1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ – BẾN TRE

101 326 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 4,46 MB

Nội dung

Đề tài “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất Ngập Nước Thạnh Phú - Bến Tre” được tiến hành tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất Ngập Nước

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*****************

VÕ MAI HUỲNH

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ – BẾN TRE

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012

 

 

 

Trang 2

*****************

VÕ MAI HUỲNH

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ – BẾN TRE

Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 6/2012

Trang 3

NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY



VO MAI HUYNH

SURVEYING AND EVALUATION OF POTENTIAL DEVELOPMEN ECOLOGICAL TOURISM IN NATURE CONSERVATION AREA WETLANDS THANH PHU DISTRICT, BEN TRE PROVINCE

DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL

HORTICULTURE

GRADUATION DISSERTATION

Advisor: NGO AN, Ph.D

Ho Chi Minh City

June – 2012

Trang 4

Hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, đối với tôi không chỉ là sự cố gắng của riêng bản thân mình, mà tôi còn nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ từ gia đình, trường lớp và các cơ quan, đoàn thể chức năng Tôi xin cảm ơn cha mẹ, thầy cô Bộ môn Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên, bạn bè trong tập thể lớp DH08CH Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn:

+ Tiến sĩ Ngô An – Giảng viên Khoa Môi Trường và Tài Nguyên

+ Ông Tiết Kim Chiêu – Phó phòng Khoa học – Kĩ thuật, Sở Nông Nghiệp

Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Bến Tre

+ Và các Cô/ Chú trong Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh Bến Tre

Một lần nữa Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã giúp đỡ Tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 6 năm 2012

Trang 5

Đề tài “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất Ngập Nước Thạnh Phú - Bến Tre” được tiến hành tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất Ngập Nước Thạnh Phú – Bến Tre, thời gian từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012

Kết quả đạt được:

- Kết quả về tình hình đất đai, sử dụng đất của Khu Bảo Tồn

- Kết quả về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên động – thực vật

và giá trị lịch sử của Khu Bảo Tồn

- Kết quả điều tra xã hội học từ KBTTN ĐNN Thạnh Phú

- Kết quả phân tích SWOT về tiềm năng phát triển DLST của KBTTN ĐNN Thạnh Phú

- Kết quả về các loại hình và sản phẩm du lịch, các tuyến điểm du lịch sinh thái trong và ngoài Khu Bảo Tồn

Trang 6

The theme of "Surveying and evaluating the potentials of development ecotourism in nature reserve wetland area Thanh Phu district- Ben tre province" was conducted at the Nature Conservation Area Wetland Thanh Phu district - Ben Tre province, from May 2012 to June 2012.

Results:

- Results about land, the land used for reservation

- Result about natural conditions, economic - social, dynamic resource - plants and historical value of the reserve

- Results of the Survey from the sociological wetland nature reserve Thanh Phu

- SWOT analysis of the potential eco-tourism development of natural protected wetlands areas in Thanh Phu

- The results of various types and tourism products, the eco-tourism destinations in and outside the Conservation Area

Trang 7

TÊN ĐỀ MỤC TRANG

Tựa luận văn tiếng việt i

Lời cảm ơn iii Tóm tắt iv Summary v Mục lục vi

2.3.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội KBTTN ĐNN Thạnh Phú 9

2.4 Hiện trạng hoạt động và định hướng phát triển du lịch chung của

Trang 8

2.4.1 Hiện trạng hoạt động du lịch của Tỉnh Bến Tre 10

2.4.2 Định hướng phát triển du lịch chung của Tỉnh Bến Tre 11

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.2 Nội dung nghiên cứu 14

3.3 Phương pháp nghiên cứu 14

3.3.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 14

3.3.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 15

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17

4.1 Một số hoạt động liên quan công tác bảo tồn của KBTTN ĐNN Thạnh Phú 17

4.1.1 Hiện trạng rừng và đất đai 17

4.1.2 Các phân khu chức năng của KBT có liên quan đến bảo tồn và phát triển

DLST 19 4.1.3 Tình hình hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, hoạt động

tham quan du lịch 21

4.2 Tài nguyên DLST của KNTTN ĐNN Thạnh Phú 24

4.2.1 Tài nguyên Thực vật và những loài thực vật tiêu biểu của vùng ĐNN 24

4.2.2 Tài nguyên Động vật và những loài động vật tiêu biểu của vùng ĐNN 28

4.2.3 Cảnh quan, tài nguyên văn hóa và các giá trị lịch sử của KBT 32

4.3 Kết quả điều tra xã hội học về phát triển DLST ở KBTTN ĐNN Thạnh Phú 33

4.3.1 Kết quả điều tra cán bộ Ban quản lý KBTTN ĐNN Thạnh Phú 33

4.3.2 Kết quả điều tra các hộ dân sinh sống trong KBT 34

Trang 9

4.3.3 Kết quả điều tra cộng đồng địa phương 35

4.4 Kết quả phân tích SWOT về tiềm năng phát triển DLST của KBTTN ĐNN

4.4.1 Điểm mạnh 36 4.4.2 Điểm yếu 38 4.4.3 Cơ hội 38 4.4.4 Thách thức 39 4.4.5 Tích hợp các giải pháp phát triển DLST tại KBTTN ĐNN Thạnh Phú 41

4.4.5.1 Những giải pháp ưu tiên nhất 41

4.4.5.2 Những giải pháp ưu tiên tiếp theo 42

4.4.5.3 Những giải pháp cần được xem xét 42

4.5 Định hướng phát triển DLST tại KBTTN ĐNN Thạnh Phú 42

4.6 Xác định các loại hình và sản phẩm DLST có thể phát triển tại KBTTN ĐNN

4.7 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DLST ở KBTTN ĐNN Thạnh Phú 45

4.7.1 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng du lịch 45

4.7.3 Giải pháp đào tạo 46

4.7.4 Giải pháp về kết nối du lịch KBT với những khu vực lân cận trong và ngoài

4.7.6 Giải pháp về chiến lược quản lý và phát triển KBTTN ĐNN Thạnh Phú để

Trang 10

Phụ lục 1: Bản đồ hiện trạng Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất Ngập Nước Thạnh

Trang 11

BTTN : Bảo tồn thiên nhiên

ESCAP : Kinh tế và xã hội cho Ủy Ban Châu Á và Thái Bình Dương (Economi and Social Commission For Asia And Pacific)

WWF : Quỹ Quốc tế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (World Wildlife Fund) IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for conservation of Nature)

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Thạnh Phú – Tỉnh Bến Tre 8

Hình 2.2: Bản đồ vị trí KBTTN Đất Ngập Nước Thạnh Phú 8

Hình 4.1: Trồng cây đước 22

Hình 4.3: Bảng cấm lửa trong rừng phi lao 22

Hình 4.4: Bảng nội quy rừng đã bị tróc sơn 22

Hình 4.5: Nơi làm việc của BQL rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre 23

Hình 4.7: Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) 25

Hình 4.8: Dừa nước (Nipa fruticans Wurmb) 25

Hình 4.9: Bần Trắng (Sonneratia alba J.E Smith) 26

Hình 4.11: Cây đước (Rhizophora apiculata Blume) 27

Hình 4.12: Phi lao (Casuarina equisetifolia J.R & Forst) 27

Hình 4.13: Rắn bồng chì (Enhydris plumbea) 29

Hình 4.14: Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus Hannah) 29

Hình 4.15: Bồ nông (Pelecanus philippensis) 30

Hình 4.16: Choi choi xám (Pluvialia squatarola) 30

Hình 4.17: Khỉ đuôi dài (M.fascicularis) 31

Hình 4.18: Rái cá lông mượt (Lutra perspicillata) 31

Hình 4.19: Cánh rừng Đước trải dài 32

Hình 4.20: Vuông nuôi tôm trong KBT 32

Hình 4.21: Bia tưởng niệm đường Hồ Chí Minh trên biển 33

Hình 4.22: Bia tưởng niệm Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc – Nam 33

Hình 4.23: Một con đường dẫn vào KBT 37

Hình 4.24: Lưới điện trong KBT 37

Trang 13

Hình 4.26: Ao nuôi tôm trong KBT 37

Hình 4.28: Đoạn đường trên quốc lộ 57 chưa hoàn thành xong 38

Hình 4.29, 4.30: Khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn 44

Hình 4.31: Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển 44

Hình 4.32: Nhà cổ của gia tộc họ Huỳnh 47

Hình 4.34: Bánh dừa Giồng Luông 47

Hình 4.35: Sản xuất lu ở Hòa Lợi 47 Hình 4.36: Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa 48

Hình 4.37: Các loại hải sản 48 Hình 4.38: Khu di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre 49

Hình 4.39: Một số hàng thủ công mỹ nghệ làm từ dừa 49

Hình 4.40: Đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu 49

Hình 4.41: Sân chim Vàm Hồ 49 Hình 4.42: Sơ đồ kết nối DL giữa KBT và các điểm DL khác trong tỉnh Bến Tre 49

Hình 4.43: Cúc bách nhật (Gomphrena globosaL) 54

Hình 4.44: Vạn niên thanh (Aglaonema siamense Engl) 55

Hình 4.45: Chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) Skeels) 55

Hình 4.46: Móng bò (Bauhinia variegata L.) 56

Hình 4.47: Súng lam (Nymphaea nouchali) 56

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

BẢNG TRANG

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động du lịch 2007 – 2010 11

Bảng 2.2: Chỉ tiêu tổng doanh thu và khách DL năm 2011 – 2015 12

Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2011 huyện Thạnh Phú theo ba

loại rừng 18

Bảng 4.2: Cơ cấu tổ chức quản lý trên địa bàn huyện Thạnh Phú 23

Bảng 4.3: Một số loài động vật hiếm và có nguy cơ bị đe dọa 28

Bảng 4.4: Bảng tóm tắt ma trận SWOT 40

Bảng 4.5 Danh mục thực vật đề nghị trồng bổ sung phục vụ du lịch sinh thái 53

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ đánh giá về khả năng phát triển du lịch sinh thái ở KBTTN

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ về phương tiện giúp người dân hiểu về DLST 34

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện mong muốn của người dân khi phát triển DLST tại

Khu Bảo Tồn 35

Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện nhận xét của người dân về những nét đặc trưng, hấp

Trang 15

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay vấn đề về môi trường đang là một vấn đề hết sức cấp bách, môi trường trong lành là điều kiện sinh tồn của tất cả các loài sinh vật trên trái đất Nhưng càng ngày thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi sự tàn phá của con người, để ngăn chặn điều đó, có hàng loạt các cuộc tuyên truyền,vận động bảo vệ môi trường được phát động, các khu bảo tồn, các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã

đã ra đời Bên cạnh đó đòi hỏi phải có sự góp sức của tất cả các cá nhân, các nhà quản lí, các cơ quan điều hành và các bên có liên quan, cần phải có những chính sách hợp lý để hạn chế những tác động xấu đến môi trường

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, khi mà tất cả các nhu cầu về ăn, mặc, ở được đáp ứng thì con người lại quan tâm tới đời sống tinh thần hơn Và một sự lựa chọn không thể thiếu góp phần cho đời sống tinh thần đó là việc đi du lịch Những khu du lịch xa nơi mà họ sinh sống, hay những thắng cảnh đẹp, những kì quan thiên nhiên có thể là sự lựa chọn cho mỗi người, và việc trải nghiệm khi tìm về với thiên nhiên thông qua du lịch sinh thái cũng là một sự chọn lựa thú vị Đến với du lịch sinh thái thì chúng ta sẽ được biết về cuộc sống của các loài thú trong tự nhiên, vẻ hoang sơ của những khu rừng rậm rạp, hay ngắm những con thú vào ban đêm, tham gia vào các hoạt động của người dân bản địa, những truyền thống văn hóa, phong tục tập quán các vùng miền khác nhau… Nó sẽ rất khác so với du lịch thông thường

Có thể nói du lịch sinh thái vừa đáp ứng nhu cầu về vấn đề môi trường vừa đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần cho con người vì nó là du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn

Trang 16

hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào việc phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung Do đó mà ngày nay tiềm năng phát triển du lịch sinh thái là rất lớn và ngày càng được các cá nhân và tổ chức quan tâm

Ở Bến Tre, sau khi hoàn thành việc xây dựng cầu Rạch Miểu và cầu Hàm Luông, tạo thuận tiện cho việc giao thông, cũng góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Bến Tre và Tiền Giang Trong đó có đóng góp cho việc du lịch, hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn và sông nước là một lợi thế của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong đó có Bến Tre Các khu du lịch sinh thái đã và đang phát triển sẽ là lựa chọn của nhiều người

Khu bảo tồn thiên nhiên đấp ngập nước Thạnh Phú là một khu vực nằm trong vùng cửa sông Cửu Long Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở khu vực này, đã trở thành vùng đất ngập nước có vai trò hết sức quan trọng, ngoài việc cung cấp gỗ, củi, đặc biệt có chức năng chống xói lở, cân bằng sinh thái cửa sông, còn có tác dụng bảo vệ

đa dạng sinh học, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất của nhân dân vùng ven biển, cung cấp nguồn giống, động thực vật và là nơi cư trú kiếm ăn của các loài sinh vật biển Đây là nơi có thể phát triển hoạt động du lịch sinh thái, và để góp phần vào hoạt động du lịch của tỉnh Bến Tre nói riêng cả nước nói chung, đề tài tốt nghiệp “ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ – BẾN TRE”, sẽ đóng góp một phần nào đó vào hoạt động du lịch

Trang 17

- Hiệp hội du lịch quốc tế (WTO): “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”

- Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1999):

“DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với qui mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa

và quyền con người”

- Tổng cục Du Lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa

về DLST ở Việt Nam: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển

bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

(Nguồn Lê Huy Bá, 2006 Du lịch sinh thái Nhà xuất bản Khoa học-kỹ thuật,

Trang 18

2.1.2 DLST và các khu BTTN

- Một trong những đặc điểm khác biệt của DLST là DLST được tổ chức ở những khu vực hoang sơ, đẹp và ít thay đổi Hiện nay, một điều dễ nhận thấy là những khu vực thỏa mãn những điều kiện này là các khu BTTN

- Ở những nước có mật độ dân số thấp, DLST vẫn có thể được tổ chức tại những địa điểm không phải là KBTTN mặc dù hầu hết các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên

- Quản lý DLST trong các khu BTTN cần được lồng ghép vào quản lý lãnh thổ, quản lý động thực vật hoang dã, khôi phục những loài bị đe dọa hay hoạt động giáo dục môi trường

- Có thể thấy vai trò của DLST tại các khu BTTN:

 DLST một yếu tố tác động tích cực đến bảo tồn thiên nhiên nên cần hướng các hoạt động này nhằm phục vụ mục đích bảo vệ tài nguyên,

đó là chúng đều có nước nông hoặc đất bão hòa nước, tồn trữ các chất hữu cơ thực vật phân hủy chậm và nuôi dưỡng rất nhiều loài động vật, thực vật thích ứng với điều kiện bảo hòa nước

Tùy thuộc vào sự khác nhau về loại hình, phân bố cùng với những mục đích

sử dụng khác nhau mà người ta định nghĩa về ĐNN khác nhau Cho đến nay có trên

50 định nghĩa về ĐNN Dù vậy, có thể chia các định nghĩa theo hai nhóm chính Một nhóm theo định nghĩa rộng và một nhóm theo định nghĩa hẹp

Trang 19

Theo công ước RAMSAR, 1971 (công ước về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước – Convention on wetland of international importance, especially as waterfowl habitat), ĐNN được định nghĩa là: “các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo,

có nước thường xuyên hay tạm thời, nước đứng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các vùng nước ven biển có độ sâu không quá 6m khi thủy triều thấp đều là các vùng đất ngập nước” (Điều 1.1 công ước ramsar)

Theo các nhà khoa học Australia: “ĐNN là những vùng đầm lầy, bãi lầy than bùn, tự nhiên hoặc nhân tạo, thường xuyên, theo mùa hoặc theo chu kì, nước tĩnh hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, bao gồm cả những bài lầy và những khu rừng ngập mặn lộ ra khi thủy triều thấp”

Dù theo định nghĩa nào thì nước – chế độ thủy văn vẫn là yếu tố tự nhiên quyết định và đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định, duy trì và quản lý các vùng ĐNN nước ngọt nội địa

(Nguồn:Nguyễn Lân Hùng Sơn Đa dạng sinh học đất ngập nước Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất Ngập Nước Vân long Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm.)

2.2.2 Chức năng của ĐNN

 Chức năng sinh thái:

Đất ngập nước có nhiều chức năng về sinh thái như: cung cấp nguồn nước ngầm, hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt, ổn định vi khí hậu, chống bão, ổn định bờ biển

và chống xói mòn, xử lí nước, giữ lại chất cặn, chất độc, giữ lại chất dinh dưỡng, sản xuất sinh khối, giao thông đường thủy

 Chức năng kinh tế:

Một số chức năng kinh tế của ĐNN như:

- Tài nguyên rừng: ĐNN cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng như gỗ, than, củi và nhiều sản phẩm khác như nhựa, tinh dầu, tanin, dược liệu Là nơi sinh sống, sinh sản của nhiều loài động vật hoang dã

- Thủy sản: ĐNN là nơi sống và cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản có giá trị kinh tế như cá, tôm, cua, các loài nhuyễn thể…

Trang 20

- Sản phẩm nông nghiệp: các ruộng lúa nước chuyên canh hoặc xen canh đã tạo nên nhiều sản phẩm quan trọng của vùng ĐNN

- Tiềm năng năng lượng: than bùn là nguồn nguyên liệu quan trọng, các đập, thác nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng

 Chức năng về giá trị Đa dạng sinh học:

Với các điều kiện tự nhiên vốn có của nó, hệ sinh thái ĐNN là một hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao Đây là nơi sống của nhiều loài sinh vật có ý nghĩa thực tiễn và quan hệ chặt chẽ với đời sống con người Nhiều vùng ĐNN là nơi cư trú thích hợp của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim nước, trong

đó có nhiều loài chim di trú Bên cạnh vai trò điều hòa khí hậu, hạn chế xói lở, ổn định và mở rộng bãi bồi, hệ sinh thái này đã cung cấp nhiều loại nông sản, lâm sản, hải sản có giá trị kinh tế cao

Giá trị đa dạng sinh học của đất ngập nước bao gồm cả giá trị văn hóa Giá trị đó được thể hiện qua đời sống tâm linh, các lễ hội truyền thống,… Thường nơi nào có giá trị đa dạng sinh học cao thì đó cũng là nơi tập trung nhiều dân cư bản địa Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học của các hệ sinh thái ĐNN cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống

(Nguồn Nguyễn Lân Hùng Sơn Đa dạng sinh học đất ngập nước Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất Ngập Nước Vân long Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm.)

 Tóm lại:

Từ những chức năng trên, ta thấy rằng việc phát triển Du lịch tại những vùng Đất ngập nước thực sự rất có tiềm năng Không những đa dạng về loài động thực vật mà các sản phẩm từ hoạt động sản xuất của người dân sinh sống trong vùng Đất ngập nước cũng rất phong phú, đi kèm theo đó là các hoạt động về đời sống văn hóa Với nguồn tài nguyên sẵn có có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước

Bên cạnh đó tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái là rất thích hợp để bảo

vệ những vùng đất ngập nước và góp phần giáo dục cho mọi người hiểu vai trò quan trọng của ĐNN trong việc điều hòa khí hậu: nhiều vùng ĐNN có giá trị đa

Trang 21

dạng sinh học cao đã được quy hoạch thành các Khu dữ trữ sinh quyển, Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, đồng thời phát triển du lịch sinh thái thu hút ngày một nhiều khách du lịch tới tham quan.Khách du lịch sẽ thích thú khi nghe tiếng con nước, Ngắm đàn cò trở về trong hoàng hôn, tận hưởng không gian yên bình giữa rừng mắm, rừng đước…

Không phải vùng đất ngập nước nào, khu rừng ngập mặn nào cũng có thể đưa vào khai thác du lịch Tuy nhiên, với yêu cầu mới trong phát triển du lịch hiện nay, rõ ràng rừng ngập mặn cần được xem là tài nguyên du lịch, bởi không chỉ làm nên những điểm du lịch thú vị, mà qua đó gửi thông điệp đến cộng đồng cùng bảo

vệ rừng ngập mặn trước những biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc

2.3 Khái quát về KBTTN ĐNN Thạnh Phú – Bến Tre

- Phía Đông giáp Biển Đông;

- Phía Tây là đường liên thôn từ Rạch Cừ ( ấp Giao Điền) qua đập Đá Hàn (Vàm Rỗng) qua Trụ Sở Ủy Ban Nhân Dân các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải tới

Trang 22

- Phía Nam giáp cửa sông Cổ Chiên;

- Tổng diện tích của khu BTTN Thạnh Phú: ngày 13 tháng 11 năm 1998 theo phê duyệt của Thủ Tướng Chính Phủ số 1026/QĐ – TTG về việc thành lập KBTTN ĐNN Thạnh Phú thì vùng có diện tích là 8.825 ha Và ngày 23/3/2005, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 57/2005/QĐ-TTg về việc điều chỉnh ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú, tỉnh Bến Trevới tổng diện tích là 2.584 ha

- Khu bảo tồn có các phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, Phân khu phục hồi sinh thái I, Phân khu phục hồi sinh thái II và Phân khu hành chính dịch vụ

Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Thạnh Phú – Tỉnh Bến Tre

(Nguồn: http://www.maps.google.com)

Hình 2.2: Bản đồ vị trí KBTTN Đất Ngập Nước Thạnh Phú

Trang 23

2.3.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội KBTTN ĐNN Thạnh Phú

 Điều kiện tự nhiên: đặc điểm Khí hậu – Địa chất, Thủy văn của KBT như

sau:

Vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa riêng biệt mùa khô và mùa mưa Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mưa ít và hầu như không có mưa trong các tháng 1, 2, 3 Các đặc trưng sau:

- Nhiệt độ bình quân hàng năm là 26,6oC, cao nhất 28,4oC vào tháng 4 và thấp nhất 24,3oC vào tháng 12 Ẩm độ không khí bình quân 83%

- Lượng mưa bình quân 1454mm, số ngày mưa 126 ngày/năm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa (tháng 5-10) là 85% và cao nhất tháng 10

- Độ ẩm tương đối cao nhất từ tháng 8 đến tháng 10 (84%-94%) và thấp nhất từ tháng 2 đến tháng 3 (65-80%)

- Trong vùng có 2 loại đất chính là đất giồng cát và đất phù sa mặn ngập triều thường xuyên được gọi là đất mặn dưới rừng ngập mặn Đất giồng cát phân bố dọc theo bờ biển và các cồn cao, được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp

- Chế độ thủy văn ở khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thủy triều biển Đông và sông Cửu Long Mạng lưới kinh rạch tự nhiên chằng chịt và thông ra biển Biển Đông có chế độ bán nhật triều Mỗi ngày có 2 lần thủy triều lên và xuống Vào các ngày đầu tháng và giữa tháng âm lịch (theo tháng) có 2-3 ngày triều cường và 2-3 ngày triều kém sau các ngày 8 và 23 âm lịch

- Tốc độ thủy triều nhanh làm trở ngại cho việc lưu thông và vận chuyển đường thủy trên các sông rạch chính trong khu vực (Doi Đước, Cây Bàng, rạch Cồn Bững, rạch Cây Dừa, Hồ Cỏ …) Do phù sa sông biển bồi lắng cao, nhiều đoạn sông rạch bị cạn làm việc giao thông thủy phụ thuộc vào thủy triều

- Trong vùng có 2 dạng nước ngầm Nước ngầm trong các giồng cát và nước ngầm tầng sâu Nước ngầm trong các giồng cát thường phân bố trên các giồng khá cao

và rộng với độ rộng trên 40% và được bổ sung hàng năm bằng nước mưa Nước ngầm

Trang 24

từ độ sâu 95-125m, có áp suất cao và chất lượng tốt, hiện đang được sử dụng cho sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên, nước ngầm không đủ đáp ứng cho trồng trọt mà chủ yếu phải dựa vào nước mưa Do vậy, cần phải lấy việc chống bốc hơi, ngăn chặn mao dẫn phèn, là biện pháp hàng đầu để giải quyết đủ nước ngọt cho sản xuất và cân bằng sinh thái Nước ngầm tầng sâu không ảnh hưởng được tới thực vật, chỉ có nước ngầm tầng nông mới có tác dụng nhưng do nước ngầm tầng nông đều bị nhiễm mặn, trừ ở các giồng cát

 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tổng số dân toàn vùng là 8405 người, trong đó:

- Nam: 4278 người, chiếm 50,9 %

- Nữ: 4127 người, chiếm 49,1%

Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ 2,1% đến 2,3%

Tổng số hộ dân trong vùng: 1656 hộ, bình quân số người/hộ: 5,1% người/hộ

Số hộ sống trong ngành Nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm 74,28%

Hiện có 1.470 dân cư sinh sống trong Khu BTTN Thạnh Phú và hơn 6.935 người sống trong vùng đệm (Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, 2000) Các hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác nông nghiệp, đánh cá và nghề rừng

2.4 Hiện trạng hoạt động và định hướng phát triển du lịch chung của Tỉnh Bến Tre

2.4.1 Hiện trạng hoạt động du lịch của Tỉnh Bến Tre

Là một tỉnh nằm ven biển cuối nguồn sông Cửu Long được hợp thành từ 3

cù lao lớn: Minh, Bảo, An Hóa; do phù sa 4 nhánh sông lớn bồi tụ: sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên.Thế mạnh về du lịch của Bến Tre là cảnh sắc thiên nhiên, sông nước hữu tình, không khí mát mẻ trong lành, yên tĩnh

Hiện trạng hoạt động của Ngành Du lịch Tỉnh Bến Tre trong những năm qua

có nhiều khởi sắc, nhất là về du lịch sinh thái, với những thuận lợi sẵn có, các địa điểm du lịch như: Cồn Ốc, Cồn Phụng, Cồn Tiên, Vườn cây trái Cái Mơn,… đã thu hút một lượng du khách đáng kể, cả trong và ngoài nước Trong năm 2009 và 2010, ngành du lịch Bến Tre đã thu hút du khách tăng hàng năm 11,53% Nếu trong năm

Trang 25

2009, Bến Tre thu hút được 478.061 lượt du khách (khách quốc tế đạt 199.950 lượt, khách nội địa 278.111 lượt), tăng 15,13% so với năm trước, thì sang năm 2010, tỉnh thu hút được 540.209 lượt (230.125 lượt du khách quốc tế, 310.084 lượt khách nội địa), tăng 13% so năm 2009

(Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Tỉnh Bến Tre, 2011 Đề án phát

triển du lịch Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015)

Du khách đến với Bến Tre thường tham quan sông nước miệt vườn, tìm hiểu đời sống, sinh hoạt của cư dân địa phương Ngoài việc khai thác loại hình du lịch sinh thái, các doanh nghiệp du lịch còn tập trung khai thác các địa danh, di tích văn hóa - lịch sử như: khu di tích Đồng Khởi, lăng Nguyễn Đình Chiểu, khu lưu niệm Nguyễn Thị Định Ngoài những dịch vụ truyền thống như du thuyền trên sông, đò chèo, xe ngựa, tham quan làng quê bằng xe đạp,… các doanh nghiệp còn mở thêm các dịch vụ du lịch mới như mô tô nước trên sông, tát mương bắt cá, bốc thuốc nam,… tại các khu du lịch

(Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Tỉnh Bến Tre, 2011 Đề án phát triển

du lịch Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015)

2.4.2 Định hướng phát triển du lịch chung của Tỉnh Bến Tre

Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre giai đoạn từ năm 2011–2015

đã đặt mục tiêu phải tăng doanh thu du lịch, muốn tăng doanh thu du lịch ngoài việc tăng lượng khách du lịch, ngành du lịch tỉnh phải phát triển về số lượng khách du lịch, điểm du lịch; các dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ,…Ngoài ra,còn

Trang 26

phải thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển cơ sở du lịch và hạ tầng

+ Khách quốc tế

+ Khách nội địa

Ngàn lượt Ngàn lượt

- Doanh thu DL tăng bình quân 22,5%/năm

- Tổng khách DL tăng bình quân 12%/năm

(Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Bến Tre)

- Vui chơi, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thương mại,…

 Xây dựng 2 điểm du lịch đặc thù của tỉnh:

- Tập trung hỗ trợ Resort Forever Green ở xã Phú Túc làm điểm nhấn phát triển du lịch các xã ven Sông Tiền (Châu Thành)

- Triển khai xây dựng các hạng mục quan trọng: Dự án Đường Hồ Chí Minh trên biển (Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre) thuộc huyện Thạnh Phú, dự án này có liên hệ đến KBTTN ĐNN Thạnh Phú, vị trí các điểm di tích mà dự án sẽ xây dựng thuộc KBT trong những năm qua vẫn được giữ gìn, ít bị xâm hại Dự án này cũng nhằm phát huy tiềm năng DLST của KBTTN ĐNN Thạnh Phú Các hạng mục dự định sẽ đầu tư bao gồm:

Trang 27

Khu vực Cồn Bững (là nơi các con tàu cập bến và nơi phá hủy 1 con tàu để bảo đảm

bí mật), Khu vực Hồ Cỏ (là nơi cất giấu vũ khí để chuyển đi chiến trường Miền Đông và Tây Nam Bộ), Khu vực Vàm Khâu Băng (nơi cặp bến các con tàu và là nơi cất giấu vũ khí)

- Ngân sách đầu tư cho các dự án, tôn tạo các di tích lịch sử, tổng nhu cầu đầu tư cho đến năm 2015 là 1.220 tỉ đồng (chưa tính dự án Đường Hồ Chí Minh trên biển 1.500 tỉ đồng)

- Tăng cường sự quản lí của nhà nước về du lịch

Trang 28

Chương 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu của đề tài:

Trên cơ sở điều tra, khảo sát và đánh giá cây xanh và cảnh quan hiện tại Từ

đó đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cho Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú và đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển DLST

3.2 Nội dung nghiên cứu:

- Khảo sát về thực vật, động vật của khu bảo tồn, điều kiện khí hậu thủy văn

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:

Phương pháp này nhằm thu thập thông tin và những vấn đề liên quan và xử lí chúng để có thể đưa ra các nhận xét và kết luận Các tư liệu có được trong luận văn này gồm các công trình nghiên cứu trước đó,các bài viết, các bào cáo và trên các phương tiện thông tin như báo,wedsite, tạp chí,…

Trang 29

Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhưng vẫn giúp có được tầm nhìn khái quát về các vấn đề nghiên cứu

3.3.2 Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Các nghiên cứu này được tiến hành bằng cách: tham quan, quan sát các nơi trong KBTTN ĐNN Thạnh Phú và những vùng lân cận để có thể biết được các tài nguyên du lịch của KBT và những vùng có thể kết nối, cũng như hiểu biết thêm về phong tục, tập quán sinh hoạt của cộng đồng địa phương Đồng thời tiến hành đàm thoại với các ban ngành liên quan để biết về các chủ trương, chính sách phát triển

có lên quan đến KBT

Phương pháp này giúp có được các thông tin đối chiếu, bổ sung các thông tin

mà các phương pháp khác không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác

3.3.3 Phương pháp ma trận SWOT

Phương pháp ma trận SWOT được sử dụng trong luận văn để phân tích khả năng phát triển DLST tại KBTTN ĐNN Thạnh Phú và khả năng tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển DLST Với những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cùng với những đe dọa do du lịch mang lại, xây dựng nên ma trận SWOT với đầy

đủ các yếu tố đặc trưng: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Từ đó sử dụng ma trận SWOT để đánh giá tiềm năng phát triển DLST ở KBT

3.3.4 Phương pháp điều tra xã hội học

Điều tra xã hội học giúp thu nhập những ý kiến đóng góp từ cán bộ Ban Quản Lí rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh Bến Tre, cộng động địa phương và một số

hộ dân sống trong KBTTN ĐNN Thạnh Phú, đem lại các yếu tố khách quan để đánh giá tiềm năng phát triển DLST Khu BTTN Đất Ngập Nước Thạnh Phú

Phương pháp điều tra xã hội học gồm 3 bước: xác định đối tượng điều tra và xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thông qua việc phát phiếu câu hỏi kết hợp phỏng vấn và cuối cùng là phân tích kết quả

Trang 30

Đối tượng điều tra:

 Cán bộ BQL rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh Bến Tre: nhằm tìm hiểu về

công tác quản lí, các chính sách, đề án phát triển KBT, cũng như hiện trạng diện

tích rừng, và quan trọng là sự quan tâm về phát triển DLST ở KBT

 Các hộ dân sống trong KBT: do chính sách giao khoán rừng cho các hộ dân

trong KBT quản lí, nên việc phỏng vấn các hộ gia đình trong KBT sẽ biết được sự

tham gia của người dân vào công tác bảo tồn, và mong muốn của người dân đối với

việc phát triển hoạt động DLST tại KBT

 Cộng đồng địa phương sinh sống trên địa bàn huyện: nhằm thăm dò mức độ

ủng hộ hay không ủng hộ việc phát triển DLST,…

Kết quả thu thập phiếu phỏng vấn:

Tình hình phiếu điều tra Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Bản đồ sử dụng nhằm mục đích phân tích các lợi thế về vị trí địa lý của

KBT, về sự thể hiện các hệ sinh thái đặc thù, các tuyến du lịch có thể thiết lập trong

huyện Thạnh Phú và cả những vùng bên ngoài có thể liên kết

3.3.6 Phương pháp phân tích tổng hợp

Từ các nguồn tài liệu thu được trong quá trình nghiên cứu như: các đề tài

nghiên cứu, các sách báo có liên quan, các ghi chú, các công văn, các nghị định, các

dự án, internet,… Từ đó lựa chọn các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu,

có tính xác thực cao Sau đó phân tích, tổng hợp số liệu đó

Trang 31

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Một số hoạt động liên quan công tác bảo tồn của KBTTN ĐNN Thạnh Phú 4.1.1 Hiện trạng rừng và đất đai

Hiện trạng sử dụng đất đai trong vùng hiện nay là kết quả lâu dài của các quá trình tái sinh diễn thế tự nhiên của thảm thực vật cùng với những tác động lâu dài của con người Trước những năm 1960, vùng Thạnh Phú được che phủ bởi các loài cây rừng ngập mặn với độ che phủ lên tới 90% Đa số những khu rừng Đước ở đây

là rừng trồng

Tuy nhiên, do quá trình sinh thái địa mạo, những đồng bằng ngập triều đã hình thành ở vùng cửa sông xen giữa các giồng cát, những đồng bằng ngập triều này được các loài cây thích nghi với môi trường nước lợ (Mắm Trắng, Mắm Quăn, Bần Chua) chiếm cứ và mọc thành những quần xã rừng tự nhiên rộng lớn tới hàng ngàn hecta như ở khu vực Trảng Lầy Thảm thực vật rừng tự nhiên này phát triển rất nhanh tạo nên những khu cư trú thích hợp cho các loài thủy sinh vật và các loài động vật Những giồng cát phẳng là nơi quần cư của nhân dân và hoạt động chủ yếu của họ là trồng cây hoa màu ngắn ngày trên đất cát

Theo kết quả điều tra thì tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 2011 của huyện là 2.982,7 ha Chi tiết ở bảng 4.1

+ Đất rừng đặc dụng: 2.794 ha

+ Đất rừng phòng hộ: 144,6 ha

+ Đất rừng sản xuất: 44,1 ha

Trang 32

Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2011 huyện Thạnh Phú theo ba

loại rừng

TT Loại đất, loại rừng Tổng Rừng Đặc

Dụng

Rừng Phòng Hộ

Rừng Sản Xuất Đất lâm nghiệp 2.982,7 2.794 144,6 44,1

Trang 33

Diện tích đất rừng toàn huyện là 2.129,0 ha (chiếm 71,3% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện); đất chưa có rừng là 205,9 ha; ngoài ra trên địa bàn huyện thì diện tích đất sản xuất kết hợp (cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản,…) và các loại đất khác trong lâm nghiệp (mặt nước, đất ở, sản xuất kinh doanh,…) diện tích là 647,8 ha (chiếm 21,7% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện) Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Thạnh Phú do Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre quản lí

4.1.2 Các phân khu chức năng của KBT có liên quan đến bảo tồn và phát triển DLST

Diện tích của Khu bảo tồn hiện nay là 2.584 ha; gồm 1.808, 5 ha đất có rừng, 775,5 ha không có rừng Các loại đất nằm đan xen trong phạm vi KBT nhưng không tính vào diện tích KBT là 567 ha, bao gồm: 132 ha đất nông nghiệp và thổ

cư; 13,1 ha đất bãi cát; 377,2 đất nuôi thủy sản

Các phân khu của KBTTN đất ngập nước Thạnh Phú giai đoạn 2005 – 2010 (theo “Báo cáo Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển KBTTN ĐNN Thạnh Phú”, 2005) được qui hoạch như sau: (Bản đồ phân khu đính kèm phụ lục 2)

 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 668,0 ha (gồm 320,7 ha đất có rừng

 Phân khu phục hồi sinh thái I: diện tích 527,0 ha (gồm 306,2 ha đất có rừng

và 220,8 ha đất không có rừng)

Trang 34

- Phạm vi ranh giới khoảnh 1 – tiểu khu 12; khoảnh 1 – tiểu khu 13; khoảnh 3a – tiểu khu 14; khoảnh 2b – tiểu khu 15; khoảnh 2a, 3a, 4a – tiểu khu 16; khoảnh 2a – tiểu khu 18 và khoảnh 8a – tiểu khu 19

- Đây là đai rừng có bề rộng từ 100 m đến 300 m chạy sát bờ biển và cửa sông, có chức năng bảo tồn thiên nhiên, cung cấp nơi cư trú cho các loài sinh vật biển, và có chức năng quan trọng trong việc phòng hộ rất xung yếu ở ven biển, bảo

vệ bờ biển, thúc đẩy quá trình bồi tụ phù sa

 Phân khu phục hồi sinh thái II: diện tích 1.137,3 ha (trong đó có 943,1 ha đất

có rừng và 194,2 ha đất không có rừng)

- Phạm vi gồm: khoảnh 2 – tiểu khu 12; khoảnh 1a – tiểu khu 14; các khoảnh 1b, 3b, 4b – tiểu khu 16; khoảnh 1 – tiểu khu 18; các khoảnh 1a, 2a, 3c, 3d, 4a, 4b – tiểu khu 19

- Đây là khu vực được quản lý bảo vệ chặt chẽ để phục hồi hệ sinh thái rừng

Ở đây sẽ thiết lập các mô hình quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng và ĐNN, thực hiện nghiên cứu khoa học, thông qua các mô hình nghiên cứu và thực nghiệm

đó để duy trì cân bằng sinh thái

 Phân khu dịch vụ - hành chính: diện tích 251,7 ha (đất có rừng 238,5 ha và đất không rừng 13,2 ha)

- Phạm vi gồm các khoảnh 2a, 2b, 2, 3, - tiểu khu 15

- Là khu vực được thiết lập để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của ban quản lý Đây cũng là nơi bố trí các mô hình nghiên cứu, thực nghiệm quản

lý sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN Bố trí các dịch vụ du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của du khách

 Vùng đệm: diện tích 3.647 ha

- Vùng đệm trên đất liền bao bọc phần phía Bắc của KBT thuộc khoảnh 2 – tiểu khu 13; các khoảnh 1, 2, 3b, 4 – tiểu khu 14; khoảnh 1, 2a – tiểu khu 15; khoảnh 3a, 3b – tiểu khu 19

- Diện tích của vùng đệm đất liền là 1.884 ha

- Diện tích của vùng đệm sông bờ biển là 1.808 ha

Trang 35

KBTTN ĐNN Thạnh Phú có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển, cung cấp các sản phẩm gỗ củi, lâm sản cho nhân dân địa phương, bảo vệ môi trường, góp phần củng cố an ninh quốc phòng vùng ven biển

4.1.3 Tình hình hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, hoạt động tham quan du lịch

 Tình hình hoạt động bảo vệ và phát triển rừng:

Trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2010, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện trong chương trình 661 của Chính phủ

Qua 13 năm thực hiện chương trình 661, đến nay BQL đã hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu theo kế hoạch được giao Đặc biệt, tập trung bảo vệ rừng phòng hộ và đặc dụng, những khu vực xung yếu và rất xung yếu Những năm gần đây tình chặt phá, lấn chiếm đất rừng giảm đáng kể Công tác giao khoán bảo vệ rừng đã có những tác động tích cực, rừng đã có chủ nên việc quản lý bảo vệ đã tốt hơn và hạn chế nạn chặt phá rừng, lấn chiếm rừng

Việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng và phát huy hiệu quả chức năng 3 loại rừng, góp phần ổn định môi trường sinh thái và duy trì một HST đặc trưng của vùng, bảo tồn HST rừng ngập mặn ven biển,…

Công tác bảo vệ và phát triển rừng: đã trồng mới 226,4 ha với diện tích thành rừng là 174,5 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng được 395 ha với diện tích thành rừng là

365 ha, diện tích rừng khoanh nuôi bị thiệt hại do thiên tai là 29,4 ha Công tác giao khoán bảo vệ rừng đã tiến hành cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình với tổng diện tích 1.339 ha

( Nguồn: Ban quản lí rừng phòng hộ và đặc dụng Bến Tre, 2011 Báo cáo qui hoạch

bảo vệ và phát triển rừng huyện Thạnh Phú 2011 – 2020.)

 Tình hình hoạt động tham quan du lịch:

Từ khi thành lập Khu bảo tồn cho đến nay thì các hoạt động du lịch chưa thực sự được triển khai, chỉ có các hoạt động nghiên cứu khoa học của một số cá nhân Do vậy mà cơ sở hạ tầng phục vụ về du lịch cũng chưa có Và trong tương lai thì Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh Bến Tre cũng đã quan tâm đến việc

Trang 36

phát triển hoạt động du lịch sinh thái tại KBT, dự tính sẽ quy hoạch phát triển DLST là 800 ha, thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015

Hình 4.1: Trồng cây đước Hình 4.2:Trồng cây Phi lao

Hình 4.3: Bảng cấm lửa trong Hình 4.4: Bảng nội quy rừng

rừng phi lao đã bị tróc sơn

4.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý

- Biên chế nhân sự: đứng đầu BQL KBT là giám đốc KBT; có 1 phó giám đốc có khả năng thay mặt giám đốc thực hiện một số công việc do giám đốc giao phó

Các bộ phận của BQL KBTTN đất ngập nước Thạnh Phú gồm:

 Đội quản lý bảo vệ cơ động

 Các tiểu khu trưởng và nhân viên tiểu khu

 Phòng kỹ thuật/Đội tuyên truyền giáo dục/hướng dẫn du lịch

 Phòng kế toán – kế hoạch

Trang 37

Vùng dự án hiện nay đang trực thuộc Lâm Ngư Trường Bến Tre LNT đang làm 2 nhiệm vụ là: quản lý bảo vệ rừng phòng hộ ven biển và kinh doanh nghề rừng Văn phòng của lâm ngư trường hiện tại thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú

Bảng 4.2: Cơ cấu tổ chức quản lý trên địa bàn huyện Thạnh Phú

Tổ chức Nhân sự (người) Chức năng nhiệm vụ

Tổng

số

Đại học

Trung cấp

Nhân viên

Phòng Kế Hoạch 5 2 3 Lập và theo dõi kế hoạch Phòng Hành Chính –

Tài Vụ

4 1 3 Thu chi tài chính và quản

lý hành chính Phòng Kỹ Thuật 2 2 Kiểm tra và thiết kế

kỹthuật Đội Quản Lý Bảo Vệ 20 3 17 Tuần tra kiểm soát

Các tiểu khu:

- Tiểu Khu trưởng

6 1 5 Kiểm tra và điều chỉnh

trong tiểu khu

- Các Chốt 25 25 Bảo vệ và thu hoạch sản

phẩm

(Nguồn: Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh Bến Tre)

Hình 4.5: Nơi làm việc của BQL rừng Hình 4.6: Một góc của KBT

phòng hộ và đặc dụng Bến Tre

Trang 38

4.2.1 Tài nguyên Thực vật và những loài thực vật tiêu biểu của vùng ĐNN

 Tài nguyên Thực vật

Kết quả điều tra thành phần các loài thực vật bậc cao trong KBT bước đầu đã thống kê được 119 loài, thuộc 45 họ thực vật (kèm theo ở bảng Phụ lục 3), bao gồm:

+ Cây gỗ lớn: 15 loài + Cây gỗ nhỏ: 19 loài + Cây bụi: 22 loài + Cây ký sinh: 4 loài

+ Cây thân cỏ: 39 loài + Cây dây leo: 15 loài + Cây thân bò: 5 loài

Trong đó có những họ quan trọng là họ Đước (Rhizophoracae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenacae), Bần (Sonneraticacae), Họ Bàng (Combretacacae) Trong số

119 loài thực vật có 10 loài cây gây trồng, còn lại là 109 loài cây mọc tự nhiên Các

loài cây ưu thế có nguồn gốc tự nhiên gồm: Bần chua (B.caseolaris), bần ổi (B.ovata), Đưng (R.mucronata), mấm trắng (A alba) Loài thực vật được gây trồng thành rừng có diện tích lớn nhất hiện nay trong khu vực là loài Đước (R apiculta)

Các yếu tố thủy triều, lưu lượng nước sông và độ mặn ảnh hưởng rất lớn đến

sự phát tán, phân bố thành phần loài cây ưu thế của rừng ngập mặn trong khu vực

Các loài cây Mắm lưỡi đồng (A marina) và Giá (E agallocha) có khả năng mọc ở vùng có độ mặn tới 85‰ Loài Mắm Đen (A officinalis) chịu được độ mặn tối đa 63‰, Đước (R apiculata) chịu độ mặn tối đa 65‰ với thời gian ngập triều 10 – 19 ngày/tháng Các loài Bần (Sonneratia spp) mọc trong các khu vực có độ mặn từ 10 -

30‰ và là loài cây ưu thế ở vùng này

Sự biến thiên độ mặn của môi trường nước (do giao hợp của nước sông Cửu Long và nước biển Đông), sự đa dạng về địa mạo (các giồng cát xen giữa các đồng thủy triều) và các hoạt động của con người đã tạo nên sự phong phú của hệ thực vật

(Nguồn: Ban quản lý Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất Ngập Nước Thạnh Phú,

2005 Báo cáo dự án đầu tư bảo vệ và phát triển Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Đất

Ngập Nước Thạnh Phú giai đoạn 2005 – 2010)

Trang 39

 Một số loài Thực vật tiêu biểu của vùng Đất ngập nước

- Một số loài mọc tự nhiên như: mắm quăn, bần chua, bần ổi, đưng, giá, dừa nước, dây kiềm, rau kìm, sậy…

(1) Tên thường gọi: Bần chua

- Tên khoa học: Sonneratia caseolaris (L.) Engl

- Họ thực vật: Sonneratiaceae

- Mô tả: Cây gỗ cao 10 - 15m

Cành non màu đỏ, 4 cạnh, có đốt phình

to Cây có nhiều rễ thở Lá đơn, mọc

đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình

bầu dục hoặc trái xoan Cuống và một

phần gân chính màu đỏ, gân giữa nổi

rõ ở cả 2 mặt, cuống dài 0,5 - 1,5cm

Cụm hoa ở đầu cành, có 2 - 3 hoa Quả

mọng

Hình 4.7: Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.)

(2) Tên thường gọi: Dừa nước

- Tên khoa học: Nipa fruticans Wurmb

- Họ thực vật: Palmae

- Mô tả: Thân ngầm trong bùn (25 –

40 cm) Lá gần như mọc vòng ở ngọn cây, hình lông chim, dài 5 – 6 m, có các đoạn thon, hẹp nhọn, có vảy màu lục ở mặt dưới Cụm hoa cao đến 2m; nhánh đực vàng, mang nhiều hoa đực cao 2mm; nhị 3 Quả dạng quả hạch hợp thành buồng hình cầu đường kính tới 40 cm, màu mận sậm

Hình 4.8: Dừa nước (Nipa fruticans Wurmb)

Trang 40

(3) Tên thường gọi: Bần trắng

- Tên khoa học: Sonneratia

alba J.E Smith

- Họ thực vật: Sonneratiaceae

- Mô tả: Cây gỗ lớn, có lá to,

hoa không cánh hoa, bần trắng khác

với bần chua ở đặc điểm của là đài

đồng trường Đài của bần chua xòe ra

trong khi đài của bần trắng úp vào

trong trái

Hình 4.9: Bần Trắng (Sonneratia alba J.E Smith)

(4) Tên thường gọi: Mắm quăn

- Tên khoa học: Avicennia marina

- Họ thực vật: Verbenaceae

- Mô tả: Cây gỗ nhỏ thường cao

6 - 7m, phân cành sớm, cành khúc khuỷu Rễ thở hình dùi, có nhiều lỗ bì

Lá đơn, mọc đối, phiến lá hình trái xoan ngược, dài 5 - 10cm, rộng 2,5 - 3cm, đầu tròn hay tù, thuôn dần về phía gốc, mặt trên màu lục, mặt dưới

có nhiều lông màu trắng; gân bên 5 - 7 đôi; cuống lá dài 1,5 - 3cm Hoa và quả cũng như mắm đen

Hình 4.10: Mắm quăn (Avicennia marina)

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w