quan sát một số tế bào thực vật
* Mục tiêu
- Nắm được các bộ phận cấu tạo của kính hiển vi, biết cách sử dụng kính hiển vi. - Làm quen với cách làm tiêu bản hiển vi tạm thời.
- Quan sát được một vài thành phàn cấu tạo của tế bào.
* Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật
- Dụng cụ: Kính hiển vi, kim mũi mác, lưỡi dao cạo mỏng, phiến kính, lá kính, giấy thấm, đĩa đồng hồ.
- Hóa chất: Nước cất, glixerin, kali iođua.
- Mẫu vật: Quả cà chua chín (hoặc quả hồng, dưa hấu…), hoa dâm bụt hoặc một loại hoa khác có bao phấn đã chín. Bào tử cây dương xỉ, lá và củ hành ta hoặc củ hành tây, lá và củ tỏi, lá cây lẻ bạn.
* Thí nghiệm 1: Làm tiêu bản quan sát tế bào rời ở thịt quả ca chua chín (Lycopersicum
esculentum)
- Bổ đôi quả cà chua, dùng kim mũi mác lấy một ít dịch màu đỏ ở trong quả (không nên lấy phần thịt gần vỏ), đặt lên phiến kính đã có sẵn một giọt nước cất hay nước glixerin và dàn đều. Đậy lá kính và quan sát. Chú ý các hạt nhỏ có màu vàng cam nằm rải rác trong tế bào đó là các lạp màu. Phân biệt các lạp màu với các hạt tinh bột cũng có trong tế bào.
- Muốn thấy rõ các thành phần trên, ta tiến hành nhuộm tiêu bản và quan sát với vật kính lớn (x 40): Lên kính tiêu bản và đậy lá kính lại. Một bên mép lá kính ta nhỏ 1 giọt kali iođua, mép đối diện ta dùng giấy thấm hoặc giấy lọc hút nước đi, theo kiểu đổi chất lỏng ở dưới lá kính. Theo dõi trên tiêu bản ta sẽ thấy sự biến đổi màu: chất tế bào nhuộm màu vàng bởi iot, nhân bắt màu vàng nâu, hạt tinh bột bắt màu nâu.
* Thí nghiệm 2: Làm tiêu bản quan sát tế bào hạt phấn hoa cây dâm bụt (Hibiscus rosa-
sinensis)
Dùng đầu kim mũi mác gẩy một ít hạt phấn từ bao phấn đã chín của hoa dâm bụt
(Hibiscus rosa-sinensis), đặt lên phiến kính có sẵn giọt nước cất hay nước glixerin. Đậy lá
kính và quan sát ở vật kính nhỏ rồi vật kính lớn. Lớp vỏ ngoài hạt phấn của hoa dâm bụt có gai, trong bao phấn chứa nhiều hạt phấn. Vẽ hình hạt phấn và chú thích.
Nên quan sát thêm hạt phấn của một vài loài hoa khác để so sánh màu sắc, hình dạng và cấu tạo của hạt phấn.
* Thí nghiệm 3: Làm tiêu bản quan sát tế bào dính liền ở tế bào vảy hành ta (Allium
fistulosum) {có thể quan sát củ hành tây (Allum cepa) hay tỏi tây (Allium porrum) hay lá cây
lẻ bạn (Rhoeo discolor)}
- Lấy một vảy còn tươi của củ hành ta. Dùng đầu kim mũi mác hay lưỡi dao cạo mỏng rạch 1 hình chữ nhật nhỏ (3 x 6mm) theo chiều ngang vảy hành rồi tách nhẹ lấy lớp biểu bì mỏng. Đặt biểu bì lên phiến kính có sẵn giọt nước cất hay nước glixerin. Đậy lá kính lại.
- Nhuộm tiêu bản với dung dịch kali iođua theo cách đổi màu chất lỏng.
- Quan sát ở vật kính nhỏ rồi chuyển sang vật kính lớn hơn ta thấy: vách tế bào, chất tế bào có dạng những chấm nhỏ mờ, bắt màu vàng, nằm sát vách, nhân bắt màu vàng hay vàng nâu, có khoảng trống gian bào.