Bài 10.Quả và hạt

Một phần của tài liệu Giáo trình thực vật (Trang 148 - 150)

* Mục tiêu

- Biết được các thành phấn cấu tạo của quả và của hạt.

- Phân biệt được một số loại quả (các kiểu quả đơn, quả kép và quả phức).

- Xác định được các đặc điểm thích nghi của quả và hạt với các hình thức phát tán khác nhau.

* Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật

Dụng cụ: lúp cầm tay, dao con có cán gỗ, kim mũi mác.

Mẫu vật: Quả dứa, quả sung, quả dâu tây, bầu, bí, chuối, đậu ve, ổi, ớt, cà, cà chua, đu đủ, dưa chuột, cam, mận, củ cải, dâu tây, dứa, hướng dương, quả nổ, quả ké đầu ngựa, cỏ may, quả chò, lạc tiên, ngô, na, me, nhãn, vải, chôm chôm, mâm xôi, sầu riêng, dừa, thầu dầu, sen, súng …

* Thí nghiệm 1: Quan sát các phần của quả

- Quan sát quả đơn (cam, mận, cà…), phân biệt 3 lớp vỏ quả. Xác định tính chất của mỗi lớp vỏ quả.

- Quan sát một số quả đặc biệt: quả táo tây (quả giả), quả nhãn hay quả vải (quả có áo hạt).

* Thí nghiệm 2: Phân biệt các loại quả

- Dựa vào tính chất của vỏ quả khi chín để phân biệt quả mở và quả không mở (quả đóng).

+ Quả đóng: phân biệt quả thịt (quả mọng, quả hạch) với quả khô.

+ Quả mở: phân biệt quả đại, quả đậu, quả cải, quả hộp bằng cách dựa vào cách nứt của vỏ (nứt dọc hay nứt vòng ngang thành một nắp) và số đường nứt.

- Nhận xét, so sánh tính chất vỏ quả của các quả nói trên.

* Thí nghiệm 3: Phân tích các thành phần của hạt

- Quan sát hạt đậu ve (hoặc các loại đậu khác) tìm rốn hạt (vết tích chỗ đính của cuống noãn), sống noãn và vết tích của lỗ noãn.

- Phân biệt vỏ hạt với các thành phần bên trong, xác định thân mầm, lá mầm.

- Quan sát thêm một số loại hạt như hạt ngô, hạt thầu dầu. Đối với hạt ngô, để dễ quan sát thì trước đó cần ủ cho phôi trương lên, phân biệt các thành phần giống như hạt đậu.

Ở hạt thầu dầu, phần đầu có 1 mồng nhỏ, màu trắng do nút đậy lỗ noãn phát triển thành. Khi tách vỏ ta thấy có 2 lớp vỏ.

So sánh các hạt đã quan sát và phân tích.

* Thí nghiệm 4: Quan sát một số quả và hạt có các hình thức phát tán khác nhau

Tập hợp các loại quả, hạt đã thu thập được, quan sát cấu tạo ngoài các loại quả (đặc biệt quả khô có loại mở hoặc không mở nhưng có cánh, có gai, có lông), các loại hạt (có cánh, có lông) để xác định hình thức phát tán của quả và hạt (tự phát tán hay phát tán nhờ gió, nước, động vật hoặc nhờ con người). Ví dụ: tự phát tán (quả nổ), phát tán nhờ động vật (quả ké đầu ngựa, cỏ may…), phát tán nhờ nước (quả dừa)…

Một phần của tài liệu Giáo trình thực vật (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w