1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo chuyên đề đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL từ đó đưa ra giải pháp khắc phục

87 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 32.2.5 Các vấn đề môi trường 2.2.5.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Vùng ĐBSCL là một trong những vùng dễ bị ảnh hưởng nhất do ở đâ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

LỚP: 10KMT NHÓM: 3

Báo cáo chuyên đề:

Đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL Từ đó đưa ra giải pháp

khắc phục

.GVHD: ThS.Dương Hữu Huy

Danh sách thành viên nhóm 3:

Trang 2

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Lời mở đầu 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH 6

DANH MỤC BẢNG 6

DANH MỤC VIẾT TẮT 7

Phần tổng quan: Kiến thức toàn chuyến đi Thực địa miền Tây 02/2013 8

1 Giới thiệu sơ lược vùng Đồng bằng sông Cửu Long 8

1.1 Lịch sử hình thành 8

1.2 Đặc điểm vị trí địa lý 8

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 9

1.2.2 Điệu kiện kinh tế - xã hội 9

1.2.3 Tiềm năng và thách thức 10

2 Giới thiệu các địa điểm học tập 11

2.1 Khu Bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim 11

2.1.1 Lược sử phát triển 11

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 12

2.1.3 Đa dạng sinh học 13

2.1.4 Tiềm năng du lịch 14

2.1.5 Các vấn đề môi trường cần quan tâm 14

2.2 Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long 16

2.2.1 Vị trí địa lý 16

2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 16

2.2.3 Lĩnh vực hoạt động 17

2.2.4 Những nét nổi bật và xu hướng phát triển của Viện lúa 17

2.2.5 Các vấn đề môi trường 18

2.3 Công ty nuôi trồng thủy sản An Hưng Phát 19

2.3.1 Vị trí và quy mô 19

2.3.2 Quy trình nuôi tôm 20

2.4 Công ty xi măng Holcim Kiên Lương 21

2.4.1 Giới thiệu 21

Trang 3

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.4.2 Công nghệ khai thác của nhà máy xi măng Holcim 22

2.4.3 Các hoạt động môi trường và xã hội của nhà máy Holcim 23

2.5 Hệ thống hang động khu vực Kiên Giang 25

2.5.1 Giới thiệu 25

2.5.2 Điều kiện hình thành hang động đá vôi khu vực Kiên Giang 27

2.5.3 Giá trị tồn tại của các hang đông đá vôi khu vực Kiên Giang 28

2.5.4 Các vấn đề môi trường 30

Phần chuyên đề: Đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐB SCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐB SCL Từ đ ó đưa ra giải pháp khắc phục 31

1 Tổng quan ngành nuôi trồng thủy sản ở vùng ĐBSCL 31

1.1 Giới thiệu chung 31

1.2 Hiện trạng phát triển của ngành NTTS ở vùng ĐBSCL 32

1.2.1 Tình hình sản xuất và cung ứng giống của một số sản phẩm chủ lực 32

1.2.2 Đánh giá tình hình chế biến và thương mại thủy sản ở ĐBSCL 35

1.2.3 Lao động của ngành nuôi trồng thủy sản 40

1.2.4 Tổ chức và quản lý sản xuất nuôi trồng thủy sản 41

1.2.5 Hiện trạng áp dụng khoa học kỹ thuật và công tác khuyến ngư 43

1.2.6 Đánh giá chung về hiện trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản 45

2 Tiềm năng 47

2.1 Điều kiện tự nhiên 47

2.1.1 Vị trí địa lý 47

2.1.2 Địa hình 48

2.1.3 Hệ thống sông – kênh - rạch 49

2.1.4 Chế độ ngập lũ: 50

2.1.5 Tài nguyên Sinh thái 51

2.1.6 Tài nguyên nước 53

2.1.7 Tài nguyên thủy sinh vật 54

2.2 Kinh tế 54

Trang 4

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.2.2 Thị trường thủy sản 57

2.2.3 Công nghiệp chế biến 59

2.3 Xã hội 60

2.3.1 Cơ sở hạ tầng 60

2.3.2 Nhân lực 62

2.3.3 Thể chế chính sách 63

2.4 Khó khan 64

3 Tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL 66

3.1 Các tác động xấu của hoạt động NTTS đến môi trường đất và hệ sinh thái 66

3.2 Các tác động xấu của hoạt động NTTS đến môi trường nước 66

3.3 Tác động từ các sản phẩm thải trong quá trình nuôi trồng thuỷ sản 67

3.3.1 Nước thải sinh hoạt cua khu văn phòng và nhà ở các lán trại (khu vực nuôi công nghiệp) 67

3.3.2 Nước thải sau qua trình thu hoạch 67

3.3.3 Bùn thải sau mỗi vụ nuôi trong quá trình cải tạo ao 67

3.4 Một số tác động khác 68

3.4.1 Tác động của hoạt động nuôi tôm ven biển 68

3.4.2 Tác động của hoạt động nuôi cá tra 69

3.4.3 Rừng ngập mặn bị suy giảm 69

3.4.4 Tác động của sự xâm nhập mặn 69

3.4.5 Tác động của việc sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật 70

3.5 Dịch bệnh 70

4 Giải pháp cho những vấn đề của ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL 72

4.1 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đánh thức tiềm năng NTTS của vùng 72

4.2 Phát triển ngành theo hướng bền vững 74

4.3 Một số giải pháp cho các vấn đề môi trường 77

4.4 Định hướng phát triển đến năm 2020 78

Nhận xét - đánh giá – đề xuất 81

1 Nhận xét – Đánh giá 81

Trang 5

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2 Đề xuất 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 6

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Lời mở đầu

DANH MỤC HÌNH ẢN

Trang 7

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Hình 1 Bản đồ vị trí địa lý vùng đồng bằng sông Cửu Long 5

Hình 2 Sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim 8

Hình 3 Nhà lưới - Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long 13

Hình 4 Công ty xi măng Holcim Kiên Lương 18

H ình 5 Tượng Quan thế âm Bồ Tát ở Khu du lịch Núi Đá Dựng 22

Hình 6 Lối vào chùa Hang 25

Hình 7: Lượng tôm giống tự sản xuất và thả nuôi năm 2010 ở ĐBSCL 29

(Tính toán từ số liệu của các Sở NN&PTNT ở ĐBSCL, 2010) 29

Hình 8: tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của vùng 34

Hình 9 : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tôm vùng ĐBSCL trong kim ngạch xuất khẩu tôm toàn Ngành 34

Hình 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra theo sản lượng năm 2007 37

Hình 11: Bản đồ vùng đồng bằng sông Cửu Long 44

Hình 12: Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL qua các năm 1995, 2001, 2010 52

Hình 13: Công việc hiện nay của sinh viên Khoa Thủy sản - Đại Học Cần Thơ 59

DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Biểu đồ thể hiện mật độ sếu thay đổi qua các năm ở VQG Tràm Chim 12

(1986-2006) 12

Bảng 2: Năng lực chế biến thủy sản vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2007 32

Bảng 3: So sánh một số chỉ tiêu chế biến xuất khẩu thủy sản ĐBSCL với toàn Ngành 32

năm 2007 32

Bảng 4: Khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm vùng ĐBSCL giai đoạn 2003-2007 33

Bảng 5 :Tỷ trọng xuất khẩu tôm trong tổn kim ngạch xuất khẩu thủy sản của vùng 33

Bảng 6: Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra 2002-2008 35

Bảng 7: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa giai đoạn 2000-2007 36

B ảng 8: Dự báo tiêu thụ thủy sản theo mục đích và theo nhóm nước đến năm 2015 54

Bảng 9: Dự báo sản lượng thuỷ sản thế giới đến năm 2015 55

Trang 8

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Bảng 11: Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản ĐBSCL đến năm 2015 72

DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐB SCL Đồng bằng sông Cửu Long

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

FAO Tổ chức Nông Lương thế giới

VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

HTTL Hệ thống thủy lợi

NTTS Nuôi trồng thủy sản

ANLT An ninh lương thực

BOD Nhu cầu oxy sinh hóa

Trang 9

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Phần tổng quan: Kiến thức toàn chuyến đi Thực địa miền Tây 02/2013

1 Giới thiệu sơ lược vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1.1 Lịch sử hình thành

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền

Tây Nam Bộ của Việt Nam có lịch sử hình thành từ khoảng 9 000 năm về trước, từ

những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, qua

từng giai đoạn kéo theo sự hình thành các giồng cát dọc ven biển

Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu

dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và Long Xuyên - Hà Tiên,

tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau

1.2 Đặc điểm vị trí địa lý

Vùng ĐBSCL gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương (TP Cần Thơ)

ĐBSCL là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39 747 km2, nằm liền kề

với vùng Đông Nam bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan và

Hình 1 Bản đồ vị trí địa lý vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trang 10

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

phía Đông Nam là Biển Đông ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Tây

Nam và Nam giáp biển với đường bờ biển dài trên 700km

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Vùng ĐBSCL có lợi thế về tài nguyên đất đai, sông ngòi, biển và thềm lục địa cũng như

điều kiện khí hậu

Tổng diện tích đất đai của vùng chưa kể hải đảo xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm khoảng 12%

diện tích cả nước, trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30% Hằng năm nơi

đây bị ngập lũ gần 50% diện tích, đây là đặc điểm nổi bật của vùng Mặc dù lũ có ảnh

hưởng lớn đối với canh tác, trồng trọt, cũng như đời sống dân cư nhưng đây là nguồn bồi

đắp phù sa lớn, làm cho đất đai màu mỡ

Khí hậu ổn định, nhiệt độ trung bình 28oC, chế độ nắng cao, ít xảy ra thiên tai do khí hậu

Sông Mê Kông (hệ thống sông chính) chảy qua vùng ĐBSCL đem lại một lượng lớn phù

sa 46 tỷ m3 (chảy qua khoảng 150- 200 triệu tấn)

ĐBSCL có đường bờ biển dài trên 700km, có khu vực đặc quyền kinh tế phía đông giáp

biển Đông, phía nam giáp Thái Bình Dương và phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, tạo điều

kiện rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản

1.2.2 Điệu kiện kinh tế - xã hội

Tính đến cuối năm 2010, dân số vùng là 17 272 000 người

Dân tộc: gồm 53 dân tộc cùng chung sống với nhau Trong đó, 92% là dân tộc Kinh,

ngoài ra có dân tộc Khơ me, Hoa, Chăm…

Văn hoá: nhiều dân tộc cùng sinh sống, do đó cùng tồn tại nhiều phong tục tập quán của

nhiều dân tộc khác nhau cùng tồn tại và phát triển

Cơ sở hạ tầng giao thông: Tuyến đường huyết mạch của ĐBSCL là quốcl ộ 1A đã căn

bản hoàn thành việc năng cấp Hai cây cầu lớn được xây dựng là cầu Cần Thơ và cầu Mỹ

Thuận góp phần nối liền các tuyến đường bộ tạo nên mạng lưới thông suốt

Hệ thống thông tin liên lạc: không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện

Kinh tế: trong những năm gần đây, đời sống kinh tế tăng trưởng đáng kể, cơ cấu chuyển

dịch theo hướng tích cực, đời sống nhân dân được nâng cao

Những sản phẩm tiêu biểu: cây lúa, nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, nuôi gia súc và gia

cầm, cây ăn quả và nông sản được xem là thế mạnh của vùng

Trang 11

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

1.2.3 Tiềm năng và thách thức

1.2.3.1 Tiềm năng

ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong

toàn vùng Ít xảy ra thiên tai do khí hậu như bão là một nguồn lực rất thuận lợi cho thảm

thực vật, quần thể động vật phong phú, đa dạng, nhưng có tính tương đối đồng nhất trong

vùng, tạo điều kiện thuận lợi tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lượng thực - thực

phẩm, nông - thuỷ - hải sản lớn nhất cả nước

ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Kông và nước mưa, đặc trưng theo mùa rõ rệt, phù sa

lớn, quá trình bồi tích lâu dài Hệ thống kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp

nước ngọt quanh năm Mùa lũ kéo dài theo định kỳ

Đất phù sa sông tập trung ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, chúng có độ phì nhiêu

cao, có thể canh tác nhiều loại cây trồng

Sông Mê Kông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi triều, giồng

cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển,…

Có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc Biển Đông, Vịnh Thái Lan và

phía Tây Nam Đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng Hà Tiên, Kiên Lương với trữ lượng lớn

1.2.3.2 Thách thức

Hầu hết các đô thị nằm ở ven sông, ngã ba sông Phần lớn rác thải, nước thải đều cho

xuống sông rạch, chưa nói đến việc lấn chiếm sông rạch làm cho dòng chảy bị nghẽn sinh

ra ô nhiễm môi trường

Xây dựng công trình thuỷ lợi ở phần thượng lưu sông dẫn đến lụt và thiếu nước ở

ĐBSCL, hệ thống kênh đào sâu hơn, rộng hơn và dày đặc hơn so với trước kia

Đất đai kém màu mỡ hơn chủ yếu là đất phèn, đất nhiễm mặn và nhiều loại đất khác:

không tốt lắm vì đặc trưng nhiều tính chất xấu như: độ axit cao, độc tố, đất bùn nghèo có

nền đất yếu Hiện tượng phèn gia tăng trong đồng ruộng

Hệ thống tiêu nước nhanh, không có nơi tồn trữ nước ngay đầu mùa hạ, đồng thời hiện

tượng xâm nhập mặn trầm trọng hơn xưa

Việc trồng lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản hay thành lập các nhà máy khai thác đá, xi măng

cũng gây những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường tại đồng bằng sông Cửu Long

Trang 12

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2 Giới thiệu các địa điểm học tập

2.1 Khu Bảo tồn Vườn Quốc gia Tràm Chim

2.1.1 Lược sử phát triển

Năm 1985, Tràm Chim được Ủy ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp thành lập với tên gọi là

công ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, với mục đích là trồng tràm và khai thác thủy

sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đông Tháp Mười xa xưa

Năm 1986, loài sếu đầu đỏ ( chim hạc, sếu cổ trụi), được tái hiện ở Tràm Chim Năm

1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo

tồn loài sếu đầu đỏ (Grusantigone sharpii)

Năm 1994, nơi đây trở thành Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim, cấp quốc gia

Năm 1988, nơi đây trở thành Vườn Quốc Gia Tràm Chim theo Quyết đinh số

253/1998/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 12 năm 1998 của thủ Tướng chính phủ

Hình 2 Sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim

Trang 13

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

2.1.2.1 Vị trí địa lý

Vườn Quốc Gia Tràm Chim nằm ở vị trí:

 10°37’ đến 10°46’ độ vĩ Bắc

 105°28’ đến 105°36’ độ kinh Đông

Nằm các sông MeKong 25km về phía Tây, gần biên giới Campuchia

Thuộc địa phận 4 xã: Tân Công Sinh, Phú Thọ, Phú Hiệp và Phú Đức huyện Tam Nông,

tỉnh Đồng Tháp

Tổng diện tích tự nhiên là 7.586 m2

2.1.2.2 Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Vườn Quốc Gia Tràm Chim năm ở vùng đồng lụt kín Đồng Tháp Mười, Địa hình trũng

khó tiêu nước, cao trung bình từ 1.4m – 1.5m, cao nhất là 1.7m, thấp nhất là 1.2m

Ở phía Bắc và Phía Đông có địa hình cao hơn và là vùng chuyển tiếp giữa bậc thềm phù

sa cổ và phù hiện đại, địa hình cao nên lớp phủ mỏng, đất đai phần lớn là bậc thềm phù sa

cổ, thành phần cơ giới nhẹ hình thành nên các loại đất xám

Khí hậu

Vườn Quốc Gia Tràm Chim nằm trong khu vùng có chế độ nhiệt đới gió mùa với 2 mùa

mưa và khô rõ rệt: mùa mưa kéo dài 6 tháng ( từ tháng 5 đến tháng 12), các tháng còn lại

là mùa khô

Nhiệt độ: nhiệt độ ở đây cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình

hằng năm khoảng 27°C

Lượng mưa trung bình khoảng 1.650 mm/năm, phân bố theo mùa rõ rệt Mùa mưa tập

trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này

Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có

mưa

Trang 14

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Chế độ thủy văn

VQG Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mê Kông, nhận

nguồn nước trực tiếp từ sông MeKong thông qua hệ thống kênh thủy lợi tràn vào nội

đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12

Mỗi phân khu (A1-A5) được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều

dài lên đến 59 km Mực nước bên trong vườn quốc gia được điều tiết thông qua hệ thống

cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh Hiện nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa

khô, mực nước bên trong vườn quốc gia luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện

trong quá khứ Thành phần thực vật, phân bố và tốc độ sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi

những tác động này

2.1.3 Đa dạng sinh học

VQG Tràm Chim có thể coi như là một mô hình thu nhỏ của vùng Đồng Tháp mười thu

hẹp với hệ sinh vật phong phú đa dạng của vùng đất ngập nước, là nơi sinh sống của rất

nhiều loài động thực vật, đây là nơi cư trú của khoảng 231 loài chim nước, chiếm ¼ số

loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới Loài chim

được biết đến nhiều nhất là sếu đầu đỏ, một trong 15 loài sếu còn sót lại và có nguy cơ

tuyệt chủng của thế giới

VQG Tràm Chim có 6 quần xã thực vật chủ yếu:

- Quần xã tràm: đây là nơi cư trú, làm tổ của nhiều loài chim Những cánh rừng

tràm nguyên sinh trước kia hầu hết đã bị khai thác, cho nên những cánh rừng tràm

hiện nay chủ yếu là rừng trồng, đang được phục hồi và bảo vệ Diện tích khoảng

3018,9 ha

- Quần xã cỏ năng: đây là quần xã rất quan trọng, là nguồn cung cấp thức ăn cho

nhiều chim nước, trong đó có loài sếu đầu đỏ Cỏ năng có 2 loại: cỏ năng ống cao

từ 1,5 đến 1,6m; cỏ năn kim là thức ăn cho sếu cổ trụi, ở vùng Tam Nông – Đồng

Tháp có riêng một vùng rộng lớn cỏ năn mọc tự nhiên làm thức ăn cho sếu cổ trụi

mà người dân vùng này gọi thường gọi là cánh đồng năng Cỏ năng màu xám hoặc

đen gần giống củ cỏ gấu thành phần chính là tinh bột, ăn có vị hơi đắng chát Diện

tích khoảng 898,8ha

- Quần xã lúa ma: Lúa trời còn gọi là lúa ma, là giống lúa tự mọc vào mùa nước

nổi Nước lên tới đâu, lúa mọc tới đó, sống trồi lên mặt nước Người dân dùng làm

thức ăn cho trâu bò.Vườn Quốc gia Tràm Chim có nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ loài

lúa này này để phục vụ công tác bảo tồn gen và lai tạo giống Diện tích khoảng

678,4ha

Trang 15

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

- Quần xã cỏ mồm, mốc: diện tích khoảng 305,1ha Quần xã này cũng là nơi thích

hợp cho nhiều loài chim kiếm ăn và làm tổ

- Quần xã cỏ ống: có diện tích khoảng 1965,9ha

- Quần xã sen: sen nguyên thủy ở vùng Đồng Tháp Mười là một loài đặc hữu Loại

sen trồng lấy hạt là giống sen đã bị lai tạo không thuần chủng như sen Đồng Tháp

Việc giữ gìn và bảo vệ giống sen nguyên thủy Đồng Tháp mục đích là để bảo tồn

gen một loài hoa quý hiếm, chỉ có ở Việt Nam có diện tích khoảng 63,8ha

2.1.4 Tiềm năng du lịch

Được mệnh danh là “ốc đảo xanh”, VQG Tràm Chim có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ,

môi trường trong lành, độ đa dạng sinh học cao – đây là những lợi thế để phát triển du

lịch sinh thái trong VQG Tràm Chim Đến Tràm Chim, du khách sẽ bắt gặp khung cảnh

bao la của đất trời Đồng Tháp mênh mông sông nước Vào mùa khô từ tháng 12 đến

tháng 5 dương lịch, đây là nơi cư trú của khoảng 60% quần thể sếu đầu đỏ, là loài chim

cao nhất trong các loại chim bay trên thế giới

2.1.5 Các vấn đề môi trường cần quan tâm

2.1.5.1 Xung đột giữa bảo tồn và khai thác

Áp lực của cộng đồng dân cư sống trong xung quanh VQG Tràm Chim và sự phụ thuộc

của cộng đồng, nhất là người nghèo lên tài nguyên thiên nhiên đất ngập nước bên trong

Chế độ bảo vệ nghiêm ngặt trong nhiều năm qua đã dẫn tới xung đột giữa vườn quốc gia

và cộng đồng và cũng đã không ngăn cản được sự xâm nhập vào bên trong để khai thác

tài nguyên, có thể dẫn đến sự suy kiệt tài nguyên

2.1.5.2 Quản lý nguồn nước

Vấn đề quản lý thủy văn cho phù hợp với nhu cầu của hệ sinh thái đất ngập nước, trong

bối cảnh chế độ thủy văn toàn vùng Đồng Tháp Mười đã thay đổi do sự phát triển hệ

thống kênh đào rộng khắp Từ việc quản lý thủy văn chưa phù hợp đã làm thu hẹp diện

tích đồng cỏ năng, nhất là năng kim (Eleocharis atropurpurea) làm cho không còn nguồn

thức ăn cho chim sếu dẫn đến mật độ cá thể của loài chim nầy bị giảm theo hàng năm

Việc quản lý mực nước trong vườn hiện nay rất khó khăn; bởi lẽ: nếu giữ mực nước thấp

quá thì dễ dẫn đến cháy rừng; còn nếu giữ mực nước cao liên tục, rừng tràm khó cháy

nhưng cây cỏ năng bị ngập nước sẽ không có củ để dẫn dụ đàn sếu

Trang 16

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Bảng 1 Biểu đồ thể hiện mật độ sếu thay đổi qua các năm ở VQG Tràm Chim

(1986-2006)

2.1.5.3 Sự xâm lấn của các loài ngoại lai

Hiện nay vườn quốc gia Tràm Chim đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xâm lấn của

cây mai dương(Mimosa pigra), một loài thực vật được IUCN xếp trong 100 loài ngoại lai

xâm hại nguy hiểm nhất thế giới Nếu không kiểm soát được, trong vòng 10-15 năm nữa,

toàn bộ vườn quốc gia sẽ bị loài này xâm lấn thành loài độc tôn Sự đa dạng sinh học sẽ

mất đi hoàn toàn

Ngoài ra, còn có cây bèo lục bình Loại bèo này thích nghi rất tốt với môi trường khu

vực Loại bèo này nổi trên mặt nước và trôi theo dòng chảy nên có sức lan tỏa rất lớn

Tuy loại bèo này có tác dụng làm sạch nước nhưng tốc độ che phủ lớn nên gây giảm ánh

sáng và lấn áp các loài thủy sinh khác

2.1.5.4 Vấn đề phát triển du lịch

Du lịch mang lại nhiều lợi ích cho vùng nhưng cần phải chú ý đến các tác động tới môi

trường sao cho vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng, đóng góp cho bảo tồn mà không gây

tác hại lên hệ sinh thái

Trang 17

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.2 Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long

2.2.1 Vị trí địa lý

Ngụ tại xã Thới Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ với tổng diện tích 360 ha

Viện được thành lập vào ngày 08/01/1977, ban đầu là Trung tâm Kỹ Thuật Nông Nghiệp

ĐBSCL, đến 1985 chính thức đổi thành Viện Lúa ĐBSCL

2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ

- Nghiên cứu, ứng dụng cây lúa và các loại cây khác.

- Nghiên cứu hệ thống canh tác trong và ngoài nước.

- Chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật nông nghiệp.

- Huấn luyện và đào tạo cho cán bộ và nông dân trong vùng, đào tạo sau đại học.

- Sản xuất và cung ứng giống lúa trong vùng và cho các vùng khác.

Hình 3 Nhà lưới - Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long

Trang 18

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.2.3 Lĩnh vực hoạt động

- Tổ chức lớp đào tạo kỹ thuật nông nghiệp ngắn hạn cho cán bộ và nông dân.

- Trình diễn các mô hình kỹ thuật có hiệu quả cho nông dân học hỏi.

- Khảo nghiệm, điều tra, đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng kỹ thuật.

- Nhân giống các loại cây trồng như lúa, rau màu.

- Mở rộng hoạt động dịch vụ nông nghiệp.

2.2.4 Những nét nổi bật và xu hướng phát triển của Viện lúa

Từ khi thành lập đến nay, Viện đã và đang chủ trì và tham gia thực hiện nhiều đề tài

nghiên cứu với các tổ chức quốc tế và các địa phương trong vùng góp phần giải quyết các

vấn đề về nông nghiệp Cụ thể là những nghiên cứu về khoa học công nghệ nhằm cải

thiện năng suất, chất lượng của các giống lúa, đảm bảo cho phát triển bền vững

Trong những năm qua, Viện đã hoàn thiện và chuyển giao nhiều công nghệ vào sản xuất

nông nghiệp trong vùng, trong đó đáng chú ý nhất là:

- Giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong

nước và xuất khẩu Hiện tại, trên 70% diện tích trồng lúa ở ĐBSCL đang sử dụng

các giống lúa do Viện lai tạo và chuyển giao Hàng năm, bình quân có 01-02 giống

lúa của Viện được công nhận chính thức và 04-06 giống lúa được công nhận tạm

thời

- Hiện tại có 63 giống lúa đang được sử dụng trong sản xuất ở ĐBSCL bao gồm cả

các giống lúa mùa địa phương, trong đó phổ biến nhất là các giống OM1490,

OMCS 2000, VNĐ 95-20, OM576, Jasmine 85, OM2517, IR50404

- Các quy trình thâm canh tổng hợp lúa tăng năng suất, tăng chất lượng và hiệu quả

kinh tế đã được chuyển giao cho nông dân trên nhiều vùng sinh thái khác nhau

- Kết quả ứng dụng công nghệ hạt giống: 20% diện tích gieo trồng đã sử dụng hạt

giống lúa xác nhận, và 34% diện tích vùng qui họach (1 triệu ha lúa xuất khẩu) sử

dụng giống xác nhận

- Chuyển giao các tiến bộ về cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và công nghệ sau thu

hoạch (máy gieo hàng, máy sấy lúa, máy đánh bùn, máy tuốt lúa, máy bóc bẹ tách

hạt ngô, )

Trang 19

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.2.5 Các vấn đề môi trường

2.2.5.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Vùng ĐBSCL là một trong những vùng dễ bị ảnh hưởng nhất do ở đây khá thấp, trung

bình 1 m so với mực nước biển nên dễ gây ngập úng do nước biển dâng; đồng thời lượng

nước bị giảm sút vào mùa khô, đặc biệt là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu

Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu:

- Chọn hệ thống cây trồng phù hợp.

- Điều tiết việc đóng mở cống ngập mặn ở ven biển.

- Thâm canh sản xuất các cây con có giá trị cao.

- Nâng cao việc dụ báo các rủi ro, nguy cơ.

- Quản lý tốt các nguồn tài nguyên, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp.

Mục tiêu cụ thể nhằm cải thiện khả năng thích ứng của hệ thống canh tác trên nền lúa

nước trước tác động của biến đổi khí hậu:

- Đánh giá tác động và tổn thương do biến đổi khí hậu

- Sản xuất lai tạo các giống mới có khả năng chống chịu tốt hơn

- Quản lý tài nguyên của hệ thống canh tác trên nền đất lúa thích nghi với sự biến

đối nhanh của khí hậu

- Đánh giá chi tiết vùng ven biển và đề xuất dự án phát triền tổng thể và thích nghi

do biến đổi khí hậu

- Đào tạo nhân lực có khả năng đánh giá phát tán các khí nhà kính.

2.2.5.2 Tái sử dụng chất thải từ ao nuôi cá

Theo khảo sát, chưa có loại cá nào có tốc độ sinh trưởng và có hệ số chuyển biến thức ăn

tốt như cá tra, tuy nhiên sẽ có một lượng lớn chất thải lỏng được xả thẳng ra đường nước

từ các ao nuôi cá mà không qua xử lý, gây nhiều hậu quả như: ô nhiễm nguồn nước canh

tác lúa, gây trở ngại cho việc mở rộng diên tích áo nuôi về phía hạ lưu, tác động xấu đến

sức khoẻ của cư dân trong vùng

Sử dụng việc trồng lúc để xử lý chất thài từ thuỷ sản đã được nghiên cứu, tuy nhiên theo

nhận định của một số nhà khoa học của Viện: “Theo tính toán, 1 ha ao nuôi cá phải trồng

tối thiểu 60.000 ha lúa, mà các ao nuôi cá lại không phân tán mà tập trung nên diện tích

lúa của chúng ta không đủ để xử lí hết nước thải, đây chính là khó khăn chính của dự án

này Cần có những quy hoạch phù hợp để có thể tận dụng thích hợp nguồn nước giàu

đạm này, nếu có thể sử dụng được thì đây sẻ là nguồn tiết kiệm phân bón lớn cho vùng

Trang 20

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.2.5.3 Vấn đề an ninh l ương thực (ANLT)

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lương thực cả nước,

sản lượng lúa hằng năm toàn vùng chiếm hơn 53% tổng sản lượng lúa và đóng góp 90%

sản lượng gạo xuất khẩu cả nước

Tuy nhiên, vựa lúa gặp nhiều thách thức trong việc giữ vai trò chiến lược đảm bảo an

ninh lương thực (ANLT) cho vùng và quốc gia: diện tích đất trồng lúa của vùng có xu

hướng giảm để chuyển đổi sang cây, con khác; dân số tăng, biến đổi khí hậu, dịch sâu

bệnh, công nghiệp hóa, đô thị hóa,…Để giải quyết áp lực, Viện lúa đã:

 Mở rộng diện tích canh tác, tăng mùa vụ (2-3 vụ/năm)

 Ứng dụng khoa học công nghệ năng cao chất lượng và sản lượng giống lúa cung

ứng đủ lương thực cho Việt Nam và xuất khẩu nước ngoài

 Luôn nghiên cứu tìm ra những giống lúa mới thích ứng hơn với môi trường biến

đổi, cho sản lượng cao

Ngoài ra, theo hướng phát triển bền vững Nhà nước cũng cần tăng cường và nâng cao

hiệu quả lao động, hoạt động xuất khẩu hợp lý để đảm bảo ANLT

2.3 Công ty nuôi trồng thủy sản An Hưng Phát

2.3.1 Vị trí và quy mô

Vị trí: Công ty nuôi trồng thủy sản An Hưng Phát nằm tại xã Dương Hòa huyện Kiên

Lương tỉnh Kiên Giang thuộc phía Tây Bắc tỉnh giáp với Campuchia và xậy dựng vào

năm 2000

Quy mô: Công ty có diện tích khoẳng 15ha Gồm 12 ao (mỗi ao 400 -700 m2) Chủ yếu

nuôi tôm thẻ và tôm sú, ngoài ra còn có cá mú

Trang 21

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.3.2 Quy trình nuôi tôm

2.3.2.1 Những điểm cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm

Lưu ý:

- Độ mặn: nuôi tôm ở gần biển

- Hệ thống thủy lợi: hệ thống lấy nước phải chủ động Phải có hệ thống xử lí nước

(20% diện tích ao nuôi)

- Chất đất: ít phèn, cát tùn, bùn cát

- Hệ thống điện: cần phải thuận lợi để vận hành hệ thống máy nổ, quạt máy (4000

m2: 4 dàn, 6000-8000m2: 6 dàn) Tuy nhiên chi phí cho điện khá cao

- Hệ thống giao thông

- Hệ thống an ninh

- Thiết kế ao: diện tích ao 1400-1800 ha/ao Thích hợp nhất là 4000-8000ha/ao

Ngoài ra, còn phải chú ý tới việc chuẩn bị ao trước khi nuôi:

- Vì đất nuôi tôm là đất phèn nên phải lót giấy bạc xung quanh bờ ao có trào chắn

xung quanh tránh động vật lạ vào ao

- Phải có hệ thống rào chắn để ngăn cua và các động vật khác vào ao

- Sau khi ủi ao cần tiến hành rải vôi

- Tiếp theo xử lí clorine (6-7 ngày), sử dụng phân ADB, …

- Ao đạt tiêu chuẩn khi pH 7.5-8, độ kiềm 80-100, không có NH3

- Số lượng tôm sú là 30-40 con/m2 và tôm thẻ là 100 con/m2

Quản lí và cho ăn:

- Cho ăn: Đa số là thức ăn công nghiệp Vào tháng đầu tiên cho ăn theo định lượng,

theo số lượng ( tùy theo màu nước) Tháng tiếp theo định lượng thức ăn qua sàn

( cho ăn theo trọng lượng tôm) Ví dụ: ao tôm 100 con/kg thì có thể cho 5g-7g

- Quản lí môi trương: Tháng thứ 1 và thứ 2 không thay nước tới tháng thứ 3 thay

10% nước trong ao Nhưng phải đo các thông số hằng ngày, nếu độ kiềm nhỏ hơn

80 thì phải gây độ kiềm bằng cách sử dụng dolomit Chú ý gây màu nước: để tạo

thức ăn tự nhiên và làm cho môi trường ổn định

Một số bệnh thường gặp ở tôm:

- Bệnh cong thân ( khi trời nắng gắt, nước ao cạn xuống tôm cong thân lại)

- Bệnh đen mang ( do dư NH3 khi ao tích tụ nhiều chất độc)

- Bênh vàng mang( do đất phèn hoạt động gây nhiễm độc nước ao)

Trang 22

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.3.2.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của địa

phương Trong những năm gần đây, mùa mưa và mùa khô không còn phân chia rõ rệt

 Mùa khô kéo dài hơn bình thường gây thiếu nước trong việc nuôi trồng thủy sản

Diễn ra quá trình bốc hơi nước, thẩm thấu sang các ao khác và một số nơi khác

 Mùa mưa: mưa kéo dài thường xuyên cả tháng trời, ngập lụt, gây khó khăn cho

việc nuôi tôm nước mặn Vì vậy các nhà quản lí phải đưa ra những biện pháp quản

lí tốt nhằm khắc phục những khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra

 Đối với mùa khô, nóng: phải dùng hệ thống quạt nước nhằm làm cho nước mát và

cung cấp đủ lượng oxy cho tôm

 Đối với mùa mưa: thoát nước là vấn đề tất yếu và phải thêm một lượng muối lớn

để tăng độ mặn trong ao

2.4 Công ty xi măng Holcim Kiên Lương

2.4.1 Giới thiệu

Xi măng Holcim, thương hiệu hàng đầu thế giới, một trong những tập đoàn hàng đầu thế

giới về sản xuất và cung cấp xi măng, cốt liệu bê tông, bê tông và các dịch vụ liên quan

đến xây dựng, được thành lập từ năm 1912 tại Thụy Sỹ, tự hào đã có 100 năm “Vững

Xây Cuộc Sống” cho hàng triệu tổ ấm tại hơn 70 quốc gia

Có mặt tại Việt Nam từ năm 1994, với vốn đầu tư khoảng 495 triệu USD với thời hạn 50

năm , tiền thân là Công ty Xi măng Sao Mai

Xi măng Holcim đã tham gia vào rất nhiều dự án từ xây dựng nhà ở dân dụng đến cơ sở

hạ tầng, chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng có tầm ảnh hưởng lớn như: cầu Phú Mỹ

(Q.7, Tp.HCM), cảng Quốc tế Sài Gòn ( Bà Rịa Vũng Tàu), cao ốc Sunrise City (Q.7,

Tp.HCM), Kum Ho Asia (Q.1, Tp.HCM), tại khu vực miền Nam

Hình 4 Công ty xi măng Holcim Kiên Lương

Trang 23

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.4.2 Công nghệ khai thác của nhà máy xi măng Holcim

2.4.2.1 Công nghệ khai thác đá vôi

Dãy núi đá vôi Moso được giao cho nhà máy xi măng Holcim toàn quyền khai thác trong

50 năm Đến nay nhà máy đã khai thác đươc hơn 10 năm Hiện nhà máy đang sử dụng 2

mỏ đá vôi là Bãi Vôi Và Cây Xoài Khi cho phép Holcim hoạt động , khu vực có thể khai

thác bao gồm toàn dãy Moso và khu di tích hang Moso Tuy nhiên,do bị phản ứng từ

cộng đồng nên khu vực núi có hang Moso được giữ lại, thay vào đó là một khu vực khác

(Núi Khoe Lá)

Công nghệ khai thác theo phương pháp tầng, tiến hành khoan và nạp thuốc, lọai thuốc nổ

TNT, water gain Sau khi nổ đá rơi từ tầng cao xuống chân núi, những viên đá có kích

thước >1500 mm tiến hành khoan tẻ, những viên đá có kích thước <1500 mm đươc xe

xúc đưa vào xe tải chở vào các cối đập Kích thước đá ra khống chế <30mm Đá thành

phẩm rơi xuống băng tải cao su, đưa về kho, rải đều dọc theo chiều dài kho nhằm đồng

nhất sơ bộ về thành phần

Ngoài ra nhà máy đang áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai – là phương pháp khoan

những vị trí xác định và cho mìn nổ úp xuống dưới theo từng lớp để hạn chế bụi, tiếng ồn

và độ rung

Đá vôi là nguyên liệu chính thứ nhất cung cấp CaO >50% cho phối liệu nung luyện

clinker

2.4.2.2 Công nghệ khai thác đất sét

Nhà máy thường khai thác đất sét ẩm: đất sét có độ ẩm tự nhiên từ 16-20% được khai

thác ở độ sâu từ 18-20m, có góc nghiêng 400, khai thác dọc theo chiều ngang từng ô

500m

Hệ thống giàn gầu múc đất sét di chuyển dọc theo ô, rồi đỏ vào băng tải để đưa vào kho,

tại kho có băng tải 2 chiều đổ vào 2 đống theo chiều dài kho, nằm đồng nhất sơ bộ về

thành phần

Đất sét là nguyên liệu thứ 2 cung cấp SiO2>60% cho phối liệu nung luyện clinker

Trang 24

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.4.2.3 Công nghệ sản xuất clinker

Gia công sơ bộ nguyên liệu: đá vôi,đất sét, quặng sắt…được vận chuyển từ mỏ khai thác

về nhà máy thường có dạng nguyên tảng có kích thước lớn, nên phải đươc đập nhỏ trước

để tiện cho việc nghiền, sấy khô, chuyển tải và tồn trữ Vật liệu từ mỏ được làm giảm

kích thước bằng những máy đập khác nhau Các khối đá được làm giảm kích thước từ

đến khoảng 1.2 – 8 cm Hai nguyên liệu chính đá vôi, đất sét và 2 nguyên liệu phụ đá đỏ,

cát từ các kho nhờ băng tải chuyển về khu định lượng theo tỉ lệ nhất định Sau khi định

lượng, 4 nguyên liệu đươc đưa qua hệ thống nghiền đứng

2.4.2.4 Công nghệ sản xuất xi măng

Thành phần chính của xi măng một tổ hợp của n[CaO] y[SiO2] z [Al2O3] t[Fe2O3]… Xi

măng là thành phần chính của bê tông , là vật liệu xây dựng phổ biến nhất trên thế giới

Nguyên liệu chính là clinker và 2 phụ gia thạch cao và mu rùa( Puzolan), thạch cao là

phụ gia điều chỉnh thời gian đóng rắn,mu rùa là phụ gia hoạt tính có tác dụng hút vôi

trong quá trình đóng rắn

Nghiền xi măng: clinker sau khi được chuyển tới buồng chứa clinker sẽ đi qua cân định

lượng nhằm điểu chỉnh khối lượng để cân đối tỷ lệ với các chất phụ gia Trong giai đoạn

này thạch cao được bổ sung vào clinker và sau đó được nạp vào máy nghiền mịn Hỗn

hợp clinker và thạch cao cho xi măng loại I hoặc hỗn hợp clinker, thạch cao và phụ gia

poluzan được nghiền thành bột mịn theo hệ thống luân chuyển kín trong máy nghiền xi

măng để có được độ mịn mong muốn Sau đó xi măng được đưa vào các buồng chứa silo

xi măng

2.4.3 Các hoạt động môi trường và xã hội của nhà máy Holcim

2.4.3.1 Các hoạt động môi trường

Xử lý bụi: tích hợp hoàn toàn trong dây chuyền công nghệ, không thể tách rời, ngoài ra

nhà máy còn sử dụng công nghệ xử lí bụi hiện đại như lọc bụi tĩnh điện, lọc bụi túi

Xử lý khí thải: : sử dụng hệ thống SNCR xử lí NOx đạt TCVN truocs khi xảy ra môi

trường sử dụng dung dịch Ure 40% phun vào dòng khí thải để giảm lượng NOx Hệ thống

này có khà năng giảm được 40% NOx

Xử lý chất thải rắn:

- Đối với chất thải sinh hoạt: ký hợp đồng thu gom

- Chất thải nguy hại: đốt tại lò nung clinker

Trang 25

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Hệ thống quản lý môi trường ISO14001: hệ thống quản lí theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm

mục đích nâng cao thương hiệu Holcim, đồng thời công ty cũng định hướng thống nhất

một phương pháp quản lí chung cho các công ty thành viên dựa theo tiêu chuẩn đã được

thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu

Chương trình quản lý môi trường ở Holcim:

Công ty Holcim giảm thiểu việc tiêu thụ than bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ các

2 Gi m thi u ải ểm soát

b i t i các ng ụi tại các ống ại các ống ống khói

3 Gi m thi u ải ểm soát

b i trong quá ụi tại các ống trình s n xu t ải ất thải

4 Ti t ki m ết kiệm ệm

đi n năng và ệm nhi t năng tiêu ệm

th ụi tại các ống

5 Ti t ki m ết kiệm ệm nguyên li u s n ệm ải

đ p ẹp

Trang 26

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.5 Hệ thống hang động khu vực Kiên Giang

2.5.1 Giới thiệu

Hệ thống núi đá vôi Kiên Giang chỉ chiếm một diện tích nhỏ so với hệ thống núi đá vôi

của cả nước nhưng được đánh giá đa dạng sinh học bậc nhất thế giới Tại đây, các nhà

khoa học đã tìm được nhiều loài động thực vật đặc hữu và loài mới bổ sung cho danh

mục của thế giới Khu hệ núi đá vôi Kiên Lương- Hà Tiên (Kiên Giang) nằm trong quần

thể núi đá vôi kéo dài từ Kiên Giang- Việt Nam sang Kampot-Campuchia Chúng phân

bổ riêng lẻ dọc biển và đồng bằng, cách xa các khu hệ núi đá vôi khác từ 300 đến 1.000

km Tuy vậy, núi đá vôi Kiên Giang lại mang đặc tính sinh học hấp dẫn các nhà nghiên

cứu

2.5.1.1 Núi đá dựng

Núi Đá Dựng tức núi Châu Nham thuộc xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên

Giang, cách biên giới Việt Nam - Campuchia 4 km Ngoài giá trị lịch sự - là khu căn cứ

cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp & Mỹ, nơi đây còn lưu tồn nhiều giá

trị địa chất tâm linh, du lịch, rất lớn

Núi có hình thang cân, cao gần 100 m, trông xa như một khối đá vuông vức dựng giữa

đồng bằng, vì thế mà có tên là Đá Dựng Theo tính toán của các nhà địa chất, núi đá dựng

H ình 5 Tượng Quan thế âm Bồ Tát ở Khu du lịch Núi Đá Dựng

Trang 27

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

là một khối đá vôi lớn có trọng lượng khoảng 6 triệu tấn Trải qua một thời gian dài dưới

tác động của các nhân tố khí hậu và môi trường, ngọn núi xảy ra các quá trình xâm thực,

phong hóa, caster hay hiện tượng biển tiến biển lùi làm cho cảnh quan thay đổi Bên

trong có đầy đủ các lầu canh, lỗ châu mai, tháp vọng gác, đường ngầm, hang cá sấu,

Trong núi có nhiều hang động kỳ bí Đường lên núi dài 1.049 m được chia làm hai tuyến

Tuyến 1 (đi lên) dài 772 m gồm các hang chính như hang Mẹ Sanh, hang Dơi, hang Cội

Hàng Da, hang Trống Ngực, hang Khổ Qua, hang Bồng Lai Tuyến 2 (đi xuống) dài 377

m, có các hang chính như hang Chỉ Huy, hang Biệt Động Mỗi hang động có một tích

truyện khác nhau: Hang Bồng Lai bốn mùa không khí trong lành, từ hang này ngước nhìn

qua vòm núi có thể thấy mây trời bay Hang Lầu Chuông có nhiều thạch nhũ mà khi gõ

nhẹ vào sẽ tạo nên tiếng ngân trong như tiếng chuông âm vang trong gió Hang Kim Quy

có một khối đá giống hệt như con rùa

Nhiều hang động có yếu tố tâm linh, cho nên nơi đây thường xuyên diễn ra các cuộc hành

hương của các tín đồ Phật giáo

2.5.1.2 Thạch động

Núi Thạch Động ở xã Mỹ Đức, cách trung tâm thị xã Hà Tiên 3km theo hướng đường

biên giới Tây Nam

Thạch Động còn được gọi là Vân Sơn, là một khối đá vôi Pecmi sót khổng lồ, đường kính

chân khoảng 45 m, cao 93 m so với mực nước biển Cấu trúc địa chất nơi đây rất đặc biệt

Cả khối núi bao gồm hai phần chồng khít nhau : phần dưới là lớp đá trẻ, phần trên là lớp

đá già Hiện tượng này được giải thích do trong lịch sử, khối đá trẻ di chuyển từ phía

Campuchia sang, chồng lên và xếp khít với khối đá già Sau thời gian biển lùi, xảy ra các

quá trình phong hóa biển đổi, Thạch Động mang hình dáng như bây giờ

Leo hết những bậc thang là một hang cao và rộng, có nhiều thạch nhũ với những hình thù

lạ mắt Ở đó còn có một ngách hang ăn sâu xuống lòng đất, khiến không biết từ bao giờ

ngách hang sâu này cùng với những vân đá tượng hình cô gái lờ mờ trên vách đứng, đã

hình thành nên câu truyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn Ngoài ra, trong hang còn có

chùa cổ Tiên Sơn Tương truyền trước khi có chùa, đây là am tu của đạo sĩ Huỳnh Phong

Chơn Nhơn, dưới thời Mạc Cửu Nhờ hai cửa hang ở trên cao, nên trong hang lúc nào

cũng thoáng mát, và cũng nhờ nó mà người viếng cảnh nhìn thấy toàn cảnh thôn Vân, cửa

khẩu Xà Xía, và mũi Nai ở phía xa…

Trang 28

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.5.2 Điều kiện hình thành hang động đá vôi khu vực Kiên Giang

2.5.2.1 Quá trình nội sinh

Do tác động của các quá trình nội lực Trái Đất (kiến tạo dịa chất), các trầm tích hàng

triệu năm tuổi của các sinh vật có nguồn gốc từ biển như san hô, vỏ sò, rong, VSV,… đã

dược nâng lên khỏi mặt nước, hình thành những khối đá khổng lồ gãy khúc

Các nứt gãy này bị chấn động làm xô lệch theo thời gian tạo nên cấu trúc phân tầng và

Sự xói mòn không phải do cơ chế lực cơ học, mà chủ yếu là do khí điôxít cacbon (CO2)

trong không khí hòa tan vào nước, cộng với các ion dương của hyđrô (H+) tạo thành axít

cacbonic Axít cacbonic là thủ phạm chính trong quá trình ăn mòn đá vôi

Sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa Karst là các hang động với các nhũ đá, măng

đá, sông suối ngầm,

Xói mòn và sạt lở

Ở những vùng núi đá vôi phân lớp nghiêng về phía biển, đá nứt nẻ mạnh và bị cắt ra

thành nhiều khối nhỏ, nếu bị sóng mài mòn phần chân vách sẽ tạo ra các hang chân sóng

ăn khuyết vào Các khu vực đá vôi gần bờ rất dễ xảy ra trượt lở đá do trọng lực hay do bị

bào mòn mạnh

Các hang động đá vôi ven biển được hình thành do sự xói mòn của nước Khi bắt đầu

hình thành, các khe nứt ở dưới mực nước ngầm bị xói mòn và khoét rộng dần Sau đó quá

trình xói mòn do trọng lực diễn ra làm khoét rộng thêm các khoảng trống tạo thành các

hang động

Trang 29

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.5.3 Giá trị tồn tại của các hang đông đá vôi khu vực Kiên Giang

2.5.3.1 Giá trị kinh tế

Giá trị kinh tế có thể xuất từ các hoạt động khai thác đá vôi phục vụ cho ngành công

nghiệp xi măng hoặc xuất phát từ các hoạt động du lịch trong vùng

2.5.3.2 Giá trị khảo cổ học

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, những hang động trong các núi đá vôi của tỉnh

Kiên Giang đã được tổ tiên chúng ta sử dụng cách đây hàng ngàn năm, qua đó ta có thể

biết được đời sống của cư dân và các sinh vật cổ trước kia Nhiều di chỉ thuộc nền văn

hóa Phù Nam (đầu công nguyên đến giữa thế kỉ thứ 7) được tìm thấy tại các núi đá vôi ở

Chùa Hang và Hang Tiền

2.5.3.3 Giá trị văn hóa

Kiên Giang là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa: Kinh, Hoa, Khơ-me Các núi đá vôi

thường đượcxem như là nơi thiêng liêng có ý nghĩa lớn trong đời sống tâm linh của người

dân bản địa, nhất là Phật tử

Hình 6 Lối vào chùa Hang

Trang 30

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Hàng năm, chùa Hang tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 đến ngày 15 tháng 4 Âm

lịch Đây là những ngày hội mừng Phật Đản được tổ chức với nét văn hóa đặc sắc

Các truyền thuyết như Thạch Sanh – Lý Thông, Hòn Phụ Tử, các lễ hội như lễ Phật Đảng

… đã tạo nên những nét văn hóa đặc trưng cho nơi này

2.5.3.4 Giá trị lịch sử

Hang Tiền gắn liền với dấu tích của vua Gia Long (1762-1820), nơi đây được cho là

nơi ông đã trú ẩn trước sự truy lùng của Nhà Tây Sơn

Các hang động cũng là những thành trì kiên cố cho quân ta trú ẩn trong 2 cuộc kháng

chiến chống Pháp và Mỹ

Nhiều cảnh quan núi đá vôi đã trở thành biểu tượng và được công nhận là di tích

lịch sử như MoSo, Chùa Hang, Hang Tiền

2.5.3.5 Giá trị du lịch sinh thái

Kiên Giang nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh như Chùa Hang, Thạch Động, Đá

Dựng và đặc biệt là Hòn Phụ Tử

Đá vôi ở Kiên Giang được hình thành từ các trầm tích biển hàng triệu năm trước Quá

trình phong hóa đã kiến tạo nên những kiệt tác thiên nhiên kỳ thú: vách núi thẳng đứng,

những hang động thạch nhũ với hình dáng độc đáo Đây chính là yếu tố thu hút khách

du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và thưởng lãm

2.5.3.6 Giá trị đa dạng sinh học

Núi đá vôi ở Kiên Giang được đánh giá là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh

học với tỷ lệ các loài đặc hữu rất cao, ít nơi nào sánh được

Thực vật: đã ghi nhận được 322 loài thực vật cho khu vực này, trong đó một số loài có

tên trong Sách Đỏ Việt Nam (chẳng hạn như loài Thiên Tuế, chỉ có ở tại vùng đá vôi

Kiên Giang) và Danh lục Đỏ Thế giới

Động vật: hệ động vật phong phú với ít nhất 155 loài động vật có xương sống, trong đó

một số loài chim, thú quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ Khu hệ

ốc cạn với 65 loài đã được ghi nhận, trong đó có đến 36 loài mới cho khoa học và đặc

hữu cho vùng này Trong 60 loài bọ nhảy (Collembola), có 3 loài đặc hữu cho vùng núi

đá vôi này, 24 loài có thể là loài mới cho khoa học và là loài đặc hữu, 15 loài đang còn

trong quá trình phân tích và có nhiều khả năng nằm trong nhóm đặc hữu

Trang 31

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

2.5.4 Các vấn đề môi trường

Sự tác động của con người đã làm thay đổi sâu sắc điều kiện môi trường ở khu vực núi đá

vôi Kiên Lương – Hà Tiên

Các hoạt động khai thác đá vôi để phục cho công nghiệp xi măng đã phá hủy và xóa bỏ đi

nhiều cảnh quan tự nhiên hùng vĩ và môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật vốn

đã phân bố hẹp và rất nhạy cảm với môi trường ở đây

Các hoạt đông du lịch cũng phát sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại do sự thiếu ý thức bảo vệ

môi trường, bảo vệ cảnh quan du lịch của du khách

Do đó, phát triển bền vững đang là yêu cầu cấp thiết và tối quan trọng hàng đầu đối với

khu vực núi đá vôi nói riêng và Kiên Giang nói chung

Trang 32

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Phần chuyên đề: Đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực

ĐB SCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở

ĐB SCL Từ đ ó đưa ra giải pháp khắc phục.

1 T ng quan ổng quan ngành nuôi tr ng th ồng th ủy sản ở vùng ĐBSCL

1.1 Giới thiệu chung

Thuỷ sản vùng ĐBSCL luôn giữ vị trí quan trọng trong kinh tế thuỷ sản của cả nước và vị

trí thứ hai trong kinh tế nông nghiệp và nông thôn của Vùng, đã có nhiều đóng góp quan

trọng trong phát triển KT-XH của ĐBSCL Tỉ trọng thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế nông

nghiệp và nông thôn của Vùng hiện chiếm khoảng 30% - gần gấp đôi con số chung của

cả nước (khoảng 16%) Đặc biệt thuỷ sản là ngành kinh tế then chốt ở 4 tỉnh thuộc bán

đảo Cà Mau (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang)

Ngành Thuỷ sản đã có tác động quan trọng tới xoá đói giảm nghèo ở ĐBSCL thông qua

thu hút vốn đầu tư và nhân lực để tăng các nguồn lực phát triển, cải tạo cơ sở hạ tầng, tạo

việc làm, tang thu nhập, phát triển cộng đồng Nhờ có thủy sản mà cuộc sống của người

dân ngày càng được đảm bảo hơn, tránh áp lực di dân đến các vùng đô thị vốn đã quá

đông đúc

Đối với người dân ở các địa phương ĐBSCL thì thủy sản là nguồn cung cấp thực phẩm

quan trọng và không thể thiếu cho họ Thủy sản đã cung cấp khoảng 60% nhu cầu đạm

động vật cho cộng đồng dân cư trong vùng, và mức tiêu thụ trung bình gấp 4-5 lần ở các

vùng khác Ngành Thủy sản ĐBSCL có đóng góp lớn trong đảm bảo an ninh thực phẩm

quốc gia

Quá trình phát triển thủy sản vừa qua theo chiều hướng tích cực đã tạo dựng được cơ sở

vật chất kỹ thuật bước đầu rất quan trọng cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Ngành, có tác động đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

nông nghiệp và nông thôn Sự phát triển của ngành Thủy sản ĐBSCL thời gian qua cũng

đã góp phần tạo cơ sở thực tiễn cho Đảng, Nhà nước đổi mới đường lối lãnh đạo, cơ chế

quản lý, từ đó có tác động mạnh đến việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới

Như vậy, từ chỗ là một bộ phần không lớn thuộc khối kinh tế nông nghiệp, với trình độ

lạc hậu vào những năm 80 (thế kỷ XX), ngày nay thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế

nông-công nghiệp có tốc độ phát triển cao, quy mô ngày càng lớn Thủy sản đã góp phần

quan trọng trong tổng GDP, và đặc biệt quan trọng đối với dịch chuyển cơ cấu KT-XH

của ĐBSCL trong những năm qua và cả những năm tới Thủy sản đã giải quyết yêu cầu

đặt ra của nền kinh tế là gia tăng tổng sản phẩm xã hội, tạo ra sản phẩm tiêu dùng tại chỗ

Trang 33

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

và hàng xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập,… Do Thủy sản phát triển, nông thôn

đổi mới, trật tự xã hội được duy trì, và cung cố an ninh quốc phòng, đặc biệt là phòng thủ

ven biển Từ đây cho ta suy nghĩ đầy đủ hơn vê vị trí ngành Thủy sản đến năm

2006-2010 và tầm nhìn 2015: Thủy sản vẫn là ngành kinh tế vô cùng quan trọng.

1.2 Hiện trạng phát triển của ngành NTTS ở vùng ĐBSCL

1.2.1 Tình hình sản xuất và cung ứng giống của một số sản phẩm chủ lực

1.2.1.1 Tình hình sản xuất và cung ứng giống của tôm sú

Sản xuất giống tôm sú cung cấp cho nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL đã có những bước tiến

khả quan, góp phần đáng kể vào việc phát triển nghề nuôi tôm sú trong vùng Kể từ khi

bắt đầu thử nghiệm sản xuất giống tôm sú đầu những năm 1990, tới năm 2001 toàn

ĐBSCL chỉ có 862 trại sản xuất giống với sản lượng 3.952 triệu tôm giống, chiếm

23,30% trong số 3.700 trại sản xuất giống và 26,35% trong số 15.000 triệu tôm giống

được sản xuất của Việt Nam (Lê Xuân Sinh, 2004) Đến năm 2010, toàn vùng có 1.220

trại sản xuất giống, sản xuất được 20.915 tỷ tôm giống (Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL

năm 2010) Các tỉnh có năng lực sản xuất giống tôm sú mạnh nhất ở ĐBSCL là Cà Mau,

Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre và Tp.Cần Thơ Tuy nhiên, khả năng sản xuất giống tôm sú

tại chỗ thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu tôm giống cho nghề nuôi tôm trong

vùng (chỉ khoảng 35% vào năm 2005 và 50,8% trong năm 2010) Việc phải nhập giống

với số lượng lớn, rải rác trên địa bàn rộng, nguồn giống nhập đa dạng gây khó khăn cho

hoạt động kiểm soát chất lượng con giống và quản lý dịch bệnh Cần làm rõ thực trạng

cung cấp và sử dụng tôm sú giống và từ đó có những giải pháp phù hợp cho việc phát

triển mạng lưới cung cấp giống, việc sửu dụng tôm giống cũng như công tác quản lý

ngành ở vùng trọng điểm nuôi tôm này của cả nước

Trang 34

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Hình 7: Lượng tôm giống tự sản xuất và thả nuôi năm 2010 ở ĐBSCL

(Tính toán từ số liệu của các Sở NN&PTNT ở ĐBSCL, 2010)

1.2.1.2 Tình hình sản xuất và cung ứng giống của cá tra

Hoạt động sản xuất giống cá tra phát triển mạnh mẽ từ năm 1999 sau khi công nghệ sản

xuất giống được hoàn thiện; và đặc biệt phát triển kể từ năm 2004 đến nay Hai tỉnh có số

trại và sản lượng giống cá tra, ba sa lớn nhất vùng là Đồng Tháp và An Giang Đây cũng

là 2 trung tâm nuôi cá tra, cá ba sa lớn nhất toàn quốc Lượng giống sản xuất chỉ đáp ứng

đủ nhu cầu nuôi của vùng, mà còn có thể xuất khẩu ra các tỉnh phía Bắc và miền Trung

Tuy nhiên, thời gian gần đây, chỉ có nghề sản xuất giống cá tra phát triển mạnh cả về số

trại và sản lượng, trong khi nghề sản xuất giống cá ba sa đang có chiều hướng đi xuống

do công nghệ sản xuất phức tạp, giá thành cao,… Trong cơ cấu sản lượng và só trại

giống, tỉ lệ các cơ sở và số trại sản xuất giống cá ba sa là không đáng kể

Số lượg các cơ sở ương dưỡng và sản xuất giống cá tra, cá ba sa tăng liên tục trong gia

đoạn 2001-2007, đáng kể nhất là Đồng Tháp( năm 2001 chỉ có 52 cơ sở sản xuất và ương

dưỡng, năm 2007 đã tăng lên 1.000 cơ sở) Trước năm 2000, nguồn giống cá tra, cá ba sa

cung cấp cho mỗi thương phẩm phụ thuộc nhiều từ nguồn giống tự nhiên Từ năm 2001

đến nay, hầu hết diện tích nuôi ao hầm, đăng quầng, bãib ồi và lồng bè trong vùng sử

dụng con giống sản xuất nhân tạo

Các cơ sở sản xuất giống ở ĐBSCL có sản lượng trung bình năm khoảng 1 triệu

con/năm; 10-15 triệu cá bột/năm; diện tishc trung bình các cơ sở ương dưỡng dao động từ

3.000-5.000m2, trung bình sản xuất khoảng 6 đợt/năm

Nhu cầu giống thả tăng liên tục và tăng mạnh, từ 888,9 triệu con năm 2001 lên 2.526,4

triệu con năm 2007 (tăng 2,84 lần) Năm 2001 sản xuất giống cá tra, cá ba sa mới chỉ đáp

ứng được 58,9% nhu cầu giống nuôi, đến năm 2007 sản xuất giống nhân tạo đã đáp ứng

gần 100% nhu cầu giống nuôi của vùng.[3]

1.2.1.3 Tình hình sản xuất và cung ứng giống cua biển

Cua biển là đối tượng nuôi nước lợ có giá trị kinh tế cao Trong những năm gần đây, việc

nuôi cua biển phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh, thành phố ven biển nước ta Ở

ĐBSSCL, của biển được nuôi ở hầu hết các tỉnh có biển như Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh,

Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang… Ngoài ra, tỉnh Long An mặc dù không trực tiếp

giáp biển nhưng cũng có phong trào nuôi tôm rất mạnh

Trước năm 2004, nguồn giống cua biển chu yếu phụ thuộc vào tự nhiên Sau khi Trung

tâm Nghiên cứu Thủy sản III thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu sản xuất giống cua

Trang 35

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

biển”, công nghệ này đã được chuyển giao cho nhiều địa phương trên cả nước trong đó

có Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,… Tuy nhiên, cũng như nhiều công nghệ sinh học khác,

công nghệ sản xuất giống cua dần dần ổn định, tỷ lệ sống được nâng lên, nguồn giống đối

tượg nnày bước đầu đã chủ động

1.2.1.4 Tình hình sản xuất và cung ứng giống đặc sản

Hiện nay, bên cạnh các đốit ượng chủ lực nêu trên, hoạt động sản xuất một số đối tượg

nkhác cũng phát triển khá mạnh

Tôm càng xanh

Tôm càng xanh cũng là một trong những đối tượng nuôi chủ lực ở ĐBSCL Theo thống

kê của tổ chức FAO, sản lượng khai thác tôm càng xanh tự nhiên của nước ta khoảng 500

tấn/năm Năm 2001, các trại sản xuất giống tôm càng xanh trong cả nước mới đạt sản

lượng 50,57 triệu con, trung bình chỉ đạt 12% công suất thiết kế Năm 2002, sản lượng

đạt 114 triệu con Năm 2003, với số lượng 70 trại giống, sản lượng con giống đạt khoảng

92 triệu con, tuy có tăng hơn năm 2001 và 2002 nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được

nhu cầu giống của vùng

Hiệ nay theo thống kê, ở ĐBSCL có 8 tỉnh đã sản xuất được giống tôm càng xanh, trong

đó các tỉnh sản xuất nhiều là Cần Thơ (44 trại), Bến Tre (14 trại), Hậu Giang (7 trại)

Theo các số liệu điều tra ban đầu, tổng số giống đưa vào ương và kinh doanh năm 2007

đạt 800 triệu con, đưa vào nhà nuôi đạt 780 triệu con

Trang 36

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Cá rô phi GIFT:

Cá rô phi được sinh sản nhân tạo thành công ở Viện nghiên cứu NTTS II, Khoa thủy sản

Đại học Cần Thơ và Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã chuyển giao cho một số địa

phương trong vùng ĐBSCL Hiện nay, cá rô phi đơn tính dòng gift đang được sản xuất

giống ở các tỉnh như Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cà Mau Hiện chưa có số liệu

chính xác về lượng con giống cá rô phi sản xuất ở ĐBSCL nhưng thực tế cá rô phi sản

xuất không chỉ cung cấp phục vụ NTTS trong vùng mà còn xuất bán đi các tỉnh phía Bắc

Một số thủy đặc sản khác:

Một số đối tượng thủy đặc sản khác như cá Điêu Hồng, Bống Tượng, Rô đồng, Thát Lát,

Sặc Rằn, Lăng Vàng, Mè vinh, cũng được sản xuất ở ĐBSCL, mặc dù quy mô không

lớn và rải rác nhưng cũng góp phần tạo nên bức tranh đa dạng về các sản phẩm giống

thủy sản, người dân có nhiều lựa chọn hơn để quyết định đầu tư sản xuất

1.2.2 Đánh giá tình hình chế biến và thương mại thủy sản ở ĐBSCL

1.2.2.1 Năng lực chế biến thủy sản vùng ĐBSCL so với toàn Ngành

Thủy sản vùng ĐBSCL đóng góp phần lớn vào thành tích xuất khẩu thủy sản của cả

nước, với giá trị xuất khẩu toàn vùng đến năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 64% tổng kim

ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước

Bảng 2: Năng lực chế biến thủy sản vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2007

(Nguồn: Tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết ngành thủy sản các tỉnh 2003-2007)

Trang 37

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Bảng 3: So sánh một số chỉ tiêu chế biến xuất khẩu thủy sản ĐBSCL với toàn Ngành

năm 2007

(Nguồn: (1) theo VASEP; (2) tổng hợp từ các báo cáo tổng kết ngành TS các tỉnh ĐBSCL)

1.2.2.2 Các sản phẩm chế biến xuất khẩu chủ lực của vùng ĐBSCL

Tôm sú và Tôm thẻ

Tôm là đối tượng đem lại giá trị xuất khẩu lớn nhất cho vùng Năm 2003 sản lượng chế

biến đạt 119.235 tấn, giá trị 983,9 triệu USD, năm 2007 sản lượng đạt 158.795 tấn, giá trị

tăng lên 1,312 tỷ USD Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 7,43% về khối

lượng và 7,47% về giá trị Xét về cơ cấu thì tỷ trọng tôm đang giảm dần do xuất khẩu cá

tra đang ngày càng tăng mạnh Ba tỉnh chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu tôm của vùng

gồm: Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu Chỉ tính riêng 3 tỉnh này đã chiếm tới 80% tổng

giá trị xuất khẩu tôm toàn vùng Trong đó, Cà Mau 572 triệu USD (chiếm 44%); Sóc

Trăng 335,8 triệu USD (chiếm 26%) và Bạc Liêu 159,8 triệu USD (chiếm 12% KNXK

tôm toàn vùng)

Bảng 4: Khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm vùng ĐBSCL giai đoạn 2003-2007

(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành TS các tỉnh và Hiệp hội Xuất khẩu thủy sản Việt Nam)

Mặc dù KNXK tôm liên tục tăng trong giai đoạn 2003-2007 nhưng tỷ trọng trong tổng

KNXK thủy sản của vùng lại giảm dần, từ 81% năm 2003 còn 55% năm 2007 Điều đó

cho thấy cơ cấu sản phẩm chế biến của vùng đa dạng hơn, đặc biệt là đóng góp của xuất

khẩu cá tra đã làm giảm đáng kể tỷ trọng xuất khẩu tôm

Trang 38

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

Bảng 5 :Tỷ trọng xuất khẩu tôm trong tổn kim ngạch xuất khẩu thủy sản của vùng

(Nguồn:Tổng hợp từ NGTK và BC tổng kết ngành thủy sản các tỉnh giai đoạn 2003-2007

Hình 8: tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của vùng

Hình 9 : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tôm vùng ĐBSCL trong kim ngạch xuất khẩu

tôm toàn Ngành

Về thị trường xuất khẩu: nói chung xuất khẩu tôm của vùng cũng như cả nước trong thời

kỳ hội nhập thì sự can thiệp của Nhà nước là rất ít Bởi vậy, các doanh nghiệp đều phải tự

tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng và vì thế ở mỗi địa phương trong vùng có được những mặt

Trang 39

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

mạnh và mặt yếu ở từng thị trường xuất khẩu Đối với các doanh nghiệp ở Cà Mau, xuất

khẩu tôm sang Mỹ đã vượt qua Nhật Bản kể từ năm 2001 Hai thị trường này chiếm từ

80-90% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh Thị trường EU chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và

có xu hướng giảm dần Úc và Canađa là hai thị trường có sự tăng trưởng cao Xuất khẩu

tôm của các doanh nghiệp ở Kiên Giang trong thời gian qua chưa có sự ổn định Thị

trường các nước Bắc Mỹ và EU giảm dần, thị trường Nhật tăng dần Trong các thị trường

còn lại, Trung Quốc, Nga và đặc biệt là Ôxtrâylia có sự tăng trưởng đáng khích lệ Thị

trường xuất khẩu tôm ở Bạc Liêu năm 2007 theo khối nước thì Châu Á chiếm tỷ trọng

lớn nhất 74%, tiếp đến là Châu Âu 11% và Mỹ 10% So với năm 2006 thì thị trường

Châu Á tăng 13%, thị trường Mỹ và Châu Âu ổn định ở 9-11% Xuất khẩu sang các nước

khác giảm đáng kể từ 12% xuống 5%

Cá tra

Năng lực chế biến cá tra: Số lượng, qui mô nhà máy chế biến cá tra liên tục tăng nhanh

trong những năm qua Năm 2000 toàn vùng chỉ có 15 nhà máy với công suất 77.880

tấn/năm, đến năm 2007 là 64 nhà máy, công suất đạt 682.300 tấn/năm Tính đến tháng 6

năm 2008, toàn vùng đã có 80 nhà máy có chế biến cá tra, công suất thiết kế 965.800 tấn/

năm

Bảng 6: Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra 2002-2008

Mặt hàng chế biến: Trước đây cá tra được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng phi lê cấp đông

đơn thuần nhưng đến nay đã đa dạng hơn nhiều với các mặt hàng chế biến sẵn như: chả

cá; tẩm bột; cá tra cắt khoanh muối sả; cắt khúc; sandwich; bánh mè; bao bắp non; cà

chua nhồi cá tra, basa; bông bí nhồi cá tra, basa; bao tử dồn chả hải sản; xúc xích, phi lê

cuộn nhồi tôm; cá tra, basa nhồi cá hồi Ngoài dạng chế biến sẵn thì một số doanh nghiệp

còn có mặt hàng khô (chủ yếu ở An Giang) như bong bóng cá tra, basa sấy khô; khô cá

tra, basa phồng Ngoài ra nhiều doanh nghiệp còn tận dùng phế liệu chế biến thành các

sản phẩm có ích như dầu cá, bột cá làm tăng hiệu quả sản xuất và hạn chế chất gây ô

nhiễm môi trường

Chất lượng sản phẩm: Để có thể xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường nước ngoài, đặc

biệt là những nước có yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ, Nhật thì hầu như mọi doanh

nghiệp đã phải áp dụng các Chương trình quản l chất lượng như HACCP, SQF 2000 ,

Trang 40

Báo cáo Thực địa miền Tây GVHD: ThS.Dương Hữu Huy Nhóm 3

SQF1000CM, ISO9001:2000, Halal, BRC, và quản l môi trường như ISO 14000 Tuy

nhiên, công tác quản l chất lượng cũng còn nhiều bất cập như chưa kiểm soát được việc

buôn bán kháng sinh hoá chất không rõ nguồn gốc; quản l vùng nuôi chưa hiệu quả; vấn

đề truy nguyên nguồn gốc sản phẩm;…

Thị trường xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1998-2007 đạt 77% về sản

lượng và 68% về KNXK Tốc độ tăng KNXK thấp hơn tốc độ tăng sản lượng đã cho thấy

giá xuất khẩu trung bình giảm dần và phần nào phản ảnh hiệu quả sản xuất giảm

Bảng 7: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa giai đoạn 2000-2007

(Nguồn: Thống kê xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 năm (1998-2007) – VASEP 2008)

Cơ cấu thị trường: Cơ cấu thị trường liên tục có sự thay đổi qua từng năm trong giai đoạn

2003-2007 Thị trường Mỹ có sự biến động mạnh nhất do đã xảy ra vụ kiện chống bán

phá giá vào năm 2003 Tuy nhiên, ngay sau đó thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam đã

được mở rộng hơn, đặc biệt là sang EU và gần đây nhất là Nga Có thế nói EU và Nga đã

thế chỗ thị trường Mỹ như trong những năm 1999-2002 Đến nay, cá tra Việt Nam đã có

mặt ở khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới EU, Bắc Mỹ và Nga là những

thị trường lớn nhất

Hình 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cá tra theo sản lượng năm 2007

Ngày đăng: 28/10/2014, 14:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 Bản đồ vị trí địa lý vùng  đồng  bằng sông Cửu Long - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Hình 1 Bản đồ vị trí địa lý vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 5)
Hình 2 Sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Hình 2 Sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim (Trang 8)
Bảng 1 Biểu đồ thể hiện mật độ sếu thay đổi qua các năm ở VQG Tràm Chim  (1986-2006) - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Bảng 1 Biểu đồ thể hiện mật độ sếu thay đổi qua các năm ở VQG Tràm Chim (1986-2006) (Trang 12)
Hình 3 Nhà lưới - Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Hình 3 Nhà lưới - Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (Trang 13)
Hình 4 Công ty xi măng Holcim Kiên Lương - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Hình 4 Công ty xi măng Holcim Kiên Lương (Trang 18)
Hình 6 Lối vào chùa Hang - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Hình 6 Lối vào chùa Hang (Trang 25)
Hình 7: Lượng tôm giống tự sản xuất và thả nuôi năm 2010 ở ĐBSCL - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Hình 7 Lượng tôm giống tự sản xuất và thả nuôi năm 2010 ở ĐBSCL (Trang 30)
Bảng 2: Năng lực chế biến thủy sản vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2007 - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Bảng 2 Năng lực chế biến thủy sản vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2007 (Trang 32)
Bảng 4: Khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm vùng ĐBSCL giai đoạn 2003-2007 - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Bảng 4 Khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm vùng ĐBSCL giai đoạn 2003-2007 (Trang 33)
Bảng 5 :Tỷ trọng xuất khẩu tôm trong tổn kim ngạch xuất khẩu thủy sản của vùng - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Bảng 5 Tỷ trọng xuất khẩu tôm trong tổn kim ngạch xuất khẩu thủy sản của vùng (Trang 34)
Bảng 6: Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra 2002-2008 - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Bảng 6 Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra 2002-2008 (Trang 35)
Bảng 7: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa giai đoạn 2000-2007 - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Bảng 7 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá ba sa giai đoạn 2000-2007 (Trang 36)
Hình 11: Bản đồ vùng đồng bằng  sông Cửu Long - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Hình 11 Bản đồ vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 44)
Hình 12: Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL qua các năm 1995, 2001, 2010 - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Hình 12 Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL qua các năm 1995, 2001, 2010 (Trang 52)
Bảng 9: Dự báo sản lượng thuỷ sản thế giới đến năm 2015 - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Bảng 9 Dự báo sản lượng thuỷ sản thế giới đến năm 2015 (Trang 55)
Bảng 10: Qui mô và cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2010 - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Bảng 10 Qui mô và cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2010 (Trang 56)
Bảng 11: Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản ĐBSCL đến năm 2015 - báo cáo chuyên đề  đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL  từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
Bảng 11 Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản ĐBSCL đến năm 2015 (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w