iii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Khu du lịch Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai ” địa điểm tại phường Bửu Long, thành phố Biên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
**************
ĐỖ VŨ DUNG DINH
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH BỬU LONG
BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12/2012
Trang 2BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS NGÔ AN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12/2012
Trang 3ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn nghiên cứu này được thực hiện nằm trong khuôn khổ chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Cảnh Quan- Kỹ Thuật Hoa Viên thuộc trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Xin được chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn này
Trân trọng cảm ơn: TS Ngô An
Đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp ý kiến, chỉnh sửa, giúp tôi thực hiện tốt luận văn này
Xin cảm ơn tất cả các quý thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên nói riêng và các thầy cô ở bộ môn khác đã tận tình giúp đỡ
về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực đang nghiên cứu
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè thân thiết và tất cả các bạn trong lớp đã tạo điều kiện học tập, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận văn này Xin chân thành cảm ơn!
Đỗ Vũ Dung Dinh
Trang 4iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Khu du lịch Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai ” địa điểm tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thời gian thực hiện từ tháng 10/2012 đến tháng 1/2013
Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở khảo sát hiện trạng, đánh giá hệ thống mảng xanh và cảnh quan hiện có cùng với hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại khu du lịch Bửu Long, tỉnh Đồng Nai Từ đó đưa ra định hướng phát triển cho toàn khu, đồng thời đề xuất cải tạo và thiết kế cảnh quan một số điểm du lịch nhằm thu hút đông đảo khách du lịch đến với tỉnh nhà nói chung và với khu du lịch Bửu Long nói riêng
- Xây dựng các mục tiêu phù hợp khi phát triển khu du lịch sinh thái nơi đây
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững tại khu du lịch Bửu Long
- Đề xuất phương án thiết kế
Trang 5iv
SUMMARY
Research subjects: "Survey and assessment of potential eco-tourism development in the Culural Tourims Buu Long" social location in Bien Hoa city, Dong Nai, time implementation from 10/2012 to 1/2013
The objective of the project: Based on current surveys, assessment systems and green landscape is the same with the current state of eco-tourism activities at Culural Tourims Buu Long Dong Nai province Since then provide orientation for the whole area, along with proposed improvement and landscape design to some tourist attracts tourists to the province in general and Culural Tourims Buu Long said own
The results were:`
- Evaluate the status, potential and conditions of eco-tourism development areas Culural Tourims Buu Long
- Identify the different types of travel and tourism products can be exploited in the area
- Develop appropriate target when developing eco-tourism zone here
- Propose solutions to develop sustainable ecotourism in Culural Tourims Buu Long
- Proposed design plans
Trang 6v
MỤC LỤC
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2: TỔNG QUAN 3
2.1 Tổng quan về Du lịch và DLST 3
2.1.1 Du lịch 3
2.1.1.1 Khái niệm chung về du lịch 3
2.1.1.2 Các loại hình Du lịch 4
2.1.2 Du lịch sinh thái 5
2.1.2.1 Khái niệm DLST 5
2.1.2.2 Đặt trưng cơ bản của Du lịch sinh thái 6
2.1.2.3 Các tài nguyên Du lịch sinh thái 7
2.1.2.4 Du lịch sinh thái ở Việt Nam 8
2.2 Đặc điểm tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai 12
2.2.1 Khái quát về tỉnh Đồng Nai 12
2.2.1.1 Lịch sử hình thành tỉnh Đồng Nai 12
2.2.1.2 Vị trí địa lý 13
2.2.2 Tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai 13
2.2.2.1 Tiềm năng phát triển Du lịch của tỉnh Đồng Nai 13
2.2.2.2 Các điểm du lịch nổi tiếng 15
2.2.2.3 Dự án, chính sách, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai 18
2.3 Đặc điểm của KDL Bửu Long – tỉnh Đồng Nai 21
2.3.1 Lịch sử hình thành KDL 21
2.3.2 Điều kiện tự nhiên 22
2.3.2.1 Vị trí địa lý 22
2.3.2.2 Địa hình 22
2.3.2.3 Đất đai - Thổ nhưỡng 22
Trang 7vi
2.3.3 Khí hậu - Thủy văn 22
2.3.3.1 Lượng mưa 23
2.3.3.2 Nhiệt độ 23
2.3.3.4 Chế độ gió 23
2.3.3.5 Mạng lưới sông rạch 23
2.3.4 Tài nguyên Động – Thực vật 24
2.3.4.1 Tài nguyên Động vật 24
2.3.4.2 Tài nguyên Thực vật 24
2.3.5 Đặc điểm kinh tế xã hội KDL và vùng phụ cận 24
2.3.5.1 Tình hình kinh tế 24
2.3.5.2 Các cơ sở kinh tế chủ yếu 27
2.3.5.2.1 Nông lâm nghiệp 27
2.3.5.2.2 Công nghiệp – TTCN 27
2.3.5.2.3 Thương mại – dịch vụ 27
2.3.5.2.4 Dân số và lao động 28
2.3.5.2.5 Phân bố dân cư và đời sống dân cư 28
2.3.6 Hiện trạng sử dụng đất KDL 29
2.3.7 Chức năng và các phân khu 29
2.3.8 Các dự án đầu tư, qui hoạch khu du lịch Bửu Long 34
Chương 3: MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1 Mục tiêu của đề tài 35
3.2 Nội dung nghiên cứu 35
3.3 Phương pháp nghiên cứu 35
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 35
3.3.2 Phương pháp điều tra xã hội học 36
3.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa 36
3.3.4 Phương pháp phân tích SWOT 36
3.3.5 Phương pháp tra cứu và khảo sát bản đồ 37
3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 37
Trang 8vii
4.1 Tài nguyên DLST và hiện trạng phát triển DLST tại khu du lịch Bửu Long -
tỉnh Đồng Nai 38
4.1.1 Tài nguyên DLST tại khu du lịch Bửu Long 38
4.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 38
4.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 40
4.1.2 Hiện trạng phát triển DLST tại khu du lịch Bửu Long - tỉnh Đồng Nai 41
4.1.2.1 Hệ thống giao thông 41
4.1.2.2 Hệ thống điện 41
4.1.2.3 Hệ thống nước 41
4.1.2.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ Du lịch 42
4.1.2.5 Các loại hình và sản phẩm du lịch 42
4.1.2.6 Ban quản lý khu du lịch Bửu Long 46
4.2 Kết quả điều tra xã hội học 46
4.2.1 Kết quả điều tra du khách 46
4.2.2 Kết quả điều tra chính quyền địa phương 48
4.2.3 Kết quả điều tra người dân tại khu du lịch Bửu Long 51
4.3 Kết quả phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp phát triển DLST 52
4.3.1 Kết quả phân tích SWOT 52
4.3.1.1 Điểm mạnh 52
4.3.1.2 Điểm yếu 52
4.3.1.3 Cơ hội 53
4.3.1.4 Thách thức 53
4.3.2 Các giải pháp phát triển DLST tại khu du lịch bửu Long 53
4.3.2.1 Giải pháp phát huy điểm mạnh tận dụng thời cơ 53
4.3.2.2 Giải pháp không để điểm yếu làm mất thời cơ 53
4.3.2.3 Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách 54
4.3.2.4 Giải pháp không để thủ thách bộc lộ điểm yếu 54
4.3.3 Tích hợp các giải pháp 54
Trang 9viii
4.3.3.1 Những giải pháp ưu tiên nhất 54
4.3.3.2 Những giải pháp ưu tiên tiếp theo 54
4.3.3.3 Những giải pháp cần được xem xét 55
4.4 Đề xuất kế hoạch chiến lược quản lý và phát triển khu du lịch Bửu Long thành khu Du lịch sinh thái 57
4.4.1.Một số đề xuất để phát triển 57
4.4.1.1 Bảo vệ yếu tố sinh thái đặc thù của KDL Bửu Long 57
4.4.1.2 Về yếu tố con người trong DLST ở KDL Bửu Long 57
4.4.1.2.1 Đối với đội ngũ cán bộ quản ký 57
4.4.1.2.2 Đối với khách du lịch 57
4.4.1.2.3 Đối với hướng dẫn viên du lịch 58
4.4.1.2.4 Đối với những cư dân địa phương 58
4.4.1.3 Về yếu tố xây dựng cơ sở hạ tầng 58
4.4.2 Một số giải pháp khác nhằm phát triển DLST khu du lịch Bửu Long 58
4.4.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 58
4.4.2.2 Giải pháp kết nối khu du lịch với các điểm du lịch khác trong khu vực lân cận 58
4.4.2.3 Giải pháp về quy hoạch 59
4.4.2.4 Giải pháp cảnh quan 61
4.4.2.5 Giải pháp về thị trường xúc tiến phát triển DLST 65
4.4.2.5.1 Về tuyên truyền quảng bá 65
4.4.2.5.2 Về thị trường trong và ngoài nước 65
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Kiến nghị 68
Tài liệu tham khảo 69 Phụ lục 1
Phụ lục 2
Trang 10ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình Trang
Hình 2.1 – Rừng Quốc Gia Nam Cát Tiên 16
Hình 2.2 – Thác Trị An 17
Hình 2.3 – Thắng cảnh đình Phú Mĩ 18
Hình 2.4 – Cổng trước KDL Bửu Long hiện nay 21
Hình 2.5 – Toàn cảnh khu du lịch Bửu Long và sông Đồng Nai 23
Hình 2.6 – Hồ sen ở KDL Bửu Long 24
Hình 2.7 – Vẹt cánh xanh 24
Hình 2.8 – Công trắng 24
Hình 2.9 – Văn Miếu Trấn Biên 28
Hình 2.10 - Bảng chỉ dẫn đến các phân khu trong KDL 29
Hình 2.11 – Một góc của khu trung tâm ngày hội ẩm thực 30
Hình 2.12 – Khu chim thú nấp sau hàng cây dầu 30
Hình 2.13 – Đạp vịt trên hồ 31
Hình 2.14 – Hoạt động leo núi của du khách 31
Hình 2.15 – Nhà hàng Du Long 32
Hình 2.16 – Một góc thơ mộng của Hồ Long Ẩn 33
Hình 4.1 – Bao quanh KDL Bửu Long là rừng cây rậm rạp 38
Hình 4.2 – Cụm núi và hồ Long Ẩn 39
Hình 4.3 – Bửu Phong Cổ Tự 40
Hình 4.4 - Tượng Phật nằm ở chùa Long Sơn Thạch Động 40
Hình 4.5 – Nhà vệ sinh khang trang, sạch sẽ trong KDL 42
Hình 4.6 – Khu vực vườn ươm cây xanh 42
Hình 4.7 - Đường đi sạch sẽ với hàng cây soi bóng mát trong KDL 43
Trang 11x
Hình 4.8 – Cổng KDL Bửu Long về chiều - điểm du lịch lý tưởng với nhịp sống
nhộn nhịp của cư dân thành phố Biên Hòa 43
Hình 4.9 – Tượng Phật trong chùa Hang ở KDL 44
Hình 4.10 – Cảnh tượng nhìn xuống Hồ Long Ẩn 45
Hình 4.11 - Những chòi bán hàng khi có lễ hội mang dáng dấp rất thôn quê 45
Hình 4.12 – Bản đồ phân khu chức năng của KDL Bửu Long 60
Hình 4.13 – Mặt bằng thiết kế đề xuất khu Văn hóa – Lễ hội –Dã ngoại 63
Hình 4.14 – Phối cảnh chòi nghỉ mang dáng dấp văn hóa Việt 64
Hình 4.15 – Phối cảnh hòi nghỉ từ mặt hồ nhìn vào khu Văn hóa – Lễ hội –Dã ngoại 64
Hình 4.16 – Phối cảnh một nhà hàng trong khu 65
Hình 4.17 – Một vài tiểu cảnh đề xuất 65
Trang 12xi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST : Du lịch sinh thái
TNDLTN: Tài nguyên du lịch tự nhiên
TNDLNV: Tài nguyên du lịch nhân văn
KDL: Khu du lịch
UBND: Uỷ Ban Nhân Dân
SWOT: Strenghs (S: điểm mạnh), Weaknesses (W: điểm yếu), Opportunities (O: cơ hội), Threats (T: thách thức)
Trang 13xii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 4.1 – Kết quả điều tra khách du lịch 46
Bảng 4.2 – Kết quả điều tra chính quyền địa phương 49
Bảng 4.3 – Kết quả điều tra người dân 51
Bảng 4.4 – Tóm tắt kết quả phân tích SWOT 55
Bảng 4.5 – Tóm tắt các giải pháp phát triển KDL Bửu Long 56
Trang 141
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch luôn là một trong những dịch vụ được chú trọng đầu tư tại rất nhiều quốc gia, là nhu cầu quan trọng nhất của cuộc sống hiện đại ngày nay đối với con người Việt Nam không chỉ đang phát huy những tiềm năng du lịch sẵn có mà còn
ra sức đầu tư, xây dựng nhiều dự án và khu du lịch mới nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước, dần dần biến du lịch thành một trong những mũi nhọn phát triển về kinh tế
Du lịch không phải là vấn đề quá mới, nó đã được xúc tiến và xây dựng từ chục năm nay Nhưng đi đôi với nó là những vấn đề môi trường nóng hổi Để giải quyết những khó khăn đó, mô hình DLST đã được đưa vào ứng dụng, mặc dù nó đã
ra đời vào cuối những năm 80
DLST không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịch dựa vào thiên nhiên nhằm vào các mục tiêu kinh tế, mà DLST còn có tầm quan trọng trong việc bảo tồn môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh
tế - xã hội của các quốc gia Vì thế mà Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú được phân bố hài hòa, hợp lý giữa các miền, các khu vực là tiềm năng lớn của đời sống kinh tế xã hội vào trào lưu và nhu cầu trên thế giới
Những năm qua cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch vùng Đông Nam
Bộ cũng đã được quan tâm khai thác phát triển và đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, trở thành một trong những nơi thu hút khách du lịch từ mọi miền đất nước Cách trung tâm thành phố Biên Hòa - Đồng Nai 6 km, khu du lịch Bửu Long được xây dựng quanh một hồ nước nhân tạo do khai thác đá, đó là hồ Long Ẩn Khu du lịch là niềm tự hào của dân cư ở đây trong rất nhiều năm Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư xây dựng và phát triển KDL vẫn chưa thể phát huy tất cả những yếu tố vốn
Trang 163
Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về du lịch và DLST
2.1.1 Du lịch
2.1.1.1 Khái niệm chung về du lịch
Du lịch có rất nhiều các định nghĩa khác nhau, ở Việ Nam chúng ta vẫn chưa thống nhất du lịch Có thể hiểu rõ khái niệm du lịch một cách tổng quát nhất nếu tập hợp các quan niệm lại với nhau
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): "Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thường xuyên cuả mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống " Còn tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma _ Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: "Du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ." Tóm lại nếu theo 2 định nghĩa trên thì có thể hiểu tổng quát du lịch là: Hành động du hành và lưu trú của một cá nhân hay tập thể không vì mục đích kinh tế
Thậm chí, nếu xét ở những khía cạnh về bản chất của du lịch thì những định nghĩa còn vô cùng đa dạng và lý thú Nhìn từ góc độ nhu cầu cuả du khách: "Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định Chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ cuả khoa học – công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh
Trang 174
nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch cuả con người Bản chất đích thực của du lịch
là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao"
Có thể được xem là định nghĩa khá tổng quát thì theo tổ chức du lịch thế giới (WTO): “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm”
Nhìn chung, dù có nhiều định nghĩa về du lịch như thế nào thì cũng cần có một nội dung thống nhất về du lịch Vì thế mà trong điều 4 của Luật du lịch đã khằng định: "Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú,
ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch."
Trang 185
Du lịch thể thao: Tham gia các hoạt động thể thao là nhu cầu thường thấy ở con người Chơi thể thao nhằm mục đích nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe, thể hiện mình, được coi là một trong các mục đích du lịch
Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa là một trong những loại hình du lịch phổ biến hiện nay Du lịch văn hóa rất đa dạng nhưng trong đó loại hình lễ hội có thể nói là loại hình thu hút du khách hơn cả
Du lịch tôn giáo: Kết hợp với du lịch trong chuyến đi vì mục đích tôn giáo Từ
xa xưa, du lịch tôn giáo là một loại hình du lịch phổ biến
Du lịch nghiên cứu: Kết hợp với du lịch trong chuyến đi vì mục đích học tập, nghiên cứu Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành
Du lịch kinh doanh: Kết hợp với du lịch trong chuyến đi vì mục đích kinh doanh: Không thể phủ nhận mục đích kinh tế trong chuyến đi của nhiều người, đặc biệt là thương gia Tìm cơ hội làm ăn, tìm đối tác kinh doanh
Những loại du lịch này lại nằm trong loại hinh du lịch: phân theo mục đích chuyến đi, theo phạm vi lãnh thổ, theo không gian địa lý, theo tài nguyên thiên nhiên,
(Nguồn:
http://www.scribd.com/doc/24062123/PHU-LUC-5-Cac-Loai-Hinh-Du-Lich)
2.1.2 Du lịch sinh thái
2.1.2.1 Khái niệm chung về du lịch sinh thái
"Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế
to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung Loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm
vi toàn cầu và ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế."
Trang 196
Các nguyên tắc cơ bản của DLST:
- Giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường, qua đó tạo
ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn
- Bảo vệ môi trường và duy trì HST: Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì HST là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng: Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trong đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của HST ở một khu vực cụ thể
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng đại phương: Đây vừa
là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST
Đảm bảo qui mô (sức chứa): HST đặc thù của lảnh thổ du lịch không chấp nhận lượng du khách vượt quá ngưỡng chịu đựng vốn có của hệ
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002.)
2.1.2.2 Đặt trưng cơ bản của Du lịch sinh thái:
- Tính đa ngành: Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch liên quan nhiều ngành quản lý (cảnh quan tự nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo) Mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch ( điện, nước, nông sản, hàng hóa,…)
- Tính đa thành phần: Gồm nhiều bên liên quan như: Khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch
- Tính đa mục tiêu: Bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu kinh tế, văn hóa và nâng cao trách nhiệm trong xã hội về bảo tồn
- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các điểm du lịch của một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau
Trang 207
Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa…hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí…
- Tính chi phí: Mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch không phải là mục tiêu kiếm tiền
- Tính xã hội hóa: Thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động du lịch
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002.)
2.1.2.3 Các tài nguyên Du lịch sinh thái
Tại Luật Du lịch, 2005: “Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”
Tài nguyên DLST được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội
2.1.2.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ
và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch Trong chuyến du lịch, người ta cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên,
có thể chia nó làm 4 loại:
- Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới)
- Phong cảnh tự nhiên trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người
Trang 212.1.2.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhhu cầu du lịch TNDLNV có các đặc điểm sau:
- Có tác dụng nhận thức nhiều hơn Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ
có ý nghĩa thứ yếu
- Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diến ra trong thời gian ngắn
- Số người quan tâm tới TNDLNV thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn
- TNDLNV thường tập trung ở các điểm dân cư và thành phố lớn
- Ưu thế của TNDLNV là đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), không bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác
- Sở thích của những người tìm đến TNDLNV rất phức tạp và rất khác nhau… Các loại TNDLNV:
- Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa
- Các lễ hội
- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
- Các đối tượng văn hóa – thể thao và hoạt động nhận thức khác
(Nguồn:http://tailieudulich.wordpress.com/2009/12/17/tai-nguyen-du-l%E1%BB%8Bch-nhan-van/)
2.1.2.4 Du lịch sinh thái ở Việt Nam
Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15
độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ
Trang 229
biển, hàng ngàn hòn đảo…, và trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, đấu tranh giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển du lịch sinh thái
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh
tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí
Về các tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch sinh thái, nét thể hiện rõ nhất
là ở Việt Nam có sự đa dạng sinh học khá cao, cũng như các hệ sinh thái đặc trưng
Về thành phần các loài động thực vật, tại Việt Nam có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và hiếm có, ví dụ như Tuế phát triển từ Đại Trung Sinh, các loài có giá trị kinh tế gồm hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn được Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú,
349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác Về các loài thú, Việt Nam có 10 loài đặc trưng nhiệt đới: Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê giác và đặc biệt, trong thế kỷ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều ở Việt Nam Điều này chứng tỏ tính đa dạng sinh học của nước ta còn khá cao và có thể còn có nhiều loài sinh vật mới có mặt tại Việt Nam
Cùng với các loài động thực vật tự nhiên, Việt Nam còn là một trung tâm của cây trồng nhân tạo Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì 3 trung tâm tập trung
Trang 2310
ở Đông Nam Á (Nam Trung Hoa - Hymalaya; Ấn Độ - Miến Điện; Đông Dương - Indonexia) với khoảng 270 loài cây nông nghiệp, riêng ở Việt Nam đã có hơn 200 loài cây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng thuộc Trung tâm Nam Trung Hoa, 70% cây trồng thuộc trung tâm Ấn, Miến Đây là tiền đề cho tổ chức du lịch sinh thái canh nông Về các hệ sinh thái tự nhiên, Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng gồm:
Hệ sinh thái san hô ở Việt Nam khá giàu về thành phần loài, tương đương với các khu vực giàu san hô khác ở Tây Thái Bình Dương, trong đó ở khu vực ven bờ phía Bắc có 95 loài, ở khu vực ven bờ phía Nam có 255 loài Trong các rạn san hô quần tụ nhiều loài sinh vật khác nhau, nhiều loài có màu sặc sỡ và có giá trị kinh tế cao
Hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng có những đặc thù riêng, trong đó nổi bật
là các hệ sinh thái ngập mặn ven biển trải dài dọc bờ biển từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Mũi Nai (Kiên Giang) Tiêu biểu nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long phân bố một diện tích lớn các hệ sinh thái đất ngập nước, chủ yếu là các hệ sinh thái ngập mặn và các hệ sinh thái đất ngập phèn Trong các hệ sinh thái ngập mặn thì các hệ sinh thái rừng ngập mặn châu thổ sông Cửu Long nuôi dưỡng một số lớn diệc, cò, cò lớn, cò quăm Tại đây có các sân chim lớn Rừng ngập mặn là nơi sinh sản, cư trú của nhiều hải sản, chim nước, chim di cư và các loài động vật có ý nghĩa kinh tế lớn như khỉ, lợn rừng, kỳ đà, chồn, trăn Một dạng hệ sinh thái đất ngập nước điển hình khác là các đầm lầy nội địa hoặc đầm phá ven bờ, trong đó có các hệ sinh thái rừng tràm U Minh, tứ giác Long Xuyên là nổi tiếng Các hệ sinh thái đầm lầy nội địa kết hợp với các vùng sình lầy cửa sông tạo nên các vùng đất ngập nước lớn ở hai châu thổ, nơi có số lượng lớn chim cư trú và chim di cư hàng năm cùng với nguồn lợi quý là mật ong rừng
Hệ sinh thái vùng cát ven biển của nước ta đa dạng với 60 vạn ha, tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung (30% tổng diện tích) Các nhóm hệ sinh thái cát hình thành trên các loại cát khác nhau: hệ sinh thái vùng cồn cát trắng vàng; hệ sinh thái vùng đất cát biển; hệ sinh thái vùng đất cát đỏ Đặc biệt lớn là khối cát đỏ ở Tây
Trang 2411
Bắc Phan Thiết với các cồn di động (do gió tạo nên) vừa có sức hấp dẫn lớn với du khách, vừa có thể phục vụ sản xuất nông nghiệp (trồng hoa màu, dưa hấu, đào lộn hột )
Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nét đặc trưng là hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý của nước ta phân bố ở khắp từ Nam ra Bắc,
từ đất liền tới các hải đảo Tính đến năm 2004, cả nước đã có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 28 vườn quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha
Với nét đặc trưng là hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý của nước ta phân bố ở khắp từ Nam ra Bắc, từ đất liền tới các hải đảo Tính đến năm 2004, cả nước đã có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 28 vườn quốc gia,
43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha
Các tiềm năng nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với nền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em, trong đó có nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị Chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng 40.000 di tích hiện có thì hơn 2.500 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng Tiêu biểu nhất Cố Đô Huế; đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung, du lịch sinh thái là loại hình cần được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh tiềm năng của tài nguyên du lịch Việt Nam Để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có
Trang 2512
sự chỉ đạo, phối kết hợp đồng bộ thể hiện ở 3 lĩnh vực chủ yếu: chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương
Trong tương lai không xa, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành dưới sự đạo của Tổng cục Du lịch theo định hướng mà Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ, chắc chắn
du lịch sinh thái sẽ là tiền đề để phát triển du lịch bền vững, góp phần đáng kể vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
(Nguồn: website Viện phát triển du lịch http://www.itdr.org.vn - Ths Lê Văn Minh)
2.2 Đặc điểm tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai
2.2.1 Khái quát về tỉnh Đồng Nai
2.2.1.1 Lịch sử hình thành tỉnh Đồng Nai
Cuối thế kỷ XVI, vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã, chưa được khai phá, người dân bản địa gồm các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M'nông, Chơ ro và một vài sóc người Khơ me sinh sống Dân ít, sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thô sơ, trình
độ xã hội còn thấp
Cuộc chiến tranh của họ Trịnh và họ Nguyễn ở miền Trung và Bắc Việt Nam làm cho dân chúng khổ sở, điêu đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sống
Bản tính cần cù, chịu khó, lưu dân người Việt đã cùng với người bản địa chung sức khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp Dần dà, rừng rậm hoang vu đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay)
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng
Trang 2613
Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn Ngoài
ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế
Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư ở Bến Gỗ, nhưng thấy
Cù lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống Từ đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay)
(Nguồn: Trung tâm văn hóa du lịch Bửu Long, năm 2010)
2.2.1.2 Vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai
Tọa độ: 11°03′16″B 107°08′49″Đ / 11.05443, 107.146912
Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam, phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tây giáp Thành phố
Hồ Chí Minh
Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh
tế phát triển và năng động nhất cả nước Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương -
Đồng Nai Đồng Nai có diện tích 5.903,94 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ
2.2.2 Tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai
2.2.2.1 Tiềm năng phát triển Du lịch của tỉnh Đồng Nai
Địa hình:
Đồng Nai nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh và đồng bằng sông Cửu Long Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, gồm 3 dạng chủ yếu: địa hình đồi núi thấp độ cao 200 – 800m, chiếm 8% diện tích tự nhiên; địa hình đồng bằng lượn sóng có độ cao 20 – 200m, chiếm 80% diện tích tự nhiên, địa hình bãi bồi ven sông có độ cao dưới 20m, chiếm 12% diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên: 5.894 km2
Trang 2714
Khí hậu:
Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới có gió mùa, khí hậu ôn hòa, ít bão lụt và thiên tai, nhiệt độ bình quân hàng năm 25 – 260 độ C, gồm 2 mùa mưa nắng, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa tương đối cao, khoảng 1.500mm – 2.700mm, số giờ nắng trung bình hàng năm có 2.200 – 2.600 giờ
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nước: Đồng Nai có nguồn nước mặt khá dồi dào để cấp nước sinh hoạt và phát triển sản xuất do mạng lưới dòng chảy sông, suối tương đối dày, trung bình 0,5 – 1,2 km/km2 và có sông Đồng Nai, sông La Ngà chảy qua dài 220 km và
70 km Sông Đồng Nai ngoài cấp nước cho sinh hoạt còn là tuyến đường thủy quan trọng trong tỉnh
Nguồn nước ngầm có thể phục vụ cho khai thác nước công nghiệp không nhiều Khu vực có khả năng khai thác lớn nhất tập trung ở nam Long Thành và bắc Biên Hòa, khả năng khai thác có thể đạt trên 10.000 m3 /ngày
Nước khoáng nóng phát hiện được ở 5 điểm, trong đó điểm suối Nho có trữ lượng 10.000 m3 /ngày
Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Thảm thực vật rừng ở Đồng Nai thuộc
hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới gió mùa mưa nhiều với hệ động – thực vật đa dạng
về chủng loài Các kiểu rừng tự nhiên cơ bản có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín nửa rụng lá nhiệt đới ẩm với các họ thực vật đặc trưng là tre, dẻ, kim giao, dầu, bằng lăng, bàng, điều tra cho thấy hiện có 614 loài thực vật thuộc 390 chi, 110 họ thuộc 70 bộ trong 6 ngành thực vật khác nhau Động vật qua điều tra có 252 loài trong đó thú có 61 loài, chim có 120 loài, bò sát có 54 loài, lưỡng cư có 12 loài Đặc biệt rừng Nam Cát Tiên còn giữ được nhiều loại động – thực vật quí hiếm như tê giác một sừng, bò Benteng, nai Catoong, hổ, báo, sóc, nai, công, trĩ Đồng Nai có nguồn tài nguyên rừng phong phú, diện tích đất rừng hiện có 178.216 ha chiếm 30,36% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó diện tích đất có rừng là154.874ha gồm rừng tự nhiên có 110.117 ha, rừng trồng có 44.757 ha Đây
Trang 28bê tông còn thấp, mới đạt 0,16 km/km2 , chiếm 26,7% tổng chiều dài toàn bộ mạng lưới đường, nên chưa đáp ứng đủ điều kiện về hệ thống đường giao thông phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội trên toàn tỉnh
Hệ thống đường bộ của tỉnh Đồng Nai gồm có: 244,5 km đường quốc lộ chạy ngang qua tỉnh (5 tuyến quốc lộ 1, 20, 51, 56 và 1K), 369,1 km đường tỉnh đều nối liền với các đường quốc lộ, 13,7 km đường huyện và đường thành phố, 3.835,7 km đường xã, phường và 390,2 km đường chuyên dùng cho các đơn vị kinh tế trong tỉnh trực tiếp quản lý
Hệ thống bến bãi phục vụ vận tải đường bộ hiện có: 8 bến xe, với 3 bến trung tâm tỉnh đang hoạt động ở thành phố Biên Hòa và 5 bến trung tâm huyện, thị ở các huyện Tân Phú, Long Khánh, Xuân Lộc và Vĩnh Cửu; 6 trạm xe gồm 2 trạm ở thành phố Biên Hòa và 4 trạm ở các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu
2.2.2.2 Các điểm du lịch nổi tiếng
Rừng Quốc Gia Nam Cát Tiên
Khu rừng có cảnh thiên nhiên đa dạng: vừa có đồi, bãi ven sông, vừa có các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc Vào mùa mưa các dòng suối hiền lành trở thành các dòng thác, nước đổ trắng xóa trên các triền đá lớn Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng rộng như các bãi tắm tự nhiên Giữa dòng sông rộng lớn nổi lên các hòn đảo chạy dài theo con nước Trên đảo, cây cổ thụ mọc xen với đám cỏ rộng có thể làm nơi cắm trại, đốt lửa đ êm lý tưởng Dọc ven sông, theo lộ chính về phía tay trái là toàn bộ các kiểu rừng già, hỗn giao của các loại cây quí: gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ Bên phải của con
Trang 2916
đường rừng là thác trời, một ghềnh thác kỳ thú nhất của Nam Cát Tiên Tiếp tục băng rừng, qua các thung lũng sâu
sẽ đến Bàu Sấu, nơi chứa nước
rộng nhất, nằm ở khu tâm của rừng
cấm Nam Cát Tiên Lòng Bàu Sấu
chứa nhiều loại cá, đặc biệt có cả
cá sấu nước ngọt Ven Bàu là nơi
tập hợp của các loài chim lớn như
công, trĩ, gà lôi, sến, giang, mòng
két, le le, cù đen
Hình 2.1 - Rừng Quốc Gia Nam Cát Tiên
Nam Cát Tiên không những có cảnh tham quan ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Nam Cát Tiên có một dạng khí hậu độc đáo Cùng với địa hình có nhiều sông suối bao bọc làm cho khu rừng già vừa được giư õnguyên vẹn vừa trở thành nơi qui tụ hầu hết các kiểu rừng đồng bằng Nam bộ Đây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp Rừng có nhiều cây cổ thụ như bằng lăng, gỗ đỏ; hơn 600 loài thực vật, hơn 100 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, hơn 60 loài hoa phong lan
Về động vật có 240 loài chim, có những loài chim quý hiếm như: trĩ lông đỏ,
cò quắm xanh, tê giác một sừng, voi
Các nhà khảo cổ học mới phát hiện một đền thờ vật linh thuộc nền văn hóa Phù Nam trên đỉnh ngọn đồi A1 (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) tại khu vực đầu nguồn sông Đồng Nai Đó là khu đền thờ được xây gạch thô, bệ, khung diềm cửa, cột trụ bằng đá xanh granit chạm trổ hoa văn, các linga bằng vàng hoặc bằng càng bịt bạc, một linga Yoni cao 2,1m (6.3 ft), đường kính 0,7m (2.1 ft) bằng
đá xanh mài bóng, lớn nhất Đông Nam Á cùng hơn một trăm miếng vàng có khắc họa hình ảnh sinh hoạt thời đó: các vũ nữ, chiến binh, voi, bò, hoa sen Đây là
Trang 30nước trong vắt chảy suốt ngày đêm
Bên cạnh dòng thác là nhà máy thủy
điện Trị An cung cấp điện cho các
Đình được tạo dựng vào đầu thế kỷ thứ XIX Ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ nằm ở gò cao ruộng ông Bồn, có quy mô và kiến trúc đơn giản, làm bằng vật liệu thô sơ sẵn có ở địa phương: gỗ, tre, lá Trải qua những biến động lịch sử, ngôi miếu xuống cấp và được trùng tu, sửa nhiều lần Năm 1820, ngôi miếu chuyển về hướng rừng già cất thành ngôi đình; Năm 1832, ngôi đình lại chuyển về đồi Cây Dầu Năm 1998 đình Phú Mỹ được sửa chữa mái tiền, chánh điện và xây thêm một
số bục bệ thờ
Trang 3118
Đình có kết cấu kiến trúc kiểu chữ
Tam gồm: tiền đình, chánh điện và Nhà
khách nối tiếp nhau Vật liệu làm đình
bằng gỗ căm xe, rất bền có tính năng
chịu lực cao, là công trình kiến trúc
nghệ thuật độc đáo còn bảo lưu được
những nét tiêu biểu về kiểu thức của
ngôi đình làng Nam bộ
Hình 2.3 - Thắng cảnh đình Phú Mỹ
(Nguồn: http://www.vnnavi.com/dongnai/dulich/phumy)
Khu du lịch Bửu Long – hồ Long Ẩn
Cách trung tâm thành phố Biên Hòa 6 km (4 miles), khu du lịch Bửu Long được xây dựng quanh một hồ nước nhân tạo do khai thác đá, đó là hồ Long Ẩn Hồ rộng hàng chục ha Có thể nói hồ Long Ẩn là một bức tranh thu nhỏ của Vịnh Hạ Long Vô số vách đá soi bóng trên mặt nước xanh tạo cho hồ vẻ đẹp hấp dẫn trong một cảnh sắc thiên nhiên mỹ lệ: núi cao, hồ rộng, hài hòa với các công trình kiến trúc nghệ thuật mang dấu ấn tôn giáo của nhiều thời đại
(Nguồn: http://www.vnnavi.com/dongnai/dulich/holongan)
2.2.2.3 Dự án, chính sách, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai
Để phát triển du lịch một cách hiệu quả, ngoài tiềm năng sẵn có về thiên nhiên
và văn hóa, Đồng Nai cũng sẽ hướng tới xây dựng và khai thác các sản phẩm du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và hấp dẫn du khách
Tuy nhiên, để làm được điều đó, vấn đề quan trọng là cần có sự đầu tư của Nhà nước và kêu gọi đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở theo quy hoạch du lịch đã được UBND tỉnh phê duyệt Theo ông Trần Quang Toại, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đồng Nai, cần có một cơ chế chính sách phù hợp để kêu gọi đầu tư; mở rộng liên kết (nhiều mặt) với các công ty du lịch, lữ hành thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh nhằm tạo ra được những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn Đồng thời đào tạo đội ngũ làm công tác du lịch (lưu trú, lữ hành… chuyên
Trang 32Quy hoạch phát triển du lịch Đồng Nai được tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 71/2006/QĐ-UBND, với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
và chiến lược phát triển du lịch của vùng và của cả nước Từ khi có quy hoạch, nhiều công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, đội ngũ lao đồng từng bước được bồi dưỡng, đào tạo, nâng cấp Tỉnh đã mời gọi một số nhà đầu tư vào các dự
án du lịch với quy mô lớn như dự án Lâm trại Sơn Tiên (huyện Long Thành), khu động vật hoang dã Bắc Sơn (huyện Trảng Bom), Khu du lịch sinh thái-dịch vụ tổng hợp Phước Hưng (huyện Long Thành) Qua đó, một số khu, điểm du lịch đã đi vào hoạt động, đáp ứng được một phần nhu cầu tham quan vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài tỉnh như các điểm: Thác Giang Điền, khu du lịch Vườn Xoài, Khu
du lịch Bò Cạp Vàng Một số khách sạn đáp ứng được tiêu chuẩn xếp hạng như Ngôi sao Mới, Kim Cương, Khách sạn Golf Trảng Bom… đã góp phần làm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cho du lịch Đồng Nai Ngoài, ra, vào cuối năm
2009, khách sạn Vĩnh Tường sẽ đi vào hoạt động dự kiến đạt tiêu chuẩn 4 sao, khách sạn Berjaya với tiêu chuẩn 5 sao cũng sẽ được hoàn thành trong vòng vài năm tới
Trang 3320
Tuy nhiên, kết quả thống kê cho thấy số ngày khách bình quân giai đoạn
2001-2005 của khách nội địa là 0,9 đến 1,3 ngày, đối với khách quốc tế bình quân 5,3 ngày Kết quả thống kê năm 2008 của Sở VHTTDL cho thấy số ngày khách bình quân cũng chỉ là 1,28 ngày, trong đó chủ yếu là một ngày Điều này cho phép phân tích một số hạn chế của du lịch Đồng Nai, trong đó có thực trạng cơ sở lưu trú yếu kém và thiếu dịch vụ liên quan Tại Đồng Nai, với thế mạnh là rừng, thác, sông suối được du khách đánh giá cao hơn những loại hình khác, tuy nhiên phương tiện đi lại chưa được đầu tư đúng mức, đã làm hạn chế việc phát huy lợi thế cạnh tranh này Ngoài ra, du khách đến Đồng Nai hiện chưa có nhiều nhu cầu thăm các làng dân tộc cũng như rất ít mua quà lưu niệm Nguyên nhân là do việc quảng bá về truyền thống văn hóa dân tộc chưa được quan tâm, đường giao thông đến các làng dân tộc chưa thuận tiện, quà lưu niệm chưa có dấu ấn đặc thù Chính vì vậy, hiện du khách đến đây hầu hết với mục đích du lịch hoặc du lịch kết hợp với công tác, chứ chưa có nhiều du khách muốn đến để học tập, nghiên cứu Sự ô nhiễm môi trường tự nhiên
do phát triển các KCN đã gây một số ấn tượng không tốt đến khách du lịch khi đến Đồng Nai
Nhận thức được tiềm năng, lợi thế cũng như những mặt hạn chế, tồn tại của ngành du lịch, tỉnh Đồng Nai đã hoạch định chiến lược phát triển du lịch gồm công tác đầu tư có chiều sâu, coi trọng chất lượng và uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực du lịch, chú trọng khâu đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo tính chuyên nghiệp cao Ngoài ra sẽ phát triển một số dự
án mũi nhọn, cụ thể như quy hoạch Bửu Long là khu du lịch trọng điểm của Đồng Nai về giải trí, nghỉ dưỡng và giã ngoại, xây dựng và hoàn thiện Trung tâm Sinh thái văn hóa lịch sử chiến khu Đ thành điểm du lịch sinh thái nối liền với khu Bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu và Vườn Quốc gia Cát Tiên Ngoài ra sẽ xây dựng Bảo tàng gốm ngoài trời và Vườn tượng đá do Đồng Nai vốn là nơi xuất phát của nghề gốm và có nhiều thành tựu sáng tạo của nghệ nhân gốm, Đồng Nai cũng
có làng đá Bửu Long vốn nổi tiếng từ lâu, gắn liền với tên tuổi của khu du lịch Bửu Long
Trang 34Hình 2.4 - Cổng trước KDL Bửu Long hiện nay
Người dân tụ về vùng đất này càng đông, tên Bửu Long dần theo năm tháng như: xóm Bửu Long, ấp Bửu Long, phường Bửu Long và đến 150 năm sau có một nhà địa lý đến nghiên cứu vùng đất này và cho biết đây là đất rồng ẩn Theo giải thích: chủa Bửu Phong tọa lạc trên trái châu của rồng (tức núi Bình Điện, còn núi kế
Trang 35- Hướng Đông – Nam: giáp đường đất ranh giới khu vực trường THCS Bửu Long chạy theo dọc Hồ Long Ẩn và đến phía sau núi Bình Điện dẫn đến văn miếu Trấn Biên và vành đai sân bay Biên Hòa
- Hướng Đông – Bắc: giáp tỉnh lộ 24 (Biên Hòa – Vĩnh Cửu), chạy ngang qua cổng chùa Bửu Long khoảng 200m
(Nguồn: Trung tâm văn hóa du lịch Bửu Long, năm 2010)
2.3.2.2 Địa hình
Địa hình ở KDL Bửu Long là dạng địa hình trung chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến miền đồng bằng, một địa hình bằng phẳng có đồi, núi, ao hồ và sông Núi đá Bửu Long được tạo thành cách nay từ 100-150 triệu năm và có độ cao trung bình so với mực nước biển
2.3.2.3 Đất đai - Thổ nhưỡng
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm phần lớn ở Bửu Long
2.3.3 Khí hậu thủy văn
Cũng như cả tỉnh Đồng Nai, khí hậu ở KDL có 2 mùa rõ rệt, là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa) Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (khoảng 5 – 6 tháng), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 – 7 tháng) Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12
Trang 3623
2.3.3.1 Lượng mưa
Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ Mùa khô, tổng lượng mưa chỉ từ 210 – 370 mm chiếm 12 – 145 lượng mưa của năm Mùa mưa, lượng mưa từ 1.500 – 2.400 mm, chiếm 86 – 88% lượng mưa của năm
2.3.3.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Đồng Nai từ 25,7 - 26,7oC Mức
độ chênh lệch từ năm này qua năm khác không lớn Đây là một trong các yếu tố khí hậu khá ổn định
2.3.3.3 Chế độ gió
Tại mỗi địa phương hướng và tốc độ gió không đồng nhất, do ảnh hưởng của địa hình Hướng gió thịnh hành trong năm ở Biên Hòa là hướng Nam – Tây Nam Tốc độ gió trung bình ngày thông thường 1,5 – 3m/s (5 –10 km/giờ) Hàng ngày gió thể hiện khá rõ tính chất của gió đất - biển, mạnh hơn vào khoảng từ 10 -
19 giờ và ban đêm phần lớn lặng gió
2.3.3.4 Mạng lưới sông rạch
Khu du lịch Bửu Long có hồ Long Ẩn, hồ Long Vân thơ mộng với những vách
đá dựng đứng được bàn tay thiên nhiên và con người tác động mà tạo thành
Ngoài ra, KDL nằm kề bên sông Đồng Nai – một trong những con sông lớn nhất miền Nam
Hình 2.5 - Toàn cảnh khu du lịch Bửu Long và sông Đồng Nai
Trang 3724
2.3.4 Tài nguyên Động – Thực vật
KDL có có hệ thực vật phong phú: gồm gần 100 loài thực vật Nổi bật là có hơn 300 cây cọ dầu và hệ thống rừng tràm xanh tốt Khu hồ sen trong khu du lịch được chăm sóc tươi tốt quanh năm
Hình 2.6 - Hồ sen ở KDL Bửu Long
Có 2ha dành cho động vật nằm trong khu chức năng với nhiều loại chim thú:
tu can, thiên nga, vẹt xanh, vẹt xám, vẹt cánh xanh, công trắng, trỉ, tu hú đầu đen và xanh, cùng một số gà kiểng,
Trang 3825
văn hóa, cảnh quan thiên nhiên này rất phù hợp cho việc phát triển du lịch, tỉnh Đồng Nai xác định quy hoạch và có quyết định hình thành KDL Bửu Long
Sau những năm tháng hoạt động, KDL Bửu Long đã tổ chức kinh doanh một
số dịch vụ: ăn uống, nghỉ ngơi, cho thuê lều bạt, thiên nga, thuyền, nhằm phục vụ
du khách đến tham quan, vui chơi trên hồ va đi chùa lễ phật Có các giai đoạn như:
Giai đoạn 1 (từ 1982-1987)
Du lịch Bửu Long mang tên Công ty công viên cây xanh Đồng Nai trực thuộc
Sở xây dựng Đồng Nai, do ông Nguyễn Công Thành làm giám đốc đã cho bốc 898 ngôi mộ ở trung tâm hiện na, cải tạo nhà ở Xí Nghiệp đá Tân Thành làm phòng trọ (nay là khu nhà hàng khách sạn Bửu Long)
Từ tháng 09/1986 – 07/1987, công ty công viên cây xanh Đồng Nai được bàn giao về công ty du lịch Đồng Nai
Giai đoạn 2 (từ 07/1987-1993)
Công ty Du lịch Đồng Nai bàn giao cho Cty TM-DV Biên Hòa trực thuộc UBND thành phố Biên Hòa và được mang tên KDL Bửu Long, trong khoảng thời gian này đơn vị chủ quản trải qua nhiều lần đổi tên như: Cty ăn uống – dịch vụ - du lịch; Cty thương mại Biên Hòa Kết quả đầu tư phát triển trong thời gian này chủ yếu là khai thác, tổ chức kinh doanh một số dịch vụ, ăn uống, nghỉ ngơi, thiên nga, thuyền, nhằm phục vụ du khách đến tham quan, vui chơi trên bộ, trên hồ và đi chùa lễ Phật
Giai đoạn 3 (từ 1993 – 1998)
Trong quá trình phục vụ, tích lũy kinh nghiệm để dần đi tới hoàn thiện KDL Bửu Long và sau một loạt khảo sát nghiên cứu để tiến hành phát triển du lịch Vào năm 1993, được phép của UBND Tỉnh Đồng Nai, UBND tp Biên Hòa, cty TM-DV Biên Hòa cùng hợp tác liên doanh với Cty Xây dựng Ân Đông trực thuộc Ngân hàng cổ phần Việt Hoa TP.HCM để tiến hành đầu tư, cải tạo một bước khá quy mô
về mở rộng tổng thể mặt bằng giải tỏa một số điểm:
Môi trường Hồ Long Ẩn ược xử lý rác; nước thải của các dân cư trong khu vực
Trang 3926
Giải tỏa một số hộ dân cư ngụ trong khuôn viên Du lịch Bửu Long
Giải tỏa khu vực nghĩa trang nằm tại Khu Trung Tâm để xây dựng một số công trình lớn
Sắp xếp, giải tỏa am cốc không phù hợp (núi Long Ẩn)
Song song đó, KDL Bửu Long đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đường nội bộ,
hệ thống cấp thoát nước, chiếu sáng và cảnh quan môi trường được cải thiện bằng cách trồng hàng ngàn cây xanh phủ đồi trọc tại khu dã ngoại Long vân, khu chùa núi, tạo một số vườn hoa cây kiểng, trồng thảm cỏ Một số công trình khác như: các dịch vụ trò chơi (video game, nhà banh, patin, xe đua, đu quay, mê hồn trận, sân khấu),
Năm 1995 KDL bửu Long tiếp tục đầu tư xây dựng một số công trình mới để phục vụ như cổng chính (cổng mái tranh), nhập một số chim thú quý hiếm từ Đài Loan, đảo Thiên Tuế, các trò chơi: phao đụng, thú lúc lắc, xe điện thiếu nhi, máy
cày đạp nước, thiên nga
Giai đoạn 4 (từ năm 1998-2001)
- Từ năm 1997 đến năm 2000 phía bên liên doanh không có kế hoạch đầu tư tiếp cho KDL, cho nên trong thời gian này KDL Bửu Long phải củng cố và duy trì các mô hình hiện hữu để khai thác và đề ra các mô hình hoạt động Tuy nhiên, Khu danh thắng di tích quốc gia Bửu Long là nơi rất phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động dã ngoại, lửu trại thu hút lượng SV-HS từ TP.HCM
- Từ 07/1997 KDL Bửu Long kết hợp cty Hải Vương TP.HCM và trung tâm
dã ngoại Lửa việt tổ chức chương trình leo núi đá Bửu Long Đây là môn thể thao khá hấp dẫn, gây cảm giác mạnh đòi hỏi ý chí và lòng dũng cảm Trong thời gian này, KDL vẫn đầu tư cảnh quang môi trường, bồn hoa, thảm cỏ một cách khang trang và mở rộng hoạt động khu dã ngoại Long Vân
Giai đoạn 5
Những phương hướng phát triển tại TTVHDL Bửu Long là khu du lịch văn hóa sinh thái, vui chơi giải trí với các dự án như sau: công viên nước, nhà thi đấu thể thao đa năng, xây dựng hệ thống tường rào, củng cố hệ thống cây xanh, cây
Trang 4027
kiểng, tăng cường các quy mô trò chơi, thông hồ Long Ẩn với hồ Long Vân đến khu văn miếu Trấn Biên, xây dựng điểm sinh hoạt Hội trại, đầu tư khai thác nhà hàng đa năng, xây dựng mối quan hệ với công ty lữ hành để đưa khách tham quan tới KDL
(Nguồn: Trung tâm văn hóa du lịch Bửu Long, năm 2010)
2.3.5.2 Các cơ sở kinh tế chủ yếu
Các thành phần kinh tế trên địa bàn Bửu Long có nhiều loại hình Toàn phường Bửu Long nơi có KDL đa phần là thương nhân, buôn bán Giữa chợ Bửu Long và chợ đầu mối Biên Hòa có nhiều sự trao đổi hàng hóa, thuận tiện luân chuyển qua lại Những năm trước đây có làng nghề làm đá truyền thống nổi tiếng, nhưng đã mai một dần và UBND vẫn chưa có kế hoạch phục hồi lại Rất ít thợ làm
đá duy trì được nghề, đa phần chuyển qua buôn bán hoặc đi làm công nơi khác Một Dân cư nơi đây hiền lành, cần cù Phần đông là tri thức, cán bộ công nhân viên Đời
sống của nhân dân ngày một cao, đa phần có kinh tế vững chắc
2.3.5.2.1 Nông lâm nghiệp
Nông nghiệp là mặt trận thứ yếu của cư dân trong vùng Chỉ chiếm khoảng 10%cơ cấu kinh tế Đặc biệt là phát triển trồng lúa Cây lúa, có 2 vụ chính là đông xuân và hè thu Diện tích canh tác nông nghiệp của phường năm 2005 là 57,88 ha đến năm 2009 là 55,42 ha, nguyên nhân do diện tích đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch của các dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn phường nên bị thu hồi, giải tỏa, đền bù… dẫn đến đất canh tác nông nghiệp dần bị thu hẹp
2.3.5.2.2 Công nghiệp – TTCN
Tuy nằm trong địa phận thành phố Biên Hòa, nhưng công nhiệp ở Bửu Long lại không được chú trọng phát triển, do nằm ở vùng ngoại ô Công nghiệp và tiểu-thủ công nghiệp là khu vực kinh tế còn phải ra sức phấn đấu
2.3.5.2.3 Thương mại – dịch vụ
Địa bàn phường Bửu Long có những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như khu
du lịch Bửu Long và Văn miếu Trấn Biên Khu du lịch Bửu Long được coi là cảnh quan thiên nhiên độc đáo với hai thắng cảnh: núi Long Sơn (cao 37m) và núi Bửu