nnh

25 4.8K 135
nnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Quan hệ ngữ pháp là gì? Trong ngôn ngữ các đơn vị có mối quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau rất đa dạng và phức tạp. Các mối quan hệ này được khái quát thành 3 kiểu: quan hệ ngữ đoạn, quan hệ đối vị, quan hệ tôn ti. + Quan hệ tôn ti: biểu thị tính cấp độ của các đơn vị ngôn ngữ, tức là đơn vị này bao hàm đơn vị kia hoặc ngược lại. + Quan hệ đối vị: xác định giá trị tự thân của từng đơn vị. + Quan hệ ngữ đoạn (quan hệ ngang): xác định giá trị ngữ pháp của các đơn vị ngôn ngữ. Những quan hệ trên trục ngữ đoạn giữa các từ trong câu đem lại các giá trị ngữ pháp của chúng chính là quan hệ ngữ pháp.  Định nghĩa: Quan hệ ngữ pháp là quan hệ ngang giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ có khả năng vận dụng độc lập; được xem là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn và có ít nhất một thành tố có thể thay thế bằng từ nghi vấn. Dấu hiệu nhận biết quan hệ ngữ pháp với các từ trong câu, cần phải dựa vào một số dấu hiệu sau: + Tổ hợp do các từ đó tạo nên có thể được vận dụng độc lập vào các bối cảnh khác nhau. Ví dụ: Hai từ hoa và này có QHNP với nhau. Vì tổ hợp “hoa này” có thể sử dụng ở nhiều câu nói khác nhau. Hoa này rất đẹp. Tôi thích ngắm hoa này. + Tổ hợp do các từ đó tạo nên có thể xem là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn. Ví dụ: Tất cả các loại hoa rất thơm này. + Tổ hợp do các từ đó tạo nên phải có ít nhất một thành tố được thay bằng từ nghi vấn. Ví dụ: Tổ hợp “hoa này” có thể thay “này” bằng từ nghi vấn “nào” thành “hoa nào” ? Các kiểu quan hệ ngữ pháp Quan hệ đẳng lập Quan hệ chủ vị Quan hệ chính phụ 1. Quan hệ đẳng lập: 1.1 Khái niệm: Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào nhau, trong đó chức năng cú pháp của các thành tố chỉ được xác định khi đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn. Ví dụ: Trong tiếng Việt: Món ăn này vừa ngọt vừa cay. 1.2 Các kiểu quan hệ đẳng lập Quan hệ liên hợp Quan hệ giải thích Quan hệ lựa chọn Quan hệ qua lại a/ Quan hệ liên hợp: là kiểu quan hệ có tính liệt kê.  Dấu hiệu hình thức của quan hệ liên hợp là dùng dấu phẩy hoặc các liên từ biểu thị quan hệ liên hợp and ( tiếng Anh) và, với ( tiếng Việt). Ví dụ: - Trong tiếng Anh He eats cake and drinks tea. - Trong tiếng Việt: Tôi thích đọc sách và xem phim.

Ngày đăng: 23/10/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan