Bài 5.Mô dẫ n Mô tiết và ống nhựa mủ

Một phần của tài liệu Giáo trình thực vật (Trang 133 - 135)

* Mục tiêu

- Phân biệt được các loại mô: mô dẫn, mô tiết. Trong mô tiết phải phân biệt được ống tiết, túi tiết và ống nhựa mủ.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm tiêu bản tạm thời, kĩ năng quan sát tế bào và vẽ hình tế bào thực vật. Củng cố kĩ năng nhuộm kép.

* Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật

- Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, phiến kính, lá kính, giấy thấm, kim mũi mác, đĩa đồng hồ, lưỡi dao cạo.

Bó mạch kín ở thân cây ngô (Zea mays)

Bó mạch xếp chồng kép ở thân cây bí ngô (Cucurbita pepo) Bó mạch đồng tâm ở thân rễ cây củ gấu (Cyperus rotundus) Bó mạch hình chữ V ở thân cây măng tây (Asparagus officinalis)

- Hóa chất: Nước cất, glixerin, kali iotđua, nước javen, xanh metilen, dung dịch iôt- iotđua, cacmin-phèn chua.

- Mẫu vật: Thân cây bí ngô (Cucurbita pepo), lá bưởi (Citrus grandis), thân cây xương rắn (Euphorbia milli), thân cây trầu không (Piper bettle).

* Thí nghiệm 1: Làm tiêu bản quan sát bó dẫn ở thân cây bí ngô (Cucurbita pepo)

Chọn đoạn thân bánh tẻ dài khoảng 1-2cm, cắt một vài lát mỏng ngang và dọc xuyên tâm. Nhuộm kép lát cắt.

Sau khi nhuộm kép, rửa sạch mẫu rồi lên kính bằng nước cất hay glixerin quan sát: Cấu tạo của lớp biểu bì; Cấu tạo mô mềm vỏ; Phân biệt vòng mô cứng với mô mềm; Quan sát bó chồng kép ở thân bí ngô; Quan sát bó libe và bó gỗ…

Trên lát cắt dọc, chúng ta quan sát các tế bào sắp xếp nối tiếp nhau tạo thành từng dãy cấu tạo nên mạch dẫn. Chú ý quan sát vách ngăn ngang và vách bên của tế bào.

* Quan sát một số dạng bó dẫn, nhận biết và phân biệt các dạng bó dẫn

- Tiêu bản bó mạch kín ở thân cây ngô (Zea mays)

- Tiêu bản bó mạch xếp chồng kép ở thân cây bí ngô (Cucurbita pepo) - Bó mạch đồng tâm ở thân rễ cây củ gấu (Cyperus rotundus)

- Bó mạch hình chữ V ở thân cây măng tây (Asparagus officinalis)

* Thí nghiệm 2: Làm tiêu bản quan sát tế bào tiết và ống tiết ở thân cây trầu không (Piper

bettle)

Chọn thân bánh tẻ trầu không, cắt một vài lát mỏng ngang thân trầu không, nhuộm kép. Lên kính bằng glixerin, quan sát.

Quan sát vị trí hai vòng bó mạch dẫn và vị trí vòng tế bào mô cứng.

Ở vật kính lớn, từ ngoài vào trong: Lớp tế bào biểu bì; Mô dày; Tế bào tiết và chất tiết (tế bào tiết nằm rải rác trong khối mô mềm vỏ, tế bào to hơn, màng dày hơn các tế bào mô mềm); Ống tiết dung sinh nằm giữa hai vòng bó dẫn chứa chất nhầy.

* Thí nghiệm 3: Làm tiêu bản quan sát túi tiết dung sinh ở lá bưởi (Citrus grandis)

Chọn lá bánh tẻ, cắt một vài lát mỏng ngang qua gân chính của lá bưởi, nhuộm kép. Lên kính bằng glixerin, quan sát.

Quan sát tiêu bản chúng ta sẽ thấy các túi tiết phân bố ở phần gân chính của lá. So sánh kích thước của túi tiết và các tế bào mô mềm xung quanh. Quan sát cấu tạo một túi tiết: mép túi tiết và vết tích các tế bào bị phá hủy trong quá trình hình thành túi tiết.

* Thí nghiệm 4: Làm tiêu bản quan sát ống nhựa mủ phân nhánh ở thân cây xương rắn

(Euphorbia milli)

Cắt một vài lát mỏng ngang qua thân cây và cắt dọc một đoạn thân cây xương rắn khoảng 1cm. Chọn lát cắt mỏng lên kính bằng kali iotđua (KI). Ống nhựa mủ phân bố trong phần mô mềm libe và mô mềm vỏ thân. Quan sát cấu tạo ống nhựa mủ phân nhánh, không chia đốt; Màu sắc nhựa mủ; Các hạt tinh bột bắt màu xanh đen có hình dạng khác nhau: hình quả tạ, hình chùy, hình đũa, hình xương ống chân…

Một phần của tài liệu Giáo trình thực vật (Trang 133 - 135)