Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Bình Thạnh Đề tài sẽ khái quát tình hình chung của hoạt động tín dụng tại VIB Chi nhánh Bình Thạnh để đi sâu vào phân tích, nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng cá nhân về tỷ lệ sinh lời tín dụng, hiệu suất sử dụng vốn, nợ quá hạn, nợ xấu tại Chi nhánh. Từ đó biết được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, các yếu tố nào cần được tiếp tục phát huy và những tồn tại nào cần hạn chế nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị đưa chất lượng tín dụng tại Chi nhánh lên tầm cao hơn nữa.
Trang 1A.LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới còn rất nhiều khó khăn do hệ quả của cuộckhủng hoảng kinh tế năm 2008 xuất phát từ Mỹ Cuộc khủng hoảng nợ công ở các nướckhu vực châu Âu vẫn còn nặng nề Sự bất ổn định ở khu vực Trung Đông gây khó khăn
và làm mất đi một thị trường xuất khẩu khá lớn đối với các nước trên thế giới trong đó cóViệt Nam
Mặc dù ba năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc hơn so với cácnăm trước, nhưng cũng còn đó vô vàng khó khăn thử thách như: tỷ lệ lạm phát tăng cao,giá vàng biến đổi thất thường, bất động sản vẫn còn thanh khoản rất kém và một số chínhsách của Chính Phủ nhằm quản lý thị trường, chống lạm phát như: áp dụng trần lãi suấthuy động cho các ngân hàng, giảm dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản suất… những điều này
đã gây khó khăn cho tình hình kinh doanh ở các doanh nghiệp Chính vì vậy, các doanhnghiệp không còn là miếng bánh ngon của Ngân Hàng Quốc Tế Việt Nam nói chung vàNgân Hàng Quốc Tế Chi nhánh Bình Thạnh nói riêng
Trước tình hình nền kinh tế và thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng nơi tôiđang thực tập, tôi nhận thấy việc nghiên cứu thực trạng, phân tích đánh giá kết quả đạtđược, các hạn chế về chất lượng tín dụng để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng là hết sức cần thiết Chính vì thế nên tôi chọn đề tài: “ Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Bình Thạnh” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài sẽ khái quát tình hình chung của hoạt động tín dụng tại VIB Chi nhánh BìnhThạnh để đi sâu vào phân tích, nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng cá nhân về tỷ lệsinh lời tín dụng, hiệu suất sử dụng vốn, nợ quá hạn, nợ xấu tại Chi nhánh Từ đó biếtđược những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, các yếu tố nào cần được tiếp tục
Trang 2phát huy và những tồn tại nào cần hạn chế nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị đưachất lượng tín dụng tại Chi nhánh lên tầm cao hơn nữa.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung phân tích tầm quan trọng của tín dụng cá nhân, phân tích chất lượngcủa hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Chi nhánh Bình Thạnh thông qua các chỉtiêu về nguồn vốn, tổng dư nợ tín dụng … đồng thời phân tích các nguyên nhân, nhân tốgây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chấtlượng của hoạt động tín dụng
Vì một số hạn chế về thời gian và lĩnh vực nghiên cứu, đề tài chỉ đi sâu phân tích tìnhhình hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh trong ba năm 2009, 2010 và 2011 Trongquá trình thực hiên, vì giới hạn về mặt chuyên môn nên đề tài khó tránh khỏi một số saisót, nên rất mong quý thầy cô, anh chị và bạn đọc đóng góp ý kiến
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập, phân tích để tìm hiểu cơ sở lý thuyết về chức năng, vai trò củahoạt động tín dụng
Phương pháp thu thập số liệu từ hoạt động tín dụng các năm 2009, 2010 và 2011 tạiChi nhánh
Phương pháp so sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm để đưa ra các nhậnxét về thực trạng hoạt động, đánh giá chất lượng tín dụng tại Chi nhánh
Trang 3B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTM, CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triểntới một trình độ nhất định, đồng thời qua quá trình tồn tại và phát triển nhiều thế kỷ, hệthống NHTM ngày càng được hoàn thiện và trở thành một định chế không thể thiếu trongnền kinh tế thị trường
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế, cá nhân với nghĩa vụ hoàn trả, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
Trung gian tín dụng: đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTM, với
chức năng này NHTM đóng vai trò là người đứng ra tập trung nguồn vốn tạm thời nhànrỗi trong nền kinh tế và chuyển nguồn vốn đó đến các cá nhân, tổ chức kinh tế tạm thờithiếu vốn trong nền kinh tế
Trung gian thanh toán: NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao
dịch thanh toán giữa các khách hàng, người mua, người bán… để hoàn tất các quan hệthương mại giữa họ với nhau
Chức năng tạo tiền: Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác
của NHTM là chức năng trung gian tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chứcnăng trung gian tín dụng, NHTM sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho
Trang 4vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dưtrên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiềngiao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này,
hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhucầu thanh toán, chi trả của xã hội
1.2 Khái quát tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nềnkinh tế Tín dụng có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau như góc độ thịtrường tài chính hay nguồn gốc lịch sử Trong phạm vi bài viết, ta tập trung vào quan hệtín dụng ngân hàng, trong đó tín dụng được xem là một chức năng cơ bản của ngân hàngthương mại
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể Trong đó, bên cấp tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (cá nhân/ tổ chức) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi.
Từ khái niệm trên, tín dụng thể hiện 3 mặt cơ bản:
Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác.
Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao phải bao gồm cả gốc và lãi.
1.2.2 Tín dụng cá nhân
a) Khái niệm tín dụng cá nhân
Tín dụng cá nhân là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn của cá nhân, hộgia đình Nhu cầu vốn của cá nhân, hộ gia đ́nh chủ yếu là nhu cầu về cư trú, mua sắm,sửa chữa, xây dựng nhà cửa, nhu cầu mua sắm tiện nghi, ô tô, xe máy, nhu cầu chi tiêuhàng ngày, nhu cầu đào tạo, y tế, giáo dục, nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh quy
mô hộ gia đình
Trang 5b) Đặc điểm giao dịch của khách hàng cá nhân và thời hạn tín dụng
Nhìn chung khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm lý sau khi giao dịch:
Ngại tủi ro khi giao dich tiền bạc với Ngân hàng
Ngại phiền phức với các bước làm thủ tục với Ngân hàng
Ngại giao dịch vì sợ lộ thông tin về thu nhập đối với người thu nhập cao vàmặc cảm không giám giao dịch với Ngân hàng đối với người có thu nhậpkhông cao
Hiểu được tâm lý giao dịch của khách hàng sẽ giúp Ngân hàng có chính sách phùhợp để thu hút khách hàng cá nhân đến giao dịch với Ngân hàng
Thời hạn tín dụng:
Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn đến 1 năm, tín dụng ngắn hạn là hình
thức tín dụng chủ yếu, vì nó thường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cần thiết của cá nhân
và hộ gia đình Rủi ro cho ngân hàng là khá nhỏ khi cho vay ngắn hạn, vì trong thời gianngắn ít có biến động xảy ra và nếu có ngân hàng cũng có thể dự tính được
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm Với các
doanh nghiệp, đây là loại hình quan trọng hình thành nguồn vốn lưu động Đối với cánhân, tín dụng trung hạn phục vụ cho các nhu cầu vốn có thời hạn tương đối dài hơn nhưmua ô tô, xây dựng nhà cửa…
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, tín dụng dài hạn được cung
cấp khi quy mô khoản vay lớn, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu: sản xuất kinh doanh quy
mô hộ gia đình, mua sắm đất đai, nhà cửa… Nói chung, đối với ngân hàng tín dụng dàihạn tiềm ẩn rủi ro lớn
c) Các loại tín dụng của khách hàng cá nhân
Hiện nay các NHTM Cổ Phần đã phát triển các sản phẩm tín dụng khá đa dạng vàphong phú dành cho khác hàng cá nhân
Trang 6 Cho vay sinh hoạt tiêu dùng
Cho vay hỗ trợ tiêu dùng
Cho vay xây dựng sửa chữa nhà
Cho vay mua nhà, nền nhà
Cho vay sản xuất kinh doanh
Cho vay mua xe Ôtô
Cho vay hỗ trợ du học…
1.2.3 Phân loại tín dụng
Phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm theo các tiêuthức sau:
Theo mục đích sử dụng vốn: theo tiêu thức này, tín dụng được chia ra thành các
loại sau: tín dụng cho sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu dùng
Theo thời hạn cho vay: theo tiêu thức này, tín dụng được chia ra thành các loại
sau: tín dụng ngắn hạn ( thời gian vay đến 12 tháng), tín dụng trung hạn ( thời gian vay từtrên 12 tháng đến 60 tháng), tín dụng dài hạn ( thời gian vay trên 60 tháng)
Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng vay: theo tiêu thức này, tín dụng được chia
ra thành các loại sau: tín dụng có tài sản đảm bảo, tín dụng không có tài sản đảm bảo
Theo kỹ thuật cấp tín dụng: theo tiêu thức này, tín dụng được chia ra thành các loại
sau: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng
1.2.4 Chức năng của tín dụng ngân hàng
Phân phối lại tiền tệ trong nền kinh tế: nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ
thể tạm thời thiếu vốn có thể nhận được phần vốn tạm thời nhàn rồi trong nền kinh tế
Tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng: Khi quan hệ tín dụng được xác lập thì
đồng thời một công cụ tín dụng cũng hình thành nhằm đảo bảo tuân thủ các thỏa thuận tíndụng như thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu… các chủ thể nắm giữ các công cụ trên khichưa đến hạn thanh toán mà phát sinh nhu cầu vốn thì có thể mang các công cụ đó
Trang 7chuyển nhượng hoặc cầm cố vay tiền Như vậy các công cụ tín dụng lại tiếp tục lưu thôngđáp ứng cho nhu cầu vốn trong nền kinh tế.
1.2.5 Quy trình tín dụng
Là sự mô tả công việc của ngân hàng từ khi nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng đếnkhi quyết định cho vay, giải ngân, thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Quy trình tíndụng cơ bản được thể hiện qua các bước sau:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn.
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng Bộ hồ sơbao gồm: Giấy đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ pháp lý (cung cấp thông tin pháp lý về nhânthân của khách hàng vay và người liên quan nếu có), hồ sơ kinh tế ( cung cấp thông tin vềtình hình tài chính, mục đích vay và khả năng trả nợ của khách hàng), hồ sơ đảm bảo tíndụng ( cung cấp thông tin về tài sản đảm bảo), các hồ sơ khác nếu có
Bước 2: Phân tích tín dụng.
Phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng trong việc sử dụng vốnnhằm tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra gây rủi ro cho ngân hàng để từ đó tìmcách khắc phục, giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng
Phân tích khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng là việc xác thực tính chân thật củanhững thông tin thu thập được từ khách hàng cung cấp từ đó nhận xét thái độ, thiện chitrả nợ của khách hàng để làm tiền đề cho việc ra quyết định tín dụng
Bước 3: Ra quyết định tín dụng.
Ở khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với kháchhàng, và sẽ có hai sai lầm cơ bản có thể xuất hiện ở khâu này đó là: thứ nhất, quyết địnhcho khách hàng xấu vay và thứ hai là quyết định không cho khách hàng tốt vay Cả haisai lầm này đều ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và uy tín của ngân hàng
Bước 4: Giải ngân.
Ở khâu này, ngân hàng tiến hành chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàngtheo thỏa thuận trong HĐTD theo nguyên tắc: phải gắn liền hoạt động của tiền tệ với sựvận động của hàng hóa, dịch vụ liên quan nhằm giám sát việc sử dụng vốn của khách
Trang 8hàng, nhưng phải tạo sự thuận tiện, tránh gây phiền hà cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng.
Định kỳ cán bộ tín dụng đến cơ sở của khách hàng để kiểm tra về việc: sử vốn vốn tíndụng có đúng mục đích hay không, việc trả nợ có được đảm bảo theo thỏa thuận haykhông, tình trạng tài sản đảm bảo, tái phân tích các khoản tín dụng và phân loại nợ
Bước 6: Thanh lý tín dụng.
Tiến hành thu hồi nợ gốc và lãi đồng thời giải chấp tài sản đảm bảo cho khách hàng
1.3 Những nội dung cơ bản về chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ phản ánh hoạt động tín dụng của Ngân hàng
thương mại là tốt hay không, nó được cấu thành bởi hai yếu tố: Mức độ an toàn và khảnăng sinh lời của Ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại
Mức độ an toàn tín dụng: Trước khi quyết định cho vay một khoản nào đó, Ngân
hàng thường xem xét một cách thận trọng liệu khoản vay đó có được hoàn trả đầy đủ vàđúng hạn hay không? Mức độ an toàn của khoản vay (hay mức độ rủi ro tín dụng) là baonhiêu? Khi một khoản vay bị rủi ro hoặc chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro người ta nóikhoản vay có chất lượng kém Vì vậy, rủi ro luôn được các nhà quản lý Ngân hàng và cácnhà kinh tế học rất quan tâm nghiên cứu
Khả năng sinh lời của Ngân hàng: phần lớn do hoạt động tín dụng mang lại và
được thể hiện ở góc độ sau:
Chất lượng tín dụng tốt góp phần tăng dư nợ tín dụng, từ đó tăng lãi thu được từhoạt động tín dụng Do hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu choNgân hàng thương mại nên chất lượng hoạt động tín dụng rất quan trọng, nó đóng vai tròquyết định khả năng sinh lời của Ngân hàng
Trang 9Chất lượng hoạt động tín dụng tốt góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn, giảm rủi ro tíndụng giúp Ngân hàng tránh được những tổn thất do hoạt động tín dụng mang lại Nhữngtổn thất này rất lớn, nếu chất lượng tín dụng không được đảm bảo, Ngân hàng có khảnăng mất vốn và dẫn đến thua lỗ, phá sản Chất lượng tín dụng tốt cũng góp phần nângcao uy tín Ngân hàng, mở rộng khả năng huy động vốn, tăng khả năng thanh toán, mởrộng dư nợ tín dụng, tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng, và tăng thu nhập từ các dịch
vụ đi kèm như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, ngoại hối
Chất lượng tín dụng là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển củaNgân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngânhàng, song bản thân nó cũng chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn đe doạ sự an toàn tronghoạt động tín dụng Vì vậy việc tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, hạn chế rủi rotrong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại luôn là yêu cầu bức xúc là điềukiện sống còn cho bản thân mỗi Ngân hàng, cho hệ thống Ngân hàng và mở rộng hơnnữa là cho cả nền kinh tế
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, phù hợp với sự pháttriển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng
Đối với khách hàng, tín dụng được cấp phù hợp với mục đích sử dụng và đáp ứngđược nhu cầu của khách hàng với lãi xuất kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận tiện.Khoản tín dụng này phải giúp cho khách hàng tạo ra nhiều lợi nhuận để chi trả lãi chokhoản vay và tăng được giá trị tài sản sở hữu cho khách hàng
Đối với phát triển kinh tế - xã hội, tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hoá,khai thác những tiềm năng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốncho sản xuất, đáp ứng những mục tiêu chung của nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội,góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Đối với Ngân hàng thương mại, phạm vi mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợpvới thực lực của bản thân Ngân hàng nhằm đảm bảo không chỉ mức độ an toàn của vốn
mà còn giúp cạnh tranh trên thi trường dựa trên nguyên tắc hoàn trả đầy đủ, đúng hạn và
Trang 10có lãi.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân Ngân hàng
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân phân tích dựa vào: Khả năng sinh lời(tỷ lệ sinh lời, hiệu suất sử dụng vốn) và mức an toàn (tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu)
a) Tỷ lệ sinh lời của tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, cho biết số tiền lãithu được trên tổng dư nợ là bao nhiêu Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín
dụng càng tốt Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Lãi từ tín dụng
Tỷ lệ sinh lời của tín dụng = - x 100%
Tổng dư nợ tín dụng
b) Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa dư nợ cho vay và ngồn vốn huy động.Nếu tiền gửi ít hơn tiền vay thì Ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn.Nếu tiền gửi nhiều hơn tiền vay thì Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng thừa vốn Do đó, chỉtiêu này chỉ mang tính tương đối giúp chúng ta so sánh khả năng cho vay và huy động
của Ngân hàng mà thôi Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Tổng dư nợ cho vay
tín dụng củ Ngân hàng Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Trang 11nữa mà là nhuy cơ mất vốn Chỉ tiêu này được tính theo công thức:
Trang 12lượng tín dụng từ đó được nâng lên Ngược lại là tác động tiêu cực của thông tin có thểlàm sai lệch nhận định về khách hàng và dẫn đến rủi ro trong cho vay.
Công tác tổ chức và trình độ nghiệp vụ của cán bộ
Cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động tín dụng của Ngânhàng cũng như chất lượng tín dụng Đây là những người trực tiếp thực hiện tất cả cáckhâu của quy trình tín dụng, do vậy việc bảo đảm an toàn và tính sinh lời cho mỗi khoảntín dụng phụ thuộc vào trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tíndụng Mặt khác khi xã hội ngay càng phát triển thì càng đòi hỏi chất lượng nhân sự cao
để có thể xử lý kịp thời, linh hoạt và hiệu quả những tình huống có thể xảy ra trong hoạtđộng tín dụng, giúp Ngân hàng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Đi đôi với việc lựachọn được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn là công tác tổ chức, sắp xếp độingũ cán bộ đó một cách khoa học, đúng người, đúng việc, đảm bảo sự phối hợp nhịpnhàng giữa các phòng ban, giữa các khâu của hoạt động tín dụng Việc tổ chức một cáchchặt chẽ sẽ giúp cho Ngân hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giảm thiểu rủi
ro trong quá trình hoạt động, làm cho bộ máy Ngân hàng hoạt động trôi chảy, nhịpnhàng nhanh nhạy trước sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh trongnước và thế giới Ngược lại nếu ngân hàng mà trình độ các cán bộ không cao, khôngnắm vững chuyên môn nghiệp vụ, hoặc công tác tổ chức không tốt sẽ làm cho các côngviệc không trôi chảy, hoặc sai lầm thiếu xót xảy dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng, giảmniềm tin nơi khách hàng
Vốn tự có của Ngân hàng
Vốn tự có của Ngân hàng, giúp cho Ngân hàng có đủ khả năng và điều kiện để mởrộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn của các doanh nghiệp, tổ chức cũngnhư cá nhân Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng ngày càng lớn thì khả năng đáp ứng nhucầu vay vốn càng cao Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu là điều kiện quan trọng để Ngânhàng đầu tư đào tạo cán bộ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chấtlượng phục vụ, hiện đại hoá các quy trình kỹ thuật, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng tín
Trang 13dụng Ngược lại nếu vốn tự có thấp sẽ ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống, an toàn chongười gửi tiền và khiến các cấp quản lý vĩ mô lo ngại.
Chính sách, quy trình tín dụng
Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, nó có
ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng thương mại Mộtchính sách tín dụng tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từhoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối, chính sáchcủa nhà nước và công bằng xã hội Điều đó cũng có ý nghĩa chất lượng hoạt động tíndụng tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của Ngân hàng thương mại có đúng đắn haykhông Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng hoạt động tín dụng tốt điều phải cóchính sách phù hợp Ngược lại nếu chính sách tín dụng không tốt sẽ khiến ngân hàngkhông thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, làm giảm thu nhập của ngân hàng
Quy trình tín dụng: Bao gồm những bước phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu
nợ nhằm bảo toàn vốn tín dụng Nó được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền,kiểm tra quá trình cho vay đến khi thu hồi hết nợ Chất lượng hoạt động tín dụng cóđược đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy trình ở từng bước và
sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng Nếu quy trình tín dụnghợp lý và được thực thi đầy đủ thì chất lượng tín dụng sẽ cao, khả năng sinh lời của ngânhàng lớn và ngược lại sẽ làm nảy sinh rủi ro tín dụng
b) Từ phía khách hàng
Nhân tố khách hàng cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của hoạtđộng tín dụng Với những khách hàng tiềm năng có uy tín, có năng lực tài chính, nănglực quản lý và trình độ cao thì mức độ an toàn tín dụng của ngân hàng sẽ cao, ít xảy ratình trạng nợ quá hạn, nợ xấu,…từ đó đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng
Tuy nhiên, một thực tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng các doanh nghiệp vay vốnNgân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, khách quan, mặc dù chế độ kế toán
Trang 14thống kê đã được ban hành nhưng phần lớn các doanh nghiệp không thực hiện nghiêmtúc Điều này gây khó khăn rất nhiều cho Ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sảnxuất kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay của đơn vị để qua đó có thể đưa ranhững quyết định đầu tư đúng đắn Nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, dùngtiền vay Ngân hàng quay vòng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng vớiphương án, mục đích khi xin vay nên đã không trả được nợ đúng hạn, làm cho chấtlượng tín dụng của ngân hàng từ đó cũng bị giảm sút
c) Các nhân tố khác
Ngoài công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức Ngân hàng Để có thểquản lý và thực hiện hoạt động tín dụng tốt thì cần phải chú ý tới các phương tiện vậtchất cần thiết phục vụ cho hoạt động tín dụng Đặc biệt trong thời đại ngày nay sự cạnhtranh khốc liệt của thị trường đòi hỏi các dịch vụ phải mang tính hiện đại cao, đem lạinhiều tiện ích cho người sử dụng, thì việc hiện đại hoá Ngân hàng, trang bị cơ sở vậtchất tiên tiến là việc làm tất yếu đối với mỗi Ngân hàng, nó quyết định chất lượng hoạtđộng của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng Nếu việc hiện đại hoángân hàng tiến hành chậm không theo kịp xu thế phát triển chung sẽ khiến ngân hàng bịtụt hậu, không cạnh tranh được với các ngân hàng khác, từ đó chất lượng tín dụng cũngkhông được đảm bảo
1.4.2 Các nhân tố khách quan
a) Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh
tế đó Nền kinh tế phát triển ổn định sẽ làm cho các hoạt động kinh tế diễn ra trôi chảy,
và khi đó hoạt động tín dụng cũng sẽ không phải chịu ảnh hưởng của lạm phát, khủnghoảng hay sự biến động bất thường của lãi suất Vì vậy mà chất lượng tín dụng đượcđảm bảo Trong trường hợp này thì chất lượng tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào các nhân
tố chủ quan, tức là các nhân tố thuộc về các Ngân hàng thương mại
Trang 15Tuy nhiên, để phát triển nền kinh tế thì bất kỳ quốc gia nào cũng giữ cho mìnhmột mức lạm phát vừa phải, phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế của chính quốc gia đó.
Vì vậy quy mô tín dụng của các Ngân hàng thương mại cấp ra và lãi suất tín dụng phảiphù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế Suy cho cùng, nếu quy mô tín dụng mở rộngquá mức tăng của nhu cầu vốn trong nền kinh tế thì rất có thể xảy ra lạm phát, dẫn đếntình trạng đồng tiền mất giá, do đó chất lượng tín dụng bị giảm xuống Còn nếu lãi suấttín dụng không phù hợp với mức tăng trưởng của GDP thì Ngân hàng khó có thể mởrộng cho vay Bên cạnh đó lãi suất Ngân hàng phải phù hợp với lợi nhuận của từngnghành, để khi cho bất kỳ một doanh nghiệp trong một nghành cụ thể vay thì lợi nhuận
họ thu được từ hoạt động kinh doanh được tài trợ đủ để trả lãi cho Ngân hàng và tăngđược vốn chủ sở hữu như kế hoạch Do vậy để nâng cao chất lượng tín dụng thì công tác
dự báo và khả năng bắt thông tin thị trường và ứng phó kịp thời những biến động bấtthường của nền kinh tế là vô cùng quan trọng đối với mỗi Ngân hàng thương mại
b) Môi trường pháp lý
Một quốc gia có hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ và thống nhất, mọi người đềutuân thủ nghiêm túc thì quốc gia đó sẽ có được sự ổn định về chính trị xã hội, đồng thời
có điều kiện để phát triển kinh tế Và thực tiễn kinh tế thị trường đã cho thấy, pháp luật
là một bộ phận không thể thiếu Nếu pháp luật không phù hợp với những yêu cầu pháttriển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền kinh tế không thể tiến hành trôi chảyđược Đăc biệt, việc tạo lập một môi trường pháp lý thuận lợi sẽ giúp cho các Ngân hàngthương mại phát triển nhanh chóng và an toàn Nếu các văn bản pháp luật về Ngân hàng,tín dụng mà không đồng bộ và chặt chẽ sẽ làm cho hệ thống Ngân hàng khó phát triển,
và chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng
c) Những nhân tố bất khả kháng
Ngoài ra còn có những nhân tố ảnh hưởng như: biến động của tình hình kinh tếthế giới, thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn, hạn hán, động đất trực tiếp gây bất lợi cho cho tìnhhình sản xuất kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng
Trang 16Qua nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng chothấy tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lýcủa từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, và trình độ của độingũ cán bộ của từng Ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng khác nhau đếnchất lượng hoạt động tín dụng Vấn đề cơ bản là chúng ta phải nắm chắc những nhân tốảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng Nắm chắc và biết vận dụng sáng tạo ảnhhưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm ra những biện pháp quản
lý có hiệu quả để củng cố nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, hạn chế đến mứcthấp nhất rủi ro có thể xảy ra, tạo điều kiện cho sự thành công của tín dụng nói riêng vàcủa Ngân hàng thương mại nói chung
Trang 17CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ CHI NHÁNH BÌNH THẠNH
2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển hệ thống Ngân hàng TMCP Quốc tế
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam ( tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế- VIB) đượcthành lập theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàngNhà Nước Việt Nam, trụ sở chính đặt tại 198B Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Cổ đông sáng lập VIB bao gồm các cá nhân và tổ chức hoạt động thành đạt tại ViệtNam và trên trường quốc tế
Năm 2010, ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc Ngân hàngCommonwealth Bank of Australia (CBA)- ngân hàng bán lẻ số một tại Úc và là mộttrong những ngân hàng hàng đầu trên thế giới với hơn 100 năm kinh nghiệm đã chínhthức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%, đến20/10/2011 CBA tiếp tục đầu tư vào VIB thêm 1.150 tỷ đồng, nâng tỉ lệ sở hữu cổ phầnlên 20%
Từ khi bắt đầu hoạt động (18/09/1996) với số vốn 50 tỷ đồng, sau hơn 15 năm hoạtđộng, tính đến thời điểm 20/10/2011, VIB đã trở thành một trong những NHTM CP ViệtNam đầu tiên đạt tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4,250 tỷ đồng, vốn chủ
sở hữu 8,200 tỷ đồng
Đến đầu năm 2012, VIB trở thành một trong những ngân hàng thương mại đầu tiênđược Ngân hàng Nhà Nước xếp loại tăng trưởng tín dụng vào nhóm 1 với mức tăngtrưởng tín dụng lớn nhất là 17%
Ý nghĩa logo của ngân hàng:
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam có logo:
Trang 18Biểu tượng của VIB được tạo thành bởi 3 chữ V, tượng trưng cho những kết nối vànguồn lực tổng hợp mà chúng tôi đem đến trong quan hệ với khách hàng và đối tác Ởtrung tâm ba chữ V là hình ảnh một trái tim thể hiện khách hàng luôn ở trong trái timVIB Về mặt cảm xúc, ba chữ V tạo thành hình tượng con người dang tay thân thiện chào
đón, tượng trưng cho tinh thần nhân văn, thể hiện ý tưởng “Kết nối Nhân văn” của
thương hiệu VIB
Hình dáng chữ VIB cong, mềm mại với chữ V cách điệu như một nụ cười chào đónkhách hàng
Màu xanh và ba gam màu vàng cam ấm áp, đầy sinh lực, tạo ra một không gian rộnglớn, đem lại cảm giác về một môi trường cởi mở, dễ tiếp cận, truyền tải sự thân thiện vàtinh thần hợp tác
2.1.2 Mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược của VIB
Mục tiêu: Trở thành một trong ba ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam vào năm
Sứ mệnh: Với phương châm “luôn gia tăng giá trị cho bạn!” VIB luôn không
ngừng gia tăng giá trị tài chính và cuộc sống cho khách hàng, cho đối tác, cho nhân viên
và cho các cổ đông
Trang 19Đối với khách hàng: Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa
mãn tối đa nhu cầu khách hàng
Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường
làm việc hiệu quả
Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông.
Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng
2.2 Tổng quan về ngân hàng Quốc Tế Chi nhánh Bình Thạnh
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh
Ngân hàng Quốc Tế Chi nhánh Bình Thạnh thành lập ngày 9/12/2004 với tên gọi tắt
là VIB Bình Thạnh Năm 2004 VIB Bình Thạnh đặt trụ sở chính của Chi nhánh tại
126-128 đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, Quận Bình Thạnh Đến năm 2007 VIB Bình
Thạnh chuyển trụ sở Chi nhánh về 137 Lê Quang Định, phường 14, quận Bình Thạnh
và thành lập một phòng giao dịch tại địa điểm cũ với tên gọi là phòng giao dịch ĐinhTiên Hoàng
Đến năm 2010 Chi nhánh tiếp tục mở rộng qui mô bằng việc thành lập thêm phònggiao dịch Thanh Đa tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh
Như vậy tính đến thời điểm này, Chi nhánh VIB Bình Thạnh đã có 2 phòng giao dịchtrực thuộc
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh
Hiện tại tổng số nhân viên của Chi nhánh là 20 nhân viên Chi nhánh được chi làm 2 khối như sau:
Khối bán lẻ (RB- retail banking) bao gồm 13 nhân viên, với khách hàng chủ yếu là cá
nhân, hộ sản xuất kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp siêu nhỏ
Trang 20Khối bán buôn (WB- wholesale banking) bao gồm 7 nhân viên, với khách hàng chủ
yếu là các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, các tổ chức tài chính khác
Cả 2 khối đều có một giám đốc điều hành riêng.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức khối bán lẻ (RB) hiện hành tại Chi nhánh:
Giám đốc điều hành khối bán lẻ (RB).
Giám đốc có chức năng phụ trách quản lý chung các phòng ban cũng như các nhân
viên sao cho có kết quả công việc tốt nhất, hoàn thành tốt các chỉ tiêu của Chi nhánh
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội sở về hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, chịu
trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về quyết định củamình về sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của Chi nhánh, xây dựng và phát triển Chinhánh
Trang 21 Tại phòng dịch vụ khách hàng.
Đứng đầu là Trưởng phòng dịch vụ khách hàng, sẽ điều hành công việc giao dịch
với khách hàng, tổng hợp số liệu, chứng từ và quản lý tài sản của Chi nhánh…
Trưởng quỹ sẽ phụ trách quản lý két tiền, chuyển tiền mặt và giấy tờ có giá, kho lưu bộ hồ sơ Hổ trợ cho trưởng quỹ là Kiểm ngân
Kiểm soát viên: kiểm soát các hoạt động giao dịch của Chi nhánh
Giao dịch viên: trực tiếp giao dịch với khách hàng., nhận tiền gửi, thu lãi, giải
ngân,…
Nhân viên S.A: công việc chính của nhân viên này là hướng dẫn ban đầu cho
khách hàng theo nhu cầu của khách hàng khi đến giao dịch, nhắc nhở lịch gặp kháchhàng cho các quản lý khách hàng, tư vấn các sản phẩm của Chi nhánh…
Mức độ đảm nhận công việc tại bộ phận hoàn thành theo kế hoạch đưa ra mặc dù khốilượng công việc tại bộ phận tương đối nhiều so với dự doán
Tại phòng tín dụng.
Quản lý khách hàng sẽ có nhiệm vụ chính là chăm sóc khách hàng cũ và tìm khách
hàng mới để bán các sản phẩm của VIB để tăng dư nợ cho Chi nhánh, đồng thời huy
động vốn nhằm tăng nguồn vốn cho Chi nhánh Hạn mức của quản lý khách hàng cho
Trang 222.2.3 Các quy chế, chính sách cho vay của VIB đối với khách hàng cá nhân
a) Quy chế cho vay đối với khách hàng cá nhân
Nguyên tắc cho vay:
VIB chỉ cho vay đối với khách hàng cam kết bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích đãthỏa thuận trong HĐTD
VIB chỉ cho vay đối với khách hàng có đủ khả năng trả nợ gốc và lãi đã thỏa thuậntrong HĐTD
Khuyến khích cho vay những đối tượng, trường hợp khách hàng được VIB quy định
ưu đãi về cho vay như: khách hàng có quan hệ giao dịch với VIB từ 2 năm trở lên và cótín nhiệm trong quan hệ vay vốn và thanh toán với VIB, khách hàng sử dụng nhiều sảnphẩm của VIB hoặc có đóng góp nhiều vào thu nhập của VIB, khách hàng có phương án,
dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển phục vụ đời sống có tính khả thicao, đảm bảo khả năng trả nợ cao…
Không khuyến khích cho vay những đối tượng, trường hợp khách hàng mà VIB quyđịnh hạn chế cho vay trừ trường hợp được Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc khối quản lýtín dụng phê duyệt
Không được cho vay những đối tượng, trường hợp khách hàng mà VIB quy địnhkhông được cho vay trừ trường hợp được Ủy ban Tín dụng của VIB phê duyệt
Không được cho vay các trường hợp mà pháp luật cấm cho vay
Điều kiện cho vay:
Cá nhân có đủ năng lực pháp luật và khả năng dân sự
Cá nhân có đủ năng lực trả nợ và phương án sử dụng vốn vay khả thi
Trang 23Cá nhân có hộ khẩu hoặc KT3 trên địa bàn TP.HCM có đơn vị kinh doanh của VIBhoặc cách đơn vị kinh doanh không quá 50 Km.
Cá nhân có tài sản đảm bảo, cầm cố hoặc được bên thứ 3 có tài sản đảm bảo, cầm cốbảo lãnh
Các trường hợp không được cho vay, bảo lãnh:
Khách hàng ngoài độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến 80 tuổi
Khách hàng đang có nợ quá hạn tại tổ chức tín dụng khác
Khách hàng có trụ sở hoặc cư trú cách đơn vị cho vay trên 50 Km hoặc địa bàn đi lạikhó khăn, vay vốn lần đầu dưới 1 tỷ đồng hoặc nhiều khách hàng tại đó có tổng nhu cầuvay dưới 3 tỷ đồng
Khách hàng cung cấp thông tin không đầy đủ theo quy định của VIB hoặc có biểuhiện cung cấp thông tin không trung thực
Khách hàng đang có nợ quá hạn, thường xuyên trả lãi vốn chậm trễ cho lý do chủquan, chây ỳ trong trả nợ, đang bị truy tố hoặc chịu các biện pháp pháp lý, chế tài của cơquan pháp luật
Mức cho vay:
Đơn vị kinh doanh căn cứ nhu cầu vay và khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tàisản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của mình và chính sách tín dụng của VIB đối với từngloại sản phẩm để quyết định mức cho vay trong phạm vi phê duyệt của đơn vị cho vay
Trường hợp mức cho vay vượt quá mức phê duyệt của đơn vị kinh doanh hoặc quá tỉ
lệ giá trị tài sản đảm bảo thì phải trình cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét, phê duyệt.\
Giới hạn cho vay và cấp bảo lãnh:
Trang 24Tổng mức cho vay đối với 1 cá nhân hoặc nhóm 2 cá nhân có quan hệ vợ chốngkhông quá 20% vốn tự có của VIB, tổng mức cho vay và bảo lãnh với các đối tượng trênkhông quá 30% vốn tự có của VIB.
Tổng mức cho vay đối với nhóm 10 khách hàng lớn nhất của VIB không quá 50%vốn tự có của VIB, tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với nhóm này không quá 80% vốn
tự có của VIB
Nhận xét: Việc thực hiện các quy chế cho vay này giúp cho Chi nhánh quản lý tốt vềkhách hàng cũng như pháp lý được minh bạch, hạn chế được các rủi ro tín dụng,…
b) Quy trình cấp tín dụng tại cá nhân tại Chi nhánh
Quy trình cấp tín dụng tuân thủ theo các quy định của pháp luật và qui định của hệthống Ngân Hàng TMCP Quốc Tế- VIB
Sơ đồ 2.2: minh họa quy trình
Tái thẩm định (3)
Phê duyệt
(4)
Hoàn chỉnh thủ tục (5)
Trang 25Tại phòng tín dụng, nhân viên Quản lý khách hàng yêu cầu khách hàng cung cấp cácgiấy tờ xác định nhu cầu vay vốn cũng như chứng minh tính hợp pháp về nhân thân
khách hàng Đối với khách hàng cá nhân, hồ sơ gồm như sau:
Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ: nhân viên Quản lý khách hàng hướngdẫn khách hàng điền thông tin theo mẫu số 01/CV-VIB/2002 ban hành kèm theo Quytrình Nghiệp vụ cho vy số 1083/2002/VIB ngày 4-11-2002 của Tổng Giám Đốc ( Quytrình 1083 ), mẫu này áp dụng cho tất cả các khoản vay để cung cấp thông tin tình hìnhtài chính và nguồn trả nợ
Chứng từ liên quan tài sản đảm bảo ( giấy tờ nhà, đất, giấy xác nhận tình trạng nhà,biên bản hoàn công, quyết định cấp đổi số nhà, quy hoạch,…)
Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu có)
Giấy tờ chứng minh thu nhập, nghề nghiệp (hợp đồng lao động, xác nhận thu nhập…)
Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn:
Nhân viên Quản lý khách hàng thẩm định các khoản vay của khách hàng để trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt
Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng cá nhân:
Độ tuổi, năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của cá nhân khách hàng
Năng lực trình độ, kinh nghiệm về lĩnh vực kinh doanh, tổ chức quản lý của cánhân đứng tên đăng ký kinh doanh
Quan hệ xã hội, tư cách nhân thân người đi vay và những người liên quan trực tiếpđến khoản vay
Trang 26 Xác định khách hàng có hay không thuộc đối tượng không được cho vay hoặc hạnchế cho vay theo quy định pháp luật và quy định của VIB.
Thẩm định tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng cá nhân:
Hướng dẫn Khách hàng thực hiện theo mẫu số 03/CV-VIB/2002
Tình hình thu nhập và tài sản tích lũy
Tình hình sản xuất kinh doanh, lợi thế, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinhdoanh
Nội dung, thời hạn, phạm vi kinh doanh trong giấy phép kinh doanh
Uy tín trong quan hệ tín dụng, thanh toán với các ngân hàng và tổ chức tín dụngkhác
Thẩm định tài sản đảm bảo:
Đối với khoản vay cá nhân với dư nợ dưới 1 tỷ đồng, theo quy định của VIB việcđịnh giá tài sản đảm bảo và thẩm định các hồ sơ pháp lý về tài sản đảm bảo do chínhnhân viên Quản lý khách hàng thực hiện và Giám Đốc
Đối với khoản vay cá nhân có dư nợ từ đúng 1 tỷ đồng trở lên sẽ do công ty địnhgiá độc lập của VIB ( AMC- VIB) thực hiện việc định giá tài sản đảm bảo
Cuối cùng nhân viên Quản lý khách hàng lập tờ trình tín dụng báo cáo kết quả thẩmđịnh và hạn mức tín dụng đề xuất cấp cho khách hàng, sau đó trình lên bộ phận có thẩmquyền để bộ phận này quyết định có cho vay hay không
Bước 3: Tái thẩm định:
Bước này chỉ thực hiện khi món vay vượt quá thẩm quyền của giám đốc đơn vị kinhdoanh và do phòng Tái Thẩm định tại Hội sở phê duyệt
Trang 27 Bước 4: Phê duyệt khoản vay:
Tùy vào hạn mức tín dụng đề xuất trong tờ trình tín dụng mà Quản lý khách hàng sẽtrình lên Giám đốc Chi nhánh những hợp đồng vay để Giám đốc phê duyệt
Bước 5: Hoàn chỉnh thủ tục đối với khoản vay:
Ký kết HĐTD theo mẫu 01-2012/HDTD, HĐBĐTV theo mẫu 01-2012/BDTV, côngchứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo, giải ngân
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục đã ký kết, công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch
đảm bảo theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của VIB, Quản lý khách hàng thực hiện:
Hướng dẫn khách hàng thực hiện ba bản khế ước nhận nợ để rút tiền vay
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn trên chứng từ rút tiền vay và đối chiếu với mụcđích ghi trên giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ và trên HĐTD
Kiểm tra, đối chiếu chữ ký và mẫu dấu
Sau khi hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay, nhân viên Giao dịch tín dụng sẽ giảingân cho khách hàng theo hợp đồng
Trang 28 Bước 6: Theo dõi, kiểm tra khoản vay:
Mục đích của bước này là kiểm tra việc thực hiện cam kết đã thỏa thuận trong HĐTDcủa khách hàng, việc kiểm tra này do Quản lý khách hàng theo dõi bao gồm:
Khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không theo mẫu số15/CV-VIB/2002 ban hành kèm theo Quy trình số 1083
Kiểm soát mức độ rủi ro trong quá trình sử dụng vốn tín dụng, theo dõi việc tuânthủ các điều khoản cụ thể nêu trong HĐTD, kịp thời phát hiện những hành vi tiêu cực để
có nhũng ứng xử thích hợp
Giám sát thực trạng tài sản đảm bảo để kịp thời yêu cầu khách hàng bổ sung giá trịtài sản đảm bảo hoặc thu nợ trước hạn nếu tỉ lệ đảm bảo của tài sản đảm bảo giảm dướimức qui định
Nhắc nhở khách hàng trả nợ định kỳ (nếu trễ hạn)
Bước 7: Xử lý khoản vay có vấn đề:
Bước này chỉ thực hiên khi trong quá trình kiểm tra khoản vay phát hiện các vấn đềnhư: khách hạn không trả nợ gốc và/ hoặc lãi không đúng hạn để kịp thời cơ cấu lại thờigian trả nợ hoặc chuyển nhóm nợ để thu hồi nợ ngay
Bước 8: Thu hồi nợ:
Đơn vị cho vay thống kê nợ đến hạn theo định kỳ (quý, tháng, tuần) theo từng khếước và từng khách hàng, cán bộ quản lý khách hàng phải đôn đốc khách hàng trả nợtrước khi đến ngày trả nợ từ 5 đến 15 ngày làm việc
Việc thu nợ gốc, lãi, dự thu lãi cho vay và hoạch toán kế toán theo trình tự sau đây,hoặc theo thỏa thuận với khách hàng trong HĐTD:
Thu nợ lãi trong hạn và các khoản có liên quan
Thu lãi quá hạn, phí chậm trả lãi, phí phạt trả nợ gốc trước hạn
Thu nợ gốc
Trang 29 Bước 9: Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay:
Bước này thực hiện khi khách hàng không tự nguyện trả nợ quá hạn hoặc chây ỳ, trốn
nợ nhưng có tài sản đảm bảo, mức độ phức tạp khi triển khai xử lý sẽ tùy theo từngtrường hợp cụ thể và do Công ty quản lý tài sản của VIB (AMC-VIB) xử lý tài sản
Bước 10: Thanh lý hợp đồng và lưu giữ hồ sơ khoản vay đã tất toán:
Nếu hết thời hạn HĐTD và khách hàng đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ thì Quản lý kháchhàng sẽ làm thủ tục thanh lý hợp đồng, xuất kho trả TSĐB cho khách hàng và lưu kho bộ
hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho:
thiểu 15 năm đối với Hồ sơ cho vay dài hạn đã thu hết nợ.
2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại VIB Chi nhánh Bình Thạnh
2.3.1 Tỷ lệ sinh lời của tín dụng
a) Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh
Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi thànhphần kinh doanh trong nền kinh tế trong đó có ngân hàng Tuy nhiên Chi nhánh khôngnhững quan tâm đến việc làm thế nào để tăng lợi nhuận mà mức độ rủi ro có thể chấpnhận được mà còn quan tâm tới việc làm sao để tăng doanh số bán sản phẩm để thấy rõhơn hoạt động của Chi nhánh ta tham khảo bảng sau:
Bảng 2.3: kết quả hoạt động kinh doanh (dạng rút gọn):
Trang 30Đơn vị tính: Triệu đồng
1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
2 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 32,994 42,001 86,385
4 Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 1,882 2,794 2,699
5 Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh
11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 6,136 10,857 27,149
12 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1,227 4,581 26,567
(Nguồn: Báo cáo quyết toán các năm 2009, 2010 và 2011 Ngân hàng TMCP Quốc Tế Chi nhánh Bình Thạnh)
Do hệ thống Ngân hàng Quốc Tế sử dụng hệ thống kế toán tập trung nên các khoảnphải nộp nhà nước đều do hội sở thực hiện Do vậy, bài viết phân tích tình hình hoạt độngdựa trên lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh (bao gồm sự đóng góp của 2 phòng giaodịch trực thuộc)
Trang 31Theo bảng số liệu ta có thể thấy Chi nhánh phát triển khá tốt và ổn định qua 2 năm
2009 và 2010 Lợi nhuận trước thuế tăng từ 4,9 tỷ đồng năm 2009 lên gần 6,3 tỷ đồngtương đương tăng 28,5% Nguyên nhân chủ yếu đến từ hai mặt:
Thứ nhất: về mặt vĩ mô nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính
ngân hàng nói riêng đã có những bước khôi phục và dần phát triển sau cuộc khủng hoảntài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ vào năm 2008 Cụ thể, mức tăng trưởng tín dụng tổngquát xoay quanh mức 25%, chỉ số chứng khoán VN- index vẫn duy trì xung quanh 450,giá cả trên thị trường bất động sản dần ổn định và có mức chồi sụt không đáng kể, giávàng trong nước đã rút ngắn khoản cách so với thế giới…
Thứ hai: về phía Chi nhánh, do mới mở rộng qui mô bằng việc mở thêm phòng
giao dịch Thanh Đa đã giúp Chi nhánh tăng thị phần trong khu vực, từ đó việc lợi nhuậntrước thuế tăng lên là việc dễ hiểu Ngoài ra việc lợi nhuận trước thuế tăng còn do sự tăngvượt bậc của hoạt động kinh doanh khác, từ lỗ gần 336 triệu đồng năm 2009 tăng lên lãikhoảng 1,24 tỷ đồng năm 2010 đã góp phần đáng kể vào việc tăng lợi nhuận trước thuế.Tuy nhiên việc mở rộng qui mô cũng đã làm cho chi phí hoạt động tăng lên khá cao từkhoảng 5,56 tỷ đồng năm 2009 lên 9,79 tỷ năm 2010, tương đương tăng gần 76%, việcchi phí hoạt động tăng cao như vậy cũng không gây bất ngờ vì phòng giao dịch Thanh Đamới thành lập nên chi phí cho việc tiếp thị, quảng cáo thương hiệu là bình thường, bêncạnh đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng rất đáng kể từ 1,227 tỷ lên 4,58 tỷtương đương gần 270%, nguyên nhân chủ yếu là do đội ngủ cán bộ mới tại phòng giaodịch Thanh Đa hạn chế về mặt kinh nghiệm thực tế nên cần trích dự phòng rủi ro tín dụngnhiều để có thể chủ động nếu rủi ro xảy ra Qua đó cho thấy việc quản lý các hoạt độngthường xuyên đã được ban lãnh đạo Chi nhánh làm khá ổn định và việc cải thiện quản lý,kinh doanh ở các lĩnh vực khác đã được Chi nhánh làm rất tốt
Tuy nhiên, điểm nhấn đáng chú ý của bức tranh về tình hình hoạt động của Chi nhánhqua 3 năm 2009, 2010 và 2011 lại dễ dàng nhận thấy ở số liệu báo cáo tình hình hoạtđộng kinh doanh năm 2011 Khi mà thu nhập lãi thuần năm 2011 tăng rất mạnh so với
2010, từ 16,507 tỷ lên 44,352 tỷ đồng, tương đương tăng đến gần 170% trong khi lợi
Trang 32nhuận trước thuế lại giảm rất đáng kể, từ 6,276 tỷ năm 2010 xuống chỉ còn khoản 582triệu đồng, tương đương giảm đến 91% Và nguyên nhân chính có thể dễ dàng nhận thấy
từ bản số liệu ở việc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đột biến, từ 4,58 tỷ năm 2010lên 26,566 tỷ năm 2011, tương đương tăng 480%, sở dĩ chi phí dự phòng rủi ro tín dụngtăng như vậy là vì có một số món vay kinh doanh quá hạn đầu năm 2011 do hoạt kinhdoanh xấu từ việc con đường nơi cơ sở kinh doanh bị che chắn sửa chửa cống thoát nướckéo dài trong thời gian dài, nên Chi nhánh quyết định chuyển dần khoản vay trên sangcác nhóm nợ tiếp theo, đến cuối năm 2011 dù phía Chi nhánh đã nổ lực giúp đỡ nhưng dotình hình kinh doanh diễn biến quá xấu nên khách hàng vay tuyên bố phá sản và món vaytrên được chuyển sang nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Ngoài ra, nguyên nhân thứ 2còn do việc các hoạt động kinh doanh khác bị lỗ tới 6,523 tỷ đồng so với mức lời 1,24 tỷnăm 2010 Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc tăng trưởng rất tốt của hoạt độngkinh doanh chính của Chi nhánh thông qua việc doanh thu từ lãi thuần tăng mạnh từ hoạtđộng tín dụng và việc duy trì lãi từ hoạt động cung cấp dịch vụ ngân hàng xoay quanhmức lãi khoản 2,7 tỷ đồng
Biều đồ 2.4: diễn biến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua 3 năm 2009,
2010 và 2011:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Trang 33Qua biểu đồ, ta thấy doanh thu và chi phí của Chi nhánh qua 3 năm có xu hướng tăngnhanh Tuy nhiên, lợi nhuận tương đối ổn định ở 2 năm 2009 và 2010, riêng năm 2011lợi nhuận lại giảm đáng kể do xuất hiện nợ mất khả năng thanh toán Điều này cho thấycông tác quản trị hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã được làm khá tốt, tuy nhiênquản trị rủi ro tín dụng còn hạn chế
b) Tỷ lệ sinh lời của tín dụng:
Bảng 2.5 Số liệu về chỉ tiêu tỷ lệ sinh lợi của tín dụng
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh VIB Bình Thạnh )
Trang 34Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụngngắn hạn hay trung dài hạn sẽ không thể coi là có chất lượng nếu không mang lại lợinhuận cho Ngân hàng Chỉ tiêu càng cao cho thấy khoản vay của ngân hàng sinh lời, chấtlượng tín dụng tốt, ngược lại thì hiệu quả không cao Căn cứ vào bảng số liệu về tỷ lệsinh lời của tín dụng của Chi nhánh cho thấy rằng chỉ tiêu này có nhiều biến động.
Năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chỉ 585 tỷ đồng Năm 2009 chỉ tiêu lợinhuận từ hoạt động tín dụng đạt 0.09% và giảm 1.6% so với năm 2009 , đây không phải
do hoạt động tín dụng không mang lại hiệu quả mà là do lãi suất đầu vào có nhiều biếnđộng, lãi suất huy động cao trong khi đó việc điều chỉnh lãi suất cho vay gặp khó khăn,ngoài ra nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận giảm là Chi nhánh đã trích lập dự phòngrủi ro cao lên tới 26,567 tỷ đồng và chưa thu hồi được nợ trong năm 2011 theo quy địnhcủa VIB về việc trích lập dự phòng rủi ro:
Rủi ro tín dụng của các khoản cho vay khách hàng được tính bằng giá trị còn lạicủa khoản cho vay trừ giá trị của tài sản bảo đảm đã được chiếc khấu theo các tỷ lệ đượcquy định trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN:
Bảng 2.6: Trích lập dự phòng rủi ro
2 Nợ cần chú ý Quá hạn dưới 90 ngày hoặc sau hạn
sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ 5%
3 Nợ dưới chuẩn
Quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày hoặcquá hạn dưới 90 ngày sau khi cơ cấu lại
20%
4 Nợ nghi ngờ
Quá hạn từ 180 ngày đến 160 ngày hoặc quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày sau khi cơ cấu lại