1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG TỈNH HẬU GIANG

130 530 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang” địa điểm tại xã Phương Bình, huyện Phụ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

****************

ĐẶNG THU HÀ

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG

TỈNH HẬU GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

*****************

ĐẶNG THU HÀ

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN LUNG NGỌC HOÀNG

TỈNH HẬU GIANG

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : TS NGÔ AN Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Ngô An – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Thầy luôn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành đề tài đã chọn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng đã cung cấp số liệu và giúp đỡ rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin cảm ơn đến các bạn cùng lớp, đặc biệt là nhóm 7 spiders đã luôn bên cạnh mình

để cùng hỗ trợ, động viên, chia sẻ kinh nghiệm học tập trong suốt 4 năm qua

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn là nguồn động viên tinh thần lớn lao và tạo mọi điều kiện học tập để tôi có được như ngày hôm nay

Tp Hồ Chí Minh, ngày 07-05-2012

Sinh viên

Đặng Thu Hà

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang” địa điểm tại xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, thời gian thực hiện từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012

Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở khảo sát hiện trạng, đánh giá hệ thống mảng xanh và cảnh quan hiện có cùng với hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại khu BTTN Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang Từ đó đưa ra định hướng phát triển cho toàn khu, đồng thời đề xuất cải tạo và thiết kế cảnh quan một số điểm du lịch nhằm thu hút đông đảo khách du lịch đến với tỉnh nhà nói chung và với khu BTTN Lung Ngọc Hoàng nói riêng

- Xây dựng các mục tiêu phù hợp khi phát triển khu du lịch sinh thái nơi đây

- Đề xuất các giải pháp phát triển DLST bền vững tại khu BTTN Lung Ngọc Hoàng

Trang 5

SUMMARY

Research subjects: "Survey and assessment of potential eco-tourism development in the Nature Conservation Lung Ngoc Hoang Hau Giang Province" social location in Binh, Phung Hiep District, Hau Giang, time implementation from May 2/2012 to 5/2012

The objective of the project: Based on current surveys, assessment systems and green landscape is the same with the current state of eco-tourism activities at NR Lung Ngoc Hoang Hau Giang province Since then provide orientation for the whole area, along with proposed improvement and landscape design to some tourist attracts tourists to the province in general and Lung Ngoc Hoang said NR own The results were:

- Evaluate the status, potential and conditions of eco-tourism development areas Lung Ngoc Hoang Nature Reserve

- Identify the different types of travel and tourism products can be exploited in the area

- Develop appropriate target when developing eco-tourism zone here

- Propose solutions to develop sustainable ecotourism in NR Lung Ngoc Hoang

Trang 6

MỤC LỤC

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 2: TỔNG QUAN 4

2.1 Tổng quan về Du lịch và DLST 4

2.1.1 Du lịch 4

2.1.1.1 Khái niệm chung về du lịch 4

2.1.1.2 Các loại hình Du lịch 6

2.1.2 Du lịch sinh thái 6

2.1.2.1 Khái niệm chung về Du lịch sinh thái 6

2.1.2.2 Quan hệ giữa Du lịch sinh thái và các loại hình Du lịch khác 8

2.1.2.3 Đặt trưng cơ bản của Du lịch sinh thái 8

2.1.2.4 Các tài nguyên Du lịch sinh thái 9

Tài nguyên du lịch tự nhiên 9

Tài nguyên du lịch nhân văn 10

2.1.2.5 Du lịch sinh thái ở các nước trên thế giới 11

2.1.2.6 Du lịch sinh thái ở Việt Nam 11

2.3 Đặc điểm tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang 12

2.3.1 Khái quát về tỉnh Hậu Giang 12

Lịch sử hình thành tỉnh Hậu Giang 12

Vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang 12

2.3.2 Tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang 13

2.3.2.1 Tiềm năng phát triển Du lịch của tỉnh Hậu Giang 13

2.3.2.2 Các điểm du lịch nổi tiếng 14

2.3.2.3 Dự án, chính sách, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang 17

Dự án phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang 17

Chính sách, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang 18

2.4 Đặc điểm của khu bảo tồn đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng 19

2.4.1 Lịch sử hình thành Lung Ngọc Hoàng 19

Trang 7

2.4.2 Vị trí địa lý 20

2.4.3 Địa hình 21

2.4.4 Đất đai - Thổ nhưỡng 21

2.4.5 Khí hậu thủy văn 22

Lượng mưa 22

Chế độ bức xạ nhiệt 22

Chế độ gió 22

Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi 22

Mạng lưới sông rạch 22

2.4.6 Tài nguyên Động – Thực vật 23

Tài nguyên Động vật 23

Tài nguyên Thực vật 23

2.4.7 Đặc điểm kinh tế xã hội KBT và vùng phụ cận 24

Tăng trưởng kinh tế 24

Các cơ sở kinh tế chủ yếu 25

Nông lâm nghiệp, thủy sản 25

Công nghiệp – TTCN 26

Thương mại – dịch vụ 26

Dân số và lao động 26

Phân bố dân cư và đời sống dân cư 26

2.4.8 Hiện trạng sử dụng đất KBT 29

2.4.9 Chức năng của các phân khu 30

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 30

Phân khu phục hồi sinh thái tự nhiên 30

Phân khu hành chính và phục vụ du lịch 30

Phân khu thực nghiệm khoa học 31

Vùng đệm 31

2.4.10 Các dự án đầu tư, qui hoạch khu vực đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng 32 Chương 3: MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

Trang 8

3.1 Mục tiêu của đề tài 34

3.2 Nội dung nghiên cứu 34

3.3 Phương pháp nghiên cứu 34

3.3.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu 34

3.3.2.Phương pháp điều tra xã hội học 35

3.3.3.Phương pháp khảo sát thực địa 35

3.3.4.Phương pháp phân tích SWOT 36

3.3.5.Phương pháp tra cứu và khảo sát bản đồ 36

3.3.6.Phương pháp xử lý số liệu 37

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 Tài nguyên DLST và hiện trạng phát triển DLST tại khu vực đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng – tỉnh Hậu Giang 38

4.1.1 Tài nguyên DLST tại khu vực đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng 38

4.1.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 38

4.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 43

4.1.2 Hiện trạng phát triển DLST tại khu vực đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng 44 4.1.2.1 Trạm quản lý bảo vệ 44

4.1.2.2 Chòi canh tháp quan sát 45

4.1.2.3 Hệ thống giao thông 45

4.1.2.4 Hệ thống đê bao 46

4.1.2.5 Hệ thống cống 47

4.1.2.6 Hệ thống điện 47

4.1.2.7 Hệ thống nước 47

4.1.2.8 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 48

4.1.2.9 Các loại hình và sản phẩm du lịch 48

4.1.2.10 Ban quản lý khu vực đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng 49

4.2 Kết quả điều tra xã hội học 50

4.2.1 Kết quả điều tra chính quyền địa phương 50

4.2.2 Kết quả điều tra người dân tại khu vực Lung Ngọc Hoàng 52

Trang 9

4.3 Kết quả phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp phát triển DLST 54

4.3.1 Kết quả phân tích SWOT 57

4.3.1.1 Điểm mạnh 57

4.3.1.2 Điểm yếu 57

4.3.1.3 Cơ hội 58

4.3.1.4 Thách thức 58

4.3.2 Các giải pháp phát triển DLST tại khu vực đât ngập nước Lung Ngọc Hoàng 4.3.2.1 Giải pháp phát huy điểm mạnh tận dụng thời cơ 58

4.3.2.2 Giải pháp không để điểm yếu làm mất thời cơ 59

4.3.2.3 Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách 59

4.3.2.4 Giải pháp không để thủ thách bộc lộ điểm yếu 60

4.4 Đề xuất kế hoạch chiến lược quản lý và phát triển khu vực đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng thành khu Du lịch sinh thái 60

4.4.1.Một số đề xuất để phát triển 60

4.4.1.1 Bảo vệ yếu tố sinh thái đặc thù của khu bảo tồn đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng – tỉnh Hậu Giang 60

4.4.1.2 Về yếu tố con người trong DLST ở khu bảo tồn đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng – tỉnh Hậu Giang 61

4.4.1.2.1 Đối với đội ngũ cán bộ quản ký và hướng dẫn du lịch sinh thái 61

4.4.1.2.2 Đối với khách du lịch 61

4.4.1.2.3 Đối với những cư dân địa phương 62

4.4.1.3 Về yếu tố xây dựng cơ sở hạ tầng 62

4.4.2 Một số giải pháp khác nhằm phát triển DLST khu vực đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng 63

4.4.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 63

4.4.2.2 Giải pháp kết nối khu du lịch với các điểm du lịch khác trong khu vực lân cận 63 4.4.2.3 Giải pháp về quy hoạch 65

4.4.2.4 Giải pháp cảnh quan 69

Trang 10

4.4.2.5 Giải pháp về thị trường xúc tiến phát triển DLST 70

4.4.2.5.1 Về tuyên truyền quản bá 70

4.4.2.5.2 Khái quát về thị trường trong và ngoài nước 71

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

5.1 Kết luận 72

5.2 Kiến nghị 73

Tài liệu tham khảo 75 Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn

Phụ lục 2: Quyết định

Danh sách các hình

Danh sách các bảng

Trang 11

TNDLTN – Tài nguyên du lịch tự nhiên

TNDLNV – Tài nguyên du lịch nhân văn

VQG – Vườn quốc gia

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình TRANG

Hình 2.1 – Vị trí địa lí tỉnh Hậu Giang 12

Hình 2.2 – Chợ nổi Ngã Bảy 14

Hình 2.3 – Đền thờ Chủ tịch 15

Hình 2.4 – Khu DLST Tây Đô 15

Hình 2.5 – Khu DLST Vị Thủy 16

Hình 2.6 – Di tích Long Mỹ 16

Hình 2.7 – Khu di tích Tầm Vu 17

Hình 2.8 – Vị trí địa lý khu bảo tồn 20

Hình 2.9 – Thu nhập trong 1 năm của người dân sống tại PK BVNN 28

Hình 2.10 – Hiện trạng sử dụng đất 29

Hình 2.11 - Sơ đồ quy hoạch khu BTTN Lung Ngọc Hoàng 31

Hình 4.1 – Keo lá tràm 39

Hình 4.2 – Mơ rừng 39

Hình 4.3 – Lục Bình 39

Hình 4.4 – Điên điển 39

Hình 4.5 – Cò bợ 40

Hình 4.6 – Càng đước 40

Hình 4.7 – Cua đinh 40

Hình 4.8 – Rái cá 41

Hình 4.9 – Cầy hương 41

Hình 4.10 – Tháp quan sát 45

Hình 4.11 – Hệ thống giao thông 46

Hình 4.12 – Tham quan KBT 48

Hình 4.13 – Dây choại 49

Hình 4.14 – Bản đồ các tuyến du lịch nội tỉnh 63

Trang 13

Hình 4.15 – Bản đồ quy hoạch 65

Hình 4.16 – Khu nghỉ dưỡng 67

Hình 4.17 – Khu cắm trại 68

Hình 4.18 – Hệ thống nhà hàng 68

Hình 4.19 – Thủ công mỹ nghệ 69

Hình 4.20 – Đờn ca tài tử trên sông 69

Trang 14

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG TRANG Bảng 2.1 - Thống kê hiện trạng sử dụng đất theo các phân khu chức năng của Khu

bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng 30

Bảng 4.1- So sánh đa dạng thực vật của các khu bảo tồn tự nhiên vùng ĐBSCL38 Bảng 4.2 – Bảng thống kê động vật tại Lung Ngọc Hoàng 40

Bảng 4.3 - Nhu cầu bảo tồn của các loài động vật bị đe dọa 41

Bảng 4.4 – Kết quả phỏng vấn chính quyền địa phương 51

Bảng 4.5 – Kết quả phỏng vấn hộ dân địa phương 56

Trang 15

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Du lịch ngày nay đã và đang trở thành nhu cầu cần thiết đối với nhiều tầng lớp xã hội của mỗi quốc gia, là hiện tượng quan trọng nhất của cuộc sống hiện đại Theo trào lưu phát triển của du lịch quốc tế, nhiều nước đã đặt sự nghiệp phát triển du lịch lên một trong những vị trí quan trọng hàng đầu và đã gặt hái được những thành công ở lĩnh vực này trong những năm gần đây

Với Việt Nam, thực tế đã cho thấy du lịch “ngành công nghiệp không khói” đang ngày càng khẳng định vững chắc vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân

Những năm qua cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng đã được quan tâm khai thác phát triển và đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ Năm 2011, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đón trên 1,2 triệu lượt khách quốc tế và trên 8 triệu lượt khách nội địa Những thành tựu này thể hiện nỗ lực lớn của các địa phương trong vùng, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng phát triển du lịch

Tỉnh Hậu Giang sở hữu một nét đẹp thiên nhiên mộc mạc, giản dị của miền sông nước ĐBSCL Phù sa của các con sông đã làm cho đất đai ở đây thêm màu mỡ, cùng với sự ưu ái của mẹ thiên nhiên tạo cho Hậu Giang một khí hậu dễ chịu, hiền hòa Ngoài những điểm du lịch nổi tiếng với Chợ nổi Ngã Bảy-Phụng Hiệp, Đền thờ Bác Hồ, Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, Khu trù mật Hỏa Lựu - Vị Thanh Hậu Giang còn có 2 điểm du lịch sinh thái đáng chú ý: Khu vui chơi sinh thái Tây Đô và Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng

Theo Công ước RAMSAR thì "Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập

Trang 16

nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp"

Dù rộng hay hẹp, vai trò của các vùng đất ngập nước hầu như đều giống nhau, đó là cung cấp cho con người nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí, là nơi lưu trữ các nguồn gen qúy.hiếm Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người gần 2/3 sản lượng đánh bắt cá, là nơi cung cấp lúa gạo nuôi sống gần 3 tỷ người Đất ngập nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của các loài chim

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng của

hệ sinh thái tự nhiên nổi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp Nơi đây vốn là vùng đồng trũng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía Tây sông Hậu tới tận vùng U Minh, được đánh giá là một trong những quần thể quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt Nam

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng thật sự là nơi bảo tồn các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm, tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của vùng đồng bằng ngập nước Tây sông Hậu

Lung Ngọc Hoàng từ xa xưa đã là một vùng nê địa, ngập nước quanh năm, chỗ nào cũng toàn bưng trấp, năn, lác và lau sậy dày đặc nên các loài lưỡng cư và cá tôm quần tụ về đây vô số kể, từng được mệnh danh là “rún cá” và một “vựa rắn” của miền Tây

Khu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng quy tụ các loài sinh vật quý hiếm, phong phú, nhiều chủng loại:

Về thực vật, các cánh rừng trong lung hiện nay có đầy đủ hệ thực vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước với những quần thể rất đa dạng Đó là các loài dây choại mọc dưới gốc hoặc trên thân tràm, lau, sậy, bòng bong Những loài trên cạn cũng khá nhiều như trâm sắn, ngái lông, mua, gừa Đến tháng 11-2009, tại lung đang tồn tại trên 330 loài thực vật với 224 chi, 92 họ Trong số này có 56 loài mới phát hiện Với số loài thực vật phong phú như vậy, lung Ngọc Hoàng sẽ là nơi nghiên cứu

Trang 17

khoa học, bảo vệ các thảm thực vật quý, đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái, tái tạo các mảng sinh cảnh trên vùng đất ngập nước hiếm hoi còn sót lại của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Về động vật, Lung Ngọc Hoàng hiện quy tụ nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó

có loài đang nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như rái cá lông mũi, rùa nắp, rắn hổ mang Tất cả có 206 loài, trong đó có chín loài chim quý hiếm là bạc má, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, ác là và các loài thú như dơi chó, rái móng, chồn mực, cáo mèo cùng các loài quý hiếm khác như càng đước, cua đinh, rùa vàng, ếch giun, cá còm

Khu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (khu BVCQTN ) thật sự là nơi phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm, tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của vùng đồng bằng ngập nước Tây Sông Hậu Cung cấp nguồn giống sinh vật tự nhiên cho các tỉnh phụ cận…

Với những tiềm năng to lớn của mình, thì việc phát triển khu bảo tồn thành khu DLST là điều hết sức cần thiết Nắm bắt được xu thế đó, đề tài “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở khu BVCQTN Lung Ngọc Hoàng” đã được chọn làm đề tài tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế cảnh quan hoa viên trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh

Trang 18

Chương 2 TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU

2.1 Tổng quan về Du lịch và DLST

2.1.1 Du lịch

2.1.1.1 Khái niệm chung về du lịch

Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc

độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”

Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi (Tour round the world-cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town- cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm tra, …) Tiếng Pháp, từ

du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại, … Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, Du lịch được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vây du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức

Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:

Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội

Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ

Trang 19

Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ

Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình

Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở

Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp

các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt

Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một dạng

nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …

Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng

hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ

Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh

tế Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội

để kinh doanh Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần

Trang 20

nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho

du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác Theo Luật Du lịch, 2005: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

2.1.1.2 Các loại hình du lịch

Vài năm trở lại đây, cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế, ngành công nghiệp không khói của Việt Nam đã có nhiều bước tiếp cận mới Cơ hội để quảng bá thương hiệu Việt Nam ra nước ngoài rộng hơn Sự đa dạng các loại hình du lịch kết hợp với các yếu tố du lịch sẵn có là tiền đề cho sự phát triển du lịch của Việt Nam

Có thể là những bước đi dài nhưng là những bước đi cần thiết

Du khách Việt Nam cũng như du khách quốc tế đến Việt Nam hiện nay có điều kiện được thử sức với các loại hình du lịch như:

- Du lịch tham quan: tham quan các di tích – thắng cảnh

- Du lịch văn hóa: du lịch lễ hội, du lịch hoa, du lịch phố cổ, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực

- Du lịch xanh: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh

- Du lịch MICE

- Du lịch Teambuilding

(Nguồn: http://www.avala.vn/tt_chitiet.php?id=1166&page=1)

2.1.2 Du lịch sinh thái

2.1.2.1 Khái niệm chung về du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm,

hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung Loại hình du lịch này đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu và ngày càng được quan tâm ở nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế

Trang 21

Theo Phạm Trung Lương (2002), du lịch thiên nhiên ở các nước phát triển là một ngành kinh doanh sinh lợi, nhiều triển vọng Chỉ tính riêng hệ thống vườn quốc gia (VQG) của Mỹ hằng năm đón khoảng 270 triệu lượt khách, ở Canada khoảng 30 triệu khách với doanh thu hàng chục tỷ USD Đối với nhiều nước đang phát triển, DLST đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngoại tệ Ở vùng Đông Nam Á, kinh tế

du lịch thu hút được khoảng 17 triệu lao động trong vùng (chiếm khoảng 7,9% tổng lao động trong ngành du lịch của thế giới) và chiếm 9,9% trong tổng số lao động trong các ngành nghề Du lịch tạo ra 10% tổng sản phẩm xã hội và 9% GDP trong vùng

Nằm ở vùng nhiệt đới, nơi có nhiều cảnh quan đặc sắc và các hệ sinh thái điển hình, với nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về du lịch nói chung và DLST nói riêng Hiện nay, nhiều tài nhuyên du lịch tự nhiên như các bãi biển, các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử văn hóa,….Và tài nguyên du lịch văn hóa bản địa đang được khai thác, sử dụng để phục vụ phát triển du lịch sinh thái

Liên hiệp quốc đã quyết định lấy năm 2002 là năm quốc tế về du lịch sinh thái nhằm nói lên tầm quan trọng của DLST đối với việc bảo tồn môi trường tự nhiên và giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia

có nhiều tài nguyên DLST

Mặc dù DLST được xem là loại hình du lịch đặc thù, có tiềm năng, được ưu tiên phát triển trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam khi bước vào thế kỉ XXI, song cho đến nay việc phát triển loại hình du lịch này còn nhiều hạn chế, do đây là một lĩnh vực mới phát triển ở Việt Nam

Ngoài ra, DLST cũng đang còn rất mới đối với các nhà tổ chức, quản lý, điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch và các chuyên gia nghiên cứu về du lịch Do đó, thường có sự nhầm lẫn giữa DLST với các loại hình du lịch khác

Theo các đánh giá của các nghiên cứu về DLST ở Việt Nam, sự phát triển DLST hiện còn chưa tương xứng với tiềm năng phong phú và đa dạng của tài nguyên DLST Các hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa

Trang 22

tham quan, hưởng thụ môi trường thiên nhiên để tái tạo sức khỏe, ít đạt được ý nghĩa về nâng cao nhận thức, giáo dục để du khách có trách nhiệm đối với việc bảo tồn các giá trị của môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, cũng như chưa mang lại những giá trị đích thực đối với lợi ích của cộng đồng

2.1.2.2 Quan hệ giữa DLST và các loại hình Du lịch khác:

Ta biết rằng, DLST không thể tác rời khỏi các loại hình du lịch khác như du lịch văn hóa, du lịch tham quan,…Cho nên nhiều lúc nghiên cứu DLST phải lấy các loại hình du lịch khác để làm chỗ dựa hay để so sánh hay đối trọng với DLST

Có những thành tố văn hóa nằm trong DLST và ngược lại

Vì vậy, sự bổ trợ giữa chúng là một điều cần lưu ý khi nghiên cứu tính hấp dẫn, tính kinh tế, xã hội của DLST

Ví dụ ta nói DLST tại khu BTTN đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng không chỉ nghiên cứu về hệ sinh thái đất ngập nước tại nơi đây mà còn có lịch sử hình thành, nền văn hóa của người dân địa phương,…

2.1.2.3 Đặc trưng cơ bản của DLST:

- Tính đa ngành: (1) Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch lien quan nhiều ngành quản lý (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở

hạ tầng và các dịch vụ tìm theo…).(2) Mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hóa…)

-Tính đa thành phần: Gồm nhiều bên lien quan như khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các

tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch

-Tính đa mục tiêu: Bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử-văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm trong xã hội về bảo tồn

- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các tuyến

du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau

Trang 23

- Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường

độ cao trong năm Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa…hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí…

- Tính chi phí: Mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền

- Tính xã hội hóa: Thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động du lịch

DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng: tính giáo dục cao về môi trường, góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương

2.1.2.4 Các tài nguyên Du lịch sinh thái

Tại Luật Du lịch, 2005: “Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người

có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”

Tài nguyên DLST được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội

Tài nguyên Du lịch tự nhiên (TNDLTN):

TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch Trong chuyến

du lịch, người ta cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại:

- Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới)

- Phong cảnh tự nhiên trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người

Trang 24

- Phong cảnh nhân tạo (văn hóa), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo ra

- Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hóa khi có những thay đổi không có lợi đối với môi trường tự nhiên)

Các thành phần của tự nhiên với tư cách là TNDL, có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực – động vật

Tài nguyên Du lịch nhân văn (TNDLNV):

TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhhu cầu du lịch TNDLNV có các đặc điểm sau:

- Có tác dụng nhận thức nhiều hơn Tác dụng giải trí không điển hình hoặc chỉ có ý nghĩa thứ yếu

- Việc tìm hiểu các đối tượng nhân tạo thường diến ra trong thời gian ngắn

- Số người quan tâm tới TNDLNV thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn

- TNDLNV thường tập trung ở các điểm dân cư và thành phố lớn

- Ưu thế của TNDLNV là đại bộ phận không có tính mùa vụ (trừ các lễ hội), không

bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác

- Sở thích của những người tìm đến TNDLNV rất phức tạp và rất khác nhau… Các loại TNDLNV:

- Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử - văn hóa

- Các lễ hội

- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

- Các đối tượng văn hóa – thể thao và hoạt động nhận thức khác

(Nguồn:http://tailieudulich.wordpress.com/2009/12/17/tai-nguyen-du-l%E1%BB%8Bch-nhan-van/)

2.1.2.5 Du lịch sinh thái ở các nước trên thế giới

Từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu du lịch sinh thái khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam

Á Ta có thể kể tên một số chương trình nghiên cứu của Hội Du lịch sinh thái

Trang 25

(1992-1993); chương trình môi trường Liên hợp quốc (1979), tổ chức du lịch thế giới (1994), đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Burns, Holden (1995); PATA (1993); Cater (1993),…Đáng chú ý là công trình nghiên cứu “Du lịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” của Kreg Lindberg (1999) và các chuyên gia của hội Du lịch sinh thái quốc tế Những công trình nghiên cứu trên đã tạo cơ sở khoa học và mở hướng cho việc nghiên cứu du lịch sinh thái ở Việt Nam

2.1.2.6 Du lịch sinh thái ở Việt Nam

DLST tuy có góp phần rất lớn làm tăng trưởng tốc độ du lịch nước nhà trong những năm qua Chính sự phát triển nhanh của ngành du lịch nên các quốc gia trên thế giới tập trung đẩy mạnh du lịch Việt Nam có những bước đầu tư đa dạng các loại hình

du lịch: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch tắm biển, du lịch xanh (du lịch đồng quê) Đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển DLST vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lí thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi có rừng, có núi,

có sông biểng giàu đẹp, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc trưng tập trung các loài động vật, thực vật quý hiếm được ghi vào sổ đỏ thế giới hoặc có những di sản thế giới Ngoài ra, còn có tài nguyên du lịch văn hóa như đình chùa, di tích lịch sử,

di tích khảo cổ, lễ hội…Bên cạnh những thuận lợi thì việc phát triển DLST cũng còn gặp phải nhiều khó khăn như cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ so với nhu cầu ngày càng cao của du khách, tại các khu BTTN công việc xây dựng các khu vực theo từng chức năng chưa được rõ ràng, cụ thể, thiếu nhân sự, thiếu vốn đầu tư cho việc quy hoạch các dự án du lịch, chưa có luật về DLST,…

2.3 Đặc điểm tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang

2.3.1 Khái quát về tỉnh Hậu Giang

Lịch sử hình thành tỉnh Hậu Giang

Trước đây (1976-1991) tỉnh Hậu Giang cũ bao gồm 3 đơn vị hành chính hiện nay là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang Cuối năm 1991 tỉnh Hậu Giang được chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay

Trang 26

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%ADu_Giang)

Vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang:

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, thị xã tỉnh lị Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240km về phía tây nam

Tọa độ địa lý Từ 9o30’35’’ đến 10o19’17’’ vĩ độ Bắc và từ 105o14’03’’ đến 106o17’57’’ kinh độ Đông Địa giới hành chính tiếp giáp 5 tỉnh: phía Bắc giáp TP Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh

Bạc Liêu; phía Tây giáp tỉnh

Kiên Giang; phía Đông giáp

2.3.2 Tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang

2.3.2.1 Tiềm năng phát triển Du lịch của tỉnh Hậu Giang

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật Cùng với các địa phương trong cả nước, Du lịch tỉnh Hậu Giang cũng có sự chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí và hiệu quả của sự nghiệp

Trang 27

phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy sự phát triển Các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch dần được đầu tư, nhiều loại hình, sản phẩm du lịch được xây dựng, công tác xúc tiến quảng bá du lịch được đẩy

mạnh…

Tuy nhiên, Hậu Giang là tỉnh mới chia tách, ngành du lịch Hậu Giang còn khá non trẻ so với các tỉnh, thành trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập Tuy vậy,

Hậu Giang vẫn được đánh giá là một tỉnh giàu tiềm năng Du lịch:

Về lợi thế: Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến 2020, chọn Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ làm trung tâm phát triển du lịch của vùng, cho nên sẽ nhận được quan tâm từ Trung ương bằng các chương trình dự án cho đầu tư phát triển Mặt khác, tỉnh cũng đã và sẽ quan tâm đầu tư các công trình, sản phẩm du lịch tạo dấu ấn Hậu Giang như: Công viên Xà No, Công viên Chiến thắng, tháp Truyền hình, khách sạn 5 sao Diamond Plaza, khu sinh thái Việt - Úc…Một lợi thế khác là việc hoàn thành dự án xây mới, mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A, cầu Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ và Phú Quốc, khai thông các tuyến quốc

lộ, tỉnh lộ nằm trong Tiểu vùng Tây sông Hậu sẽ tạo động lực cho Hậu Giang có điều kiện phát triển về du lịch, tạo cơ hội trong việc liên kết xây dựng các sản phẩm

du lịch đặc thù, tăng sức cạnh tranh trong thu hút khách, kêu gọi đầu tư và đẩy mạnh đào tạo nhanh nguồn nhân lực

Về tiềm năng: là nơi hội tụ đầy đủ những nét đặc trưng của một miền sông nước, với chợ nổi, rừng tràm, làng nghề truyền thống với những hương vị khó quên của khóm cầu Đúc, bưởi 5 roi Phú Hữu, quýt đường Long Trị, cá thát lát Vị Thủy… Hậu Giang còn có một thế mạnh khác là nơi sở hữu nhiều di tích lịch sử: Đền thờ Bác Hồ (xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ), Khu Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp), Khu Di tích chiến thắng 75 Tiểu đoàn địch (xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ), Khu Di tích chiến thắng Tầm Vu (xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A), Cái Sình (phường 7, thị xã Vị Thanh), Khu tưởng niệm Nam

Kỳ khởi nghĩa (xã Phú Hữu, huyện Châu Thành)… Ngoài ra còn có các lễ hội, đặc

Trang 28

biệt là Lễ hội đua Ghe Ngo truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer có nhiều địa phương tham gia, thu hút nhiều khách đến xem và cổ vũ

Có thể nói, với những nét đặc trưng đó, Hậu Giang là vùng đất giàu tiềm năng về phát triển du lịch Khi còn là tỉnh Cần Thơ, tiềm năng này chưa được chú ý khai thác Sau khi chia tách, Tỉnh ủy xác định: đây cũng là một trong những thế mạnh của Hậu Giang, từ đó có những chủ trương thích ứng để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch này của địa phương

(Nguồn: Nguyễn Văn Phụng – Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn Hóa, Thể thao và du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Hậu Giang)

2.3.2.2 Các điểm du lịch nổi tiếng

Theo ông Nguyễn Văn Hoàng, GĐ Trung tâm Thông tin Du lịch tỉnh Hậu Giang, tại tỉnh Hậu Giang có nhiều điểm tham quan, du lịch mà người dân và du khách có thể đến vui chơi trong các dịp lễ, Tết như: Đền thờ Bác Hồ, Khu di tích chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch (huyện Long Mỹ), Khu căn cứ Tỉnh ủy (Phụng Hiệp), Khu di tích chiến thắng Tầm Vu, Khu vui chơi sinh thái Tây Đô…

* Chợ nổi Ngã Bảy

Chợ nổi ở phường Ngã bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang Trước kia chợ thuộc địa bàn thị trấn Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, nên còn có tên là chợ nổi Phụng Hiệp Chợ cách trung tâm thành phố Cần Thơ

khoảng 30km, trên ngã bảy Phụng Hiệp- nơi 7 tuyến

song gặp nhâu là: Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc

Trăng, Lái Hiếu, Xẻo môn, Xẻo Dong

Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du

khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của những

gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên Hình 2.2 – Chợ nổi

ghe Có những chiếc ghe như “nhà di động” trên sông nước với những chậu trồng hoa kiểng, nuôi các loài vật, ghe nào cũng đầy đủ các phương tiện sinh hoạt trông rất bắt mắt và có cả xe gắn máy đậu trên ghe Âm thanh chợ nổi bao gồm tiếng máy

nổ, chèo khua nước, sóng vỗ vào mạn thuyền Người buôn bán ở chợ nổi thường

Trang 29

không rao hàng, bởi họ đã “bẹo” hàng trước mũi ghe, xuồng cho biết đang bán cái

gì Góp phần cho chợ nổi thêm sinh động được thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn, phục vụ nhu cầu cho giới thương hồ Các ghe dịch vụ thường nhỏ gọn, len lỏi để áp sát ghe lớn bán hàng Muốn biết cảm giác ăn sáng trên sông nước chập chờn, bạn cũng sẽ được phục vụ với giá cả bình dân Trên chuyến tham qua,

du khách sẽ có dịp biết thêm về làng nghề truyền thống đóng ghe tàu ở phường Hiệp Thành, làng nghề đan lát, vườn cây ăn trái ở xã Đại Thành, Tân Thành và tham quan Khu sinh thái Lung Ngọc Hoàng

(Nguồn:http://dulichhaugiang.com/News/Cho-noi-Nga-Bay-Phung-Hiep-40.vi.html)

* Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh Hậu Giang

Tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, cách

TP Cần Thơ 60km về hướng Tây Nam Công

trình đang được nâng cấp, sửa sang rộng rãi

với kiến trúc mang tính dân tộc Hiện đền là

nơi hành hương về nguồn của người Hậu

Giang và các tỉnh xung quanh nhất là vào các Hình 2.3 – Đền thờ Bác Hồ

dịp lễ 30.4, 19.5, 02.9, Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán

( Nguồn: http://dulichhaugiang.com/News/Den-tho-Bac-Ho-61.vi.html#dcth )

* Khu du lịch sinh thái Tây Đô

Nằm trên tỉnh lộ 61, theo hướng về TX Vị

Thanh, nằm trên địa bàn huyện Phụng Hiệp

Khu du lịch sinh thái Tây Đô là điểm du lịch

vườn lớn với 20 ha diện tích hoa viên cây

cảnh, vườn cây trái xum xuê quả ngọt, ao hồ

thoáng mát, cùng với các dịch vụ vui chơi

giải trí đa dạng và phong phú như du thuyền:

câu cá, tản bộ hóng mát, ca nhạc tài tử, xem Hình 2.4 – Khu DLST Tây Đô

chim thú, tham quan đảo khỉ, vườn cây cảnh bonsai Đặc biệt, có các khu nhà rông thoáng mát và đầy đủ tiện nghi

Trang 30

(Nguồn: http://dulichhaugiang.com/Tourist/Ve-Tay-Do-145.vi.html#dcth)

* Khu du lịch sinh thái Vị Thủy

Khu rừng Tràm Vị Thủy thuộc xã Vĩnh

Tường, huyện Vị Thủy, có diện tích 200 ha,

trước đây do Nông trường Cờ Đỏ quản lý,

khai thác, nay thuộc đất công do tỉnh Hậu

Giang quản lý Hiện nay có nhiều dự án đầu

tư, nhiều công trình đang thực hiện nhằm tạo

điều kiện thuận tiện để hình thành một khu

Đặc điểm: Long Mỹ là vùng căn cứ cách

mạng của tỉnh Hậu Giang và khu Tây nam

Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Hình 2.6 – Di tích Long Mỹ

chống Mỹ Đến với Long Mỹ, du khách sẽ có dịp thăm vườn cò độc đáo được hình thành từ năm 1986 tại xã Xà Phiên, với hàng chục ngàn con cò các loại cũng 30 loài chim đặc trưng của song nước miền Nam Giữa khung cảnh trời mây, sông nước, sinh vật thiên nhiên, cây cỏ hiền hòa, du khách vừa thưởng thức trái cây được hái tại vườn vừa lắng nghe chim muông ca hát

(Nguồn:http://www.haugiang.gov.vn/Portal/HtmlView.aspx?pageid=2178&ItemID

=7791&mid=3989&pageindex=7&siteid=48)

Trang 31

* Khu di tích chiến thắng Tầm Vu

"Ngồi buồn kể chuyện đánh Tây

Tầm Vu một trận diệt bầy xâm lăng

Sợ gì thiết giáp xe tăng

Quân ta cướp súng thần công kẻ thù."

Nằm trên đường quốc lộ 1A hướng về Sóc

Trăng, đến ngã ba Cái Tắc, rẽ phải, đi chừng Hình 2.7 – Khu di tích Tầm Vu

4km nữa là đến tượng đài chiến thắng Tầm Vu ở xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, cách TP Cần Thơ 16km Nơi đây, thời kháng chiến chống Pháp từng diễn

ra 4 trận đánh lớn mà phần thắng thuộc về quân và dân Tầm Vu

(Nguồn:

http://dulichhaugiang.com/News/Di-tich-chien-thang-Tam-Vu-58.vi.html#dcth)

2.3.2.3 Dự án, chính sách, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang

Dự án phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang

Qua năm năm, với nhiều cố gắng, đến nay du lịch Hậu Giang đã có sự khởi sắc, nhiều dự án phát triển du lịch đang được đầu tư xây dựng: Khu du lịch sinh thái rừng tràm (Vị Thủy), Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Phụng Hiệp), Khu du lịch hồ Đại Hàn (thị xã Vị Thanh), khu vui chơi, giải trí sinh thái Tây Đô (Phụng Hiệp)… Các khu di tích lịch sử cũng đang được trùng tu, mở rộng như: Đền thờ Bác Hồ (xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ), Khu di tích Chiến thắng 75 Tiểu đoàn ngụy (xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ) để đón khách tham quan và tìm hiểu thêm về đất và người Hậu Giang Song song với việc xây dựng cơ sở vật chất, tỉnh rất quan tâm đến việc hợp tác với các tỉnh thành để phát triển du lịch Vừa qua, tỉnh

đã ký kết hợp tác về du lịch với thành phố Hồ Chí Minh và Kiên Giang, hiện nay cũng có nhiều đối tác chú ý, bước đầu thỏa thuận đầu tư phát triển du lịch cho Hậu Giang Năm 2008, thành phố Cần Thơ được lựa chọn làm nơi tổ chức Năm Du lịch

Trang 32

quốc gia (Miệt vườn sông nước Cửu Long), đây là cơ hội lớn để Hậu Giang quảng

bá hình ảnh của mình với du khách trong và ngoài nước

Tuy hiện nay du lịch Hậu Giang chưa thu hút được nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, song, với những bước đi đúng hướng, trong tương lai không xa, ngành “công nghiệp không khói” này của Hậu Giang sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giàu tiềm năng của tỉnh nhà

Chính sách, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang

1 Định hướng về các thị trường khách du lịch quốc tế

Những thị trường then chốt cần chú ý trong các giai đoạn phát triển tiếp theo là các nước Đông Bắc Á mà tiêu biểu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc); tiếp đến là các nước Tây Âu như Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sỹ; tiếp theo là các nước Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada Các nước Đông Âu (chủ yếu là Nga); các nước ở Châu Đại Dương như Úc, Niu Zi Lân; và các nước ASEAN chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu khách quốc tế đến Hậu Giang Tuy nhiên, đây là những thị trường tiềm năng trong tương lai của du lịch Việt Nam nói chung và Hậu Giang nói riêng

2 Định hướng về thị trường khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa đến Hậu Giang rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần xã hội và nghề nghiệp khác nhau Mục đích chính của khách du lịch nội địa đến Hậu Giang chủ yếu là tham gia vào các loại hình du lịch sau: du lịch tham quan thắng cảnh sông nước, du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí, du lịch văn hóa -

lễ hội tín ngưỡng, du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch công vụ kết hợp tham quan v.v

3 Định hướng các chiến lược về thị trường

Chiến lược ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm - thị trường của du lịch Hậu Giang Các thị trường

Trang 33

Du lịch miệt vườn làng quê ***** ****

Du lịch cuối tuần kết hợp VCGT ** ****

Chú thích: (*) ưu tiên đầu tư thấp nhất

Trên cơ sở định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch của Hậu Giang, các địa bàn trọng điểm cần ưu tiên đầu tư bao gồm:

- Cụm du lịch thị trấn Phương Bình: đầu tư, tôn tạo phát triển thành một đô thị du lịch sinh thái gắn với tuyến du khảo vùng ngập úng Hòa An - Lung Ngọc Hoàng

- Cụm du lịch chợ nổi Ngã Bảy Phụng Hiệp: đầu tư thành một điểm du lịch gắn với các hoạt động du khảo trên sông, đờn ca tài tử

- Cụm du lịch văn hoá Đền thờ Bác Hồ tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ: đầu tư nơi đây thành điểm du lịch di tích lịch sử văn hoá, giáo dục gắn với các hoạt động lễ hội trên sông

cúm núm, vạc

Chưa ai biết rõ cái tên Lung Ngọc Hoàng có từ thuở nào nhưng theo sách “Địa chí Cần Thơ” thì cách nay trên 120 năm đã có người đặt chân đến Lung Ngọc Hoàng để khai hoang cày cấy Trước Cách mạng Tháng Tám cũng có nhiều địa chủ đến trồng lúa và khai thác cá Sau Cách mạng Tháng Tám, Lung Ngọc Hoàng trở thành căn cứ

Trang 34

cách mạng Lung Ngọc Hoàng với cánh đồng Phương Ninh trở thành căn cứ địa cách mạng của huyện ủy Long Mỹ và Phụng Hiệp Một số cơ quan của tỉnh như trại giam, công binh xưởng…và một số cơ quan của khu ủy Tây Nam bộ đã từng đóng ở vùng này

Kể từ năm 1976, vùng đất hoang hoá bao quanh khu Lung Ngọc Hoàng rộng 5.100

ha đã trở thành đất Nông trường Phương Ninh Nhưng vì đất trũng, nhiễm phèn năng suất quá thấp nên nông trường chỉ tồn tại được vài năm thì giải thể chuyển hướng sang làm lâm nghiệp Từ đó đến nay, Lâm trường Phương Ninh đã tập trung đầu tư cho cây tràm, khai thác nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường Hiện nay Lung Ngọc Hoàng có một hệ thống kinh, mương tương đối hoàn chỉnh, xuyên qua các lung bưng, rừng cây và khu dân cư, rất thuận lợi cho việc khai thác nông - lâm - thủy sản và phòng cháy chữa cháy

2.4.2 Vị trí địa lý

Trang 35

Hình 2.8 – Vị trí địa lý khu BTTN đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng

Khu BTTN đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng là di sản cuối cùng của hệ sinh thái tự nhiên nổi tiếng Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng bao gồm phạm vi đất đai của Lâm trường Phương Ninh tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ (cũ) Nay thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang Phía Bắc giáp Phương Bình; phía Nam giáp xã Phương Phú; phía Đông giáp xã Tân Phước Hưng (thuộc huyện Phụng Hiệp); phía Tây giáp huyện Long Mỹ Lung Ngọc Hoàng là khu BTTN theo quy chế quản lý của 3 loại rừng của Việt Nam theo tiêu chuẩn của công ước Ramsar Với tọa độ địa lý:

Vùng này được hình thành từ quá trình biển lùi và bồi tụ phù sa, chủ yếu là trầm tích ven biển và đầm lầy, hình thành nên một nền địa hình thấp và khá bằng phẳng, với độ cao bình quân biến đởi từ 0.3 đến 1.5m và bị chia cắt bới hệ thống các kênh đào

2.4.4 Đất đai - Thổ nhưỡng

Tổng diện tích của vùng Lung ước khoảng 6000ha Lung là vùng đất hình thành từ quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống song Mekong trong vùng ĐBSCL, do bờ song Bassac và bờ biển Đông được nâng cao dần nên Lung trở thành vùng trũng Nam sông Hậu, nước ngập cao nhất là vào mùa mưa lũ

Trang 36

Đây là vùng đất phù sa chịu tác động của quá trình biển tiến, biển lùi và quá trình chuyển đổi dòng chảy của sông Bassac nên đất có nhiều tầng nhiễm mặn, tầng phèn tiềm tang xen với đất đã ngọt hóa có giàu chất hữu cơ rất phức tạp

Trong thời gian gần đây đất Lung bị đào một số kinh thoát nước như kinh Hậu Giang 3 thông với sông cái lớn và cái tàu đổ ra biển Tây; kinh Chủ Ba, xẻo xu đổ ra biển Đông

2.4.5 Khí hậu - thủy văn

Cũng như cả ĐBSCL, Lung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng khí tượng sau:

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu

Long Trong khu vực có một hệ thống các kênh đào dày đặc

Theo tài liệu quan trắc tại trạm Cần Thơ và một số trạm lân cận cho thấy: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng nằm ở vành đai vĩ độ thấp, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới giớ mùa

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26.6 0C, trong đó:

+ Tháng nóng nhất : Tháng 4, nhiệt độ bình quân 28.6 0 C

+ Tháng lạnh nhất : Tháng 1, nhiệt độ bình quân 25.2 0 C

Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm là 85%

+ Tháng 9 – 10 có độ ẩm tương đối trung bình đạt giá trị cao nhất trong năm 90%) Tháng 3 độ ẩm tương đối trung bình đạt giá trị thấp nhất (79%)

(89-+ Chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm từ 10-11%

Vùng Lung Ngọc Hoàng chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, trong năm có 2 mùa gió: Gió mùa Đông – Bắc (6-9) và gió mùa Tây – Nam (5-10)

Lượng mưa trung bình nhiều năm 1.700 – 1800 mm Số ngày mưa trung bình năm cũng khá cao, thay đổi từ 120 – 135 ngày Số ngày mưa trung bình nhiều năm tại Cần Thơ là 124 ngày, Phụng Hiệp là 126 ngày, Vị Thanh là 135 ngày và Sóc Trăng

là 136 ngày Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, với lượng mưa bình quân khoảng 2000mm có năm lên đến 2400mm Từ tháng 8 đến tháng 10 mưa tập trung với lượng mưa hơn 70% tổng lượng mưa trong năm

Trang 37

Nằm trong vùng ĐBSCL, Lung Ngọc Hoàng chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông, thủy triều vịnh Thái Lan và lũ từ hệ thống sông Mekong Nước luôn ngập sâu trên các vùng hoang hóa và đồng ruộng, trung bình nước ngập 0,4m, mùa lũ nước ngập 1,1m mùa khô ngập 0,2m

Chất lượng nước mặt ở Lung có nhiều bién động theo quá trình khai thác đất đai và khác nhiều so lúc mới bắt đầu quản lý (có khi ngọt, nhiễm mặn, nhiễm phèn)

2.4.6 Tài nguyên Động – Thực vật

Tài nguyên Động vật

Khu bảo tồn còn là nơi quy tụ các loài sinh vật quý hiếm, phong phú, nhiều chủng loại gồm: 206 loài động vật quý, trong số đó có 9 loài chim quý hiếm là bạc má, cá đãy, cà cuốc, cò ốc, giang sen, cò lạo xám, le khoang cổ, ác là… Các loài chim nước có kích thước lớn rất hiếm, chỉ có một số loài Cò, Diệc xuất hiện trong khu vực vào mùa khô Tuy nhiên, trong mùa mưa cũng có một số lượng tương đối lớn

các loài chim xuất hiện trong khu vực như: Gà lôi nước Ấn Độ Metopidius indicus

và Cò đen Dupetor flavicollis Khu hệ chim ở rừng tràm trồng nghèo về thành phần loài, chỉ gặp các loài như: rẻ quạt Rhipidura javanica, Hút mật họng tím Nectarinia

jugularis và vành khuyên Zosterops palpebrosa

Có 5 loài thú quý hiếm là dơi chó, rái cá, rái móng, chồn mực, cáo mèo, 10 loài bò

sát tiêu biểu là rắn mái gầm, rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), rùa nắp (Cuora

amboinensis), rùa vàng (Testudo elongata, và một loài ếch giun (Ichthyophis glutinous) rất quý Có nhiều loại thú, chim, cá quý hiếm Trong đó, phải kể đến rái

cá lông mũi và rùa nắp (nằm trong danh sách đỏ thế giới), càng đước, chồn đèn, các thác lác cườm Ngoài ra, có nhiều loài không chỉ được đưa vào sách đỏ Việt Nam,

mà còn được đưa vào cả sách đỏ thế giới như: rắn, trăn, rái cá…Ngoài ra còn có 77

loài thủy sản, trong đó có 2 loài cá quý: cá còm (Notopterus chilata) và cá trê trắng (Clarias batrachus)

Tài nguyên Thực vật

Lung Ngọc Hoàng có hệ thực vật rất phong phú: gồm 330 loài thực vật Nhưng chủ yếu là 3 kiểu thảm thực vật chính: rừng tràm, đầm lầy và trảng cỏ Rừng Tràm có

Trang 38

diện tích lớn nhất, hầu hết diện tích này là rừng trồng Tràm thương mại, có giá trị đa dạng sinh học không cao Diện tích còn lại là đầm lầy và trảng cỏ có giá trị về đa dạng sinh học cao hơn mặc dù nhiều nơi đang được trồng Tràm non Khoảng 1/3

diện tích khu vực là đất canh tác lúa và mía (Buckton et al 1999)

Các trảng cỏ có diện tích lớn với loài cỏ Năng ngọt Eleocharis dulcis mọc hỗn giao với Cỏ chỉ Cynodon dactylon và rải rác có Tràm tái sinh Có 3 loại hình trảng cỏ khác nhau trong khu vực là: các bãi Đưng Scleria poafearmis, gồm có cỏ Năng và các loài thuộc họ Cỏ Poaceae; bãi Cỏ mỡ Hymenachne acutigluma chiếm ưu thế ở các bờ kênh; và bãi Sậy Phragmites vallatoria xuất hiện thành từng đám cao và dày (Buckton et al 1999)

Quần xã thực vật thuỷ sinh ở các kênh đào chủ yếu là các loài Lục bình Eichhornia

crassipes, Bèo cái Pistia stratiotes, Bèo ong (Bèo tai chuột) Salvinia cucullata, Rau

muống Ipomoea aquatica, Rau mương Ludwidgia adscendens, Cỏ sước nước

Centrostachys aquatica, Bèo dâu Azolla pinnata, Bèo trống Spirodela polyrrhiza và

Bèo cám Lemna aequinoxialis (Buckton et al 1999)

Ngoài ra, hệ thực vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước la quần thể rất đa dạng, bao gồm các loài chiếm ưu thế như: dây choại, lác, sậy, bồng bông; thực vật thuộc hệ sinh thái trên cạn gồm trâm sắn, ngái lông, gáo trắng, gừa, đủng đỉnh, cây mua; thực vật thuộc hệ sinh thái dưới nước như: lục bình, bông súng, bông sen, các loại bèo Bên cạnh đó, khu BTTN đã có 1.461ha rừng tràm và một số ít xà cừ, keo tai tượng, keo lai Lung Ngọc Hoàng hôm nay, ngoài những mảng xanh của cây cối, lúa, mía còn có màu xanh của bầu trời và một dải lụa biêng biếc của những dòng kinh và các lung bàu

2.4.7 Đặc điểm kinh tế xã hội khu BTTN Lung Ngọc Hoàng và vùng phụ cận Tăng trưởng kinh tế

Trước tháng 8 năm 1945, vùng đất Lung Ngọc Hoàng do các đồn diền người Pháp, Hoa và Việt quản lý và khai tháccác loại tài nguyên động vật tự nhiên như tôm, cá, rùa, rắn…Nhưng sau đó các chủ đất bỏ đi vì chiến tranh kháng chiến chống Pháp

Trang 39

Cho đến năm 1952 chính phủ cấp đất cho dân cày mỗi hộ được 10ha để làm ruộng Nhưng, nông dân sống chủ yếu là săn bắt các loài tôm, cá

Sau năm 1959 dân bị đuổi ra khỏi vùng này, đất lại bị bỏ hoang và trở thành “vùng trắng” là nơi tự do bắn phá của chính quyền cũ cho đến năm 1975

Sau năm 1975 Nông trường Phương Ninh được thành lập và Lung Ngọc Hoàng được nằm trong diện tích 5,100ha của Nông trường

Do canh tác lúa không thuận lợi, năng suất thấp, từ năm 1983 đến 1984 Nông trường Phương Ninh có thay đổi về tên gọi, tổ chức và diện tích quản lý để trở thành Lâm trường Phương Ninh với diện tích 2772ha và nhiệm vụ trồng rừng kết hợp nuôi tôm, cá và bảo vệ môi trường

Người dân sống chung quanh đã hợp đồng với lâm trường làm các việc: dọn đất trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng Họ vẫn săn bắt cá, tôm và trồng một số loại cây nông nghiệp và chăn nuôi để có them thu nhập Năng suất lúa thấp 0,2-0,6 tấn/ha và mỗi năm chỉ canh tác được một vụ

Các cơ sở kinh tế chủ yếu

Các thành phần kinh tế trên địa bàn Phụng Hiệp đã có nhiều loại hình Toàn huyện

có 23 hợp tác xã (trong đó, 10 HTX nông nghiệp, 9 HTX dịch vụ tiêu thụ điện năng, 04 HTX xây dựng), 20 câu lạc bộ sản xuất, 479 tổ hợp tác kinh tế nông nghiệp Đa số các hợp tác xã nông nghiệp, HTX xây dựng chất lượng hoạt động kém, nhưng hầu hết các mô hình câu lạc bộ, tổ kinh tế hợp tác hoạt động đạt hiệu quả cao, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đã xây dựng được quỹ tín dụng Lĩnh vực kinh tế tư nhân và hộ cá thể tiếp tục được quan tâm hỗ trợ tiếp cận các chương trình vay vốn ưu đãi, vốn kích cầu của Chính phủ đã tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển, góp phần tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm ổn định cho lao động nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nông lâm nghiệp, thủy sản

Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu của khu Đảng bộ luôn quan tâm chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bước đầu đã quy hoạch, phân vùng sản xuất hợp lý,

Trang 40

mang lại hiệu quả như: vùng lúa phẩm chất gạo cao, vùng mía nguyên liệu, vùng phát triển vườn cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản… Cây lúa, ngoài 2 vụ chính là đông xuân và hè thu, các nơi có hệ thống thủy lợi khép kín đã sản xuất thêm vụ lúa thu đông (vụ 3) có hiệu quả Phong trào cải tạo vườn tạp được quan tâm chỉ đạo, hiện

có 4.711,6ha vườn cây ăn trái, trong đó gần 70% diện tích cây có giá trị kinh tế cao

(cam, quýt, bưởi năm roi, sầu riêng, măng cụt…)

bộ, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ mới, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường về mẫu mã, chất lượng hàng hóa Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế, giá vật tư nguyên liệu tăng cao, ngành chế biến thức ăn thuỷ sản

đầu ra không ổn định… làm ảnh hưởng nhiều đến mức tăng trưởng chung

Thương mại – dịch vụ

Để phát triển thương mại, dịch vụ nông thôn, nông nghiệp, huyện đã không ngừng phát triển, mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục được nâng cấp, mở rộng như chợ: Long Thạnh, Cầu Trắng (Tân Long), Kinh Cùng; xây dựng mới chợ Xáng Bộ (Hòa An), Cầu Đình, Cầu Xáng (Tân Bình), Búng Tàu, Phương Phú; đang xúc tiến hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại thị trấn Cây Dương, từng bước đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa cho nhân dân Toàn huyện hiện có 4.965 cơ sở kinh doanh cố định (tăng 574 cơ sở so với năm 2005) Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc và nhu cầu chuyển phát nhanh an toàn bưu phẩm cho người dân

Ngày đăng: 30/05/2018, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w