B. PHẦN NỘI DUNG
2.4.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
a). Nguyên nhân khách quan
Về mặt pháp lý: Môi trường pháp lý còn chưa đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động tín dụng, tuy đã được cải thiện nhiều, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Những thay đổi chính sách nhiều khi còn mang tính chủ quan và thiếu nhất quán của một số cơ quan quản lý Nhà Nước đã gây ra rủi ro khá lớn cho cả Ngân hàng và khách hàng, nhiều mặt hạn chế như: tính pháp lý của TSĐB chưa quy định cụ thể: các loại chứng thư sở hữu ti sản khơng r rng như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng… các quy định về chính sách thuế, hoàn thuế, hải quan… đối với khách hàng chưa phù hợp và thay đổi thường xuyên. Trong thời kỳ ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, trong điều kiện kềm chế lạm phát NHNN đã đưa ra hàng loạt các chính sách công cụ mang tính cấp thời và những chính sách đôi khi chưa kịp thời và có độ trễ đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng đồng thời gây sốc cho nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Tình hình kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế: Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới do là nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dân số đông, trẻ, chính trị ổn định… Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn rất nghèo nàn về nguồn lực kinh doanh, và đây đang là một trở ngại lớn đối với các khách hàng. Trong thời gian qua nền kinh tế có nhiều biến động và thách thức lớn khi hội nhập đã gây rất nhiều khó khăn cho các khách hàng, lại càng khó khăn hơn trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế như giá nguyên liệu tăng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường bất động sản, chứng khoán trầm lắng, do đó ảnh hưởng đến luồng tiền, khả năng thanh toán của các khách hàng.
Thông tin thị trường chưa được cập nhật thường xuyên: So với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực, các doanh nghiệp nước ta phải hoạt động trong điều kiện thông tin không được đầy đủ và thông tin thường rất lạc hậu so với diễn biến của nền kinh tế thị trường. Do đó khách hàng khó thu thập những thông tin cần thiết hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh có trình độ và quy mô hạn chế lại càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm khai thác thông tin từ đó đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, không gây ứ đọng trong SXKD, tiêu dùng, mua nhà, đất, ôtô….
b). Nguyên nhân chủ quan:
Về phía khách hàng:
Chưa đáp ứng được điều kiện, tiêu chí và quan điểm (cho vay, rui ro) từ phía Chi nhánh đưa ra.
Chưa trung thực trong việc cung cấp số liệu cho Ngân hàng, cung cấp số liệu không chính xác, che giấu số liệu thật, cố tình làm sai trái giả mạo hồ sơ để đi vay.
Về phía Ngân hàng
Chi nhánh được giao những chỉ tiêu cao hơn so với tình hình thực tế trong giai đoạn kinh tế khó khăn, tăng trưởng tín dụng nóng kiểm soát chưa kịp thời.
Dù hiện nay VIB đã thực hiện giao dịch 01 cửa, món vay được thực hiện từ ban đầu đến khi tất toán khoản vay đều từ 01 CBTD, điều này tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch. Nhưng cũng gây bất lợi vì CBTD phải thực hiện nhiều khâu, đa năng trong công việc (vừa phát triển tín dụng, vừa các công tác khác ngoài tín dụng như quản lý hồ sơ tín dụng, giải ngân, huy động, phát hành thẻ…) nên công tác thẩm định khách hàng chưa đa dạng, thu thập thông tin không được đầu tư dẫn đến đánh giá không chính xác tình hình của khách hàng, kiểm tra giám sát khoản vay không thường xuyên có thể dẫn đến có sai sót.
Về thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn đối với khách hàng theo quy định và thỏa thuận giữa hai bên nhưng đôi khi không thực hiện đúng thời gian làm kéo dài thời gian vay vốn của khách hàng, do môi trường kinh tế, chủ quan từ 2 phía như: khách hàng cung cấp thông tin còn chậm, công việc của CBTD quá nhiều,…
Công tác thẩm định đánh giá tài sản chưa thật sự tốt đối với các món vay nhỏ do CBTD trực tiếp làm hồ sơ vay vốn phụ trách, cơ sở định giá chủ yếu tham khảo giá cả trên thị trường mà phòng chuyên về thẩm định tài sản chưa quan tâm nhiều với những khoản vay nhỏ này, do đó không tránh được rủi ro tổn thất tài sản để thu hồi nợ.
Việc thu hồi nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro…tốn nhiều thời gian.
Ngoài ra việc hỏi thông tin khách hàng ở trung tâm thông tin tín dụng (CIC) chưa được chi tiết hóa trong quá trình thẩm định và kiểm soát khoản vay để có những đánh giá chính xác lịch sử tín dụng, cũng như những tiềm ẩn rủi ro trong quá trình vay vốn của khách hàng.
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH BÌNH THẠNH