1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT, THIẾT KẾ BỘ PHẬN GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN MÁY SẤY LÚA KIỂU THÁP

56 310 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

TÓM TẮT Máy sấy tháp là một trong những máy sấy nông sản lúa, ngô được sử dụng phổ biến hiện nay.. Mục đích: - Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ phận giám sát và điều khiển cho máy sấy th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ

**************

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT, THIẾT KẾ BỘ PHẬN GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU

KHIỂN MÁY SẤY LÚA KIỂU THÁP

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN AN PHƯƠNG - LAI THANH TÂN

Tháng 6 Năm 2013

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Chúng tôi chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm Tp.HCM, ban chủ nhiệm khoa Cơ khí công nghệ cùng tất cả quý thầy cô của quý khoa đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích trong thời gian học tập tại trường, tạo tiền đề cho tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp này

Và tôi vô cùng biết ơn PGS.TS Nguyễn Văn Hùng đã luôn quan tâm, đôn đốc và tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các kĩ sư và toàn thể công nhân nhà máy sấy lúa Trà Ôn( tỉnh Vĩnh Long) đã tiếp nhận, tạo điều kiện và giúp

đỡ và chỉ dạy tận tình thực hiện đề tài Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn KS Nguyễn Trung Trực đã luôn tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này

Đồng thời, tôi cảm ơn tập thể lớp DH09CD, những người bạn thân thiết đã luôn bên tôi chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Trang 3

TÓM TẮT

Máy sấy tháp là một trong những máy sấy nông sản( lúa, ngô) được sử dụng phổ biến hiện nay Để đáp ứng các yêu cầu mang tính tự động hóa cao, tăng năng suất, dễ dàng điều khiển,…Do đó, bộ phận giám sát và điều khiển được thiết kế, chế tạo

Mục đích:

- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ phận giám sát và điều khiển cho máy sấy tháp năng suất 30 tấn/ mẻ( một tháp) được lắp đặt tại xí nghiệp lương thực Trà Ôn( Vĩnh Long)

Nội dung nghiên cứu:

- Khảo sát hệ thống sấy tháp

- Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển

- Phần mềm HMI( Human Machine Interface)

- Khảo nghiệm máy sấy tháp

Kết quả:

- Nhiệt độ sấy được giám sát trên giao diện phần mềm HMI

- Nhiệt độ được khống chế trong khoảng cài đặt 45oC- 50oC

- Hệ thống giám sát và điều khiển có tính hiệu cảnh báo, ngắt kịp thời khi

có sự cố xảy ra

- Máy sấy tháp hoạt động bình thường

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i 

TÓM TẮT ii 

MỤC LỤC iii 

DANH SÁCH CÁC BẢNG v 

DANH SÁCH CÁC HÌNH vi 

Chương 1 MỞ ĐẦU 1 

1.1.Đặt vấn đề 1 

1.2 Mục đích đề tài 1 

Chương 2 TỔNG QUAN 3 

2.1 Tổng quan máy sấy tháp 3 

2.1.1 Cấu tạo 3 

2.2.Sơ lược các thiết bị điều khiển, giám sát 4 

2.2.1.Đồng hồ nhiệt 4 

2.2.2.Máy đo độ ẩm KETT- F511 6 

2.2.3.Biến tần LSIS SV- iG5A 7 

2.2.4.PLC Master-K120S 10 

2.2.5.Phần mềm giám sát và điều khiển Intouch Wonderware 13 

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 

3.1 Nội dung nghiên cứu 17 

3.2 Phương pháp nghiên cứu 17 

3.2.1 Cơ sở thiết kế 17 

3.2.2 Khảo nghiệm 17 

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18 

4.1 Khảo sát máy sấy tháp 18 

4.1.1 Cấu tạo máy sấy tháp 19 

4.1.2.Nguyên lí hoạt động của lò đốt: 23 

4.2 Thiết kế bộ phận giám sát và điều khiển 24 

4.2.1 Yêu cầu giám sát và điều khiển 24 

4.2.2 Sơ đồ khối 26 

Trang 5

4.2.3 Mạch điện điều khiển 27 

4.2.4 Phần mềm giám sát và điều khiển hệ thống sấy lúa kiểu tháp 28 

4.3 Kết quả khảo nghiệm 35 

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 

5.1 Kết quả đạt được: 40 

5.2 Hướng phát triển 40 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 

PHỤ LỤC 42 

Trang 6

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nối các dây mạch điều khiển 10 

Bảng 2.2 Cấu tạo phần cứng của PLC Master-K 11 

Bảng 4.1 Khảo sát độ ẩm hạt lúa sau 30 phút với nhiệt độ sấy trung bình 45oC 35 

Bảng 4.2 Khảo sát nhiệt độ sấy tương ứng với tốc độ động cơ cấp trấu 37 

Bảng 4.3 Thống kê tỉ lệ hạt bị rạn nứt, hạt bị cháy 39 

Trang 7

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Nguyên lí hoạt động máy sấy tháp 4 

Hình 2.2 Dụng cụ đo nhiệt 4 

Hình 2.3 Sơ đồ đấu dây đồng hồ nhiệt 6 

Hình 2.4 Máy đo ẩm độ 6 

Hình 2.5 Biến tần 8 

Hình 2.6 Sơ đồ kết nối biến tần 8 

Hình 2.7 Sơ đồ đấu dây biến tần 9 

Hình 2.8 Nối các đầu dây chính của biến tần 9 

Hình 2.10 PLC Master-K 10 

Hình 2.11 Sơ đồ cấu tạo PLC 11 

Hình 2.12 Sơ đồ đấu dây Input 12 

Hình 2.13 Sơ đồ đấu dây Output 13 

Hình 2.14 Phần mềm giám sát và điều khiển Intouch Wonderware 13 

Hình 2.15 Phần mềm KepserverEX 15 

Hình 2.16 Truyền thông Modbus 16 

Hình 4.1 Hệ thống sấy tháp 18 

Hình 4.2 Cấu tạo máy sấy tháp 19 

Hình 4.3 Kích thước tháp sấy 20 

Hình 4.4 Máy sấy tháp ở Vĩnh Long 21 

Hình 4.6 Lò đốt 22 

Hình 4.7 Nguyên lí hoạt động lò đốt 23 

Hình 4.8 Nơi lắp đặt đầu dò nhiệt 24 

Hình 4.9 Lưu đồ điều khiển nhiệt độ lò đốt 25 

Hình 4.10 Sơ đồ khối hệ thống sấy tháp 26 

Hình 4.12 Tủ điện điều khiển 28 

Hình 4.13 Phần mềm giám sát và điều khiển 29 

Hình 4.14 Cụm sàng+ vít tải 31 

Hình 4.15 Bơm Hơi+ Gầu tải thùng 32 

Hình 4.16 Cụm tháp sấy 33 

Hình 4.17 Cụm lò đốt 34 

Trang 8

số lượng lớn đáp ứng vào mùa vụ của người nông dân

1.2 Mục đích đề tài

Với những yêu cầu cần có một thiết bị sấy đáp ứng các yêu cầu thực tiễn nêu trên, người nông dân, các nhà nghiên cứu, nhà sáng tạo đã thiết kế và chế tạo ra các loại máy sấy lúa trong đó có máy sấy kiểu tháp Máy sấy lúa kiểu tháp đã xuất hiện từ rất lâu cùng với những ưu điểm mà nó mang lại và cho đến ngày nay nó đang được sử dụng rộng rãi Máy sấy ngày càng được nâng cấp và cải tiến nhưng đa phần vẫn còn điều khiển bằng tay, theo dõi nhiệt độ sấy ngay tại

lò đốt

Vấn đề đặt ra ở đây là phải cải tiến máy sấy tháp này theo hướng:

- Tăng năng suất bằng cách chế tạo máy sấy lúa kiểu tháp thành một hệ thống gồm nhiều tháp

Trang 9

- Nâng cao tính tự động hóa của hệ thống trong việc điều khiển nhiệt độ sấy, lấy tro khỏi lò đốt…

- Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển dễ dàng sử dụng, linh hoạt và thông báo lỗi ngay trên thiết bị khi có sự cố xảy ra

Được sự đồng ý của bộ môn Cơ- Điện tử, khoa cơ khí công nghệ, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Nguyễn Văn Hùng và Kĩ sư Nguyễn Trung Trực chúng tôi tiến

hành thực hiện đề tài “Khảo sát, thiết kế bộ phận giám sát và điều khiển sấy lúa kiểu sấy tháp”

Trang 10

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan máy sấy tháp

2.1.1 Cấu tạo

Hệ thống tháp sấy có cấu tạo chính là tháp sấy Tháp sấy là một khối hình hộp được chia thành nhiều khối con xếp chồng lên nhau để tăng sức chứa hạt, giảm diện tích lắp đặt Trong tháp đặt các dãy hình chóp để dẫn và thải tác nhân sấy Thông thường các kênh dẫn và kênh thải đặt xen kẽ nhau Hệ thống sấy tháp bao gồm các phần chính như: Lò đốt, quạt sấy đặt hướng trục, tháp sấy

2.1.2 Nguyên lý hoạt động

Hệ thống sấy tháp được hoạt động theo nguyên lý tuần hoàn Hạt lúa qua một lần sấy rồi được gầu tải đưa trở lại tháp Thời gian “ ủ” thực chất là thời gian hạt ở trong gầu tải và thùng sấy( tương đối ngắn khoảng 1/ 2 giờ) Lúa được gấu tải đưa lên đỉnh tháp và được nạp vào đầy tháp sấy Hạt lúa chảy xuống giữa hai vách lưới

lỗ song song cách nhau, cón tác nhân sấy thì di chuyển theo chiều ngược lại xuyên qua dòng vật liệu và thực hiện quá trình trao đổi nhiệt- ẩm và đi vào các kênh thải qua ống thải đi vào môi trường Quạt sấy hút khí lò đốt và thổi vào các máng hình tam giác ngược trong tháp, các máng được chế tạo thành các kênh dẫn và kênh thải, dòng khí nóng đi xuyên qua các máng này và lan tỏa ra hai bên máng Hạt lúa tiếp xúc với khí nóng và hơi nước trong vỏ hạt sẽ bay hơi

Hướng quạt Thoát gió

Trang 11

Hình 2.1 Nguyên lí hoạt động máy sấy tháp 2.2.Sơ lược các thiết bị điều khiển, giám sát

2.2.1.Đồng hồ nhiệt

Dùng để đo nhiệt độ sấy Đồng hồ nhiệt kết nối với đầu dò PT 100 Nguyên lý hoạt động PT100: Được cấu tạo là một điện trở nhiệt, nhiệt độ thay đổi dẫn đến sự thay đổi điện trở Ba chân đưa tín hiệu về kết nối với Đồng hồ nhiệt Đồng hồ nhiệt có nhiệm vụ đọc điện trở từ đầu dò đưa về và hiển thị ra LED 7 đoạn trên đồng hồ

Đầu dò PT100 Đồng hồ nhiệt DTB 4848-RR

Hình 2.2 Dụng cụ đo nhiệt

 Giới thiệu đầu dò PT100:

Cảm biến nhiệt độ PT100 còn gọi là nhiệt điện trở kim loại( RTD) PT100 được cấu tạo từ kim loại Platium quấn theo hình dáng đầu dò nhiệt có giá trị điện trở ở 0oC là 100 Ohm Đây là loại cảm biến thụ động nên khi sử dụng cần phải cấp một nguồn ngoài ổn định Giá trị điện trở thay đổi tỉ lệ thuận với thay đổi nhiệt độ được tính theo công thức dưới đây

Hướng lúa

Dòng khí nóng

Dòng khí mát

Trang 12

Công thức tính điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ của PT100:

Rt= R0(1+ AT+ BT2+ C(T-100)T3) Trong đó:

Thời gian đáp ứng < 5 giây

 Giới thiệu đồng hồ nhiệt DTB 4848:

Đồng hồ nhiệt DTB 4848 do hãng Delta( Đài Loan) sản xuất là bộ điều khiển nhiệt Ngoài chức năng chuyển đổi và hiện thị nhiệt độ ra đồng hồ, DTB 4848 còn

là bộ điều khiển nhiệt PID có khả năng thực hiện điều khiển nóng, lạnh đồng thời trong hệ thống điều khiển nhiệt độ đáp ứng nhiệt đối với nhiệt độ cài đặt nhanh

 Ứng dụng:

Quạt thông gió trong hệ thống thông gió trung tâm, hệ thống gia nhiệt, hệ giám sát nhiệt độ từ xa, hệ thống Scada

 Đặc tính kĩ thuật:

- Các chế độ điều khiển ngõ vào: PID, ON/ OFF, bằng tay

- Có 2 nhóm ngõ ra với chế độ tự động chọn/điều chỉnh thông số PID

- Cho phép kết nối với nhiều loại cảm biến khác nhau (B, E, J, K, L, N, R, S,

T, U, TXK) và platinum RTD (PT100, JPT100), tín hiệu dòng (0 ~ 20mA, 4

~ 20mA), điện áp tuyến tính (0 ~ 5V, 0 ~ 10V) có thể chọn trên thông số cài đặt

- Hiển thị nhiệt độ 0C, 0F (Celsius hoặc Fahrenheit)

- Kích cỡ: 4824, 4848, 4896, 9696

Trang 13

- Thời gian lấy mẫu của cảm biến (sensor) là 0.4giây/lần, đối với tín hiệu analog ngõ vào là 0.15giây/lần

- Bộ điều khiển khả lập trình cho phép cài đặt 64 bộ nhiệt độ và thời gian điều khiển

 Sơ đồ đấu dây:

Hình 2.3 Sơ đồ đấu dây đồng hồ nhiệt 2.2.2.Máy đo độ ẩm KETT- F511

Dùng để đo độ ẩm của hạt lúa sau khi sấy Trong quá trình sấy độ ẩm được kiểm tra thường xuyên để quyết định thời gian sấy

Hình 2.4 Máy đo ẩm độ

 Thông số kĩ thuật:

- Thang đo: 10 – 30%( đối với lúa)

- Môi trường hoạt động: 0 – 400oC

Trang 14

- ứng dụng: Đo thóc (lúa), gạo, lúa mì, tiêu trắng, tiêu đen, đậu nành.

- Nhấn nút SELECT để chọn loại nông sản cần đo ẩm, chọn loại Paddy( thóc)

- Lấy muỗng của máy ra và đong mẫu thóc Số lượng thóc phải được đong vừa kín muỗng

- Đọc kết quả: Đặt muỗng chứa mẫu vào trong khe kiểm tra trên máy, xoay

núm vặn theo chiều kim đồng hồ cho đến nút Stop, nhấn nút MEASURE để

xem kết quả

- Tính trung bình các lần đo: Mẫu đo sẽ được lặp lại nhiều lần Các lần đo sau

lấy mẫu tương tự lần đầu và tiến hành đo bằng cách nhấn nút AVE

2.2.3.Biến tần LSIS SV- iG5A

Sử dụng để thay đổi tốc độ động cơ cấp liệu trấu cho lò đốt Tùy vào nhiệt độ lò đốt cấp cho tháp sấy cao hay thấp mà hiệu chỉnh tần số cấp liệu cho phù hợp

 Có thể lựa chọn tín hiệu đầu vào là PNP/ NPN

 Đầu vào Analog ± 10V

Giao diện điều khiển:

Trang 15

Hình 2.5 Biến tần

Giao diện điều khiển gồm có: LED hiển thị tần số, phím RUN, phím STOP/

RESET, các phím hiệu chỉnh UP, DOWN, LEFT, RIGHT và ENTER Có hai cách cài đặt tần số trên biến tần:

 Sử dụng trực tiếp các phím hiệu chỉnh trên giao diện của biến tần

Cài đặt bằng phần mềm giám sát và điều khiển INTOUCH WONDERWARE thông

qua kết nối PLC.Sơ đồ kết nối thực:

Điện áp nguồn 3 pha 380V

Trang 16

 Sơ đồ đấu dây:

Hình 2.7 Sơ đồ đấu dây biến tần

 Nối các đầu dây chính:

Hình 2.8 Nối các đầu dây chính của biến tần

M

Điện trở DBNguồn 3 pha

Trang 17

 Nối các đầu dây mạch điều khiển:

Bảng 2.1 Nối các dây mạch điều khiển

2.2.4.PLC Master-K120S

Dùng để xuất ngõ ra Relay điều khiển các Motor, giao tiếp với biến tần SV-iG5A để

điều chỉnh tần số Motor theo cổng giao tiếp RS-485

Hình 2.10 PLC Master-K

Trang 18

 Cấu tạo:

Hình 2.11 Sơ đồ cấu tạo PLC Bảng 2.2 Cấu tạo phần cứng của PLC Master-K

1 Đèn báo hiện trạng CPU

2 LED input/ output

3 Bộ liên kết 2 chân gắn với giao tiếp RS 485

4 Các phím chức năng RUN, STOP, PAUSE, REMOTE, PAU/ REM

5 Switch Cnet I/ F

6 Cổng kết nối thiết bị ngoại vi RS 232

7 Bus kết nối với Module mở rộng

8 Vỏ che đậy các ngõ vào/ ra

9 Nơi bắt vít gắn kết

Trang 19

 Đặc điểm kĩ thuật:

 Tốc độ xử lý cao khoảng 0.1- 0,9us/ step

 Điều khiển PID mà không sử dụng module PID ngoài

 Sử dụng cổng giao tiếp RS 232 và RS 485 giao tiếp thiết bị ngoại vi như

máy tính, màn hình cảm ứng,

 Ít tiêu hao năng lượng do chương trình thường xuyên được lưu vào bộ nhớ

đệm EEPROM

 Được hổ trợ nhiều Module cho phép tăng khả năng ứng dụng của thiết bị

 Nguồn vào 24 VDC Số ngõ Input/ Output là 24/ 16

 Sơ đồ đấu dây:

Nguồn của PLC K7M- DT40U là loại DC/ DC/ RELAY

 Input:

Hình 2.12 Sơ đồ đấu dây Input

Trang 20

 Output:

Ngõ ra có thể là DC 12V/ 24V hoặc AC 220V

Hình 2.13 Sơ đồ đấu dây Output

2.2.5.Phần mềm giám sát và điều khiển Intouch Wonderware

Hình 2.14 Phần mềm giám sát và điều khiển Intouch Wonderware

Wonderware Intouch HMI( Human- Machine Interface) là phần mềm cung

cấp đồ họa trực quan quản lí, giám sát và điều khiển tối ưu hóa cho hệ thống công

nghiệp đến một cấp độ hoàn toàn mới Trong nghành công nghiệp hện nay phần

mềm này là một trong ba phần mềm đang dẫn đầu thế giới Với việc sử dụng phần

mềm giám sát và điều khiển này trong hệ thống sản xuất công nghiệp sẽ được tối ưu

hóa năng suất, tăng hiệu quả sử dụng, dễ dàng bảo dưỡng

Trang 21

 Ưu điểm:

o Hỗ trợ độ họa trực quan, sinh động và dễ dàng sử dụng, thao tác điều khiển ngay trên đồ họa thiết kế

o Cấu hình và bảo trì đơn giản

o Có tính bảo mật cao, mở rộng tối đa phần mềm hỗ trợ cho ứng dụng này

 Các tính năng:

o HMI trực quan và địa lí phân phối SCADA( Supervisory Control And Data Acquisition)

o Tiêu bản dựa trên phát triển và bảo trì

o Mức độ bảo mật được xây dựng vào hệ thống

o Dễ dàng và linh hoạt báo động định nghĩa

o Thu thập và phân tích cho các hệ thống mới và hiện tại

o Dễ dàng sử dụng thế hệ báo cáo( Report)

o Mở truy cập vào dữ liệu lịch sử( Trend)

 Phần mềm trung gian kết nối Intouch và PLC

KepserverEX là phần mềm trung gian kết nối giữa các thiết bị ngoại vi như Biến tần, PLC với phần mềm Intouch Với phần mềm này cho phép thực hiện các chức năng giám sát và điều khiển thiết bị thực tế được thiết kế và lập trình trên phần mềm Intouch Trong đề tài này chúng tôi sử dụng KepserverEX để liên kết bộ lập trình PLC MasterK và Intouch điều khiển thiết bị biến tần iG5A của hãng LS, đồng hồ nhiệt Delta

Trang 22

Hình 2.15 Phần mềm KepserverEX

Phương thức truyền thông giữa phần mềm và PLC là Modbus, phiên bản là Modbus RTU. Modbus mô tả quá trình giao tiếp giữa một bộ điều khiển với các

thiết bị khác thông qua cơ chế yêu cầu/đáp ứng.Khi sử dụng Modbus phải có thiết

bị đóng vai trò là Chủ( Intouch) và thiết bị đóng vai trò là Tớ( PLC Masterk) Một thiết bị có thể chủ động gửi yêu cầu, còn lại các thiết bị tớ sẽ đáp ứng bằng dữ liệu trả lại hoặc thực hiện một hành động nhất định theo như yêu cầu

Các phiên bản Modbus phổ biến nhất được sử dụng hiện nay là:

- Modbus ASCII: Thông điệp được mã hóa là Hexa-decimal sử dụng đặc tính ASCII 4 bit

- Modbus RTU: Dữ liệu được mã hóa theo hệ nhị phân, và chỉ cần một byte truyền thông cho một byte dữ liệu

- Modbus TCP: Là Modbus qua Ethernet, sử dụng cách thức này cho việc kết nối các thiết bị Chủ- Tớ thông qua địa chỉ IP được sử dụng

Trang 23

Hình 2.16 Truyền thông Modbus

LS Inverter

Trang 24

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát hệ thống sấy tháp được lắp đặt tại xí nghiệp lương thực Trà Ôn( tỉnh Vĩnh Long)

- Thiết kế, chế tạo bộ phận giám sát và điều khiển hệ thống sấy tháp

- Thiết kế phần mềm HMI Intouch Wonderware giám sát và điều khiển

- Khảo nghiệm kết quả sấy để đưa ra chế độ sấy hợp lí

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 25

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khảo sát máy sấy tháp

Hệ thống sấy lúa kiểu tháp tại xí nghiệp lương thực Trà Ôn có năng suất 30 tấn/ mẻ( một tháp) Thời gian sấy trung bình cho mỗi mẻ là 10 giờ với độ giảm ẩm khoảng

Trang 26

4.1.1 Cấu tạo máy sấy tháp

Hình 4.2 Cấu tạo máy sấy tháp

Trang 27

a) Phần tháp:

Gồm có: Quạt sấy, van cấp liệu nằm trên vít cấp liệu của hệ thống, gầu tải, nón quay + vít cấp liệu, 4 van xả liệu khí nén: Van 1 trên đỉnh tháp, van 2, 3,

4 dưới chân tháp, vít rải ra thuận- nghịch

+ Quạt sấy hút lấy khí lò đốt đưa vào tháp sấy

+ Van cấp liệu mở cho lúa từ vít tải vào gầu tải

+ Gầu tải nhận lùa đưa lúa lên đỉnh tháp vào vít cấp liệu+nón quay

+ Nón quay + vít cấp liệu nhận lúa từ gầu tải đưa vào và rải đều trong tháp + Bốn van cấp liệu có một van trên và ba van dưới Nếu mở van trên thì lúa được đưa ra vít tải ra và đưa về silô Ba van dưới mở để xả lúa từ tháp ra vít rải

+ Vít rải nhận lùa từ van xả đưa ra gầu tải

Các thông số kích thước( cm):

Hình 4.3 Kích thước tháp sấy

Trang 28

Hình 4.4 Máy sấy tháp ở Vĩnh Long

Hệ thống sấy tháp bao gồm bao gồm 4 tháp Mỗi tháp có một gầu tải đưa lúa vào tháp sấy cao 11m Tháp sấy gồm có hai tầng xếp chồng lên nhau, mỗi tầng cao 3.45m Có hai quạt sấy hướng trục cho hai tầng sấy, mỗi quạt có đường kính 1m Tháp sấy là khối hộp chữ nhật có chiều rộng 2.5m và chiều dài 3.6m Sức chứa hạt của tháp sấy là 30 tấn

b) Lò đốt:

Lò đốt gồm có một quạt lò, một vít cấp liệu, một vít cào tro, một van gió tươi

+ Quạt lò dùng để cấp gió mang khí oxy cần cho sự cháy của lò đốt

+ Vít cấp liệu lấy liệu từ bồn chứa trấu của lò đưa vào buồng đốt

+ Vít cào tro lấy liệu từ buồng đốt đưa ra khỏi lò

+ Van gió tươi đẻ cấp khí chưa được đốt nóng vào hòa trộn với không khí nóng của lò để không khí có nhiệt độ thích hợp cho tháp sấy

Các thông số kích thước( cm):

Ngày đăng: 22/07/2018, 02:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w