Bài 2: Quan sát nội chất của tế bào thực vật

Một phần của tài liệu Giáo trình thực vật (Trang 126 - 129)

* Mục tiêu

- Nhận biết được một số thành phần cấu tạo của tế bào.

- Quan sát được tính chất sống của tế bào thông qua sự chuyển động của chất tế bào. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng vẽ tế bào thực vật.

* Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật

- Dụng cụ: Kính hiển vi, kim mũi mác, lưỡi dao cạo mỏng, phiến kính, lá kính, đĩa đồng hồ.

- Hóa chất: Nước cất, nước glixerin, pha dung dịch nước đường 5%, dung dịch muối ăn (NaCl) 10-15%, dung dịch kali iôdua, cồn etylic.

- Mẫu vật: lá cây rong mái chèo, có thể thay bằng cây rong đuôi chồn. Quả ớt chín, hay củ cà rốt, cánh hoa hồng đỏ. Lá khoai lang, hay lá cây lẻ bạn, cây thài lài tía. Một vài củ và

hạt: khoai tây, khoai lang, đậu hà lan, đậu cô ve, ngô, lúa…, hạt thầu dầu. Củ hành ta (chọn củ có màu tím).

* Thí nghiệm 1: Làm tiêu bản quan sát lục lạp và sự chuyển động vòng của chất tế bào ở lá

rong mái chèo (Vallisneria spiralis) {Có thể quan sát lá rong đuôi chồn (Hydrilla verticillata)}

- Dùng kim mũi mác bóc lấy một phần của phiến lá rong mái chèo còn tươi, có màu xanh (cả phần biểu bì và thịt lá). Đặt lát cắt lên phiễn kính có sẵn giọt nước cất, đậy lá kính lại và quan sát trên kính hiển vi.

- Quan sát ở vật kính bé rồi chuyển sang vật kính lớn ta có thể thấy được hình dạng của tế bào, bên trong chứa các hạt nhỏ màu lục tươi, đó là các lục lạp, phân bố sát vách và chúng chuyển động vòng theo chiều kim đồng hồ.

* Thí nghiệm 2: Làm tiêu bản quan sát lạp màu đỏ ở quả ớt chín (Capsicum sp.)

- Chọn quả ớt chín, dùng lưỡi dao cạo gọt 1 lớp thật mỏng trên bề mặt ngoài của quả. Lên kính bằng nước glixerin, đậy lá kính lại.

- Quan sát tế bào ta thấy các lạp màu đỏ tươi được chứa rất nhiều trong khoang tế bào. (Mẫu vật thay thế: thịt quả cà chua, dưa hấu, hồng đỏ…).

* Thí nghiệm 3: Làm tiêu bản quan sát lạp không màu ở biểu bì lá khoai lang(Ipomoea

batatas)

- Lấy 1 lá khoai lang cuộn vào đầu ngón tay chỏ bên trái, dùng lưỡi dao cạo gọt 1 lớp thật mỏng biểu bì mặt trong. Đặt lát cắt lên phiến kính có nhỏ giọt dung dịch nước đường 5% hoặc glixerin, đậy lá kính lại.

- Quan sát hình dạng tế bào biểu bì và so sánh với hình dạng của các tế bào biểu bì đã được quan sát ở các mẫu vật trước. Chuyển sang vật kính lớn hơn, ta có thể quan sát thấy các hạt tròn nhỏ, không màu, hơi sáng nằm ở góc tế bào đó là các lạp không màu. {Chúng ta

cũng có thể quan sát lạp không màu ở lá cây lẻ bạn (Rhoeo discolor), lá cây thài lài tía

(Zebrina pendula)}

* Thí nghiệm 4: Làm tiêu bản quan sát các thể ẩn nhập trong tế bào

a) Quan sát hạt tinh bột ở củ khoai tây (Ngoài ra chúng ta còn co thể quan sát hạt tinh bột ở trong hạt đậu Hà lan, đậu cô ve, lúa, ngô…)

- Cắt ngang củ khoai tây. Dùng kim mũi mác cạo lấy một ít bột, đặt lên phiến kính đã có sẵn giọt nước cất hoặc nước glixerin loãng.

- Quan sát hình dạng và cấu tạo và kích thước của các hạt tinh bột; phân biệt các hạt đơn, hạt kép và hạt nửa kép.

b) Quan sát hạt alơron trong hạt thầu dầu (Ricinus communis) (hoặc trong hạt đậu Hà lan)

- Lấy những hạt thầu dầu đã già có vỏ màu nâu, cứng. Bóc bỏ vỏ cứng, dùng lưỡi dao cạo cắt ngang qua phần nội nhũ của hạt vài lát thật mỏng. Ngâm lát cắt vào trong cồn etylic khoảng 30 – 60 phút. Thay dung dịch một vài lần để hòa tan hết những giọt dầu trong lát cắt.

- Dùng kim mũi mác vớt lát cắt ra và đặt lên phiến kính có giọt kali iođua, đậy lá kính lại và quan sát các hạt alơron, phân biệt á tinh và á cầu. Á tinh bị nhuộm màu vàng đậm, thể hiện rõ bản chất protein.

c) Quan sát các dạng tinh thể canxi oxalat

- Quan sát tinh thể canxi oxalat ở vảy hành khô: Chọn hành ta (Allium fistulosum) hoặc hành tây (Allum cepa). Lấy một ít vảy hành khô ngâm trong nước glixerin vài ngày trước khi làm thí nghiệm để đuổi hết không khí trong tế bào ra cho dễ quan sát. Hoặc chúng ta có thể đun vảy hành với glixerin trong vài phút. Chọn những chỗ mỏng đặt lên phiến kính có sẵn giọt glixerin loãng hoặc nước cất, đậy lá kính lại rồi quan sát hình dạng, số lượng và cách sắp xếp của các tinh thể.

- Quan sát tinh thể canxi oxalat ở lá trúc đào (Nerium oleander): Cắt ngang lá qua phần gân chính một vài lát mỏng. Ngâm lát cắt vào nước javen khoảng 15 phút, vớt ra rửa sạch bằng nước cất. Đặt lát cắt lên phiến kính có nhỏ giọt nước glixerin loãng hoặc giọt nước cất. Đậy lá kính lại rồi quan sát. Chú ý, chúng ta quan sát ở vùng mô mềm của gân lá để tìm các tế bào có tinh thể canxi oxalat hình cầu gai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 3. Sự co nguyên sinh - phản co nguyên sinh và sự phân bào nguyên nhiễm ở rễ hành

Một phần của tài liệu Giáo trình thực vật (Trang 126 - 129)