thuật viên trước
đó phải được đào tạo với một phương trình đào tạo tiên tiến, hiện đại cung cấp đầy đủkiến thức lý thuyết cũng như thực hành
Trên thực tế trong các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật của nước ta hiện naythì trang thiết bị cho học sinh, sinh viên thực hành còn thiếu thốn rất nhiều Các kiếnthức mới có tính khoa học kỹ thuật cao còn chưa được khai thác đưa vào thực tế giảng
Trang 10dạy, các bài tập hướng dẫn thực hành, thực tập còn thiếu thốn Vì vậy mà người kỹ sư,
kỹ thuật viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình nâng cao tay nghề, trình độ hiểu biết,tiếp xúc với những kiến thức, thiết bị tiên tiến hiện đại trong thực tế còn nhiều hạn chế
1.2 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài giúp sinh viên năm cuối sau khi tốt nghiệp có thể củng cố kiến thức, tổnghợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức ngoài thực tế, xã hội
Đề tài khi được hoàn thành cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn học sinh,sinh viên muốn tra cứu tìm hiểu về hệ thống nâng hạ kính xe TUCSON G2.0 2010
Hoàn thành đề tài đã giúp cho chúng em được hiểu biết sâu hơn về hệ thốngnâng hạ kính trên ô tô TUCSON G2.0 2010 và hơn thế là giúp cho chúng em làm quenhơn về nghiên cứu để có thể phụ cho công việc sau này
1.3 Mục tiêu của đề tài
Hiểu biết kết cấu, mô tả nguyên lý làm việc của cơ cấu, hệ thống trên ô tô, nắmđược cấu tạo, mối tương quan lắp ghép của các chi tiết, cụm chi tiết
Thực hiện tháo lắp đúng quy trình và kiểm tra sửa chữa các chi tiết của hệ thống nâng
hạ kính trên xe TUCSON G2.0 2010
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Khai thác kết cấu, tính năng kỹ thuật, nghiên cứu quy trình chuẩn đoán, kiểm tra,sửa chữa hệ thống nâng, hạ kính xe TUCSON G2.0 2010”.
Khách thể nghiên cứu: Hệ thống nâng hạ kính trên xe TUCSON G2.0 2010
1.5 Giả thiết khoa học
Tình hình, thực trạng về sự phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến nhưngtrong thực tế các trang thiết bị cho học sinh, sinh viên thực hành về: hệ thống nâng hạkính trên xe còn thiếu thốn nhiều Các kiến thức mới có tính khoa học kỹ thuật cao cònchưa được khai thác và đưa vào nội dung giảng dạy, nghiên cứu, học tập còn chưađược chú trọng quan tâm
Hệ thống bài tập, tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo về “Hệ thống nâng hạkính trên xe” phục vụ cho học tập và nghiên cứu cũng như ứng dụng trong thực tếchưa nhiều
1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận của đề tài
Trang 11- Phân tích quy trình tháo lắp của đề tài.
- Xây dựng quy trinh kiểm tra chuẩn đoán của đề tài
1.7 Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu trong phạm vi giảng dạy cho sinh viên
- Nghiên cứu từ tình hình thực tế hệ thống nâng hạ kính đang được dùng trên ôtô
- Nghiên cứu từ các tài liệu, giáo trình đang được dùng làm phương tiện giảngdạy cho sinh viên
- Quy mô nghiên cứu đề tài trên cơ sở khai thác các trang thiết bị hiện có trongnhà trường và khai thác bên ngoài để hoàn thành đề tài
- Không gian nghiên cứu: Trong trường ĐHSPKT Hưng Yên
1.8 Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu từ các nguồn tài liệu như sách, giáo trình, các bài giảng, các bản
vẽ, sách tạp chí, nguồn tài liệu từ internet
- Nghiên cứu từ thực tiễn
- Nghiên cứu từ thực nghiệm
- Tham khảo ý kiến chuyên gia
=> Áp dụng các phương pháp nghiên cứu: quan sát, tư duy, kiểm tra, thực nghiệm …
Trang 12PHẦN II NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH 1.1 Nhiệm vụ của hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô.
Hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô có nhiệm vụ đống mở các cửa kính bằngcông tắc.Mô tơ nâng hạ kính quay khi tác động vào các công tắc nâng hạ kính.chuyểnđộng quay của mô tơ điện này sẽ được chuyển thành chuyển động lên xuống của cửakính thông qua cơ cấu nâng hạ kính
Hình 1.1: Hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô.
1.2 Yêu cầu của hệ thống nâng hạ kính trên xe ô tô.
Hệ thống nâng hạ kính phải thực hiện đầy đủ các chức năng:
- Chức năng đóng,mở cửa kính bằng tay:
Khi công tắc cửa kính được kéo lên hoặc hạ xuống nửa chừng,thì cửa sổ sẽ mởhoặc đóng cho đến khi thả công tắc ra
Trang 13Hình 1.2 Chức năng đóng, mở cửa kính.
- Chức năng chống kẹt cửa kính:
Trong quá trình đóng cửa kính tự động,nếu có vật thể lạ kẹt giữa cửa kính thìcửa kính sẽ tự động dừng lại và dịch chuyển xuống khoảng 50mm
- Chức năng khóa cửa kính:
Khi bật công tắc khóa cửa kính thì không thể mở hay đóng tất cả các cửa kínhtrừ cửa kính phía người lái
Hình 1.3: Chức năng chống kẹt cửa kính.
Trang 14- Chức năng điều khiển của kính khi tắt khóa điện:
Chức năng này cho phép điều khiển của kính trong khoảng thời gian 45s sau khi khóa điện về vị trí ACC hoặc LOCK, nếu cửa xe phía người lái không mở
1.3 Phân loại
Theo phương pháp điều khiển hệ thống nâng hạ kính được chia làm hai loạisau:
- Hệ thống nâng hạ kính bằng tay (sử dụng trên các ôtô thế hệ cũ)
- Hệ thống nâng hạ kính dùng động cơ điện sử dụng nam châm vĩnh cửu hiện nay trêncác xe hiện đại đều dùng loại nay vì có kết cấu nhỏ gọn dễ lắp ráp bố trí mô tơ quayđược cả hai chiều khi ta thay đổi chiều dòng điện Cửa có thể nâng cao hạ thấp tùy ý
1.4 Cấu tạo của hệ thống nâng cửa sổ điện
Hệ thống cửa sổ điện gồm có các bộ phận sau đây:
a) Bộ nâng hạ cửa sổ
b) Các Motor điều khiển cửa sổ điện
c) Các công tắc chính cửa sổ điện (gồm có các công tắc cửa sổ điện và công tắc khoá cửa sổ)
d) Khoá điện
e) Công tắc cửa xe
Trang 15Hình 1.4: Các bộ phận của hệ thống nâng kính.
a) Bộ nâng hạ cửa sổ.
+ Bộ nâng hạ cửa kính bẳng cơ cấu đòn chữ X
Chuyển động quay của motor điều khiển cửa sổ được chuyển thành chuyển động lên xuống để đóng mở cửa sổ
Hình 1.5: Bộ nâng hạ cửa kính.
Cửa kính được đỡ bằng đòn nâng của bộ nâng hạ cửa sổ Đòn này được đỡ bằng
cơ cấu đòn chữ X nối với đòn điều chỉnh của bộ nâng hạ cửa sổ Cửa sổ được đóng và
mở nhờ sự thay đổi chiều cao của cơ cấu đòn chữ X
Các loại bộ nâng hạ cửa sổ khác với loại cơ cấu tay đòn chữ X là loại điều khiển bằng dây và loại một tay đòn
Trang 16+ Bộ nâng hạ cửa kính bẳng cơ cấu dây cáp.
Hình 1.6: Bộ nâng hạ kính bằng dây cáp.
Cửa kính được đỡ bằng đòn gắn trên tấm trượt (1) của bộ nâng hạ cửa kính.Tấm trượt (1)này được đỡ bằng dây cáp (4)và có thể di trượt trên thanh ray (2) Cửa sổđược đóng và mở nhờ sự dịch chuyển lên xuống của tấm trượt (1) trên ray (2)
Khi đóng mở công tắc,cấp dòng điện cho mô tơ quay,qua bộ truyền bánh răng
sẽ làm cho dây cáp (4) dịch chuyển,dẫn đến tấm trượt (1) sẽ dịch chuyển lên xuống trên thanh ray (2).Qua đó sẽ dẫn đến cửa kính sẽ được đóng mở.Như vậy bộ nâng hạ kính biến chuyển động quay của mô tơ điều khiển cửa kính chuyển t
b) Motor điều khiển cửa sổ điện.
Motor điều khiển cửa sổ điện quay theo hai chiều để dẫn động bộ nâng hạ cửa
sổ
Motor điều khiển cửa sổ điện gồm có ba bộ phận: Motor, bộ truyền bánh răng và cảm biến Motor thay đổi chiều quay nhờ công tắc Bộ truyềnbánh răng truyền chuyển động quay của motor tới bộ nâng hạ cửa sổ Cảm biến gồm có công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ để điều khiển chống kẹt cửa sổ
Trang 17Hình 1.7: Motor nâng hạ cửa kính.
c) Công tắc chính cửa sổ điện.
- Công tắc chính cửa sổ điện điều khiển toàn bộ hệ thống cửa sổ điện
- Công tắc chính cửa sổ điện dẫn động tất cả các motor điều khiển cửa sổ điện
- Công tắc khoá cửa sổ ngăn không cho đóng và mở cửa sổ trừ cửa sổ phía người lái
- Việc xác định kẹt cửa sổ được xác định dựa trên các tín hiệu của cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế từ motor điều khiển cửa sổ phía người lái (các loại xe có chức năng chống kẹt cửa sổ)
Hình 1.8: Công tắc chính điều khiển cửa sổ điện.
d) Khoá điện.
Trang 18Khoá điện truyền các tín hiệu vị trí ON, ACC hoặc LOCK tới công tắc chính cửa sổ điện để điều khiển chức năng cửa sổ khi tắt khoá điện
Hình 1.9: Khóa điện.
e) Công tắc cửa xe.
Công tắc cửa xe truyền các tín hiệu đóng hoặc mở cửa xe của người lái (mở cửa: ON, đóng cửa OFF) tới công tắc chính cửa sổ điện để điều khiển chức năng cửa
sổ khi tắt khoá điện
Hình 1.10: Công tắc cửa xe.
1.5 Một hệ thống nâng hạ kính trên ô tô.
1.5.1 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus E300-1997.
a) Cấu tạo:
Trang 19Hình 1.11: Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus E300-1997.
b) Sơ đồ đấu nối:
Hình 1.12: Sơ đồ đấu nối hệ thống nâng hạ kính.
Trang 201.5.2 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus 1993.
a) Sơ đồ mạch điện:
Trang 21Hình 1.13: Hệ thống nâng hạ kính trên xe Lexus 1993.
b) Nguyên lý hoạt động:
Khi công tắc máy ở vị trí ON, dòng điện qua cầu chì ECU- IG cọc (A) 2của hệ thống khóa cửa bằng ECU cọc (B)8 cọc 1 của rơ le chính cọc 2mass Sự hoạt động này của rơ le và có dòng đến cọc 5 của rơ le từ cầu chì đến cọc 3
Trang 22của rơ le cọc 8 của công tắc khóa cửa tài xế, cọc 3 (trước bên phải) và cọc 3 (sautrái, phải) của công tắc khóa cửa.
* Nguyên lý hoạt động bằng tay:
Khi công tắc máy bật ở vị trí ON và công tắc nâng hạ (tài xế) ở vị trí UP, dòngđiện từ cọc 8 của công tắc nâng hạ tài xế đến cọc 3 của công tắc cọc 1 của mô tơnâng hạ cọc 2 cọc 6 của công tắc tài xế cọc 4 mass và mô tơ nâng hạkính quay hướng lên Kính chỉ chạy lên trong khi công tắc vẫn được giữ Trongchuyển động xuống , dòng điện cọc 8 của công tắc nâng hạ tài xế đến cọc 6 củacông tắc nâng hạ, dòng điện từ cọc 2 của mô tơ cọc 1 cọc 3 của công tắc nâng
hạ cọc 4 mass, đi theo hướng ngược chuyển động lên và mô tơ quay đảochiều , kính hạ xuống
* Nguyên lý hoạt động xuống tự động:
Khi tài xế điều khiển công tắc cửa sổ chính, dòng điện từ cọc 8 của công tắcchính cọc 6 cọc 2 của mô tơ nâng hạ kính cọc 1 cọc 3 của công tắcchính cọc 4 mass Bởi vì dòng được giữ bên trong công tắc chính đóng tiếpđiểm rơ le cửa kính đi xuống, mô tơ nâng hạ kính tiếp tục hoạt động thậm chí nếu côngtắc nâng hạ chính được nhả ra Khi người tài xế hạ thấp cửa kính xuống hoàn toàn,dòng ngừng cung cấp và tiếp điểm rơ le mở ra Chuyển động xuống tự động dừng lại
* Sự dừng lại của chuyển động xuống tự động tại kính tài xế:
Khi công tắc bằng tay( người tài xế) được ấn ở vị trí UP trong xuốt thời gianxuống tự động, có dòng điện trong công tắc chính và không có dòng điện từ cọc 3 củacông tắc chính cọc 4 vì thế mô tơ dừng, do đó sự hoạt động của chuyển độngxuống tự động bị dừng lại Nếu công tắc chính được ấh thông mạch, mô tơ quay theohướng lên trong khi nhân UP
* Công tắc nâng hạ kính (hành khách):
Khi công tắc nâng hạ kính(hành khách) được ấn ở vị trí UP, dòng điện từ cọc 3của công tắc nâng hạ đến cọc 5 của công tắc nâng hạ cọc 1 của mô tơ nâng hạcọc 2 cọc 1 của công tắc nâng hạ cọc 2 cọc 13 của công tắc chính cọc
4 mass và mô tơ nâng hạ kính(hành khách) quay theo hướng lên Chuyển động lênchỉ tiếp tục khi công tắc nâng hạ được ấn ở vị trí UP Khi kính đi xuống, dòng điện đến
mô tơ theo hướng ngược lại, từ cọc 1 đến cọc 2 và mô tơ quay ngược chiều
Khi công tắc khóa nâng hạ được ấn ở vị trí khóa, dòng về mass cửa sổ hànhkhách trở nên mở kết quả là, nếu thử đóng hay mở cửa sổ hành khách, dòng điện từcọc 4 của công tắc chính không nối mass và mô tơ không quay, do đó cửa sổ hành
Trang 23khách không hoạt động và khóa cửa Ngoài ra sự hoạt động của cửa sau trái, phảigiống như mạch trên
* Sự hoạt động của công tắc nâng hạ khi chìa khóa OFF:
Khi công tắc máy ở vị trí OFF, ECU điều chỉnh khóa cửa và dòng điện từ cầuchì (power) đến cọc (A)8 của ECU hoặc cầu chì(DOME) đến cọc (A)20 của ECUcọc (B)8 cọc 1 của rơ le (power) chính cọc 2 mass trong khoảng 60s.Hoạt động giống như bình thường, dòng điện từ cấu chì(power) cọc 5 của rơle(power) chính cọc 3 cọc 8 của công tắc nâng hạ chính và cọc 3 của rơle(power) chính cọc 3 của công tắc nâng hạ Kết quả là trong khoảng 60s sau khibật công tắc ở vị trí OFF, sự hoạt động của rơ le này làm nó có thể nâng và hạ kính.Cũng bằng việc mở cửa trong khoảng 60s sau khi công tắc bật ở vị trí OFF, tín hiệu rađến cọc (A)12 hoặc (A)13 và ECU khóa cửa Kết quả là, ECU ở vị trí OFF và UP vàDOWN chuyển động của kính dừng lại
1.5.3 Hệ thống nâng hạ kính xe TOYOTA CRESSIDA.
a) Sơ đồ mạch điện:
Hình 1.14: Sơ đồ nâng hạ cửa trên xe TOYOTA CRESSIDA.
Trang 241.5.4 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004.
a) Cấu tạo:
Hình 1.15: Hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004.
Trang 25b) Sơ đồ mạch điện:
Trang 26Hình 1.16: Sơ đồ mạch điện hệ thống nâng hạ kính trên xe Toyota Corolla 2004.
Trang 27c) Nguyên lý hoạt động:
* Chức năng nâng hạ bằng tay.
Hình 1.17: Chức năng nâng hạ bằng tay.
Trang 28Khi khoá điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện phía người lái được kéo lên nửa chừng, thì tín hiệu UP bằng tay sẽ được truyền tới IC và xẩy ra sự thay đổi sau đây:
Tranzisto Tr : ON (mở)
Rơle UP: ON (bật)
Rơle DOWN: tiếp mát
Kết quả là mô tơ điều khiển cửa sổ điện phía người lái quay theo hướng
=> Kết quả là mô tơ điều khiển cửa sổ phía người lái quay theo hướng DOWN
Gợi ý: Một số xe có trang bị điện trở nhiệt PTC hoặc bộ ngắt mạch để ngăn không cho
dòng điện quá lớn đi vào mô tơ
* Chức năng nâng hạ bằng một lần ấn.
Trang 29Hình 1.18: Chức năng nâng hạ bằng một lần ấn.
Khi khoá điện ở vị trí ON và công tắc cửa sổ điện phía người lái được kéo lênhoàn toàn, tín hiệu UP tự động được truyền tới IC Vì IC có mạch định thời và mạchnày sẽ duy trì trạng thái ON lớn nhất khoảng 10 giây khi tín hiệu UP tự động được đưavào, nên môtơ điều khiển cửa sổ điện phía người lái tiếp tục quay ngay cả khi công tắcđược nhả ra Mô tơ điều khiển cửa sổ điện dừng lại khi cửa sổ phía người lái đónghoàn toàn và IC xác định được tín hiệu khoá mô tơ từ cảm biến tốc độ và công tắchạn chế của mô tơ điều khiển cửa sổ điện hoặc khi mạch định thời tắt Có thể dừngthao tác đóng mở tự động bằng cách nhấn vào công tắc cửa sổ điện phía người lái
Trang 30* Chức năng chống kẹt cửa kính.
Hình 1.19: Chức năng chống kẹt cửa kính.
Trang 31Cửa sổ bị kẹt được xác đinh bởi hai bộ phận Công tắc hạn chế và cảm biến tốc
độ trong mô tơ điều khiển cửa sổ điện Cảm biến tốc độ chuyển tốc độ mô tơthành tín hiệu xung Sự kẹt cửa sổ được xác định dựa vào sự thay đổi chiều dài củasóng xung
Khi đai của vành răng bị đứng im, công tắc hạn chế sẽ phân biệt sự thay đổichiều dài sóng của tín hiệu xung trong trường hợp cửa bị kẹt với chiều dài sóng xungtrong trường hợp cửa sổ đóng hoàn toàn
Khi công tắc chính cửa sổ điện nhận được tín hiệu là có một cửa sổ bị kẹt từ mô
tơ điều khiển cửa kính, nó tắt rơle UP, bật rơle DOWN khoảng một giây và mở cửakính khoảng 50 mm để ngăn không cho cửa sổ tiếp tục đóng
Chú ý: có thể kiểm tra chức năng chống kẹt cửa sổ bằng cách nhét một vật vào giữa
kính và khung Khi cửa kính gần đóng, chức năng chống kẹt cửa sổ không kích hoạt
Do đó, việc kiểm tra chức năng này bằng tay có thể dẫn đến bị thương
Một số kiểu xe cũ không có chức năng chống kẹt cửa sổ điện
* Thiết lập lại chức năng chống kẹt cửa sổ.
Hình 1.20: Thiết lập lại chức năng chống kẹt.
Mô tơ điều khiển cửa sổ điện cần được thiết lập lại (về vị trí xuất phát của côngtắc hạn chế) trong các trường hợp sau đây:
- Bộ nâng hạ cửa sổ và mô tơ điều khiển cửa sổ điện bị
tháo ra
Trang 32- Bộ nâng hạ cửa sổ đã kích hoạt khi không lắp kính
- Bất kỳ một thao tác nào cũng làm kính đóng hoàn toàn,
Ví dụ trường hợp thay kính
Cách thiết lập lại cho xe Corolla (NZE 12#)
- Nối mô tơ điều khiển cửa sổ điện và công tắc chính cửa sổ điện với dây điện phía xe
- Bật khoá điện lên vị trí ON và điều khiển công tắc chính cửa sổ điện để mô tơ điềukhiển cửa sổ chạy không tải theo hướng UP khoảng 4 giây hoặc hơn (khoảng từ 6 đến
10 vòng quay)
Gợi ý: tham khảo Sách hướng dẫn sửa chữa để biết qui trình thiết lập lại chức
năng này, vì quy trình này khác nhau tuỳ theo từng loại xe
* Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện.
Hình 1.21: Chức năng điều khiển cửa kính khi tắt khóa điện.
Chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt khoá điện là điều khiển sự hoạt độngcủa rơle chính cửa sổ điện dựa trên hệ thống điều khiển khoá cửa
Khi tắt khoá điện từ vị trí ON về vị trí ACC hoặc LOCK, thì rơ le tổ hợp xácđịnh sự thay đổi này sẽ kích hoạt mạch định thời và giữ rơle chính điều khiển cửa sổđiện ở trạng thái bật khoảng 45 giây
Khi rơ le tổ hợp xác định việc mở cửa dựa trên tín hiệu truyền từ công tắc cửa,
Trang 33Gợi ý: một số kiểu xe có mạch định thời trong công tắc chính cửa sổ điện để điều
khiển chức năng điều khiển cửa sổ khi tắt khoá điện
1.5.5 Hệ thống nâng hạ kính trên xe Chevrolet Celebrity 1990
a) Sơ đồ mạch điện:
Hình 1.22: Hệ thống nâng hạ kính trên xe Chevrolet Celebrity 1990.
Trang 34CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH TRÊN XE HUYNDAI
TUCSON 2010 2.1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của hệ thống nâng hạ kính trên xe Tucson G2.0 2010.
2.1.1 Cấu tạo của hệ thống nâng hạ kính trên xe Tucson G2.0 2010.
Hệ thống nâng hạ kính trên xe Tucson G2.0 2010 bao gồm:
+ Công tắc khóa cửa kính đặt ở cửa bên người lái
+ Công tắc nâng hạ kính bên người lái
+ Công tắc nâng hạ kính cửa trước bên hành khách
+ Công tắc nâng hạ kính cửa sau bên phải
+ Công tắc nâng hạ kính cửa sau bên trái
2.1.2 Chức năng.
- Chức năng mở cửa này bằng tay
Khi công tắc cửa sổ điện bị kéo lên hoặc đẩy xuống giữa chừng thì cửa sổ sẽ
mở hoặc đóng cho đến khi thả công tắc ra
Chức năng đóng / mở cửa sổ bằng một lần ấn
Khi công tắc điều khiển cửa sổ bị kéo lên hoặc đẩy xuống hoàn toàn, thì cửa sổ
sẽ đóng và mở hoàn toàn
- Chức năng khóa cửa sổ
Khi bật công tắc khóa cửa sổ, thì không thể mở hoặc đóng tất cả các cửa sổ trừ cửa sổ người lái
- Chức năng cửa sổ điện an toàn
Khi các khóa (chốt, công tắc) lên tự động của tất cả các cửa sổ điện (cửa trước, sau) được bật, chức năng an toàn sẽ hoạt động