1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình thực vật

150 972 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 14,21 MB

Nội dung

1.1. Khái niệm về tế bào thực vật Cơ thể thực vật cũng như bất kỳ một cơ thể sống nào khác đều được cấu tạo từ tế bào. Bản thân của mỗi tế bào cũng được tạo ra từ tế bào khác. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống. Có những cơ thể thực vật chỉ có 1 tế bào, ví dụ như vi khuẩn, một số loài tảo (Chlamydomonas, Chlorella…). Ở những cơ thể này, mọi quá trình sống như sinh trưởng, phát triển, đồng hóa, phân giải…đều do tế bào đó đảm nhiệm, nó là một đơn vị sống độc lập. Một vài trường hợp như tảo không đốt (Vancheria), nấm mốc (Mucor) có cấu tạo cộng bào, nghĩa là cơ thể gồm nhiều tế bào thông nhau, không phân biệt vách ngăn giữa chúng. Hầu hết các thực vật khác đều là những cơ thể đa bào, có cấu tạo từ nhiều tế bào. Ví dụ trong 1 lá cây có gần 20 triệu tế bào, nếu cây có 200 000 lá thì số tế bào của lá lên đến bao nhiêu? Nếu tính cả cây thì con số này tăng gấp 15 lần. Trong cơ thể, mỗi nhóm tế bào thực hiện một chức năng riêng, và chúng hợp thành một mô. Các mô tập hợp thành những cơ quan khác nhau của cơ thể. Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau tùy thuộc vào từng loại mô và từng loài. Kích thước trung bình các tế bào ở các mô thực vật khoảng 10 - 1000 micromet. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ, các tế bào tép bưởi, tép cam, tế bào sợi đay, sợi gai có kích thước lớn có thể nhìn thấy được bằng mắt. 1 Hình 1.1. Một vài dạng tế bào thực vật a. Tảo tiểu cầu; b. Tảo Chlamydomonas; c. Một vài dạng tế bào ở các mô thực vật bậc cao 1.2. Thành phần cấu tạo tế bào thực vật 1.2.1. Màng tế bào * Màng tế bào hay màng sinh chất là một lớp màng rất mỏng, dày khoảng 5 - 9nm bao bọc bên ngoài khối chất tế bào. Cấu tạo màng sinh chất gồm: - Tầng kép lipit với các phân tử photpholipit, các phân tử photpholipit có 1 đầu ưa nước hướng ra ngoài và 1 đầu kỵ nước hướng vào trong. - Các phân tử protein định khu trên màng, đâm vào một phần hoặc đi xuyên qua lớp lipit kép, liên kết chặt chẽ với lớp lipit kép qua chuỗi axit béo. * Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc, do đó có vai trò kiểm soát sự xâm nhập và vận chuyển các chất trong tế bào. Tính thấm này thay đổi trong các điều kiện môi trường khác nhau. Khi tế bào chết, màng sinh chất trở nên thấm tự do. * Trên màng còn tập trung nhiều hệ enzim xúc tác các phản ứng. * Chức năng quan trọng nhất của màng sinh chất là đóng vai trò quyết định sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường ngoại bào. Có 2 phương thức vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển thụ động và vận chuyển tích cực. 2 + Vận chuyển thụ động phụ thuộc chủ yếu vào kích thước, bản chất của chất được vận chuyển cũng như phụ thuộc vào nồng độ chất ở trong và ngoài màng. Quá trình vận chuyển này có sự tham gia của các protein mang nằm tại màng. Vận chuyển thụ động không có sự tiêu phí năng lượng. + Vận chuyển tích cực là phương thức vận chuyển các chất qua màng không theo nguyên tắc gradien nồng độ, có tiêu hao năng lượng ATP do tế bào cung cấp. Trong sự vận chuyển này cũng có vai trò của các protein xuyên màng, hoặc do sự thay đổi hình dạng và tái tạo của màng để tạo nên các bóng hoặc túi nhỏ và được dùng như phương tiện vận chuyển chất qua màng (sự nhập bào, sự xuất bào). Hình 2.2. Cấu tạo màng sinh chất 1.2.2. Chất tế bào Đó là chất sống cơ bản, là thành phần bắt buộc, tại đây xảy ra những quá trình tiêu biểu cho hoạt động sống của tế bào. Ở những tế bào còn non, chất tế bào chiếm 1 phần lớn hay hầu hết khoang tế bào. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào, dần dần xuất hiện không bào có chứa dịch tế bào. tế bào càng già, không bào càng lớn, chất tế bào chỉ còn lại 1 lớp màng mỏng nằm sát màng sinh chất. a) Tính chất vật lý của chất tế bào Chất tế bào là 1 chất lỏng không màu, trong suốt, có khả năng đàn hồi, không tan trong nước. Ở nhiệt độ 50 – 60 o C thì chất tế bào mất khả năng sống. Tuy nhiên, chất tế bào của các hạt khô và các bào tử có thể chịu được nhiệt độ cao hơn, tới 80 – 100 o C. 3 Trạng thái keo của chất tế bào được cấu tạo bởi những phân tử nhỏ gọi là mixen keo. Các mixen mang điện tích cùng dấu sẽ đẩy nhau và gây chuyển động hỗn loạn (chuyển động Brown). Các mixen này không tan trong nước thành dung dịch thật mà chúng phân tán tạo thành dung dịch giả. Độ nhớt của chất tế bào có thể thay đổi từ trạng thái sol sang trạng thái gel. Trạng thái sol đặc trưng cho độ nhớt của chất tế bào, còn trạng thái gel đảm bảo cho sự ổn định của chất tế bào. Trong chất tế bào sống thường xuyên có sự thay đổi trạng thái từ sol sang gel và ngược lại. Ví dụ: khi tạo thành sữa trong hạt lúa thì chất tế bào ở trạng thái sol, khi lúa chín, chất tế bào rắn lại ở trạng thái gel. Khả năng chuyển hóa từ trạng thái sol sang gel của chất tế bào dưới tác động của các yếu tố bên ngoài là một tính chất đặc biệt và có ý nghĩa đối với đời sống của tế bào, chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ với môi trường. b) Thành phần hóa học của chất tế bào * Protein: Chiếm 1 tỉ lệ không lớn nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Protein là chất cơ bản của quá trình sống. Có 2 loại protein: protein đơn giản va protein phức tạp. - Protein đơn giản: Bao gồm các nguyên tố C, H, O, N, đôi khi có thêm cả S và P. Các axit amin trong protein đơn giản không sắp xếp trên mặt phẳng ngang mà nằm trong không gian 3 chiều, có dạng bện xoắn. Trong thiên nhiên, người ta đã biết hơn 80 loại axit amin, nhưng trong các protein thực vật thường gặp khoảng 20 – 22 loại. Những tính chất đặc trưng của protein phụ thuộc vào thành phần axit amin, trật tự sắp xếp của các axit amin trong chuỗi polipeptit. - Protein phức tạp: gồm phần protein (axit amin) và phần không phải protein (lipit, gluxit…). Protein phức tạp dó là các lipoprotein, glucoprotein, nucleoprotein, photphoprotein. Trong đó nucleoprotein là quan trọng nhất đối vơi sự sống của tế bào và của cả cơ thể sinh vật vì các axít nucleic mang hệ thống thông tin di truyền đặc trưng cho từng loài, từng cá thể. * Lipit: Là những este của glyxerin, chiếm hơn 20% khối lượng khô của chất tế bào. Lipit không phải là chất sống mà là sản phẩm của sự trao đổi chất, chủ yếu ở trong các chất dự trữ như các giọt dầu mỡ. Trong chất tế bào, lipit có thể kết hợp với protein tạo thành chất lipo-protein có trong ty thể. Ngoài ra, lipit còn gặp trong màng sinh chất và màng nhân. * Gluxit: Chiếm 4 – 6% khối lượng chất khô của tế bào, gồm những đường đơn giản như glucozơ, ribozơ…và những đường phức tạp như tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ…Các monosaccarit có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất của tế bào, đó là những chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong tế bào. * Các thành phần vô cơ: Chiếm 2 – 6% khối lượng khô của chất tế bào, chúng ở dưới dạng các chất muối, hoặc có trong hợp chất của protein, gluxit, lipit. Trong tế bào, các loại 4 muối thường phân li thành các ion mang điện tích dương như K + , Mg 2+ , Ca 2+ ,… và ion mang điện tích âm như Cl - , NO 3 - , ngoài ra còn một số vi lượng như Cu, Mn, Br… * Nước: Chiếm khoảng 80% khối lượng chất tế bào. Nước cần thiết cho 2 quá trình thủy phân và oxy hóa thường xuyên xảy ra trong tế bào. Có 2 dạng nước: Nước liên kết bao quanh các phân tử keo, duy trì độ bền của keo chất tế bào, không đóng vai trò dung môi; Nước tự do là môi trường thực hiện mọi quá trình sinh hóa trong tế bào, chiếm phần lớn khối lượng nước trong tế bào. c) Cấu trúc tính chất tế bào – Mạng lưới nội chất Chất tế bào dược giới hạn ở phía ngoài và phía trong bởi 2 lớp màng mỏng: màng sinh chất sát với vách tế bào và màng phái ngoài sát với không bào nên còn gọi là màng không bào (tonoplasm). (Màng không bào cũng giống như màng sinh chất, có tính thấm chọn lọc, chỉ cho nước và các chất hòa tan cần thiết đi qua). Trong tế bào chất cũng có các màng mỏng tạo nên một hệ thống phức tạp các giọt hay túi nhỏ, các ống nhỏ và các khoang làm thành một mạng liên tục gọi là mạng lưới nội chất (endoplasmic reticulum). Các màng ở đây có thể là chỗ lõm vào của màng sinh chất hoặc đôi khi nối liền với màng nhân. Trên bề mặt một số màng của mạng lưới nội chất có những hạt riboxom (đường kính trung bình 10 – 15nm). Có 2 dạng mạng lưới nội chất: mạng lưới nội chất hạt và mạng lưới nội chất trơn. Mạng lưới nội chất phát triển mạnh ở các tế bào đang phân hóa, tế bào đang tích cực tổng hợp chất, có 2 chức năng chính: - Chức năng giao thông nội bào: đảm bảo sự vận chuyển các chất từ môi trường vào chất tế bào và liên lạc giữa các cấu trúc nội bào. - Tổng hợp chất: tham gia vào quá trình sinh tổng hợp các chất, đặc biệt là tổng hợp protein, liên hệ đến sự có mặt của các riboxom giàu ARN trên mạng lưới nội chất hạt. 5 Hình 1.3. Mạng lưới nội chất d) Tính chất sinh lí của chất tế bào * Tính thấm: là khả năng hút chất nào đó từ môi trường vào trong tế bào và ngược lại nhả ra một số chất vào môi trường khi nồng độ dung dịch trong tế bào và môi trường chênh lệch nhau. Chất tế bào được xem như một màng bán thấm (có tính chọn lọc). Tính thấm của chất tế bào thể hiện rõ trong hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh. * Sự chuyển động của chất tế bào: Chuyển động của chất tế bào có thể là sơ cấp hoặc thứ cấp. Chuyển động sơ cấp xảy ra trong điều kiện bình thường, tế bào không bị yếu tố bên ngoài tác động đến; chuyển động thứ cấp xảy ra khi tế bào chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, bị tổn thương…. Chất tế bào chuyển động kéo theo các bào quan cùng các vật thể khác. - Chuyển động tia: xảy ra ở những tế bào mà chất tế bào làm thành từng dải nằm xen kẽ hoặc xuyên qua không bào (lông bí ngô, bí đao, mướp ). - Chuyển động vòng: chủ yếu gặp ở các tế bào trưởng thành có 1 lớp chất tế bào xung quanh 1 không bào trung tâm lớn. Các tế bào lân cận có hướng chuyển động ngược chiều nhau. (gặp ở một số cây thủy sinh như rong mái chèo - Vallisneria spiralis, rong đuôi chồn - Hydrilla verticillata). 6 Hình 1.4. Sự chuyển động của chất tế bào A. Chuyển động vòng; B. Chuyển động tia a. Lục lạp; b. Chất tế bào; c. Nhân e) Sự liên lạc giữa các tế bào – Sợi liên bào Chất tế bào của các tế bào cạnh nhau liên hệ chặt chẽ với nhau nhờ các sợi liên bào. Các sợi liên bào có chức năng mang những sản phẩm trao đổi chất và dẫn truyền kích thích từ chỗ nhận kích thích vào sâu trong cơ quan. 1.2.3. Nhân tế bào Nhân (nuleus) được Brawn phát hiện vào năm 1831 và được xem là thành phần bắt buộc của tất cả tế bào động vật cũng như thực vật. * Hình dạng, kích thước và vị trí Nhân thường có hình cầu hoặc hơi bầu dục, cũng có khi tế bào dài và hẹp, nhân kéo dài ra, hoặc ở các tế bào già thì nhân dẹt lại có hình đĩa. Kích thước của nhân thay đổi tùy thuộc vào loài, vào loại tế bào, trạng thái, chức năng của tế bào. Kích thước trung bình của nhân thay đổi từ 5 - 25μm. Ở một số cây Hạt trần, nhân tế bào sinh dục rất lớn, đạt 500μm. Kích thước của nhân liên quan đến kích thước của tế bào chất. Tỷ lệ giữa nhân và tế bào chất được biểu hiện bằng chỉ số: NP = Vn/(Vc – Vn) (NP: chỉ số nhân - tế bào chất; Vn: thể tích nhân; Vc: thể tích tế bào) 7 Khi Vc tăng thì Vn cũng tăng. Khi cân bằng đó bị phá vỡ thì chính là một trong các nguyên nhân khích thích sự phân chia tế bào. Phần lớn tế bào đều có 1 nhân, cũng có vài tường hợp tế bào có 2 hoặc 3 nhân hoặc đa nhân. Trong tế bào non, nhân thường nằm ở giữa, còn trong tế bào già, nhân thường bị dồn ra sát vách tế bào. Đôi khi nhân bị cuốn theo sự chuyển động của chất tế bào, hoặc có thể di chuyển đến chỗ tế bào hoạt động mạnh nhất (nhân nằm ở đầu ngọn của lông hút, nơi xảy ra sự hấp thụ mạnh mẽ). * Thành phần cấu tạo của nhân - Màng nhân: màng kép, gồm 2 lớp lipoprotein, dày khoảng 30 – 50nm, khoảng cách giữa 2 lớp màng khoảng 10 – 30nm. Màng nhân thường thông với màng mạng lưới nội chất qua những lỗ nhỏ, do đó khoảng không gian giữa 2 lớp màng nhân thông với hệ thống ống dẫn của mạng lưới nội chất. Trên màng nhân có lỗ màng nhân, dạng hình phễu, chúng phân bố đồng đều trên mặt màng nhân với khoảng cách từ 50-100nm. Như vậy trên 1μm 2 bề mặt màng nhân có khoảng 25 - 100 lỗ. Về tính chất thì màng nhân khác biệt với màng sinh chất, ví dụ màng nhân khi bị phá hủy không có khả năng hàn gắn lại. Màng nhân bị chọc thủng sẽ làm cho nhân chết và toàn bộ tế bào sẽ chết. - Chất nhân: chiếm gần hết phía trong màng nhân, gồm dịch nhân và chất nhiễm sắc. Chất nhiễm sắc trong nhân tế bào ở giai đoạn không phân chia có dạng sợi rất mảnh, uốn khúc, không quan sát được dưới kính hiển vi quang học. Khi bước vào giai đoạn phân chia tế bào, các sợi này xoắn lại, co ngắn và dày lên tạo thành thể nhiễm sắc (nhiễm sắc thể). Chất nhiễm sắc và nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các nucleoproteit, trong đó chiếm ưu thế là deoxiribo-ncleoproteit (DNP), tới 90% trong số 60 – 70% DNP của toàn bộ chất nhân. Thành phần của DNP: ADN, protein có tính kiềm (histon, prolamin) và các protein axit (protein phi histon). Trong thành phần của chất nhiễm sắc còn có các protein phức tạp do ARN liên kết với protein và một ít các protein không liên kết với axit nucleic. Mỗi nhiễm sắc thể thường có eo thắt chia nó thành 2 phần (có thể bằng hoặc không bằng nhau) tạo nên các kiểu nhiễm sắc thể khác nhau. Đôi khi nhiễm sắc thể còn có eo thứ hai phân chia ra một đoạn nhỏ gọi là phần kèm. Eo thứ hai là nơi phát sinh nhân con. 8 Nhiễm sắc thể thường có dạng hạt, dấu phẩy hoặc hình que. Thường có 3 kiểu nhiễm sắc thể: kiểu lệch tâm, kiểu gần lệch, kiểu cân đối. Hình 1.5. Hình dạng và cấu tạo nhiễm sắc thể A. Các kiểu nhiễm sắc thể: 1. Kiểu lệch tâm; 2. Kiểu gần lệch; 3. Kiểu cân đối B. Sơ đồ cấu tạo nhiễm sắc thể: 1. Eo thứ nhất; 2. Sợi xoắn kép;3. Phần kèm; 4. Vùng sinh nhân con Hình dạng và số lượng nhiễm sắc thể cố định đối với mỗi loài sinh vật và là một trong những dấu hiệu để phân loại. Sự thay đổi nhiễm sắc thể sẽ gây ra những biến đổi về hình thái và chức năng của cơ thể. Số lượng nhiễm sắc thể trong các tế bào của cơ quan sinh dưỡng thường là một số chẵn (lưỡng bội 2n), ở tế bào sinh sản như bào tử và giao tử thì số lượng ít hơn một nửa (đơn bội n). - Dịch nhân: là hệ thống keo háo nước, làm thành phần lỏng hay nửa lỏng của nhân. Thành phần hóa học của dịch nhân gồm các loại protein khác nhau như nuleoprotein, glicoprotein, và các enzim của nhân. * Nhân con (Hạch nhân) - Hình thái nhân con: Nhân con được quan sát thấy ở thời kỳ tế bào không phân chia. Ở cuối kỳ đầu của tế bào đang phân chia, hạch nhân hòa tan vào trong nhân và biến mất, đến đầu kỳ sau nhân con xuất hiện trở lại ở dạng dính với nhiễm sắc thể. Nhân con thường có hình cầu, hình ô van. Kích thước của nhân con thay đổi tùy theo trạng thái sinh lí của tế bào, chủ yếu là theo cường độ tổng hợp protein. Ở những tế bào có cường độ tổng hợp protein mạnh thường có nhân con lớn hoặc nhiều nhân con, ngược lại ở tế bào có cường độ tổng hợp protein yếu thì nhân con bé hoặc rất khó quan sát. 9 - Cấu trúc hiển vi và siêu vi của nhân con: Nhân con được cấu tạo gồm chất nhiễm sắc bao quanh một phần nhân con, thân nhân con có hình cầu có đường kính từ 1-2μm. Nhân con có cấu trúc từ các sợi và hạt. Sợi có bản chất là ribonucleoprotein và các sợi deoxiribonucleoprotein. Ngoài ra, nhân con còn có sợi deoxiribonucleic chứa rADN có chức năng tổng hợp rARN. - Thành phần hóa sinh của nhân con + ADN nhân con chứa trong chất nhiễm sắc quanh nhân con, trong các sợi deoxiribonucleoprotein trong nhân con. + rARN có trong các sợi và hạt ribonucleoprotein, đây là các rARN đang trong quá trình chín để tạo thành rARN của riboxom. + Protein nhân con gồm có histon, protein riboxom. + Enzim nhân con gốm các enzim ARN polimeraza, các enzim xử lí quá trình chín của các rARN. - Vai trò của nhân con + rARN trong nhân con được phiên mã từ ADN nhân con. Trong nhân con rARN 45S sẽ bị xử lí và chế biến thành các loại rARN khác nhau để cấu tạo nên riboxom. + Các tiền riboxom trong nhân con được tạo thành bằng cách liên kết các rARN với protein riboxom. Protein riboxom được tổng hợp trong tế bào chất sau đó được chuyển vào nhân và nhân con. Các dạng tiền riboxom trong nhân con là đơn vị nhỏ 40S (được tạo thành các protein với rARN 18S) và 60S (được tạo thành các protein với rARN với rARN 28S; 5,8S và 5S). Các đơn vị nhỏ qua lỗ màng nhân ra tế bào chất để tạo riboxom khi tế bào cần đến. Như vậy nhân có vai tò tổng hợp rARN, tổng hợp riboxom. Ngoài ra nhân con còn có vai trò điều chỉnh sự vận chuyển mARN từ nhân ra tế bào chất và điều chỉnh quá trình phân bào. - Nguồn gốc nhân con: Nhân con biến mất ở cuối kỳ đầu và xuất hiện trở lại ở cuối kỳ sau. Khi nhân con biến mất thì cấu thành của chúng không bị phân hủy mất đi, đặc biệt là ADN nhân con đã trở về vùng NOR (nucleolar organizing region- vùng tổ chức nhân con) nhập vào nhiễm sắc thể. ADN vùng NOR (có mã hóa cho rARN) được tách ra hoạt động phiên mã tạo các rARN, kết hợp với protein tạo thành nhân con mới. Vì vậy ta có thể nói nhân con có nguồn gốc từ vùng NOR của các nhiễm sắc thể có thể kèm (nhiễm sắc thể số 6 ở lúa mì, nhiễm sắc thể số 13, 14, 15, 21, 22 ở người). 10 [...]... thành những vật thể rắn (vật thể lắng đọng của tanin, thể protein trong các quả khô và hạt) Những chất này là những sản phẩm được tích tụ, đôi khi được chất nguyên sinh tái sử dụng hoặc chỉ là những sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất Không bào tham gia vào sự sinh sản của thực vật có hoa do có chứa nhiều chất sắc tố hấp dẫn côn trùng thụ phấn; không bào có chứa độc tố giúp thực vật chống... sinh của tế bào thực vật có chứa một hoặc nhiều không bào, được bao bọc bởi màng lipoprotein dạng bóng (tonoplast) Không bào chứa dịch tế bào (dịch tế 20 bào bao gồm nước, muối, đường, axit hữu cơ, các hợp chất protein, tanin, alcaloit, anthoxianin, flavon, các ion khoáng và những chất khác ở trạng thái hòa tan tạo nên áp suất thẩm thấu cao (tạo sức trương) cho tế bào thực vật Ở thực vật, sức trương... đặc tính sinh sản, tức là khả năng tự sinh ra cơ thể giống mình Đặc tính sinh sản của cơ thể có cơ sở ở sự phân bào Từ 1855, R.Virchow đã khẳng định “cũng giống như động vật được sinh ra chỉ từ động vật, thực vật chỉ sinh ra thực vật, tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước” Năm 1882, W.Flemming phát hiện ra hiện tượng phân bào có tơ (mitosis) sau khi tế bào trải qua một thời gian sinh trưởng Về... bào Tế bào thực vật được bao bởi thành vỏ xenlulozơ làm cho tế bào không vận động được nên sự phân tế bào chất xảy ra khác với tế bào động vật Sự phân tế bào chất ở tế bào thực vật bắt đầu bằng sự xuất hiện một vách ngang ở trung tâm xích đạo, vách ngang phát triển dần ra ngoại vi cho đến khi liên kết với vách bao tế bào và phân tách tế bào chất thành 2 nửa chứa nhân con Thời gian của quá trình phân... tạo điều kiện cho nhiễm sắc thể di chuyển ra ngoại vi tế bào - Hình thành bộ máy phân bào: Ở tế bào thực vật không có trung tử nhưng ở cạnh nhân có vùng đậm đặc tương tự vùng quanh trung tử (ở tế bào động vật) và chúng có vai trò là hoạt hóa sự trùng hợp tubulin để tạo thành thoi phân bào ở tế bào thực vật * Kỳ giữa (Metaphase) Kỳ giữa được bắt đầu khi màng nhân tiêu biến thành các bóng nhỏ phân tán... 230 - 270Å, trong thoi là 150 200Å b) Lạp thể Là bào quan đặc trưng cho tế bào thực vật Dựa vào cấu trúc và chức năng, người ta phân biệt nhiều loại lạp khác nhau: - Lục lạp: là lạp có chứa chất diệp lục, các enzim quang hợp, có trong các mô ngoài ánh sáng, đặc biệt là có ở lá Lục lạp có hình đĩa, phiến hay bầu dục Ở thực vật bậc cao, lục lạp có đường kính trung bình là 3μm Thành phần cấu tạo của lục... nhánh Peroxixom có chứa các enzim oxy hóa đặc trưng: catalaza, urat-oxydaza Peroxixom có vai trò trong quá trình chuyển hóa axit nucleic trong khâu oxy hóa axit uric, tham gia điều chỉnh sự chuyển hóa glucozơ và phân giải H 2O2 thành H2O nhờ enzim catalaza 1.2.5 Các thể ẩn nhập trong tế bào thực vật Các sản phẩm cuối cùng không tham gia vào việc xây dựng tế bào (chất nhầy, nhựa, tanin, alcaloit ) và... trọng đối với ty thể (các enzim oxy hóa axit pyruvic, các enzim của chu trình Crebs, enzim tổng hợp axit béo, riboxom ty thể, ARN và ADN ty thể ) Ty thể là trung tâm trao đổi năng lượng của tế bào, tham gia vào quang hô hấp, tái sinh, các quá trình tổng hợp protein, axit nucleic ngoài nhân Ngoài ra ty thể còn tham gia vào quá trình vận chuyển các chất qua màng bằng cơ chế chủ động, cơ chế này cần năng... và các điều kiện bên ngoài Thông thường quá trình phân bào này diễn ra trong khoảng 60 - 120 phút, trong đó kỳ đầu dài nhất, đến kỳ cuối, còn kỳ giữa và kỳ sau chỉ diễn ra vài phút Ví dụ ở mô phân sinh rễ hành: kỳ đầu: 74 phút; kỳ giữa: 1 phút; kỳ sau: 2,5 phút và kỳ cuối: 4 phút c) Giảm phân (phân bào giảm nhiễm) Năm 1889, phân bào giảm nhiễm ở tế bào thực vật lần đầu tiên được nhà bác học người Đức... thể tế bào, có chức năng bảo vệ cho các mô bên trong khỏi các tác động cơ học hay sự phá hoại của các sinh vật khác, đồng thời thực hiện chức năng trao đổi với môi tường bên ngoài Mô che chở ở rễ ngoài chức năng bảo vệ còn có chức năng hấp thu nước và các chất hòa tan trong đất cần thiết cho quá trình sống của cây Tùy theo nguồn gốc, đặc tính sinh lí và hình thái mà người ta phân biệt mô che chở sơ cấp . Hình 1.1. Một vài dạng tế bào thực vật a. Tảo tiểu cầu; b. Tảo Chlamydomonas; c. Một vài dạng tế bào ở các mô thực vật bậc cao 1.2. Thành phần cấu tạo tế bào thực vật 1.2.1. Màng tế bào * Màng. 1.1. Khái niệm về tế bào thực vật Cơ thể thực vật cũng như bất kỳ một cơ thể sống nào khác đều được cấu tạo từ tế bào. Bản thân của. Trong cơ thể, mỗi nhóm tế bào thực hiện một chức năng riêng, và chúng hợp thành một mô. Các mô tập hợp thành những cơ quan khác nhau của cơ thể. Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau

Ngày đăng: 26/10/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w