Bài 9.Cấu tạo và các thành phần của hoa Hoa thức Hoa đồ Cụm hoa

Một phần của tài liệu Giáo trình thực vật (Trang 145 - 148)

Hoa thức - Hoa đồ - Cụm hoa

* Mục tiêu

- Nắm được các thành phần cấu tạo của 1 hoa và phân biệt được chúng. 145

- Biết cách phân tích 1 hoa.

- Phân biệt được các kiểu hoa: hoa lưỡng tính, hoa đơn tính, hoa đều, hoa không đều, hoa 4 vòng, hoa 5 vòng…

* Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật

- Dụng cụ: Lúp cầm tay, lúp bàn (loại nhỏ hoặc loại lớn có 2 mắt), kim nhọn, kim mũi mác, lưỡi dao cạo mỏng, kẹp nhỏ, kính hiển vi.

- Hóa chất: Glixerin, nước cất.

- Mẫu vật: Mẫu tươi hoặc mẫu ngâm của một số loại hoa dâm bụt, lục lạc, cải, bầu, bí ngô, mướp, bưởi, cẩm chướng, húng chó, mùi, hồng, bìm bịp, cúc, huệ, loa kèn, lạc tiên, lay ơn, chuối hoa, ngọc lan, phi yến, phong lan, trạng nguyên, hoa cau, hướng dương, mã đề, thược dược, vòi voi…chú ý lấy cả cành để quan sát các kiểu cụm hoa.

* Thí nghiệm 1: Phân tích 1 hoa và xác định kiểu hoa

Lấy một vài hoa trong số các hoa thu thập được để quan sát và phân tích. Đối với hoa to, có thể xem bằng mắt thường, đối với hoa nhỏ và các thành phân của hoa (bao phấn, bầu nhụy…) thì phải quan sát bằng kính lúp.

- Quan sát hình dạng chung của hoa, sau đó dùng kim mũi nhọn tách riêng từng bộ phận của hoa hoặc bổ dọc hoa để phân tích từng thành phần theo thứ tự từ ngoài vào trong.

+ Trục hoa, đế hoa: trục hoa (hoa Ngọc lan), đế hoa phẳng, lồi (hoa bưởi), đế hoa lõm (hoa hồng).

+ Lá bắc: có/không, số lượng, hình dạng, kích thước.

+ Bao hoa gồm các lá đài và cánh hoa: bao hoa đơn không phân hóa thành đài và tràng (nhiều cây Một lá mầm); bao hoa kép phân hóa thành đài và tràng (đa số cây Hai lá mầm).

Các thành phần của hoa có thể xếp thành vòng hoặc xếp xoắn trên trục hoa. Hoa trần là hoa không có bao hoa (họ Hồ tiêu, Thầu dầu).

- Đài hoa: đài rời – đài phân, hoặc dính nhau – đài hợp theo từng mức độ khác nhau. Đài hoa có thể đều hoặc không đều, sớm rụng hoặc tồn tại (hoa chò). Đài nhỏ (hoa dâm bụt, cẩm chướng).

- Tràng: cánh hoa rời – tràng cánh rời, hoặc dính nhau – tràng cánh hợp. Tràng cánh hợp tạo nên ống tràng, có khi chia thành 2 môi (họ Hoa môi, Mõm chó), có khi phát triển thành thìa lài (họ Cúc).

- Nhị và bộ nhị: nhị gồm chỉ nhị và bao phấn. Bộ nhị thể đơn (hoa dâm bụt, hoa bông), bộ nhị thể đôi (hoa đậu) hoặc bộ nhị thể nhiều (hoa gạo). Nhị dính liền với các thành phần khác của hoa tạo thành trụ nhị (họ Lan). Cánh đính của bao phấn (đính lưng, đính gốc) và lối mở của bao phấn (mở bằng lỗ hay nứt dọc, hướng trong hay hướng ngoài).

- Lá noãn và bộ nhụy: bộ nhụy có nhiều lá noãn rời tạo thành bộ nhụy lá noãn rời (họ Ngọc lan), xếp thành vòng hay xếp xoắn trên trục hoa kéo dài. Các lá noãn có thể dính nhau tạo thành bộ nhụy lá noãn hợp, cá lá noãn có thể dính nhau từng phần hay toàn bộ. Cần phân biệt bầu (bầu trên, bầu giữa hay bầu dưới), vòi nhụy (dài hay ngắn) và núm nhụy.

- Dựa vào các đặc điểm đã phân tích, xác định kiểu hoa và mẫu hoa.

* Thí nghiệm 2: Lập hoa thức và vẽ hoa đồ

- Chọn một vài hoa khác nhau, phân tích các thành phần cấu tạo.

- Dựa vào kết quả phân tích, thiết lập công thức hoa (hoa thức) và vẽ sơ đồ cấu tạo của hoa (hoa đồ).

Chú ý chọn mẫu vật gồm cả hoa của cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm.

* Thí nghiệm 3: Quan sát và xác định kiểu cụm hoa

- Chọn một vài cành hoa, dựa vào hình vẽ sơ đồ các kiểu cụm hoa để đối chiếu với mẫu thực, xác định kiểu cụm hoa. Phân biệt hoa nở trước và hoa nở sau trong một vài cụm hoa đặc biệt (xim, tán, ngù, đầu) để tránh nhầm lẫn.

- Mỗi sinh viên quan sát một vài kiểu, sau đó trao đổi với nhau để đảm bảo khả năng nhận biết được nhiều kiểu cụm hoa.

Một phần của tài liệu Giáo trình thực vật (Trang 145 - 148)