Giảm tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Bình Thạnh (Trang 55 - 56)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.3.6.Giảm tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh

Khi có dấu hiệu của khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn, cần tìm ra nguyên nhân và có biện pháp ngăn ngừa, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau đây để đưa các khoản nợ quá hạn xuống 20% :

Cho khách hàng vay thêm vốn kinh doanh với điều kiện do ngân hàng ấn định về khả năng người vay sẽ phục hồi nhanh về tài chính.

Gia hạn nợ, rút bớt mức chi trả định kỳ theo thời hạn nếu có thể.

Tìm các biện pháp giúp doanh nghiệp thanh toán hàng tồn kho giảm bớt dự trữ hoặc thu hồi các hóa đơn chậm trả.

Đề nghị khách hàng giảm bớt kế hoạch phát triển dài hạn để tăng cường vốn cho kinh doanh hiện tại…

Các biện pháp trên sẽ gây tốn kém, làm tăng chi phí cho ngân hàng nhưng so với thiệt hại do khoản cho vay không đòi nợ được gây nên như chi phí giám sát, đòi nợ, mất vốn thì các chi phí này rất nhỏ.

Nếu các biện pháp ngăn ngừa không có hiệu quả thì ngân hàng sẽ phải thực hiện việc cứu vãn vốn của mình theo một trong hai biện pháp sau:

Tổ chúc thu hồi dần các khoản nợ khó đòi, biện pháp này được áp dụng khi bên vay còn khả năng duy trì sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm. Đây là biện pháp không đẩy con nợ đến bờ vực phá sản mà ngân hàng còn thu hồi được nợ. Để áp dụng biện pháp này ngân hàng phải xác định đúng thực trạng và khả năng phát triển tương lai và nguyên nhân dẫn đến nợ khó đòi của bên vay để có phương pháp thích hợp.

Thanh lý tài sản đây là biện pháp cuối cùng khi mà việc sử dụng các biện pháp trước không có hiệu quả. Biện pháp này được sử dụng khi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng không còn có thể tiếp tục được nữa hoặc người vay có ý đồ muốn chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Chi nhánh Bình Thạnh (Trang 55 - 56)