1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo

95 1,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Việc đổi mới giáo dục và đào tạo đang là vấn đề cấp thiết của nước ta, trong đó việc bồi dưỡng năng lực quản lý cho các hiệu trưởng là một vấn đề rất quan trọng. Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng, hiệu trưởng trường tiểu học phải hội tụ được phẩm chất đạo đức tốt và năng lực quản lý giỏi.

Trang 1

NỘI DUNGCHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ

CHO HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

11

1.3 Năng lực quản lý và việc bồi dưỡng năng lực quản lý 25

1.3.2 Mối quan hệ giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo 26

1.3.4 Bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học 28

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ

VÀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ

CHO HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH 37

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình 37

2.2 Khái quát về sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tỉnh Ninh Bình 40 2.2.1 Những mặt mạnh của GD - ĐT tỉnh Ninh Bình 40

2.2.3 Khái quát về giáo dục tiểu học tỉnh Ninh Bình 44

2.3 Thực trạng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh

Trang 2

2.4 Thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu

2.5 Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ và công tác bồi dưỡng

năng lực quản lý hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình 67

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ

CHO HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH 70

3.1 Cơ sở xuất phát của việc xác định các biện pháp bồi dưỡng năng

lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình 70 3.1.1 Các quan điểm chỉ đạo phát triển GD - ĐT của Đảng và Nhà

3.1.2 Các quan điểm phát triển GD - ĐT của địa phương 71 3.1.3 Phương hướng chung về tăng cường bồi dưỡng năng lực

quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình 73

3.2 Các biện pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý cho

hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn

hiện nay

74

3.2.1 Tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công

tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học 74 3.2.2 Xây dựng và thực hiện tốt qui hoạch phát triển đội ngũ hiệu

3.2.3 Xây dựng chương trình, nội dung và các hình thức đào tạo –

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo – kiểm tra đánh giá đội

3.2.5 Xây dựng các điều kiện, môi trường cho đội ngũ hiệu trưởng

phát huy khả năng trong việc quản lý toàn diện nhà trường 86

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 88 3.3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các nội dung và

3.3.2 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của

các biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường

Trang 3

PHỤ LỤC 102

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

1.1 Bước vào thế kỉ XXI, Giáo dục - Đào tạo đang đứng trước một bối cảnhmới, đó là thời đại của những giá trị nhân văn tốt đẹp, thời đại của trí tuệ và "nhữngbàn tay vàng"- nguồn gốc trực tiếp tạo ra của cải vật chất, văn hóa và tinh thần cóchất lượng cao Đó là thời đại thông tin, thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại

mà các quốc gia trên thế giới ra sức chạy đua phát triển để chiếm lĩnh vị trí, cơ hội

có lợi cho mình trong quan hệ quốc tế

Đó là thời đại khu vực hoá, toàn cầu hoá, mọi nước mọi dân tộc trên thế giới

bị tụt hậu sẽ rơi vào tình trạng trì trệ kém phát triển không còn cơ hội vươn lên nữa.Đứng trước tình hình đó, giáo dục phải có những bước phát triển mới nhanh - mạnhhơn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước trong sự hội nhập và pháttriển với các nước trong khu vực và trên thế giới

1.2 Trước bối cảnh mới của thế giới, Đại hội lần thứ VIII Đảng cộng sảnViệt Nam đã khẳng định:"Mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp vào năm 2020" Và tiếp theo, Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam tiếptục khẳng định đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đề ra nhiệm vụ

"Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá" đề ra các yêu cầu cấp bách đối với mọingành, trong đó có Giáo dục - Đào tạo một trách nhiệm lớn lao: Đào tạo bồi dưỡngnguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước

Muốn thực hiện được nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vẻ vang mà xã hộigiao cho, ngành Giáo dục - Đào tạo phải đổi mới một cách sâu sắc và toàn diệntrong đó đổi mới cơ chế quản lí, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp chấn chỉnh và nâng caonăng lực của bộ máy quản lý giáo dục đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng cấpbách, là giải pháp có tính đột phá góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạonói chung

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học là bậc có ý nghĩa quan trọngđối với sự vận động phát triển toàn bộ hệ thống, là bậc học nền tảng, đặt cơ sở banđầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền

Trang 5

móng vững chắc cho các bậc học tiếp theo và toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Trường tiểu học trực tiếp việc thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ em từ 6đến 14 tuổi, nhằm hình thành ở học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diệnnhân cách con người Việt Nam XHCN

Hiệu trưởng trường tiểu học, với trọng trách là người chịu trách nhiệm trướcNhà nước và trước nhân dân về mọi mặt hoạt động giáo dục trong trường tiểu học,

do đó yêu cầu phải hội tụ được những phẩm chất đạo đức tốt và năng lực quản lýgiỏi để thực hiện thành công mục tiêu của giáo dục tiểu học, góp phần thực hiệnmục tiêu chung của giáo dục đào tạo: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài "

1.3 Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giáo dục phát triển từ mầm non đến giáo dụccao đẳng; mạng lưới phổ thông phát triển rộng khắp ở các vùng miền Trong Báocáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX (khóa 2006- 2010) cónhấn mạnh: "Phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo theo tinh thần nghị quyết T.Ư 2khoá VIII và chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo 2001-2010, đẩy mạnh xã hộihoá và tăng cường đầu tư cho giáo dục, thực sự coi đó là đầu tư cho tăng trưởng vàphát triển Thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường lớp ở tất cả các ngành học,bậc học với mục tiêu "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" Tiếptục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổcập giáo dục THCS ở 100% số xã, phường, "

Hiện nay, Ninh Bình đang đẩy mạnh đề án "Xây dựng trường đạt chuẩn quốcgia" ở các cấp học và đang chỉ đạo việc thực hiện phổ cập THPT ở những địaphương có điều kiện để tiến tới phổ cập trung học đúng độ tuổi” Để thực hiện mụctiêu phát triển giáo dục như trên, Đảng bộ, chính quyền và ngành Giáo dục tỉnhNinh Bình đã và đang rất quan tâm đến việc đổi mới đào tạo bồi dưỡng, nâng caonăng lực đội ngũ CBQLGD nói chung và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng

1.4 Là CBQL trực tiếp chỉ đạo chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáoviên các trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy: Việc nghiên cứu đề xuất những biệnpháp bồi dưỡng năng lực quản lí cho đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnhNinh Bình trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ và yêu cầu của người CBQL

Trang 6

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Điều tra khảo sát 153 hiệu trưởng trường tiểu học trong toàn tỉnh Ninh Bình

3.2 Đối tượng nghiên cứu.

Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý giáo dục cho hiệu trưởng cáctrường tiểu học tỉnh Ninh Bình

4 Giả thuyết khoa học.

Công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu họctỉnh Ninh Bình đã thực hiện tương đối tốt; nhưng đứng trước yêu cầu và nhiệm vụphát triển giáo dục của địa phương và đất nước trong giai đoạn mới thì vẫn cònnhững điều bất cập Nếu áp dụng thành công một số biện pháp bồi dưỡng năng lựcquản lí cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình sẽ góp phần quan trọngvào việc nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng nói riêng, chất lượng giáo dụctiểu học tỉnh Ninh Bình nói chung trong giai đoạn hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụsau

Trang 7

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về:

- Quản lý, quản lý giáo dục

- Năng lực quản lý giáo dục nói chung và năng lực quản lý trường tiểu họcnói riêng

- Vấn đề bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học

5.2 Khảo sát đánh giá thực trạng về:

- Năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học

- Công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu họctrên địa bàn tỉnh Ninh Bình

5.3 Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình.

6 Giới hạn của đề tài:

Đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu thực trạng và một số biện pháp bồi dưỡngnhằm phát triển năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tại tỉnh NinhBình

7 Phương pháp nghiên cứu:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.

Sưu tầm tài liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các văn bản, tài liệu có liênquan để làm rõ các vấn đề:

- Năng lực quản lý, năng lực quản lý giáo dục và năng lực quản lý trường tiểuhọc

- Một số vấn đề về công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản

lý trường tiểu học trong giai đoạn mới

7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

7.2.1 Phương pháp điều tra:

- Xây dựng và sử dụng các mẫu điều tra cơ bản về đội ngũ hiệu trưởng cáctrường tiểu học tỉnh Ninh Bình (số liệu do Sở GD - ĐT tỉnh Ninh Bình cung cấp)

- Sử dụng mẫu các phiếu điều tra nhằm thu thập các số liệu tự đánh giá vàđánh giá về: Phẩm chất và năng lực của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục.

Trang 8

chương trình mục tiêu cụ thể, sổ nghị quyết Hội đồng sư phạm; các báo cáo sơ kết,tổng kết học kỳ, năm học… của một số trường tiểu học và các tổ chức đoàn thểtrong các nhà trường đó) Đây là những căn cứ quan trọng của việc đánh giá nhậnxét về công tác quản lý trường tiểu học nói chung và năng lực quản lý của hiệutrưởng trường tiểu học nói riêng, đồng thời cũng là những cơ sở để phát hiện nhucầu bồi dưỡng phát triển năng lực quản lý giáo dục cho hiệu trưởng các trường tiểuhọc tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay.

- Dự giờ thăm lớp, nghiên cứu tài liệu về công tác bồi dưỡng phát triển nănglực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tại tỉnh Ninh Bình, làm cơ sở choviệc đánh giá về thực trạng công tác này cũng như việc tìm hiểu nguyên nhân củanhững ưu điểm và tồn tại của nó

7.2.3 Phương pháp quan sát:

Quan sát các hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất, của một số trường tiểu họctrong tỉnh nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu

7.2.4 Phương pháp chuyên gia.

Xây dựng phiếu xin ý kiến của các nhà quản lý, lãnh đạo về cơ sở đánh giánăng lực quản lý và cơ sở đề xuất những biện pháp bồi dưỡng nhằm phát triển nănglực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình

7.3 Phương pháp thống kê toán học: Để phân tích, xử lý các số liệu nhằm

khái quát hoá các kết quả nghiên cứu

7.4 Phương pháp khảo nghiệm.

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì luận văn chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu

trưởng các trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng về năng lực quản lý và công tác bồi dưỡng năng lực

quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình

Chương 3: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các

trường tiểu học tại tỉnh Ninh Bình

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ

CHO HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Lý luận về quản lý

1.1.1 Khái niệm " Quản lý"

Có thể nói, ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũngđược hình thành Để đương đầu với sức mạnh của tự nhiên, để tồn tại và phát triển,con người đã phải hình thành các nhóm hợp tác lao động tập thể nhằm thực hiệnnhững mục tiêu mà từng cá nhân riêng lẻ không thể thực hiện được, điều này đòihỏi phải có sự tổ chức, phải có phân công và hợp tác lao động Quản lý được ra đời

từ đó

Các Mác đã nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chungnào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉđạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh

từ sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tựmình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” [8]

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về “quản lý”, dựa theo những cách tiếpcận khác nhau, do đó dẫn đến sự phong phú trong các quan niệm về quản lý Sauđây là một số quan niệm về quản lý thường gặp của các tác giả trong và ngoài nước

- “Quản lý” theo quan niệm của các tác giả nước ngoài:

+ Theo H.Koontz (nhà quản lý người Mỹ) thì quản lý là một hoạt động thiếtyếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của cá nhân để đạt được mục đích củanhóm (tổ chức), mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó conngười có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bấtmãn cá nhân ít nhất” [17]

+ Theo Frederick Win Slow Taylor (nhà quản lý học người Mỹ) thì “Quản lý

là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái gì đó thế nào bằngphương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”

+ Theo K Ôma Rôp (Liên Xô cũ) thì “Quản lý là tính toán sử dụng hợp lýcác nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và dịch vụ với hiệu quả kinh

Trang 10

tế tối ưu”.

- “Quản lý” theo quan niệm của các tác giả trong nước:

+ Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạchcủa chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quảnlý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [32]

+ Theo trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức và quản lý: “Quản lý là mộtquá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằmđạt được mục tiêu chung” [22]

Cũng theo các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý ở trung tâm này thì thuậtngữ “quản lý” bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sựcoi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định; Quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắpxếp, đổi mới đưa vào thế phát triển Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc “quản”tức là chỉ lo việc coi sóc, giừ gìn thì tổ chức dễ trì trệ; Tuy nhiên nếu chỉ quan tâmđến việc “lý” tức là chỉ lo sắp xếp tổ chức, đổi mới mà không đặt trên nền tảng của

sự ổn định thì sự phát triển của tổ chức không bền vững Trong “quản” phải có “lý”,trong “lý” phải có “quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: Hệ vận độngphù hợp với sự thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bêntrong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực) [22]

+ Hay theo Trần Quốc Thành – Khoa TL-GD trường ĐHSP Hà Nội thì:

“Quản lý là quá trình tác động của chủ thể đến đối tượng nhằm hướng dẫn điềukhiển các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của con người để đạt tới một mụcđích phù hợp với quy luật khách quan và phù hợp với ý chí của nhà quản lý”

Tóm lại: Qua một loạt các khái niệm về quản lý mà các tác giả trong và ngoài

nước đề cập đến ở trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm về Quản lý như sau: Quản lý

là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượngquản lý (khách thể quản lý hay chủ thể bị quản lý) nhằm đảm bảo cho sự vận động,phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan trong đó sử dụng và khaithác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã định theo ýchí của nhà quản lý [35]

Quá trình tác động này có thể được mô hình hoá bằng sơ đồ đơn giản sau:

Trang 11

Sơ đồ 2.1: Mô hình về quản lý.

CCông

1.1.2 Các chức năng quản lý.

Qua việc tìm hiểu về các khái niệm “quản lý ở trên, có thể nói: Quản lý lànhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại, phát triển hay trì trệ hoặc diệt vong của một tổchức

Quản lý là hoạt động sống còn của con người trong thời đại ngày nay, thểhiện thông qua các chức năng vốn có của nó

Chức năng quản lý là hình thức biểu thị sự tác động có chủ đích của chủ thểquản lý lên đối tượng và khách thể quản lý Là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau

mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý Như vậy thực chất củachức năng quản lý là lý do tồn tại của hoạt động quản lý

Fayol – nhà quản lý Pháp đã nói: “Quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp

và kiểm tra” [33]

Hay theo TayLor (1856-1915) – người được thế giới phương Tây gọi là “Cha

đẻ của thuyết quản lý khoa học”; người mở ra “một kỷ nguyên vàng” trong quản lýcủa nước Mỹ đã nói: “Nhà quản lý là nhà tư tưởng, nhà kế hoạch Trách nhiệm của

họ là lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức công việc, ở chỗ khác họ phải tập trung vàoviệc lên kế hoạch sản xuất, kiểm soát nguyên vật liệu, thủ tục hành chính và mọi chitiết nhỏ nhặt có liên quan tới công việc này” [33]

Như vậy nội hàm của các khái niệm quản lý cũng như những cách hiểu về côngviệc của nhà quản lý rõ ràng là sự khái quát tác dụng của những chức năng quản lý,

và thực chất nó cũng nói rằng: “Chức năng quản lý không phải là cái gì khác ngoài

sự bảo đảm cho hoạt động cộng đồng có thể tiến hành thuận lợi, bảo đảm cho tổ

Công cụ

Chủ thể

quản lý Khách thể quản lý

Phương pháp

Mục tiêu

Trang 12

chức xã hội có thể vận hành thuận lợi” và “Chức năng quản lý chỉ tác động đến conngười” [33]

Điểm qua các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý (cả trong và ngoàinước), tuy có ý này, ý khác chưa thật đồng nhất về các chức năng quản lý (do cácgóc độ xem xét, đánh giá về các hoạt động quản lý là đa dạng, phong phú) Tuynhiên hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất đề cập đến 4 nhóm chức năng cơbản của quản lý, đó là: Chức năng lập kế hoạch; Chức năng tổ chức; Chức năng chỉđạo; Chức năng kiểm tra

Các chức năng quản lý có được thực hiện một cách hiệu quả hay không lànhờ có thông tin Thông tin vừa là điều kiện, vừa là phương tiện thực hiện tổng hợpcác chức năng quản lý Các chức năng quản lý vừa mang tính độc lập tương đối,vừa có liên quan mật thiết với nhau tạo thành một chu trình quản lý, được biểu thịbằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

đó và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo

Cụ thể, “lập kế hoạch có nghĩa là xác định trước xem phải làm cái gì, làm

Lập kế hoạch

Thông tin

Chỉ đạo

Trang 13

như thế nào, làm vào khi nào và ai sẽ làm Việc lập kế hoạch bắc một nhịp cầu từtrạng thái hiện tại của chúng ta tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai dựđịnh… Nếu không có kế hoạch thì hoạt động của con người sẽ đi đến chỗ vô mụcđích và phó thác cho may rủi” [17]

Như vậy có hai điểm cốt lõi trong việc lập kế hoạch đó là: vạch ra mục tiêucho bộ máy và tìm con đường, những bước đi chắc chắn để tiếp cận mục tiêu đã đềra

Tuy nhiên kế hoạch đã lập ra không phải là bất di bất dịch mà trong thực tếkhách quan đang từng ngày từng giờ vận động và phát triển thì kế hoạch cũng phảimang tính linh hoạt, thích ứng với những thay đổi của thực tiễn

Để chỉ đạo thực hiện một kế hoạch thành công, nhà quản lý cần chú ý:

+ Phối hợp các kế hoach ngắn hạn và dài hạn

+ Đảm bảo tính linh hoạt trong xây dựng kế hoạch

+ Xem xét lại các kế hoạch một cách thường xuyên, để có những bổ sung,điều chỉnh kịp thời

1.1.2.2 Chức năng tổ chức.

Khoa học về tổ chức quản lý đã chỉ ra rằng: “Công tác tổ chức có thể xem xétvới tư cách là một chức năng quan trọng của hoạt động lãnh đạo, quản lý Có thểchia công tác này thành hai nội dung cơ bản: Xây dựng tổ chức và bố trí sử dụngcon người Hai công tác này có mối quan hệ mật thiết với nhau vì chúng ta tạo dựngmột tổ chức từ những con người và bố trí họ vào những công việc nhất định để rồiđiều khiển, kiểm tra hoạt động của họ

Như vậy, công tác tổ chức (hay hoạt động tổ chức) có thể hiểu là hoạt độngnhằm thiết lập, vận hành một tập thể, một tổ chức thông qua việc bố trí, sắp đặt conngười cũng như tác động đến nhu cầu lợi ích, tình cảm, ý chí, năng lực hoạt độngthực tiễn của con người nhằm hướng vào mục đích chung”.[15]

Việc xây dựng tổ chức bộ máy đòi hỏi phải hình thành, tổ chức được đầy đủcác bộ phận cần thiết để bộ máy hoạt động và đạt tới mục tiêu Đồng thời phải xácđịnh được tính chất các mối quan hệ trong bộ máy Đây là nội dung rất quan trọngbởi vì, nếu không xác định rõ ràng vấn đề này sẽ không làm rõ được vị trí, chức

Trang 14

năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức trong hệ thống, không tạo ra đượcmôi trường thuận lợi để mọi người thực hiện nhiệm vụ của mình.

Việc bố trí sử dụng con người (hay tổ chức công việc) đòi hỏi phải có sựphân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng đối với từng cá nhân, từng bộ phận của tổchức; Sắp xếp thứ tự công việc, tạo ra một sự nhịp nhàng, đồng bộ trong tổ chức.Đây là một nội dung cực kỳ quan trọng, bởi vì nếu biết bố trí, sử dụng đúng ngườiđúng việc thì sẽ phát huy được khả năng của con người và mang lại hiệu quả chocông việc, tạo ra bầu không khí tâm lý thoải mái, vui vẻ Ngược lại, bố trí sử dụngkhông đúng người đúng việc sẽ làm cho kết quả công việc kém hiệu quả, tăng thêm

1.1.2.3 Chức năng chỉ đạo điều hành.

Thực hiện chức năng chỉ đạo tức là tác động đến con người (Chỉ huy, saikhiến con người) để sao cho họ sẵn sàng cố gắng, hăng hái hướng tới, đạt được cácmục tiêu của nhóm và tổ chức Chức năng này cần phải được thực hiện với sự chútrọng tới khía cạnh con người trong tổ chức

Cụ thể: nhà tổ chức muốn chỉ huy được thì phải có quyền uy (cả quyền lực và

uy tín); Phải có khả năng tác động vào con người (Khả năng sai khiến người khácbằng quyền uy của mình); Có khả năng khuyến khích, kích thích con người làmđiều tốt và khả năng ngăn chặn, răn đe con người làm điều xấu…

Điều cốt lõi của chức năng chỉ đạo là dẫn dắt bộ máy đạt tới mục tiêu đã xácđịnh

Về chức năng này, Harold Koontz đã nói một cách đầy ấn tượng rằng: “Mộttrong những hoạt động quan trọng nhất của các nhà quản lý là làm cho các nhu cầu

Trang 15

của mọi người hài hoà với yêu cầu của toàn bộ doanh nghiệp Sự lãnh đạo bắc mộtnhịp cầu giữa một bên là các kế hoạch logíc và được cân nhắc kỹ, các cơ cấu tổchức được thiết kế cẩn thận, các chương trình biên chế cán bộ tốt, các kỹ thuật kiểmtra hữu hiệu với bên kia là nhu cầu của con người để hiểu biết, để được thúc đẩy vàđóng góp toàn bộ những cái mà họ có khả năng vào các mục tiêu của bộ phận vàtoàn bộ doanh nghiệp” [17].

1.1.2.4 Chức năng kiểm tra.

Chức năng kiểm tra nằm ngay trong lòng quá trình điều hành, đó là công việc

đo lường và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận phối thuộc để tin chắc rằngcác sự kiện phù hợp với kế hoạch Như vậy, nó đo lường sự thực hiện nhiệm vụ sovới các mục tiêu và kế hoạch, nó chỉ ra những tồn tại, những lệch lạc, tiêu cực… vàđưa ra những tác động để điều chỉnh các sai lệch, giúp đảm bảo hoàn thành kếhoạch đề ra

Bên cạnh đó, kiểm tra còn nhằm giám sát kế hoạch của cấp trên, tìm ra nhữngsai sót, những hạn chế để điều chỉnh và xem kế hoạch của cấp trên có tính khả thihay không

Có thể nói, kiểm tra là chức năng làm cho hoạt động của quản lý đảm bảotính phù hợp, thích ứng với môi trường, đảm bảo tính khả thi và tính thực tiễn của

kế hoạch, tiến tới hoàn thiện mục tiêu, mục đích của tổ chức trong môi trường luônbiến đổi Chức năng kiểm tra có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình quản lý Cácnhà nghiên cứu về khoa học quản lý đã khẳng định: Quản lý lãnh đạo mà không cókiểm tra thì coi như không có quản lý, không có lãnh đạo

Tóm lại: Chức năng quản lý có thể coi là những nhiệm vụ có tính nghề

nghiệp mà tất cả các nhà quản lý phải thực hiện trong quá trình quản lý của mình.Các chức năng quản lý thể hiện bản chất của quá trình quản lý Việc thực hiện cácchức năng quản lý là đảm bảo cho hoạt động quản lý tồn tại và phát triển Các chứcnăng quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó là cơ sở, điều kiện của nhau, nóđan xen vào nhau, tương tác với nhau trong một quá trình quản lý đầy năng động,sáng tạo nhằm đưa tổ chức tiếp cận mục tiêu đã xác định một cách có hiệu quả nhất

1.2 Lý luận về quản lý giáo dục

Trang 16

1.2.1 Khái niệm về quản lý giáo dục.

Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người ta nghiên cứu

nó trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung Và cũng giống như khái niệm vềquản lý, khái niệm về “quản lý giáo dục” cũng có những cách tiếp cận không hoàntoàn giống nhau Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm “quản lý giáo dục”trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệ thống làcác cơ sở trường học

Trước hết là các khái niệm về “quản lý giáo dục” của các tác giả nước ngoài:+ Theo M.M.Mechiti Zade: “QLGD là tập hợp những biện pháp (tổ chức,phương pháp, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu…) nhằm đảm bảo sự vận hành bìnhthường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và

mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”

+ Theo P.V.Khuđôminxki: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ýthức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả cáckhâu của hệ thống (Từ Bộ Giáo dục & Đào tạo đến nhà trường) nhằm mục đích bảođảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàndiện, hài hoà của họ”

Khái niệm về “quản lý giáo dục” của các tác giả trong nước:

+ Theo Trần Kiểm: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức

và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sựhình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quyluật chung của xã hội cũng như các quy luật của quản lý giáo dục, của sự phát triểntâm lý và thể lực của trẻ em” [21]

+ Theo Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống những tác động có mụcđích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệvận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học,giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạngthái mới về chất” [32]

Theo Đặng Quốc Bảo: “QLGD là sự điều hành phối hợp các lực lượng xã hội

Trang 17

nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”.

Những khái niệm về quản lý giáo dục nói trên tuy có những cách diễn đạtkhác nhau nhưng tựu chung lại, có thể được hiểu là sự tác động có tổ chức, có địnhhướng, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đốitượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn bộ hệ thốnggiáo dục đạt tới mục tiêu đã định

Trong QLGD, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy QLGD từ trungương đến cơ sở; và đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất-kỹthuật và các hoạt động thực hiện chức năng của GD-ĐT

Nội dung của QLGD gồm một số vấn đề cơ bản sau:

- Xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriển giáo dục

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về GD, banhành Điều lệ nhà trường

- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, cơ

sở vật chất, trang thiết bị trường học

- Tổ chức bộ máy QLGD

- Tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL và giáo viên

- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cho giáo dục

Quản lý giáo dục được phân công, phân cấp từ trung ương đến cơ sở cả

về chuyên môn và con người

Trang 18

thì quản lý trường học trước hết và chủ yếu là quản lý dạy và học, quản lý cáchoạt động giáo dục trong nhà trường, đồng thời phải bao gồm cả quản lý cácquan hệ, các hoạt động phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức, các lựclượng giáo dục xã hội.

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáodục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vậnhành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ, với từng học sinh” [16]

Quản lý trường học về bản chất là quản lý con người (tập thể cán bộ, giáoviên và học sinh) do đó có thể hiểu “quản lý trường học là những tác động tối

ưu của chủ thể quản lý (lãnh đạo trường học) đến giáo viên, học sinh và các cán

bộ khác nhằm tận dụng các nguồn lực hướng vào việc đẩy mạnh các hoạt độngcủa nhà trường mà tiêu biểu là thúc đẩy quá trình đào tạo thế hệ trẻ; thực hiện

có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến đến trạng tháimong muốn”

1.2.3 Trường tiểu học.

1.2.3.1 Vị trí trường tiểu học.

Trường Tiểu học do Nhà nước đặt ra và xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu Giáodục Tiểu học Do đó trường Tiểu học có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quantrọng trong sự nghiệp “trăm năm trồng người”

Trong điều 2 của Điều lệ trường Tiểu học xác định rõ: “Trường tiểu học là cơ sởgiáo dục của cấp tiểu học, cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân Trường tiểuhọc có tư cách pháp nhân và con dấu riêng” [4]

Trong cuốn chuyên khảo “Công tác quản lý hành chính và sư phạm của trườngtiểu học” Jean Valerien có ghi ý kiến của UNESCO như sau: “Tiểu học không cần phảibàn cãi gì nữa, là cấp đào tạo chính để cung cấp nền giáo dục cơ bản mà mọi trẻ em cóquyền được hưởng” [42]

Điều 26 của Luật Giáo dục còn ghi rõ: “Giáo dục tiểu học là được thực hiệntrong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáutuổi” [26]

Trang 19

Phạm Tất Dong đã từng khẳng định: “Giáo dục tiểu học là một bộ phận nền tảng

để trên đó chúng ta xây dựng toà nhà học vấn cho toàn dân”

Như vậy, với tư cách là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáodục tiểu học có vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng toàn bộ nền móngkhông những chỉ cho giáo dục phổ thông mà còn cho cả sự hình thành và phát triển nhâncách con người

1.2.3.2 Mục tiêu và nội dung của giáo dục tiểu học.

Mục tiêu chung của giáo dục tiểu học trong giai đoạn mới đó là: “Xây dựng cấptiểu học lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển bền vững và về cơ bản đạt trình

độ tiên tiến” [7]

Trong điều 27 Luật Giáo dục cũng đã ghi rõ: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp họcsinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh học tiếp trung học cơ sở”.[26]

Như vậy, mục tiêu của giáo dục tiểu học đã khẳng định:

+ Phát triển toàn diện con người là mục tiêu chung và lâu dài của giáo dục phổthông Giáo dục tiểu học chỉ hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đó

+ Con người phát triển toàn diện phải có đầy đủ các phẩm chất và năng lực vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và phải có các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên, sẵnsàng tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc

+ Học xong cấp tiểu học, học sinh phải tiếp tục học trung học cơ sở

Từ mục tiêu trên, nội dung giáo dục tiểu học “Phải đảm bảo cho học sinh có hiểubiết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe,nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh; có hiểu biết banđầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” [26]

Chúng ta có thể biểu diễn mục tiêu giáo dục tiểu học bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Mục tiêu giáo dục tiểu học

Mục tiêu giáo dục Tiểu học

Nội dung giáo dục

Tiểu học

Phương pháp giáo dục Tiểu học

Kiến thứcNội dung các mặt giáo dục Kỹ năng Thái độ

Trang 20

1.2.3.3 Nhiệm vụ của giáo dục tiểu học.

1.2.3.3.1 Nhiệm vụ của cấp tiểu học.

Điều 2, Luật Phổ cập GD tiểu học có ghi: “GD tiểu học là bậc học nền tảngcủa hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạođức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành và phát triển toàn bộnhân cách con người Việt Nam XHCN” Cụ thể: “GD tiểu học đảm bảo cho họcsinh nắm vững các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cầnthiết về tự nhiên, xã hội, con người, có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà cha mẹ,yêu quý anh chị em, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn

bè, các em nhỏ, yêu lao động, có kỷ luật, có nếp sống văn hoá, có thói quen rènluyện thân thể và giữ gìn vệ sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình” [27]

1.2.3.3.2 Nhiệm vụ cụ thể của trường tiểu học.

Điều 3, Điều lệ trường tiểu học có ghi rõ trường tiểu học có những nhiệm vụ

cụ thể sau:

- Tổ chức giảng dạy học tập và các hoạt động GD khác theo chương trình GDtiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo quyết định ban hành;

Trang 21

- Huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp một, vận động trẻ em bỏ học đếntrường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia xoá mù chữ trongphạm vi cộng đồng;

- Quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh;

- Quản lý sử dụng đất đai trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy địnhcủa pháp luật;

- Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thựchiện các hoạt động giáo dục;

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hộitrong phạm vi cộng đồng;

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

1.2.3.4 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học.

Tại khoản 3, điều 8, Điều lệ trường tiểu học ghi rõ:

Hiệu trưởng trường tiểu học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

“- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học;

- Tổ chức bộ máy của trường; thành lập và cử tổ trưởng chuyên môn, tổ hànhchính-quản trị; thành lập và cử chủ tịch các hội đồng trong nhà trường;

- Phân công, quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên; đề nghị vớitrưởng phòng Giáo dục về quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, đề bạt giáo viên,nhân viên của trường; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viêntheo quy định của Nhà nước;

- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường;

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; nhậnhọc sinh vào, giới thiệu học sinh chuyển trường; Quyết định khen thưởng, kỷ luậthọc sinh; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, danh sách học sinh lên lớp,

ở lại lớp, danh sách học sinh được thi tốt nghiệp tiểu học;

- Được dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ quản lýtrường học; được hưởng các quyền lợi của hiệu trưởng theo quy định” [13]

1.2.3.5 Mục tiêu quản lý trường tiểu học.

Trang 22

Từ mục tiêu chung của giáo dục tiểu học, có thể nêu đặc trưng của mục tiêuquản lý trường tiểu học như sau:

Thứ nhất: Phải chỉ đạo để thực hiện tất cả các mặt công tác:

- Công tác phổ cập và phát triển giáo dục

- Công tác quản lý quá trình giáo dục trong nhà trường

- Công tác quản lý quá trình dạy học

- Công tác quản lý quá trình lao động kỹ thuật

- Công tác quản lý giáo dục thể chất và vệ sinh, y tế

- Công tác quản lý các hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể của học sinh, cáctác động của môi trường vào nhà trường

Thứ hai, để đạt được mục tiêu giáo dục, mục tiêu quản lý trường tiểu học cònphải quan tâm đến các mục tiêu khác như:

- Mục tiêu xã hội

- Mục tiêu kinh tế

- Mục tiêu cải tiến quản lý

Trong đó mục tiêu cải tiến quản lý chiếm vị trí khá quan trọng; đặc biệt trongtình hình hiện nay, việc thực hiện các mục tiêu cải tiến quản lý có tác dụng quyếtđịnh đối với việc thực hiện các mục tiêu quản lý khác của nhà trường

1.3 Năng lực quản lý và việc bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

1.3.1 Khái niệm về năng lực.

Năng lực là một trong những vấn đề của tâm lý học có ý nghĩa lý luận và thựctiễn to lớn trong chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của Đảng tatrong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay

Vậy năng lực là gì?

Theo A.G Kôvaliốp: “ Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộctính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo chohoạt động đạt được những kết quả cao” [1]

Theo Thái Duy Tuyên: “Năng lực là những đặc điểm tâm lý của nhân cách, làđiều kiện chủ quan để thực hiện có kết quả một dạng hoạt động nhất định Năng lực

Trang 23

có liên quan với kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo Năng lực thể hiện ở tốc độ, chiều sâu,tính bền vững và phạm vi ảnh hưởng của kết quả hoạt động, ở tính sáng tạo, tínhđộc đáo của phương pháp hoạt động” [34]

Theo Đỗ Hoàng Toàn: “Năng lực là những thuộc tính tâm lý của cá nhân giúpcho việc con người lĩnh hội một lĩnh vực kiến thức hoặc hoạt động nào đấy được dễdàng và nếu họ tiến hành hoạt động trong lĩnh vực đó thì sẽ có kết quả cao

Năng lực được hình thành, thể hiện và hoàn thiện trong hoạt động Ngay cảnhững năng lực rất yếu cũng có thể được phát triển, nâng cao bằng con đường kiêntrì luyện tập một cách có hệ thống Con người không phải ngay từ khi sinh ra đã cónhững năng lực đối với một hoạt động nhất định Năng lực chỉ có thể được pháthiện và nâng cao trong những hoàn cảnh thuận lợi” [15]

1.3.2 Mối quan hệ giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Theo Nguyễn Quang Uẩn: “Cùng với năng lực thì tri thức, kỹ năng, kỹ xảothích hợp cũng rất cần thiết cho việc thực hiện có kết quả một hoạt động Có trithức, kỹ năng, kỹ xảo trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có nănglực trong lĩnh vực này Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo không đồng nhất với năng lực,nhưng có mối quan hệ mật thiết với năng lực Ngược lại, năng lực góp phần làm choviệc tiếp thu tri thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với lĩnh vực của nănglực đó được nhanh chóng và dễ hơn Như vậy, giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹxảo có sự thống nhất biện chứng nhưng không đồng nhất Một người có năng lựctrong một lĩnh vực nào đấy có nghĩa là đã có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định củalĩnh vực này Ngược lại, khi đã có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thuộc lĩnh vực nào đóthì không nhất thiết sẽ có được năng lực về lĩnh vực đó” [39]

Xuất phát từ mối quan hệ giữa năng lực, tri thức, kỹ năng và kỹ xảo, chothấy: Việc bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực QLGD cho hiệu trưởng các trườngtiểu học luôn gắn liền với việc bồi dưỡng hệ thống tri thức, kỹ năng và kỹ xảo tươngứng cho người học

1.3.3 Năng lực quản lý.

Xuất phát từ khái niệm năng lực nói chung, năng lực quản lý có thể hiểu lànhững thuộc tính tâm lý cá nhân của người quản lý đáp ứng được yêu cầu của việc

Trang 24

giải quyết những nhiệm vụ của hoạt động quản lý Năng lực quản lý giúp nhà quản

lý có được những tiền đề tâm lý cần thiết để thực hiện có hiệu quả các chức năngquản lý

Năng lực quản lý được thể hiện một cách tập trung trong toàn bộ chu trìnhquản lý, từ việc hoạch định (ra quyết định) đến việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện vàkiểm tra, giám sát các hoạt động để uốn nắn, điều chỉnh, bổ sung cho những quyếtđịnh mới phù hợp hơn Năng lực quản lý liên quan chặt chẽ với những phẩm chấtnhân cách của người quản lý như: trình độ, tầm nhìn, khả năng thiết kế, óc thực tế,sáng tạo, khả năng tổ chức điều khiển, khả năng giao tiếp cảm hoá thuyết phục conngười…

Năng lực quản lý được hình thành trong chính hoạt động quản lý Trong quátrình này, nảy sinh những thuộc tính mới cần thiết cho sự thực hiện thành công mọihoạt động quản lý, đồng thời làm xuất hiện những phẩm chất thay thế cho nhữngthuộc tính tự nhiên chưa hoàn thiện ở chủ thể quản lý Hay nói cách khác, thông quahoạt động quản lý, hình thành những cơ chế bù trừ làm chủ thể quản lý hoàn thiệnhơn

Năng lực quản lý còn gọi là chất sám quản lý, trong xã hội hiện đại nó đượcđánh giá rất cao - Là một trong năm yếu tố để phát triển một quốc gia giàu mạnh, đólà: Lao động, công nghệ, tài nguyên, tiền vốn và chất sám quản lý Trong đó yếu tốchất sám quản lý (Năng lực quản lý) được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu

Sơ đồ 4: Vị trí năng lực quản lý trong các yếu tố phát triển quốc gia

Năng lực quản lý

Lao động Tài nguyên

Công nghệ Vốn

Trang 25

Trong lĩnh vực giáo dục, năng lực quản lý được thể hiện cụ thể bằng:

- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ: Am hiểu quá trình GD-ĐT và tổ chức điềukhiển quá trình này đi đến mục tiêu đã xác định, trong phạm vi chức trách và nhiệm

vụ cụ thể của chủ thể quản lý

- Năng lực tổ chức, hợp tác tập thể sư phạm, điều hành và kiểm tra giám sátmọi hoạt động giáo dục

- Năng lực giao tiếp ứng xử trước các tình huống sư phạm và các tình huống

xã hội nói chung

Đối với hiệu trưởng trường tiểu học, một số nhà nghiên cứu về QLGD chorằng:

- Năng lực chuyên môn của người hiệu trưởng thể hiện ở trình độ hiểu biết vềchuyên môn; nắm vững nội dung chương trình, phương pháp đặc trưng các môn học

ở bậc tiểu học để quản lý chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong nhà trường Hiệutrưởng tiểu học cần có khả năng tự học, tự bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng caotrình độ mọi mặt; Phải nhạy bén và tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạyhọc nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cấp học trong từng giai đoạn, từng thờikỳ; Phải có khả năng bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên, tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Năng lực quản lý của hiệu trưởng tiểu học thể hiện ở khả năng dự báo, thiết

kế và tổ chức thực hiện kế hoạch; năng lực quản lý hành chính, tài chính; năng lựcquản lý xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên trường tiểu học đủ về số lượng, mạnh vềchất lượng; năng lực ứng xử và giao tiếp để thiết lập và duy trì các mối quan hệtrong và ngoài nhà trường, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục; năng lực làmviệc khoa học; năng lực kiểm tra giám sát các hoạt động giáo dục và các hoạt độngkhác trong nội bộ trường tiểu học Ngoài ra, hiệu trưởng trường tiểu học còn cần cónăng lực tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giáo dục và viết các loại vănbản; có trình độ tin học ở mức sử dụng thành thạo phần mềm soạn thảo văn bản, lưutrữ một số phần mềm ứng dụng khác trên máy vi tính phục vụ thiết thực cho côngtác quản lý trường tiểu học

1.3.4 Bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học.

Trang 26

1.3.4.1 Các khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại.

- Để có kiến thức và năng lực chuyên môn cơ bản về một lĩnh vực lao độngnghề nghiệp nhất định, con người phải qua đào tạo

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995): “Đào tạo là quá trình tác độngđến một con người, làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹxảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho những người đó thích nghi với cuộcsống và có khả năng nhận được sự phân công lao động nhất định, góp phần củamình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người”.[38]

Như vậy có thể hiểu “Đào tạo” là quá trình trang bị kiến thức kỹ năng banđầu cùng với những phẩm chất, thái độ cần thiết để người được đào tạo có thể hànhnghề trở thành người lao động có kỹ thuật

Đối với nhà giáo và CBQLGD, quá trình này được tiến hành ở các cơ sở giáodục nghề nghiệp (các trường sư phạm, trường CBQL, các học viện…) Với quyđịnh chặt chẽ của Bộ Giáo dục và Đào tạo về mục tiêu, thời gian, nội dung chươngtrình đào tạo, được cấp văn bằng tốt nghiệp nếu hoàn thành nội dung chương trìnhđào tạo theo yêu cầu

- “Bồi dưỡng” là khâu nối tiếp của quá trình đào tạo Có thể coi “bồi dưỡng làquá trình cập nhật hoá kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đàotạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề, nhằm tạo điềukiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thốngnhững kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệpmột cách có hiệu quả hơn và thường được xác định bằng một chứng chỉ Đối tượngđược bồi dưỡng là những người lao động đã trưởng thành, làm việc trong các cơquan nhà nước, các xí nghiệp, doanh nghiệp” [24]

Đối với hiệu trưởng trường học nói chung, hiệu trưởng trường tiểu học nóiriêng, hàng năm họ được bồi dưỡng thêm một số kiến thức về quản lý nhà nước,QLGD, quản lý trường tiểu học để có điều kiện nâng cao năng lực quản lý, hoànthành tốt nhiệm vụ được giao

- Thế giới khách quan luôn vận động và phát triển nên kiến thức, năng lực về

Trang 27

nghề nghiệp của con người không thể chỉ được cung cấp hoặc đào tạo một lần là đủ

sử dụng cho cả cuộc đời nghề nghiệp mà phải được thường xuyên trau dồi để nângcao, thậm chí trong một số trường hợp con người mặc dầu đã được đào tạo vẫn cầnphải được trang bị kiến thức, năng lực chuyên môn về một lĩnh vực mới, nhằm đápứng yêu cầu phân công lao động của xã hội cũng như cơ hội phát triển của bản thân.Quá trình này được gọi là đào tạo lại

Từ điển Bách khoa Việt Nam có ghi: “Đào tạo lại là một dạng của đào tạo –

Là quá trình tạo cho người lao động (đã được đào tạo) có cơ hội được học tập, đượcđào tạo một lĩnh vực chuyên môn mới một cách cơ bản có hệ thống cả về tri thức,

kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhằm mục đích có trình độ tay nghề cao hơn hoặc có thểchuyển đổi được công việc” [38]

Tóm lại: Trong quá trình lao động nghề nghiệp của người lao động nói chung

và người CBQLGD nói riêng, đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại là một quá trình tiếpnối liên tục, tất yếu, phù hợp với quy luật vận động phát triển và thích nghi liên tụccủa con người trong điều kiện xã hội không ngừng vận động và phát triển Đó là cơ

sở khách quan, quy định tính tất yếu của quá trình học tập, bồi dưỡng suốt đời củangười lao động nói chung và người CBQL nói riêng Đặc biệt trong thời đại ngàynay, thời đại phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì vấn đề đào tạo, bồidưỡng, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ năng lực cho người lao động nói chung

và cho đội ngũ CBQLGD nói riêng là một yêu cầu tất yếu

1.3.4.2 Một số quan điểm cơ bản và định hướng chính về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý trường tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

1.3.4.2.1 Bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra cho giáo dục.

Nhân loại đang thực hiện những bước đi đầu tiên vào thế kỷ XXI – Thế kỷ

mà toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế khách quan tấtyếu, với những cuộc cạnh tranh gay gắt, quyết liệt về năng suất lao động, về chấtlượng sản phẩm hàng hoá, về công nghệ cao… kéo theo đó là những cạnh tranh gaygắt về nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng với nhu cầu của xã hội hiện đại Trongcuộc cạnh tranh này, “Dân tộc nào sớm đổi mới tư duy giáo dục, dân tộc đó sẽ đi

Trang 28

đầu Đó là thách thức lớn cho mọi quốc gia, cho mỗi nhà quản lý đất nước trướcthềm thế kỷ mới” [25]

Bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi lớn trong giáo dục Hơn bao giờ hết,người ta nhận thức một cách sâu sắc về vị trí, vai trò to lớn của giáo dục đối với sựphát triển kinh tế – xã hội, do đó, đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi

xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển, và đổi mới giáo dục không chỉ là vấn đềcủa một quốc gia, dân tộc mà là vấn đề mang tính toàn cầu

Trước bối cảnh mới của thế giới và những vấn đề đặt ra cho giáo dục, Đại hộiĐảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã tiếp tục khẳng định đường lối xây dựng vàbảo vệ đất nước, với mục tiêu “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nângcao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, để đến năm 2020 nước ta cơbản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [40]

Để đạt được mục tiêu này, đối với một nước mà nền kinh tế kém phát triểnnhư nước ta thì vai trò của giáo dục và khoa học công nghệ lại càng có tính chấtquyết định Đòi hỏi giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng và phát triểnđất nước

1.3.4.2.2 Quan điểm phát triển giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Trước bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra cho giáo dục, Đảng và Nhà nước

ta coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, trong đó giáo dục tiểu học được quan tâmđặc biệt Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục tiểu học đến năm 2020,

Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định lại những quan điểmphát triển GD, trong đó có GD tiểu học như sau:

- Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, GD-ĐT là quốc sách hàng đầu;

- Phát triển GD tiểu học gắn với nhu cầu phát triển KT-XH và những tiến bộkhoa học công nghệ;

- GD tiểu học là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân;

- Thực hiện sự công bằng trong giáo dục tiểu học

- Xây dựng nền tiểu học chuẩn mực

Trang 29

Những quan điểm trên xuất phát từ tính chất của bậc tiểu học, bao gồm: Tínhphổ cập và phát triển; tính nhân văn và dân chủ; tính dân tộc và hiện đại Từ nhữngquan điểm phát triển giáo dục tiểu học trong chiến lược phát triển GD-ĐT, đáp ứngvới yêu cầu CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi người CBQL trường tiểu học phải cónhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của bậc học mình đang quản lý cũng như vai trò,trách nhiệm nặng nề nhưng hết sức vẻ vang của người CBQL trường tiểu học tronggiai đoạn hiện nay để không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, nănglực quản lý, đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ được giao

1.3.4.2.3 Định hướng chính về việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD-ĐT trong thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo,bồi dưỡng CBQLGD Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thể hiện qua hệ thốngcác văn kiện, Nghị quyết Đại hội Đảng, các văn bản chỉ thị của ngành giáo dục vàđào tạo Đó là hệ thống các quan điểm cơ bản, các định hướng chính, tạo ra nhữngtiền đề quan trọng cho các địa phương, các cơ sở đào tạo tiến hành thuận lợi vàđúng hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL nói chung và CBQL trường tiểuhọc nói riêng trong giai đoạn hiện nay như sau:

Xuất phát từ thực trạng: “cán bộ QLGD các cấp thiếu được đào tạo, bồidưỡng” [22] Tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành T.Ư khoá VII (3/1993), Đảng tachủ trương: “Khẩn trương đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cáccấp” [22]

Tiếp theo là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành T.Ư khoá VIII,Đảng ta chủ trương việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL, lãnh đạo nói chung như sau:

“Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị và các tổ chức xãhội, các thành phần kinh tế Đặc biệt phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài, tạonguồn cán bộ dồi dào và quản lý các cấp từ trung ương đến cơ sở… Đào tạo, bồidưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt, khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mớiđưa đi đào tạo” [29]

Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Đảng ta nêu lên những định hướng

Trang 30

chính như: “Phải lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạobồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phảithiết thực, phù hợp với yêu cầu của từng loại cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạođức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn

kỹ năng thực hành…” [29]

Trên cơ sở những quan điểm của Đảng về đào tạo bồi dưỡng cán bộ nóichung, ngành GD-ĐT đã có những chỉ đạo rất cụ thể: “Kiện toàn đội ngũ nhà giáo

và CBQLGD, kết hợp đào tạo và bồi dưỡng, tuyển dụng và sàng lọc bảo đảm đủ về

số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo, vững vàng về tư tưởngchính trị, tinh thông về nghiệp vụ…” [11] Và “Xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ CBQLGD đảm bảo số lượng, cơ cấu,tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô giáo dụctrong thời kỳ mới…” [11]

1.3.4.3 Những yêu cầu cơ bản về nhân cách người hiệu trưởng trường tiểu học.

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá với mụctiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập vớicộng đồng quốc tế Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá -hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam đượcphát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao Vìvậy phải chăm lo đến nguồn lực người, chuẩn bị lớp người lao động có những phẩmchất và năng lực đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn mới

Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học có vai trò quan trọng trong sự phát triểncủa giáo dục tiểu học Người hiệu trưởng trường tiểu học là người quản lý đội ngũcác thầy cô giáo, cán bộ viên chức và học sinh của nhà trường Quá trình quản lýcủa họ là quá trình tác động đến con người, nhằm động viên khích lệ và tạo ra trongtập thể một sức mạnh đoàn kết, thống nhất, sẵn sàng đưa hệ vận hành đến mục tiêuxác định Vì vậy để quản lý tốt trường tiểu học, người hiệu trưởng trước hết phải lànhững thầy cô giáo mẫu mực về đạo đức và là tấm gương sáng về phẩm chất chínhtrị đồng thời phải là người có học vấn, trình độ chuyên môn và có các kỹ năng, kỹ

Trang 31

xảo chuyên ngành Có thể cụ thể hoá hệ thống phẩm chất và hệ thống năng lực đốivới người hiệu trưởng trường tiểu học như sau:

- Hệ thống phẩm chất:

+ Có quan điểm, lập trường chính trị – tư tưởng vững vàng

+ Hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật

+ Có đạo đức tốt, không vi phạm kỷ luật

+ Có tinh thần trách nhiệm cao đối với tập thể

+ Gương mẫu trong lối sống, tận tuỵ trong công việc

+ Có phong cách lãnh đạo dân chủ

+ Trung thực trong báo cáo với cấp trên, công bằng khi đánh giá cấp dưới.+ Có uy tín đối với tập thể

+ Có ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí

+ Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

- Hệ thống năng lực:

+ Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, vững vàng trong hoạt động chuyênmôn

+ Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng

+ Nhạy bén và tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học

+ Có năng lực dự báo, thiết kế, tổ chức thực hiện kế hoạch

+ Có năng lực quản lý hành chính, tài chính

+ Có năng lực làm việc hợp lý và khoa học

+ Có năng lực quản lý, xây dựng đội ngũ, xây dựng tập thể đoàn kết

+ Biết phát huy sáng kiến và cải tiến lề lối làm việc

+ Có năng lực tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học

+ Biết động viên, khuyến khích phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục

Có thể nói phẩm chất và năng lực công tác là yếu tố cơ bản nhất cấu thànhnhân cách nhà quản lý Đây chính là một trong những cơ sở lý luận giúp chúng tôiđiều tra, phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp tăng cường bồi dưỡng nănglực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học

1.3.4.4 Tính tất yếu phải tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ

Trang 32

hiệu trưởng các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

Loài người đang bước vào kỷ nguyên mới với đặc trưng nổi bật nhất của cuộccách mạng công nghệ so với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là vấn đề đưayếu tố thông tin và tri thức là yếu tố quan trọng nhất, đóng góp vào sự tăng trưởng

và phát triển của nền kinh tế xã hội

Trong thời đại ngày nay, con người với các kỹ năng và kiến thức của mìnhcũng là một trong những dạng tài sản dự trữ, là thế mạnh của mỗi quốc gia Bởi vậytrong xã hội hiện đại, đầu tư chủ yếu trong xã hội là sự “nâng cấp” con người vềmọi mặt, đặc biệt là kỹ năng và tri thức Có tri thức và kỹ năng, con người sẽ pháttriển được năng lực, tham gia vào mọi hoạt động lao động tạo ra của cải vật chất vớisức lao động vừa ít vừa tiết kiệm thời gian, sức lực, góp phần thúc đẩy sự phát triển

và sự tiến bộ xã hội, hội nhập với thế giới bên ngoài

Để Việt Nam hoà nhập với các nước trong khu vực và xu thế toàn cầu hoá,đòi hỏi ngành Giáo dục phải kiên trì đường lối chỉ đạo đã được vạch ra; điều quantrọng hơn cả là phải tìm ra biện pháp cụ thể để phát triển giáo dục tiểu học như: Xâydựng mục tiêu giáo dục cho phù hợp với yêu cầu giai đoạn mới; Xây dựng hệ thốngtrường tiểu học theo tiêu chuẩn Quốc gia (cho từng giai đoạn); Xây dựng chươngtrình dạy học, nội dung và kế hoạch dạy học; Đổi mới phương pháp dạy học vàmột vấn đề quan trọng nữa là phải cải tiến quản lý, phải xây dựng một đội ngũ cán

bộ quản lý, đặc biệt là đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học đủ mạnh, sẵn sàng đápứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho nhà trường tiểu học trong giai đoạnhiện nay, chúng ta có thể khẳng định: Người hiệu trưởng có vai trò quyết định chủyếu trong chiến lược phát triển giáo dục, là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quảgiáo dục của nhà trường Chính vì vậy, người hiệu trưởng trường tiểu học phải luôncập nhật trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trau dồi các phẩmchất, năng lực khác đáp ứng tình hình và yêu cầu chung, xứng đáng là người “đạidiện chức trách hành chính”, là người “quản lý và lãnh đạo cộng đồng giáo dục”, là

“trụ cột sư phạm và việc bồi dưỡng liên tục”, là người “cách tân giáo dục” và làngười “thực hiện Điều lệ trường Tiểu học” [42]

Trang 33

Khẳng định vai trò của đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học trong sự nghiệpphát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước; Việc tăng cường bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũhiệu trưởng trường học nói chung và đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng

là một tất yếu khách quan

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong thời đại ngày nay, khi xu thế của các quốc gia đang muốn đẩy nhanhnền kinh tế của đất nước mình theo kịp với nền kinh tế của các nước có nền khoahọc kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi phải đào tạo ra thế hệ con người mới có trình độ, hăngsay nghiên cứu khoa học, hăng say sản xuất, lao động kỹ thuật, biết cập nhật thôngtin và thích ứng với sự đổi mới Để đạt được điều đó, chính là phải đổi mới quátrình quản lý, đổi mới ngay trong những con người quản lý Đây là vấn đề có ýnghĩa khoa học và thực tiễn rất cần thiết trong việc củng cố kết quả phổ cập giáodục tiểu học, làm cho giáo dục tiểu học đạt tới chất lượng bền vững, chuẩn bị tốtcho các em có cơ sở bước vào cấp trung học cơ sở Làm tốt công tác này cũng là cơ

sở giúp chúng ta khắc phục được tình trạng yếu kém và bất cập của giáo dục tiểuhọc hiện nay nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo

Trên đây là những lý luận cơ bản, chủ yếu để làm căn cứ tiến hành điều tranghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nhằm pháttriển năng lực quản lý cho đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

TỈNH NINH BÌNH.

2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.

Ninh Bình là tỉnh được tái lập từ tháng 4 năm 1992 (tách ra từ tỉnh HàNam Ninh), nằm ở cực nam của đồng bằng Bắc bộ thuộc khu vực khu 4 cũ,cách Hà Nội 100 Km về phía Nam; có đường quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài

25 Km Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.383,7 Km2; phía Bắc giáp tỉnh HàNam, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Đông nam giáp biển Đông, phía Tây

và Tây nam giáp Hoà Bình và Thanh Hoá Từ điểm cực Bắc đến điểm cực Namcách nhau 65 Km; Từ cực Tây đến cực Đông cách nhau 58 Km Ninh Bình làtỉnh có diện tích tự nhiên vào loại vừa và nhỏ trong khu vực đồng bằng Bắc bộ

và trong cả nước; Địa hình đa dạng: vừa có đồng bằng, đồi núi, vừa có vùngtrũng, vùng ven biển

Ninh Bình có nhiều nguồn tài nguyên để phát triển các ngành công nghiệpnhư suối nước khoáng Kênh Gà, nước khoáng Cúc Phương, khai thác đá vôi…

Ninh Bình là tỉnh có tiềm năng du lịch với những danh lam thắng cảnh nổitiếng như Tam Cốc, Bích Động, rừng Quốc gia Cúc Phương, Nhà thờ đá PhátDiệm… và đặc biệt có khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư với người anh hùngdân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất nước nhà,giang sơn thu về một mối lập nên nước Đại Cồ Việt

Tỉnh Ninh Bình được chia thành 8 đơn vị hành chính bao gồm 2 thị xã và

6 huyện (trong đó có 1 thị xã và 1 huyện miền núi) với 144 xã, phường, thị trấn

Về dân cư: Tính đến tháng 12/2005 dân số toàn tỉnh là 918.795 người,trong đó có khoảng 24.000 người là dân tộc Mường – chiếm 2,62%, có 123.620người theo đạo Thiên chúa giáo – chiếm 13,55%, tập trung nhiều nhất ở huyện

Trang 35

Nho Quan và Kim Sơn.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Ninh Bình trong những năm gần đây giảmđáng kể Năm 2005 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%, giảm 0,8% so với năm

1995 (năm 1990 là 2,4%, năm 1995 là 1,7%) Đây là kết quả của đợt vận độngdân số và kế hoach hoá gia đình Điều này đã làm cho dân số Ninh Bình đang đivào thế ổn định Đó cũng là một trong những lý do cơ bản giúp cho dân số trong

độ tuổi đến trường ở các cấp học tỉnh Ninh Bình ngày càng ổn định hơn

Bảng số 1: DÂN SỐ ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG CÁC CẤP HỌC

TRONG NHỮNG NĂM QUA

Năm học

Dân số độ tuổi

01 - 02 02 - 03 03 - 04 04 - 05 05 - 06

T.S dân toàn tỉnh 911.739 913.658 915.534 917.156 918.795DSĐT 0 – 5 tuổi 81.337 68.219 66.800 65.298 64.715DSĐT 6 – 10 tuổi 102.144 92.990 91.826 72.078 67.415DSĐT 11–14 tuổi 93.960 89.374 88.398 84.313 78.855DSĐT 15–17 tuổi 72.952 71.497 66.560 51.649 50.692

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Ninh Bình)

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội.

Ninh Bình là tỉnh chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp Ngoài nghề chính

là sản xuất nông nghiệp, Ninh Bình còn có một số nghề tiểu thủ công nghiệp khánổi tiếng như: chạm khắc đá, thêu ren ở Hoa Lư; chiếu cói, nuôi trồng thuỷ sản ởKim Sơn…

Tuy có tiềm năng về du lịch song ngành Du lịch còn phát triển chậm

Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP, công nghiệp và du lịch, dịch

vụ còn chiếm tỷ trọng thấp So với cả nước thì Ninh Bình còn chậm về chuyển

Trang 36

Là một tỉnh nghèo, còn gặp nhiều khó khăn, song đánh giá tổng quát từkhi tái lập tỉnh (4/1992) đến nay, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình cónhững chuyển biến rất quan trọng.

Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các thời kỳ trước đây

So với năm 2000, đến năm 2005, GDP tăng gấp 2,1 lần (bình quân mỗi năm tăng20,5%), giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trên 2 lần, sản xuất lương thực gấp 2,2lần (bình quân lương thực đầu người gấp 2 lần) Sản xuất thuỷ, hải sản gấp 2,4lần Công nghiệp địa phương gấp 2,7 lần (bình quân mỗi năm tăng 13%) Vốnđầu tư xây dựng cơ bản khu vực nhà nước gấp 10 lần Thu ngân sách trên địabàn gấp 3,9 lần

Năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 21,2%; giá trị sản xuất nông, lâm,thuỷ sản tăng 4,6%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 52,8%; giá trị các ngànhdịch vụ tăng 14,9%; giá trị sản xuất hàng xuất khẩu đạt 50,3 triệu USD, giá trịkim ngạch xuất khẩu đạt 22 triệu USD Cơ cấu kinh tế (theo GDP) là: Nông,lâm, thuỷ sản: 30,9%; Công nghiệp – Xây dựng: 35,7%; Dịch vụ: 33,4% Thungân sách trên địa bàn 639 tỉ đồng

Các mặt văn hoá, xã hội phát triển tích cực Đời sống nhân dân ổn định vàcải thiện rõ rệt về mọi mặt: Giáo dục - Đào tạo phát triển cả về quy mô, số lượng

và chất lượng các cấp học, bậc học Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được tăngcường cả về cán bộ và cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh Tỷ lệ trẻsuy dinh dưỡng ở cộng đồng giảm từ 31,7% năm 2001 xuống còn 25% năm

2005 Mức giảm tỷ lệ sinh 0,03% Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm16.000 lao động Các hoạt động thông tin báo chí, phát thanh truyền hình, vănhoá văn nghệ, thể dục thể thao phát triển cả về bề rộng và chiều sâu Thu nhậpbình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng 4 lần, khu vực thị xã tăng 5,5 lần.Trang thiết bị sinh hoạt trong mỗi gia đình thay đổi rõ rệt Số hộ nghèo giảm từ13,7% năm 2001 xuống còn 6,2% năm 2005

2.2 Khái quát về sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh Ninh Bình

2.2.1 Những mặt mạnh của GD-ĐT tỉnh Ninh Bình:

Mặc dù Ninh Bình là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm

Trang 37

chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sựnghiệp Giáo dục - Đào tạo của tỉnh đã có những bước phát triển mới và gặt háiđược khá nhiều thành tích đáng kể; được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá làmột trong những tỉnh mạnh của cả nước.

Hệ thống giáo dục Ninh Bình phát triển đồng đều và rộng khắp trên cácđịa bàn hành chính của tỉnh Mỗi xã, phường đều có ít nhất 01 trường Mầm non,

01 trường Tiểu học và 01 trường THCS Mỗi huyện, thị xã có từ 2 đến 3 trườngTHPT Hầu hết các trường đều đặt tại các trung tâm xã, phường, thị trấn tạo điềukiện tốt cho việc học tập, đi lại của học sinh Tỉnh Ninh Bình có 01 trường Caođẳng sư phạm đào tạo đa hệ, 03 trường THCN (do trung ương quản lý) và 02trường dạy nghề địa phương; Có 8 Trung tâm giáo dục thường xuyên của 8huyện, thị xã và 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp và Dạy nghềcủa tỉnh

Sau hơn mười năm tái lập tỉnh, đến nay sự nghiệp GD - ĐT Ninh Bình đãđạt được những kết quả đáng mừng: Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp ngày mộtcao hơn ở tất cả các ngành học, cấp học So với năm học 2000 – 2001, số lượnghọc sinh tiểu học giảm khoảng 37.000 em (do thực hiện tốt công tác dân số và kếhoạch hoá gia đình), số học sinh THCS giảm 2.300 em, học sinh THPT tăngkhoảng 8.200 em Chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì và có nhiều tiến

bộ, chất lượng mũi nhọn ngày càng phát triển Số lượng học sinh giỏi quốc gianăm 1991 mới chỉ có 1 em nhưng đến nay, sau hơn 10 năm, mỗi năm đã có từ

40 – 70 em đạt giải Có 6 em đạt giải tại các kỳ thi Quốc tế ở các môn Sinh học,Vật lý và Hoá học Chất lượng phổ cập Giáo dục tiểu học và Trung học cơ sởđược củng cố, phát triển; Ninh Bình được công nhận đạt chuẩn phổ cập Giáo dụcTHCS tháng 5 năm 2003 (đứng thứ 15/64 tỉnh, thành) và đạt chuẩn phổ cậpGDTH đúng độ tuổi tháng 7 năm 2003 (đứng thứ 16/64 tỉnh, thành)

Việc đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và ngân sách địa phươngngày càng được chú trọng hơn Công tác xã hội hoá giáo dục có những bước tiếnmới, cơ sở vật chất được tăng cường, trường lớp khang trang, sạch đẹp Đến nay

đã có 144/144 xã, phường, thị trấn có trường học cao tầng, kiên cố; một số xã có

Trang 38

3 trường cao tầng Số trường có phòng học cao tầng, kiên cố đến cuối năm 2005

là 327 trường

Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia ở tỉnh Ninh Bình được đánh giá

là tỉnh có số trường và chất lượng trường đạt chuẩn tốt Đến thời điểm tháng 5năm 2006 đã có 17 trường THCS và 19 trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia.Đặc biệt đối với cấp Tiểu học, đã có 130/153 trường đạt chuẩn Quốc gia; là tỉnhđứng thứ 3 toàn quốc về công tác xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia(Sau tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Nam Định)

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên được quan tâm, đầu tư thườngxuyên, có hiệu quả Hiện nay, toàn ngành có 14.783 cán bộ giáo viên ở tất cả cácngành học, cấp học Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ngày một cao Tỷ lệgiáo viên đạt chuẩn trở lên ở Mầm non là 87,9%; Tiểu học là 98,4%; THCS là94,2% và THPT là 97,6% (Trong đó 7,9% giáo viên mầm non; 41% giáo viêntiểu học; 14,67% giáo viên THCS; 5,13% giáo viên THPT đạt trình độ trênchuẩn) Trong công tác xây dựng đội ngũ, ngành GD - ĐT đặc biệt chú trọng đếncông tác đào tạo – bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL nói riêng cũng như cán bộ, giáoviên nói chung về công tác quản lý, về chuyên môn nghiệp vụ và các chuyênngành khác trong trường học Chính vì vậy, đến nay ngành GD - ĐT Ninh Bình

đã cơ bản khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học, từng bướcchuẩn hoá đội ngũ trong toàn ngành

Bảng số 2: QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH TỈNH NINH BÌNH

TỪ NĂM HỌC 2001-2002 ĐẾN NĂM HỌC 2005-2006

01 - 02 02 - 03 03 - 04 04 - 05 05 - 06 Mầm non

Trang 39

Trong đó

GV đạt chuẩn vàtrên chuẩn

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo Ninh Bình, tính đến tháng 5/2006)

Như vậy, có thể khẳng định rằng ngành GD - ĐT tỉnh Ninh Bình đã cóbước phát triển đáng kể từ quy mô trường, lớp, học sinh, đội ngũ CBQL, giáoviên đến chất lượng, hiệu quả giáo dục ở tất cả các ngành học, cấp học Sauhơn mười năm tái lập, sự nghiệp GD - ĐT tỉnh Ninh Bình đã tạo ra những bướcphát triển vượt bậc, mở ra triển vọng lớn nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt mụctiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần phục vụthiết thực cho công cuộc CNH – HĐH đất nước

2.2.2 Những mặt còn tồn tại.

Bên cạnh những thành quả nêu trên, Giáo dục Ninh Bình vẫn còn bộc lộnhững tồn tại, hạn chế nhất định: Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu

Trang 40

Chất lượng giáo dục toàn diện tuy có bước chuyển biến song vẫn còn nhiều hạnchế, nhất là chất lượng giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị, giáo dục thể chất;còn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người.

Phương pháp dạy học còn nặng về lý thuyết, còn tình trạng dạy chay, ítthực hành, thiếu thực tế Công tác nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinhnghiệm còn hạn chế, kém hiệu quả, nặng về hình thức Việc tổ chức thi mặc dù

đã có nhiều cải tiến song vẫn còn nặng nề

Cơ cấu giáo dục còn bất hợp lý, mất cân đối giữa đào tạo nghề với đạihọc, giữa các ngành nghề và còn chênh lệch giữa các vùng

Đội ngũ giáo viên ở một số nơi vừa thừa, vừa yếu, vừa không đồng bộ.Một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo nhất là ở bậc học Mầm non Đàotạo chưa gắn với sử dụng

Cơ sở vật chất trường học tuy có bước phát triển nhưng vẫn còn thấp sovới yêu cầu, nhất là ở bậc Mầm non Việc triển khai ứng dụng công nghệ thôngtin trong GD - ĐT còn chậm, chưa có hiệu quả

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là:

+ Nhận thức của một số Cấp uỷ, Chính quyền và nhân dân về quan điểmGiáo dục - Đào tạo cùng với Khoa học – Công nghệ là quốc sách hàng đầuchưa được đầy đủ, sâu sắc, chưa được thực hiện sát sao

+ Quản lý nhà nước về giáo dục còn bộc lộ nhiều yếu kém; Việc phâncấp quản lý và phân định chức năng, nhiệm vụ của các cấp chưa đồng bộ, thiếukịp thời Việc đào tạo – bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cậptrước yêu cầu đổi mới

+ Đầu tư cho giáo dục vẫn chưa đảm bảo yêu cầu Cơ chế quản lý ngânsách chưa tạo được thế chủ động cho ngành giáo dục trong việc điều hành, sửdụng nguồn ngân sách

2.2.3 Khái quát về giáo dục tiểu học tỉnh Ninh Bình.

2.2.3.1 Mạng lưới trường lớp và quy mô giáo dục tiểu học.

Tính đến năm học 2005 – 2006, tỉnh Ninh Bình có 153 trường tiểu họcvới 246 điểm trường, 2.470 lớp, 66.917 học sinh Các trường tiểu học ở tỉnh

Ngày đăng: 27/10/2014, 21:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. AG CÔ VA LI ỐP . Tâm lý học cá nhân tập 2. NXB Giáo dục Hà Nội. 1971 Khác
2. ĐẶNG QUỐC BẢO . Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, QLGD thành tựu và xu hướng. NXB ĐHQG Hà Nội.1996 Khác
3. BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC ngành GD-ĐT tỉnh Ninh Bình từ năm học 2000- 2001 đến năm học 2005-2006 Khác
4. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . Điều lệ trường tiểu học. NXB Giáo dục Hà Nội. 2000 Khác
5. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. NXB Giáo dục Hà Nội. 2002 Khác
6. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2005 - 2006. NXB Giáo dục Hà Nội. 2005 Khác
7. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH - HĐH. Chuyên đề giáo dục tiểu học. NXB Giáo dục Hà Nội.1998 Khác
8. CÁC MÁC . Tư bản quyển I tập 2. NXB sự thật Hà Nội. 1976 Khác
9. CÁC HỌC THUYẾT QUẢN LÝ . NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 1996 Khác
10. NGUYỄN ĐÌNH CHỈNH . Bài tập tình huống quản lý. NXBGD Hà Nội. 1995 Khác
11. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG của ngành giáo dục thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa IX ngày 29/8/2002 Khác
12. NGUYỄN BÁ DƯƠNG . Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo. NXB chính trị QG Hà Nội. 1999 Khác
13. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC . NXB Giáo dục Hà Nội. 2000 Khác
14. NGUYỄN MINH ĐẠO . Cơ sở của khoa học quản lý. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 1997 Khác
15. GIÁO TRÌNH KHOA HỌC QUẢN LÝ TẬP I . NXB Khoa học kỹ thuật. 1999 Khác
16. PHẠM MINH HẠC . Một số vấn đề về Giáo dục và Khoa học giáo dục. NXB Giáo dục Hà Nội. 1986 Khác
17. HAROLDKOONTZ . Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội 1998 Khác
18. Hồ Chí Minh toàn tập. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
19. LÊ VŨ HÙNG . Cán bộ QLGD-ĐT trước yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước - Kỷ yếu hội thảo khoa học trường CBQLGD-ĐT Hà Nội. 1998 Khác
20. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN chỉ đạo giáo dục bậc tiểu học, lưu hành nội bộ Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình. 2004 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Mô hình về quản lý. - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Sơ đồ 2.1 Mô hình về quản lý (Trang 11)
Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Sơ đồ 2 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý (Trang 12)
Sơ đồ 3: Mục tiêu giáo dục tiểu học - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Sơ đồ 3 Mục tiêu giáo dục tiểu học (Trang 19)
Sơ đồ 4: Vị trí năng lực quản lý trong các yếu tố phát triển quốc gia - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Sơ đồ 4 Vị trí năng lực quản lý trong các yếu tố phát triển quốc gia (Trang 24)
Bảng số 1:  DÂN SỐ ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG CÁC CẤP HỌC - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 1: DÂN SỐ ĐỘ TUỔI ĐẾN TRƯỜNG CÁC CẤP HỌC (Trang 35)
Bảng số 2:  QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH TỈNH NINH BÌNH - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 2: QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH TỈNH NINH BÌNH (Trang 38)
Bảng số 3:  SỐ LƯỢNG CBQL, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 3: SỐ LƯỢNG CBQL, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN (Trang 39)
Bảng số 4:  SỰ PHÂN BỐ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 4: SỰ PHÂN BỐ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC (Trang 41)
Bảng số 8:  THỐNG KÊ  THÂM NIÊN QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 8: THỐNG KÊ THÂM NIÊN QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH (Trang 51)
Bảng số 10:  THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ HIỆU TRƯỞNG - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 10: THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ HIỆU TRƯỞNG (Trang 54)
Bảng số 11:  TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM CHẤT CỦA ĐỘI NGŨ   HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 11: TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM CHẤT CỦA ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH (Trang 57)
Bảng số 12:   ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM CHẤT CỦA ĐỘI NGŨ   HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 12: ĐÁNH GIÁ VỀ PHẨM CHẤT CỦA ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH (Trang 58)
Bảng số 13:  TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ   HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 13: TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH (Trang 59)
Bảng số 14:   ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ   HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 14: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH NINH BÌNH (Trang 61)
Bảng số 15:   KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT  CỦA CÁC NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 15: KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA CÁC NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG (Trang 83)
HÌNH THỨC ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG Về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
chuy ên môn nghiệp vụ sư phạm (Trang 84)
Bảng số 16:   KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ  TÍNH KHẢ THI  CỦA CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ - Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Ninh Bình của sở giáo dục và đào tạo
Bảng s ố 16: KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ (Trang 87)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w