1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

80 615 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 781,5 KB

Nội dung

Kết quả tổng kết đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình theo Nghị quyết 40 và những bất cập của chương trình hiện hành so với Nghị quyết 29 Trong quá trình triển khai thực hiện Ngh

Trang 1

CHÍNH PHỦ

ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Trang 2

I CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG ĐỔI MỚI

1 Kết quả tổng kết đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình

theo Nghị quyết 40 và những bất cập của chương trình hiện

2 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, phát triển và quản lý phát triển

chương trình; biên soạn và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy

1 Đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị

kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người

học, đảm bảo hài hoà giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định

hướng nghề nghiệp

19

2 Nội dung chương trình phải đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại hoá,

hội nhập quốc tế; đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên thông

thống nhất trong và giữa các cấp học; tích hợp và phân hoá hợp

lý, có hiệu quả

19

3 Đổi mới phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo

dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 21

4 Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá

chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng

5 Quản lý quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo

tính khả thi, linh hoạt, phù hợp địa phương và đối tượng học

6 Thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa 23

1 Chuẩn bị điều kiện để xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa

Trang 3

NỘI DUNG TRAN

G

5 Biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới 28

6 Đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình mới 29

7 Phương thức triển khai áp dụng đại trà chương trình mới 31

8 Tuyên truyền về đổi mới chương trình và sách giáo khoa 31

Phụ lục 1: Dự thảo NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG

Phụ lục 4: DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

NGHỊ QUYẾT 29 (BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ QUYẾT 44) 75

Trang 4

MỞ ĐẦU

Chương trình giáo dục phổ thông (sau đây viết tắt là chương trình) vàsách giáo khoa hiện hành được xây dựng, biên soạn theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông (sau đây viết tắt là Nghị quyết 40) và đã được thực hiệntrên phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 - 2003 đến nay (năm 2014)

Chương trình, sách giáo khoa hiện hành có một bước tiến rõ rệt so vớichương trình, sách giáo khoa trước đó; góp phần từng bước đổi mới sự nghiệpgiáo dục; đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua.Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chương trình, sách giáo khoa hiệnhành vẫn còn những hạn chế và bộc lộ nhiều bất cập trước những đòi hỏi mới của

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trước sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc - công nghệ và xu thế đổi mới nhanh chóng chương trình giáo dục phổ thôngtrên thế giới

Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định một trong các định hướng phát triểnkinh tế - xã hội là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và

phát triển nhanh giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh việc “Đổi mới mạnh

mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới” (1) Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị

lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoátrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc

tế (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 29) đã xác định: “Hoàn thành việc xây dựng

chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015” Nghị quyết số

75/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về chất vấn và trả lờichất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIII (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 75)

yêu cầu: “Tiếp thu, hoàn chỉnh Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa

giáo dục phổ thông trình Quốc hội xem xét, quyết định vào kỳ họp thứ 8 để triển khai tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo”.

Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Quốc hội nêu trên, Chính phủ đãgiao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án Đổi mới chương trình, sáchgiáo khoa giáo dục phổ thông

Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (sau đâygọi tắt là Đề án) bao gồm các phần, mục sau:

Phần thứ nhất: Mục tiêu Đề án

Phần thứ hai: Phạm vi Đề án

1 () Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI NXB Chính trị Quốc gia,

tr.131.

Trang 5

Phần thứ ba: Nội dung Đề án

I Cơ sở xác định nguyên tắc và nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa

II Nguyên tắc đổi mới chương trình, sách giáo khoa

III Nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa

IV Nhiệm vụ, giải pháp

V Khái toán kinh phí thực hiện Đề án

- Phụ lục 3: Dự thảo Nội dung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo

- Phụ lục 4: Danh mục các Đề án triển khai chương trình hành động của Chínhphủ triển khai thực hiện Nghị quyết 29 (ban hành hành kèm theo Nghị quyết 44)

- Phụ lục 5: Dự toán kinh phí thực hiện Đề án

Phần thứ nhất MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết 29 và Nghị quyết 75; triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiệnNghị quyết 29 ban hành kèm theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6năm 2014 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 44) và Chiến lược pháttriển giáo dục 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày

13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chiến lượcphát triển giáo dục 2011 - 2020)

Ban hành chương trình và sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu tập trungphát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân; phát hiện

và bồi dưỡng năng khiếu; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọnggiáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lựcthực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tựhọc, khuyến khích học tập suốt đời; bảo đảm cho học sinh trung học cơ sở có trithức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau giáo dục cơbản; học sinh trung học phổ thông có định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị tốt chogiai đoạn học sau phổ thông và học tập suốt đời

Trang 6

Phần thứ hai PHẠM VI ĐỀ ÁN

Tổng kết đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình theo Nghị quyết

40, khẳng định những ưu điểm và kết quả đã đạt được, rút ra những bài học kinhnghiệm, chỉ ra những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành so vớiyêu cầu của Nghị quyết 40, những bất cập so với yêu cầu của Nghị quyết 29;tổng kết kinh nghiệm của Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm phát triểnchương trình, sách giáo khoa trên thế giới; đề ra những nguyên tắc và nội dungđổi mới chương trình, sách giáo khoa giai đoạn sau năm 2015; biên soạn, thẩmđịnh, ban hành chương trình mới; biên soạn, thẩm định sách giáo khoa; đánhgiá, điều chỉnh chương trình, sách giáo khoa trong quá trình triển khai đại trà

Phần thứ ba NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I CƠ SỞ XÁC ĐỊNH NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA

1 Kết quả tổng kết đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình theo Nghị quyết 40 và những bất cập của chương trình hiện hành so với Nghị quyết 29

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 40 đã thực hiện các đợtgiám sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện đổi mới chương trình, sáchgiáo khoa như: Đánh giá của ngành giáo dục cùng Liên hiệp các Hội Khoa học

và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam và của một số tổ chức khác;đánh giá theo yêu cầu của Đoàn giám sát về “Việc thực hiện chính sách, phápluật về đảm bảo chất lượng và chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (năm 2012); đánh giá để phục vụ Đề án Đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (năm 2013); đánh giá kết quả thựchiện chương trình thông qua thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của các sởgiáo dục và đào tạo…

Thực hiện Nghị quyết 75, sau nhiều hội thảo chuyên đề về các nội dung

cụ thể khác nhau, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giáviệc thực hiện đổi mới chương trình theo yêu cầu của Nghị quyết 40, khẳng địnhnhững kết quả và thành công; rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời chỉ ranhững bất cập của chương trình, sách giáo khoa hiện hành so với yêu cầu củaNghị quyết 29 làm cơ sở xác định nguyên tắc và nội dung đổi mới chương trình,sách giáo khoa giai đoạn sau năm 2015

Trang 7

Sau đây là tóm tắt kết quả tổng kết đánh giá việc thực hiện đổi mới chươngtrình theo yêu cầu Nghị quyết 40, những bất cập của chương trình hiện hành sovới yêu cầu của Nghị quyết 29 và những bài học kinh nghiệm được rút ra.

1.1 Những kết quả đạt được so với yêu cầu của Nghị quyết 40

a) Chương trình, sách giáo khoa hiện hành cơ bản đã được đổi mới theotinh thần Nghị quyết 40, đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu giáo dục, chuẩn kiếnthức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức

tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các mônhọc, lớp học, cấp học giáo dục phổ thông được quy định trong Luật Giáo dục năm

2005 Chương trình đã kế thừa và phát huy được những ưu điểm cơ bản của cácchương trình trước, phù hợp với xu hướng quốc tế về phát triển chương trình

b) Chương trình đã chú ý giáo dục toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản của học sinh

Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi cấp học đã xâydựng được chuẩn kiến thức, kỹ năng làm căn cứ để biên soạn sách giáo khoa,quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục; về cơ bản chuẩn kiến thức và kỹnăng phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh

Nhìn chung, nội dung giáo dục đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại vàtiếp cận với trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; đã chú ýtới sự liên thông trong môn học, giữa các môn học, giữa các cấp học theonguyên tắc kế thừa và phát triển; bước đầu thể hiện được quan điểm dạy học tíchhợp và phân hoá

Đã có những chuyển biến bước đầu về phương pháp, hình thức tổ chứcgiáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục

c) Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đãđáp ứng về cơ bản yêu cầu đổi mới chương trình Nhìn chung, đội ngũ giáo viên,cán bộ quản lý đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao; cơ sở vậtchất từng bước được cải thiện theo hướng chuẩn hoá

d) Công tác tổ chức và chỉ đạo đã được chú trọng Về cơ bản, việc banhành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đổi mới chương trình kịp thời, hiệu quả,khả thi; tổ chức biên soạn và triển khai chương trình, sách giáo khoa ở mỗi cấphọc đảm bảo sự thống nhất và tính khoa học; đã huy động được nhiều nhà khoahọc, nhà sư phạm và một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên cơ sở giáo dục phổthông tham gia biên soạn, thẩm định chương trình, sách giáo khoa

đ) Chất lượng giáo dục phổ thông có tiến bộ, trình độ hiểu biết, năng lựctiếp cận tri thức mới của học sinh được nâng cao; kết quả đánh giá quốc tế trêndiện rộng (PISA, PASEC) cho thấy học sinh Việt Nam không thua kém học sinhthế giới về năng lực đọc hiểu, toán học, khoa học và được xếp ở thứ hạng cao.Chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng cao; kết quả các kỳ thi học sinh giỏiquốc gia và quốc tế có tiến bộ

Trang 8

Nguyên nhân của những kết quả đạt được:

- Sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hànhcủa Chính phủ và chính quyền các cấp; sự quan tâm, tham gia đóng góp của cácđoàn thể, tổ chức xã hội, của toàn dân đối với giáo dục đóng vai trò quyết địnhtrong đổi mới chương trình, sách giáo khoa

- Quyết tâm đổi mới và sự chỉ đạo sát sao của ngành giáo dục và lòng yêungười, yêu nghề, ý thức trách nhiệm, sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên, cán bộquản lý giáo dục các cấp đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa

- Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ; đờisống nhân dân được cải thiện và hội nhập quốc tế đã tạo môi trường thuận lợicho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa

- Truyền thống hiếu học của dân tộc được phát huy mạnh mẽ, thể hiệntrong từng gia đình, từng dòng họ, từng địa phương, từng cộng đồng dân cư đãgóp phần không nhỏ vào việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa

- Trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình đã tổ chức nhiều đợtđánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa;kịp thời triển khai nhiều giải pháp để khắc phục hạn chế của chương trình, sáchgiáo khoa, đồng thời phát triển chương trình và hoàn thiện sách giáo khoa

1.2 Những hạn chế so với yêu cầu của Nghị quyết 40

a) Chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu mới về hình thành và pháttriển năng lực của học sinh Mục tiêu phát triển năng lực cá nhân nêu trong LuậtGiáo dục chưa được cụ thể hoá trong chương trình hiện hành; chương trình cácmôn học chỉ xây dựng chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ mà chưaxây dựng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của học sinh; chưa đảm bảo sựcân đối giữa “dạy chữ” và “dạy người”

b) Trong một số môn học có những nội dung chưa đảm bảo tính hiện đại,

cơ bản, còn nặng tính hàn lâm, quá tải, chưa thiết thực với học sinh; việc tổ chứccác hoạt động giáo dục chưa được coi trọng; quan điểm tích hợp chưa được quántriệt đầy đủ và chủ yếu chỉ mới thực hiện ở chương trình Tiểu học; chưa thực sựđảm bảo tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp vàgiáo dục đại học để thực hiện mục tiêu phân luồng sau trung học cơ sở và sautrung học phổ thông

c) Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quảgiáo dục mới chỉ là bước đầu Phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là truyền đạt mộtchiều, học sinh thụ động ghi nhớ máy móc; thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáodục còn lạc hậu

d) Một số cuốn sách giáo khoa chưa cân đối giữa yêu cầu khoa học và yêucầu sư phạm; một số nội dung chưa sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh,

Trang 9

nhất là học sinh ở những vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dân tộc ítngười; cấu trúc của sách giáo khoa chưa thực sự tạo điều kiện cho giáo viên, họcsinh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

đ) Thiếu tính hệ thống trong việc tổ chức, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiệnchương trình; chưa thật sự kịp thời trong chỉ đạo, hướng dẫn các địa phươngtrong quá trình thí điểm và triển khai chương trình, sách giáo khoa; việc tổ chứcxin ý kiến của các đối tượng xã hội trong quá trình biên soạn và triển khai thựchiện chương trình mới chưa thực sự có hiệu quả

e) Một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục còn hạn chế về nănglực sư phạm, năng lực quản lý Ở một số nơi, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dụcchưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đổi mới chương trình

g) Chất lượng giáo dục phổ thông đại trà còn thấp so với yêu cầu phát triểncủa đất nước trong thời kỳ mới và so với một số nước tiên tiến; chưa giải quyết tốtmối quan hệ giữa “dạy chữ” với “dạy người” và định hướng nghề nghiệp

Nguyên nhân của những hạn chế:

- Công tác chỉ đạo, điều hành đổi mới chương trình đôi khi còn bị động,duy ý chí; một số văn bản chỉ đạo chưa thực sự dựa trên kết quả khảo sát thựctiễn; thiếu cơ chế quản lý có hiệu lực đảm bảo vận hành đồng bộ toàn bộ quátrình xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa

- Thiếu lực lượng chuyên gia giàu kinh nghiệm, hoạt động chuyên nghiệptrong lĩnh vực phát triển chương trình, sách giáo khoa; thiếu điều kiện tiếp thumột cách có hệ thống kinh nghiệm phát triển chương trình giáo dục phổ thôngcủa các nước tiên tiến

- Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói riêng vàđổi mới giáo dục nói chung Công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng đội ngũ giáoviên còn nhiều bất cập; chính sách ưu đãi đối với nhà giáo chậm đổi mới nênchưa kịp thời động viên, khuyến khích giáo viên yên tâm công tác, chưa đủ sứcthu hút những người giỏi làm nghề sư phạm

- Những tác động khách quan làm tăng thêm những yếu kém bất cập củagiáo dục Mặt trái của kinh tế thị trường đã có nhiều tác động tiêu cực đến giáodục Nhu cầu học tập của nhân dân và đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dụcngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước còn hạn chế Trong xã hội, tâm lý khoa cử,sính bằng cấp, bệnh thành tích vẫn chi phối việc dạy, học và thi

1.3 Bài học kinh nghiệm của Việt Nam về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

a) Phải thường xuyên quán triệt nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo của Đảng

và Nhà nước; tuân thủ Luật Giáo dục; tiếp thu những thành tựu của chương trình

Trang 10

trước đó và cập nhật kinh nghiệm của thế giới trong quá trình xây dựng và triểnkhai chương trình.

Những điểm thành công, tiến bộ của chương trình hiện hành đều thể hiện

rõ chương trình đã quán triệt tinh thần đổi mới được nêu trong các nghị quyếtcủa Đảng, Nhà nước, Quốc hội; kế thừa, phát huy những ưu điểm của chươngtrình trước đó và tiếp thu có chọn lọc chương trình của một số nước có nền giáodục tiên tiến trên thế giới Tinh thần này được thể hiện một cách thường xuyên,liên tục nhằm cập nhật và đáp ứng được những biến đổi nhanh chóng của đờisống kinh tế - xã hội

Ví dụ: Chương trình khi xây dựng đã tuân thủ Luật Giáo dục năm 1998.Nội dung của Luật Giáo dục năm 1998 chưa quy định đầy đủ các thành tố củachương trình Cập nhật thành tựu của thế giới, quá trình xây dựng chương trình

từ năm 2000 theo Nghị quyết 40 đã đề xuất và hiện thực hoá khái niệm chươngtrình bao gồm các thành tố của quá trình giáo dục: mục tiêu giáo dục; chuẩn kiếnthức, kỹ năng; nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục;đánh giá kết quả giáo dục Những thay đổi này là cơ sở để hoàn chỉnh quy định

về chương trình trong Luật Giáo dục năm 2005 và quán triệt, thể hiện đầy đủtrong chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006

b) Luôn tôn trọng quan điểm tiếp cận hệ thống khi xem xét, giải quyết cácvấn đề của chương trình, sách giáo khoa

Chương trình mỗi cấp học có tính đặc thù, đồng thời mang tính thống nhấtcủa hệ thống giáo dục phổ thông Giáo dục phổ thông lại có liên quan chặt chẽvới giáo dục mầm non, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thườngxuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mặt khác, chương trình cũng là một hệthống bao gồm các thành tố của quá trình giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ vàtác động qua lại lẫn nhau

Chương trình hiện hành chưa được xây dựng trên tinh thần quán triệtquan điểm hệ thống trên Biểu hiện rõ nhất là chương trình mỗi cấp học đượcxây dựng riêng rẽ, cắt khúc do chưa xây dựng chương trình giáo dục phổ thôngtổng thể Tính liên thông giữa các cấp bậc học, giữa giáo dục phổ thông với các

hệ thống khác trong giáo dục quốc dân chưa được chú ý đúng mức, chưa tạođiều kiện cho việc học suốt đời Các điều kiện (giáo viên, cơ sở vật chất) đểthực hiện có hiệu quả chương trình hiện hành còn hạn chế; chưa xử lý tốt quan

hệ sư phạm - phổ thông, giữa đào tạo và sử dụng giáo viên phổ thông; ngay từkhi triển khai đã chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy họctheo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh nhưng chậm chỉ đạođổi mới việc thi, kiểm tra, đánh giá, chủ yếu vẫn hướng vào kết quả sự ghi nhớcủa học sinh, hình thức đánh giá đơn điệu, lạc hậu… đã là những nguyên nhân

cơ bản của những hạn chế của giáo dục phổ thông

Trang 11

Trong những năm gần đây, việc đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức vàphương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá đã bước đầu chuyển biến, đã khắcphục một phần những hạn chế nêu trên và đặt cơ sở ban đầu cho những thay đổimạnh mẽ trong thời gian tới

c) Xác định đúng những khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng vàtriển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đồng thời phải quyết tâm vượtqua bằng những giải pháp, bước đi phù hợp

Đổi mới bao giờ cũng có những khó khăn, thách thức Để vượt qua nhữngkhó khăn, thách thức đó cần phải kiên quyết thực hiện theo phương hướng đã đề

ra với lộ trình và các giải pháp phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm trong từngthời kỳ

Ví dụ: Một trong những yêu cầu xây dựng và triển khai chương trình làphải quán triệt tinh thần tích hợp và phân hoá Đây là một vấn đề khó, cần phảivượt qua những thách thức về trình độ của những người biên soạn chương trình,sách giáo khoa; tâm lý chưa sẵn sàng và sự chuẩn bị chưa đầy đủ năng lực củagiáo viên và cán bộ quản lý giáo dục… Chương trình hiện hành chưa vượt quađược những thách thức đó, đặc biệt là ở trung học cơ sở và trung học phổ thông.Nguyên nhân là do tư tưởng cầu toàn, muốn có thời gian để chuẩn bị về đội ngũ

và cơ sở vật chất của giáo dục phổ thông trong cả nước mà chưa đưa ra đượcmột lộ trình mang tính khả thi, đến nay vẫn chưa chuẩn bị được những điều kiện

đó Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã tiến hành thực nghiệm việc vậndụng quan điểm tích hợp vào xây dựng và triển khai chương trình ở trung học cơ

sở như: thực nghiệm chương trình của mô hình trường học mới, xây dựng vàtriển khai dạy học các chủ đề liên môn, nghiên cứu khoa học của học sinh theođịnh hướng tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết những vấn

đề đặt ra trong thực tiễn; tổ chức nhiều “sân chơi” trí tuệ đáp ứng nhu cầu vànăng khiếu riêng của các học sinh khác nhau Các hoạt động thực nghiệm này

đã thành công và ngày càng được nhân rộng trong toàn quốc, là kinh nghiệmcho việc tăng cường dạy học kết hợp tích hợp và phân hoá vì mục tiêu phát triểnphẩm chất và năng lực học sinh

d) Phải luôn hướng tới mục tiêu giáo dục phổ thông bằng việc tôn trọng

và giải quyết hài hoà giữa tính phổ biến và tính đặc thù của chương trình giáodục, của các địa phương, cơ sở giáo dục

Một trong những hạn chế cơ bản của chương trình hiện hành là chưa giảiquyết hài hoà giữa yêu cầu và điều kiện chung của toàn quốc với yêu cầu vàđiều kiện riêng của mỗi địa phương, nhà trường; giữa mục tiêu chung củachương trình mà mỗi môn học, hoạt động giáo dục phải tuân thủ với đặc thùriêng về mục tiêu, phương pháp dạy học của chương trình từng môn học, hoạtđộng giáo dục; giữa giáo dục toàn diện cho mọi học sinh với việc phát triểnnăng lực, sở trường riêng của mỗi học sinh

Trang 12

Những hạn chế nêu trên dẫn đến chưa khuyến khích được sự tự chủ, tínhnăng động, sáng tạo của các địa phương, cơ sở giáo dục; chưa phát huy được sởtrường của mỗi học sinh; chất lượng, hiệu quả giáo dục của các môn học có mụctiêu chính là phát triển kỹ năng (ngoại ngữ), phát triển năng khiếu (nghệ thuật,thể dục) hay giáo dục đạo đức, phát triển kỹ năng mềm… chưa được cải thiện.Trước thực trạng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực nghiệm một sốgiải pháp như: giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; thinghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học; điều chỉnh mục tiêu, nộidung, phương pháp, đánh giá kết quả giáo dục các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật,Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, Đạo đức - Giáo dục công dân Các giải pháp này

đã bước đầu thành công và sẽ được tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình xâydựng chương trình mới

đ) Nhận thức đầy đủ về nội dung và ý nghĩa của xã hội hoá giáo dục, tăngcường thực hiện xã hội hoá giáo dục

Thực hiện xã hội hoá giáo dục là một chủ trương và giải pháp quan trọng

để thực hiện thành công đổi mới giáo dục nói chung và chương trình giáo dụcphổ thông nói riêng Thời gian qua, công tác xã hội hoá giáo dục chủ yếu nhằmgóp phần cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường mà chưa phát huy hết sứcmạnh của các lực lượng xã hội trong việc tham gia đóng góp ý tưởng, trí tuệ đểphát triển giáo dục Quan niệm về xã hội hoá giáo dục chưa đầy đủ nên chưahuy động được các nguồn lực một cách toàn diện, do đó hiệu quả xã hội hoágiáo dục chưa cao

Nhằm khắc phục hạn chế trên, một số biện pháp đã được triển khai để tạo

ra cơ chế phát huy tổng hợp nguồn lực của nhà trường, của các tổ chức chính trị,

xã hội và của các đoàn thể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặcbiệt giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (phát động thực hiệnphong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; thực hiện cuộcvận động “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” ); tăng cường mối quan hệgiữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua việc xây dựng và phát triển mô hìnhtrường học mới (VNEN) và trường phổ thông chất lượng cao, vừa đáp ứng nhucầu dịch vụ giáo dục cao của nhân dân, vừa tạo được cơ chế thu hút sự đóng góp

về trí tuệ, công sức, vốn đầu tư cho giáo dục của các lực lượng xã hội

1.4 Những bất cập của chương trình, sách giáo khoa hiện hành so với yêu cầu của Nghị quyết 29

a) Chương trình mới chú trọng việc truyền thụ kiến thức, chưa chú trọngphát triển phẩm chất và năng lực của học sinh

Nghị quyết 29 yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằmphát triển phẩm chất và năng lực người học, hài hoà đức, trí, thể, mỹ; dạy người,dạy chữ và định hướng nghề nghiệp

Trang 13

Chương trình hiện hành chưa xác định chuẩn đầu ra về phẩm chất và nănglực học sinh; chương trình của từng môn học, hoạt động giáo dục chỉ xác địnhmục tiêu cần đạt về kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh.Điều đó cũng thể hiện trong việc thiết kế nội dung, áp dụng hình thức và phươngpháp giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục.

b) Trong thiết kế chương trình, chưa xây dựng thành hai giai đoạn: giaiđoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Nghị quyết 29 đề ra mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là bảo đảmcho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứngyêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải địnhhướng nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.Muốn thực hiện được mục tiêu này thì nội dung giáo dục phổ thông phải đượcxây dựng theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớphọc trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng số môn học, chuyên đề học tập và hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo

Trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành, quan điểm tích hợp vàphân hoá chưa được coi trọng; việc tích hợp nội dung giáo dục vừa thiếu, vừachưa đảm bảo tính khoa học nên phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình triểnkhai (như giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tệ nạn xã hội, kỹ năngtiếp cận nghề nghiệp…); chưa tích hợp nhiều lĩnh vực thành một môn học ở cấptrung học cơ sở và cấp trung học phổ thông; số môn học bắt buộc của mỗi lớphọc, cấp học còn khá nhiều Phương thức dạy học phân hoá bằng phân ban kếthợp với tự chọn ở cấp trung học phổ thông chưa thành công, hầu hết học sinhđăng ký học ban Cơ bản, đăng ký học các ban còn lại ngày càng giảm, nhất làBan Khoa học Xã hội và Nhân văn Với cách thiết kế nội dung giáo dục như vậythì chưa thể đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết 29

c) Nội dung giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về tính thiết thực, tinhgiản, hiện đại

Nghị quyết 29 yêu cầu đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản,hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành,vận dụng kiến thức vào thực tiễn Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lốisống, tri thức pháp luật và ý thức công dân Tập trung vào những giá trị cơ bảncủa văn hoá, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, giá trị cốtlõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Tăng cườnggiáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp Dạy ngoại ngữ

và tin học theo hướng chuẩn hoá, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của ngườihọc Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số

Chương trình hiện hành đặt trọng tâm vào việc cung cấp nhiều kiến thứcthông qua hoạt động dạy học, chưa quan tâm đúng mức các nội dung phục vụrèn luyện đạo đức, kỹ năng Một số nội dung của một số môn học và hoạt động

Trang 14

giáo dục chưa cân đối, chưa phù hợp với đối tượng; một số nội dung của cácmôn học như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, Giáo dục quốcphòng và an ninh, Giáo dục hướng nghiệp, Nghề phổ thông chưa đảm bảo tínhhiện đại, cơ bản và thiết thực; chưa phù hợp với đặc thù của các bộ môn (nhất làyêu cầu về bồi dưỡng hứng thú hoạt động thường xuyên của các môn Âm nhạc,

Mỹ thuật, Thể dục; rèn luyện kỹ năng của các môn Ngoại ngữ, Tin học) vìchúng vẫn được thiết kế tương tự như các bộ môn văn hoá khác

d) Việc thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục còn phiến diện, lạc hậu,chưa hướng tới mục tiêu phát triển hài hoà phẩm chất và năng lực của học sinh

Nghị quyết 29 yêu cầu đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi,kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng coi trọng phát triển năng lựchọc sinh Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục cần từng bước theo cáctiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và côngnhận Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối

kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánhgiá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội Đổi mới phươngthức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực vàtốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng nănglực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dụcđại học Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục ở cấp độ quốc gia, địa phương

và đánh giá theo chương trình quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giảipháp cải thiện chất lượng giáo dục

Nhìn chung, chưa triển khai đúng và đầy đủ về nội hàm và ý nghĩa củahoạt động đánh giá chất lượng giáo dục Thực trạng thi, kiểm tra và đánh giá kếtquả giáo dục về cơ bản chưa đạt được các yêu cầu nêu trên của Nghị quyết 29.Theo tinh thần mới thì việc kiểm tra, đánh giá phải diễn ra thường xuyên, trongsuốt quá trình giáo dục, không chỉ đánh giá kết quả giáo dục mà điều quan trọng

là cần xác định kiểm tra, đánh giá cũng chính là phương pháp giáo dục, gópphần làm nên kết quả giáo dục Việc thi, kiểm tra và đánh giá hiện nay chỉ chútrọng yêu cầu ghi nhớ kiến thức, chưa coi trọng vận dụng kiến thức, kỹ năng đểgiải quyết các vấn đề thực tiễn; nặng về đo lường định kỳ kết quả học tập (thôngqua cho điểm), chưa coi trọng nhận xét của giáo viên để đánh giá sự tiến bộ vàkhuyến khích học sinh vươn lên; chưa hướng dẫn học sinh tự đánh giá để kịpthời điều chỉnh hoạt động dạy và học Việc phối hợp giữa đánh giá của ngườidạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của giađình và của xã hội còn hạn chế; phương thức thi tốt nghiệp trung học phổ thôngchưa được đổi mới căn bản và kết quả kỳ thi chưa đảm bảo độ tin cậy để làm cơ

sở cho tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học

đ) Các hạn chế nêu trên của nội dung, phương pháp dạy học và kiểm trađánh giá đã hạn chế hiệu quả hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học

Trang 15

sinh; chưa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống, rènluyện kỹ năng, phát triển khả năng sáng tạo, tự học để học tập suốt đời.

Nghị quyết 29 yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và họctheo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt

áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ

chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên

cứu khoa học

Do mục tiêu của chương trình giáo dục hiện hành chủ yếu là trang bị kiếnthức nên phương pháp dạy học vẫn theo lối truyền đạt một chiều, học sinh thụđộng, ghi nhớ máy móc kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa mà ít được rènluyện phương pháp học Hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là trên lớp học, chưadành thời lượng thoả đáng cho các hoạt động trải nghiệm (đây là một nguyênnhân làm mất dần hứng thú học tập, gây quá tải) Những hạn chế về cách thiết

kế nội dung các môn học và hoạt động giáo dục (nêu tại mục c) cùng với nhữnghạn chế về hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, phương pháp và nội dungcủa hoạt động kiểm tra, đánh giá (nêu tại mục d) là nguyên nhân chính hạn chếhiệu quả giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng Việc vận dụng phương pháp vàhình thức tổ chức dạy học tiên tiến, hiện đại mới bước đầu được chú trọng

e) Chưa phát huy được vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích cực, sángtạo của giáo viên, cán bộ quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục;chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục của các vùng khó khăn

Nghị quyết 29 yêu cầu phải đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm,tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục Đa dạng hoá nộidung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học và nhu cầu học tập suốtđời của mọi người; chương trình giáo dục và sách giáo khoa phải phù hợp vớicác vùng miền khác nhau của cả nước

Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình, sử dụng sách giáo khoa hiệnnay còn nhiều bất cập so với tinh thần đổi mới này Luật Giáo dục quy định: Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình; duyệt và quyết địnhchọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy,học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông Trên thực tế, cả nước chỉ có một bộ sáchgiáo khoa Điều này dẫn đến chưa huy động được sự sáng tạo phong phú của các

tổ chức, cá nhân vào việc viết các sách giáo khoa khác nhau như ở hầu hết cácnước hiện nay; sách giáo khoa không phù hợp với điều kiện cụ thể của một sốvùng, miền; hạn chế tính năng động, sáng tạo của giáo viên và học sinh Nhàtrường, giáo viên, học sinh chưa có kinh nghiệm và thói quen lựa chọn, sử dụngcác sách giáo khoa khác nhau Việc biên soạn sách giáo viên và sách bài tậptương ứng với sách giáo khoa như hiện nay sẽ không phù hợp và không cần thiếtkhi có nhiều sách giáo khoa khác nhau được biên soạn

Trang 16

g) Khoa học giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dụcNghị quyết 29 yêu cầu quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoahọc quản lý, tập trung đầu tư nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia.

Thực trạng nghiên cứu về phát triển chương trình giáo dục chưa đáp ứngyêu cầu đổi mới chương trình giáo dục theo tinh thần trên Nhìn chung, tư duy

về giáo dục nói chung và về phát triển chương trình giáo dục nói riêng chậm đổimới, thiếu tính chuyên nghiệp, đồng bộ, kịp thời; hiệu quả đầu tư nghiên cứuphát triển chương trình, sách giáo khoa chưa cao, các đề tài nghiên cứu và ứngdụng các kết quả nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sáchgiáo khoa Cả nước chưa có đội ngũ chuyên nghiệp nghiên cứu và xây dựngchương trình, sách giáo khoa

2 Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, phát triển và quản lý phát triển chương trình; biên soạn và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học

2.1 Về xây dựng, phát triển và quản lý phát triển chương trình

a) Từ cuối thế kỷ XX đến nay, nhiều nước tiên tiến đã và đang thực hiệnxây dựng chương trình theo định hướng phát triển năng lực người học Hầu hếtcác nước đều chú ý hình thành, phát triển những năng lực cần cho việc học suốtđời, gắn với cuộc sống hằng ngày, trong đó chú trọng các năng lực chung như:năng lực tự học, học cách học; năng lực cá nhân (tự chủ, tự quản lý bản thân);năng lực xã hội; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp (tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ);năng lực tư duy; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực công nghệ thông tin vàtruyền thông

b) Đảm bảo tính thống nhất giữa dạy học tích hợp và dạy học phân hoáđược xác định là yêu cầu bắt buộc của mục đích phát triển năng lực học sinh

- Tích hợp và phân hoá là hai mặt khác nhau nhưng thống nhất, đồng thờitồn tại và có tính nguyên tắc trong quá trình giáo dục - dạy học Kết hợp giữadạy học tích hợp và dạy học phân hoá là tuân theo quy luật nhận thức của loàingười và quy luật phát triển của khoa học; đáp ứng yêu cầu giải quyết có hiệuquả các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổnghợp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm một cách linh hoạt, từ đó hình thành, pháttriển đồng thời các năng lực chung, năng lực có tính chuyên biệt và tiềm năngriêng của từng học sinh

- Coi trọng tính tích hợp trong việc thiết kế nội dung chương trình giáodục, đặc biệt là ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở Ở giai đoạn đầu của cấptiểu học, xây dựng môn học tích hợp các lĩnh vực về tự nhiên và xã hội (baogồm cả con người) Ở giai đoạn sau của cấp tiểu học và cả cấp trung học cơ sởxây dựng môn học tích hợp các lĩnh vực khoa học tự nhiên và môn học tích hợpcác lĩnh vực khoa học xã hội Ở cả ba cấp học đều thực hiện tích hợp trong nội

bộ môn học, trong đó tích hợp cả các chủ đề liên quan đến thực tiễn đời sống

Trang 17

- Dạy học phân hoá được coi trọng ở tất cả các cấp học, được thực hiệnthông qua việc thiết kế nội dung chương trình và phương pháp dạy học, tăng dần

ở các cấp học trên của giáo dục phổ thông, đặc biệt phân hoá mạnh ở các lớp cuốicấp trung học phổ thông với hình thức dạy học tự chọn theo tín chỉ khá phổ biến

- Chương trình cấp tiểu học và chương trình cấp trung học cơ sở thườngquy định các môn học bắt buộc, đồng thời có một số hoạt động, chuyên đề tựchọn Ở cấp trung học phổ thông, đa số các nước phân luồng thành các loại hìnhtrường trung học nghề, trung học phổ thông kỹ thuật, trung học phổ thông nhằmđáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, xu hướng nghề nghiệp của từng học sinh.Chương trình dành cho loại hình trường trung học phổ thông thường có hai hìnhthức tổ chức dạy học phân hoá là phân ban và tự chọn Hiện nay, đa số các nước

tổ chức dạy học phân hoá theo hình thức tự chọn

c) Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáodục theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chuyển từ hoạt động truyềnthụ kiến thức sang chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập linh hoạt,

đa dạng; thông qua đó học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hình thànhphương pháp học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, biết vận dụng sángtạo kiến thức, hình thành năng lực tư duy phản biện…

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục không chỉ nhằm đánh giá vềkiến thức mà phải đánh giá đúng năng lực người học; đánh giá phải giúphướng dẫn, điều chỉnh cách dạy, cách học ngay trong quá trình giáo dục; đánhgiá bằng nhiều hình thức, kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá định kỳ; sửdụng kết quả đánh giá một cách hợp lý Ngoài đánh giá năng lực của từng cánhân người học còn có đánh giá chất lượng giáo dục trên diện rộng (chất lượnggiáo dục của địa phương hay của quốc gia) để kiến nghị các chính sách, giảipháp phát triển giáo dục

d) Cách thức tổ chức thực nghiệm chương trình được tiến hành theo hướngngày càng đơn giản, gọn nhẹ, ngay trong quá trình xây dựng chương trình Nhànước công bố chương trình (ban hành lần 1), các trường thực hiện và phản hồiđánh giá, đề xuất điều chỉnh chương trình Căn cứ vào kết quả triển khai chươngtrình, tổng hợp các ý kiến phản hồi, nhà nước tổ chức chỉnh sửa, hoàn thiện, công

bố các phiên bản mới của chương trình (nếu cần)

Việc thực nghiệm thường chỉ tiến hành đối với những nội dung mới củachương trình một số môn học có những đổi mới căn bản nhằm xác định tính khảthi và kết quả đạt mục tiêu của chương trình các môn học này Nếu chỉ điềuchỉnh chương trình, không làm xáo trộn các phương thức giáo dục, không dẫntới các phản ứng tiêu cực của xã hội thì không cần tổ chức thực nghiệm (nhiềunước chỉ công bố chương trình được điều chỉnh và triển khai áp dụng đại trà)

Trang 18

đ) Chú trọng phân cấp trong xây dựng và quản lý chương trình theohướng: Nhà nước xây dựng chương trình giáo dục hoặc khung chương trìnhgiáo dục quốc gia; đồng thời giao quyền cho các địa phương căn cứ vào chươngtrình quốc gia để điều chỉnh chương trình phù hợp với địa phương; các nhàtrường có thể xây dựng chương trình riêng (chương trình nhà trường).

2.2 Về biên soạn và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học

a) Nhiều nước trên thế giới thực hiện đa dạng hoá sách giáo khoa và tàiliệu dạy học Sách giáo khoa là một loại tài liệu dạy học quan trọng nhưngkhông phải là tài liệu duy nhất mà có thể có nhiều sách giáo khoa khác nhaucho cùng một môn học; đồng thời giáo viên và học sinh có thể và cần phải thamkhảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhưng tất cả đều phải căn cứ và đáp ứngđược mục tiêu giáo dục và chuẩn kết quả cần đạt của chương trình

b) Ở phần lớn các nước tiên tiến, sách giáo khoa chủ yếu do các nhà xuấtbản tổ chức biên soạn và phát hành theo cơ chế thị trường Các địa phương, nhàtrường, phụ huynh và học sinh có quyền lựa chọn sách giáo khoa cho mình

II NGUYÊN TẮC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA

1 Quán triệt đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Văn kiện Đại hộiĐảng lần thứ XI, Nghị quyết 29 và các nghị quyết khác của Ban chấp hành Trungương; tuân thủ các quy định của Hiến pháp (Điều 61) và của Luật Giáo dục

2 Kế thừa và phát huy những thành tựu và kinh nghiệm thành công củanền giáo dục Việt Nam

3 Tham khảo, học hỏi một cách có chọn lọc và có hệ thống kinh nghiệm,thành tựu giáo dục của các nước, nhất là các nền giáo dục phát triển có điều kiệntương đồng với Việt Nam

4 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiệnđại, thiết thực để phát triển phẩm chất và năng lực người học; chú trọng giáo dục

lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học;rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sángtạo, ý thức tự học Chú trọng và tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

5 Đảm bảo tiếp nối, liên thông giữa chương trình cấp học, lớp học, giữacác môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo

6 Khuyến khích cá nhân, tổ chức tham gia biên soạn sách giáo khoa (sách

in và sách điện tử) trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông đã được Bộ Giáodục và Đào tạo phê duyệt, sử dụng thống nhất trong toàn quốc

Trang 19

III NỘI DUNG ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA

1 Đổi mới mục tiêu cơ bản của giáo dục từ tập trung vào trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, đảm bảo hài hoà giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp

a) Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo định hướngphát triển phẩm chất và năng lực học sinh Chương trình phải hướng tới pháttriển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt liên quan đến từng lĩnh vựcgiáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà mọi học sinh đều cần cótrong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗihọc sinh Xác định các mức độ khác nhau của mỗi năng lực tương thích với từngcấp học và từng lĩnh vực giáo dục/môn học/hoạt động trải nghiệm sáng tạo

b) Tạo điều kiện để học sinh được phát triển hài hoà cả thể chất và tinhthần Thực hiện giáo dục toàn diện: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kỹnăng cơ bản; rèn luyện, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết và địnhhướng nghề nghiệp Đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thốngcách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, kỹnăng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội

c) Mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của chương trình mới được

cụ thể hoá bằng chuẩn đầu ra Đối với giáo dục phổ thông, chuẩn đầu ra baogồm hệ thống các phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên biệt của từngcấp học, trong đó mỗi năng lực được thể hiện thông qua các tiêu chí, các biểuhiện cụ thể, được sắp xếp theo một lôgic hợp lý Đối với các môn học và hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo, chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng cần cụ thể, chitiết đến cấp, lớp; chuẩn đầu ra về năng lực cần cụ thể đến mức độ nhất định; làm

cơ sở cho việc lựa chọn và cấu trúc nội dung khi biên soạn sách giáo khoa, xácđịnh phương pháp và hình thức giáo dục, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục

d) Xác định nội dung cốt lõi của giáo dục phổ thông trong từng môn họctheo từng cấp học phù hợp với chuẩn đầu ra làm căn cứ cho việc biên soạn sáchgiáo khoa, dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục

2 Nội dung chương trình phải đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế; đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên thông thống nhất trong và giữa các cấp học; tích hợp và phân hoá hợp lý, có hiệu quả

a) Đảm bảo kế thừa những thành tựu của Việt Nam và vận dụng hợp lýkinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình Theo tinh thần này, chươngtrình mới sẽ chủ yếu là kế thừa, có phát triển chương trình hiện hành ở cấp tiểuhọc và cấp trung học cơ sở nhưng thiết kế mới, thay đổi căn bản chương trìnhcấp trung học phổ thông; sẽ ít thay đổi về nội dung và hình thức dạy học nhưng

sẽ tăng cường và thay đổi căn bản nội dung và hình thức tổ chức các hoạt độnggiáo dục mang tính trải nghiệm sáng tạo

Trang 20

b) Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng đảm bảo tiếp nối từchương trình giáo dục mầm non, đồng thời tạo nền tảng cho chương trình giáodục nghề nghiệp và giáo dục đại học; đảm bảo liên thông giữa chương trình cấphọc, lớp học, giữa các môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và trong mỗimôn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

c) Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực,phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng thực hành, vậndụng kiến thức vào thực tiễn Nội dung giáo dục được lựa chọn là những tri thức

cơ bản, đảm bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa gắn với thực tiễn Việt Nam trong giaiđoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đề cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo củahọc sinh Cải tiến nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân theo hướng coitrọng các giá trị cơ bản, cốt lõi và nhân văn của đạo lý dân tộc và tinh hoa vănhoá nhân loại; giáo dục thể chất và giáo dục thẩm mỹ nhằm phát triển hài hoàthể chất và tinh thần, phát huy năng khiếu và hứng thú riêng của từng học sinh.Dạy học ngoại ngữ, tin học theo hướng đáp ứng nhu cầu sử dụng trực tiếp củangười học

d) Chương trình được xây dựng theo một chỉnh thể, nhất quán từ lớp 1 đếnlớp 12, từ cấp học đến các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo Chươngtrình được thiết kế thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm chươngtrình cấp tiểu học và chương trình cấp trung học cơ sở) và giai đoạn giáo dụcđịnh hướng nghề nghiệp (chương trình cấp trung học phổ thông)

đ) Nội dung giáo dục được thiết kế theo hướng tăng cường tích hợp ở giaiđoạn giáo dục cơ bản, phân hoá rõ dần từ cấp tiểu học đến cấp trung học cơ sở

và sâu hơn ở cấp trung học phổ thông

- Tích hợp cao những lĩnh vực/môn học ở tiểu học và trung học cơ sở đểgiảm tải, giảm tính hàn lâm, giảm số lượng môn học bằng cách lồng ghép nhữngnội dung gần nhau của nhiều môn học vào cùng một lĩnh vực hoặc bổ sung, pháttriển môn học tích hợp đã có trong chương trình hiện hành tạo thành môn họcmới Nội dung các môn học tích hợp được thiết kế theo hướng vẫn giữ các nộidung chính của các môn học nhưng lựa chọn, lồng ghép, sắp xếp và bố trí cácchủ đề/đề tài gần nhau của các môn học này để chúng bổ sung, làm sáng tỏ chonhau trong quá trình dạy và học; hình thành các chủ đề dạy học liên môn Ở cả

ba cấp học đều thực hiện tích hợp trong nội bộ môn học, trong đó tích hợp cảcác chủ đề liên quan đến thực tiễn đời sống

- Phân hoá mạnh ở trung học phổ thông hoàn toàn bằng tự chọn theo địnhhướng: Kết thúc cấp trung học cơ sở là học sinh đã hoàn thành giáo dục cơ bản;lên trung học phổ thông thực hiện phân hóa mạnh gắn với định hướng nghềnghiệp Học sinh chỉ học ít môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, còn lại tựchọn môn học và chuyên đề học tập theo sở trường và nguyện vọng của cá nhântrong giới hạn khả năng đáp ứng của nhà trường Các chuyên đề học tập tự chọn

Trang 21

nhằm đáp ứng hiểu biết nâng cao hoặc mở rộng kiến thức các môn học; cungcấp những hiểu biết và kỹ năng ban đầu như là nhập môn các khoa học hoặcngành nghề; giúp học sinh có những thông tin để định hướng và tiếp cận nghềnghiệp sau trung học phổ thông Hướng tới việc tổ chức dạy học theo tín chỉ; xétkết quả, chuyển đổi giữa các bậc học bằng cách tích lũy tín chỉ.

Các trường trung học phổ thông cần bố trí phòng học và giáo viên dạytheo chuyên đề học tập; phát triển theo hướng “mở”, phối hợp, liên kết với cáctrường trên cùng địa bàn, với các đơn vị sản xuất, kinh doanh… để đáp ứngngày càng cao nhu cầu học tự chọn của học sinh

3 Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

a) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại;phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứngthú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của người học Học sinh

tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩmchất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướngdẫn của giáo viên; học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắngnghe và phản biện ý kiến của bạn, nhất là khi tham gia các hoạt động xã hội, trảinghiệm sáng tạo; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc

b) Khuyến khích và tạo điều kiện cho việc chuyển hình thức tổ chức giáodục từ chủ yếu là dạy học trên lớp sang đa dạng hoá hình thức học tập, đồng thờivới dạy học trên lớp phải chú trọng các hoạt động xã hội và nghiên cứu khoahọc Cân đối giữa dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; giữahoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân; giữa dạy học bắt buộc và dạy học tựchọn để đảm bảo hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹnăng của học sinh, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục chung, vừa phát triển tiềmnăng của cá nhân người học

c) Tăng cường hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt là côngnghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới việc lựa chọn và thiết kế nộidung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tạo điều kiện cho học sinhđược học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội, nhất làqua Internet Từ đó phát triển năng lực tự học và chuẩn bị tâm thế cho học tậpsuốt đời

4 Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

a) Thi, kiểm tra, đánh giá có vai trò kép: tạo động lực, điều chỉnh hoạtđộng dạy, hoạt động học, hoạt động quản lý giáo dục và xác nhận sự tiến bộ vàthành tích học tập theo chuẩn đầu ra được quy định trong chương trình giáo dục

Vì vậy, đánh giá chất lượng giáo dục phải phản ánh mức độ đạt chuẩn chương

Trang 22

trình (của cấp học, môn học); phải cung cấp thông tin đúng, khách quan, kịp thờicho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dầnnăng lực học sinh.

b) Thực hiện đa dạng phương pháp đánh giá như quan sát, vấn đáp, kiểmtra trên giấy, trình bày báo cáo, dự án học tập Phối hợp sử dụng kết quả đánhgiá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của ngườidạy với tự đánh giá của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của giađình và của xã hội Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung họcphổ thông theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảođảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việctuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học

c) Ngoài việc đánh giá năng lực của các cá nhân học sinh, bổ sung thêmcác hình thức đánh giá chất lượng giáo dục ở cấp quốc gia, cấp địa phương vàtham gia các kỳ đánh giá của quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải phápcải thiện chất lượng giáo dục phổ thông

5 Quản lý quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp địa phương và đối tượng học sinh

a) Chương trình phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với sự phát triển nănglực đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của trường phổthông Những trường chưa đầy đủ điều kiện, về cơ bản vẫn có thể vận dụng thựchiện được, cho dù kết quả có thể hạn chế trong một vài năm đầu; những năm sauphải đủ điều kiện để triển khai có hiệu quả chương trình mới

b) Nội dung giáo dục phải phù hợp với đối tượng học sinh, làm cơ sở choviệc liên thông và phân luồng trong hệ thống giáo dục Trên cơ sở chuẩn đầu ra

và nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông, xác định mục tiêu, nộidung giáo dục của trường trung học phổ thông chuyên (giáo dục toàn diện đồngthời phát triển cao nhất năng khiếu riêng của mỗi học sinh), trường trung họcphổ thông kỹ thuật (đảm bảo nội dung cốt lõi chương trình giáo dục phổ thôngđồng thời đạt trình độ sơ cấp hoặc trung cấp nghề) và chương trình giáo dụcthường xuyên (bổ túc văn hoá - đảm bảo nội dung cốt lõi chương trình giáo dụcphổ thông, phát huy và phù hợp với kinh nghiệm cuộc sống và công việc củahọc viên)

c) Nội dung giáo dục phải phù hợp với thời lượng dạy học: ở cấp tiểu học,học cả ngày ở trường nhưng có hướng dẫn vận dụng cho những cơ sở giáo dụcchỉ có điều kiện dạy học một buổi trong ngày; ở cấp trung học cơ sở và cấp trunghọc phổ thông, học một buổi trong ngày nhưng có hướng dẫn vận dụng chonhững cơ sở giáo dục có điều kiện dạy học hai buổi trong ngày

d) Dựa trên mục tiêu, chuẩn và nội dung chương trình thống nhất toànquốc, đảm bảo quyền linh hoạt của các địa phương và nhà trường Chuyển từ

Trang 23

việc các nhà trường thực hiện rập khuôn chương trình sang trao quyền cho cácđịa phương tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng chương trình giáo dục phổ thôngtrong đó có quy định chuẩn đầu ra, những nội dung cốt lõi và yêu cầu bắt buộc(phần cứng) đồng thời dành thời lượng (khoảng 20%) để các địa phương và nhàtrường vận dụng, bổ sung những nội dung mang tính đặc thù về lịch sử, văn hóa vàkinh tế - xã hội của địa phương và điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp vớiđiều kiện của mình Dựa trên chương trình do cấp trên quy định, nhà trường và giáoviên được quyền tự chủ, sáng tạo về nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra,đánh giá chất lượng giáo dục; các cơ quan quản lý giáo dục địa phương (sở/phònggiáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo) hướng dẫn, giám sát, các nhàtrường quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục hàng năm của nhàtrường

6 Thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, thẩm định và ban hành chươngtrình giáo dục phổ thông để sử dụng thống nhất trong toàn quốc

Công khai các yêu cầu, tiêu chí đánh giá sách giáo khoa để làm căn cứcho việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng sách giáo khoa Tất cả sáchgiáo khoa phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và phê duyệt trước khi

sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông; có thể có nhiều sách giáo khoađược phát hành sau khi thẩm định Các nhà trường lựa chọn sách giáo khoa phùhợp với điều kiện của mình trong số sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục vàĐào tạo thẩm định, phê duyệt

Đa dạng hoá các tài liệu dạy học; giáo viên và học sinh có thể vận dụng tưliệu từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều cách tiếp cận, học tập khác nhau để đạtđược mục tiêu và chuẩn của chương trình Phát triển các loại tài liệu hướng dẫn,

hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng loại đối tượng, đáp ứng sự đa dạng vùngmiền; đặc biệt chú trọng các tài liệu hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số và học sinhsống ở các vùng có điều kinh kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hảiđảo, học sinh khuyết tật

Tổ chức nghiên cứu mô hình sách giáo khoa điện tử để từng bước biênsoạn, thử nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủ điều kiện

IV NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Trên cơ sở mục tiêu, phạm vi, nguyên tắc và nội dung đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa, Đề án có các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:

1 Chuẩn bị điều kiện để xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa mới

1.1 Tiếp tục tổng kết kinh nghiệm của Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu, cập nhật kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa và quản lý việc thực hiện chương trình, sử dụng sách giáo khoa

Trang 24

a) Tiếp tục việc tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm của Việt Nam

về xây dựng, phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa; quản lý việcthực hiện chương trình, sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu dạy học…

b) Tiếp tục nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về phát triển chương trình,biên soạn sách giáo khoa; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục;

cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục trường học… của một số nước trên thế giới cónhiều điểm tương đồng với Việt Nam tại thời điểm bắt đầu thực hiện đổi mới,đến nay đã và đang đổi mới thành công

c) Tiếp tục triển khai nhiều công việc đã và đang thực hiện bước đầuthành công trong những năm gần đây nhằm chuẩn bị cho việc đổi mới củachương trình sau năm 2015 như:

- Triển khai thực hiện Đề án dạy học ngoại ngữ theo yêu cầu sử dụng thiếtthực của người học;

- Triển khai phương pháp dạy Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, đảmbảo học sinh đọc, viết đúng và nhanh, không bị quên;

- Triển khai áp dụng phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” đối với cácmôn khoa học tự nhiên, bảo đảm học sinh được học theo phong cách nghiên cứukhoa học qua trải nghiệm thực tế của bản thân;

- Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học dưới

sự hướng dẫn của giáo viên, giảng viên và các nhà khoa học;

- Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dụcphổ thông, các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học; Tham dự các kỳ đánh giáquốc tế trên diện rộng (PISA, PASEC) theo tinh thần Nghị quyết 29;

- Triển khai mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), học sinh đượchướng dẫn lĩnh hội kiến thức qua tự học và áp dụng kiến thức vào thực tiễn;được tự quản các hoạt động của trường, của lớp;

- Triển khai thực hiện thí điểm phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường,bảo đảm quyền tự chủ của nhà trường, phát huy tính sáng tạo của giáo viên và bangiám hiệu các trường trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình giáo dục;

- Triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực”, tạo cơ chế xã hội hoá để đẩy mạnh các hoạt động giáodục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, nghệ thuật, thể thao, rèn luyện kỹ năngcủa học sinh;

- Triển khai thí điểm thông qua giáo dục di sản nhằm đổi mới hình thức tổchức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm của học sinh;

- Đổi mới quy định việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thôngtheo yêu cầu chung, đồng thời đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân giáo viên, ứngdụng công nghệ thông tin nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng củagiáo viên

Trang 25

Thực tiễn đổi mới giáo dục của các nhà trường phổ thông thông qua cáchoạt động trên cho thấy đội ngũ giáo viên có khả năng thích ứng, tiếp thu kiếnthức, kỹ năng mới để dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

1.2 Pháp chế hoá các hoạt động tổ chức, chỉ đạo và giám sát, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa

a) Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia Đổi mới chương trình, sách giáo khoa

và các Ban Chỉ đạo Đổi mới chương trình, sách giáo khoa cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương; thành lập ở cấp quốc gia: Ban Những vấn chung vềchương trình, sách giáo khoa; Ban Xây dựng chương trình tổng thể; các ban xâydựng chương trình môn học (trong đó mỗi ban đều có tổng chủ biên chươngtrình từ lớp 1 đến lớp 12); các Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, sáchgiáo khoa; ban hành Quy định về tiêu chí lựa chọn các thành viên, chức năng vànhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức được thành lập

b) Xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật:

- Quy định về Tiêu chí đánh giá chương trình và quy trình biên soạn,chỉnh sửa/phát triển chương trình

- Quy định về Những vấn đề chung, cấu trúc và Tiêu chí đánh giá sáchgiáo khoa

- Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn,

số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình vàsách giáo khoa

- Quy định về nội dung và định mức chi các hoạt động của Đề án

1.3 Phát triển đội ngũ tác giả biên soạn chương trình và sách giáo khoa mới; tăng cường lực lượng nghiên cứu, thẩm định, đánh giá và hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa

a) Huy động tối đa trí tuệ của những người am hiểu và có kinh nghiệm vềgiáo dục phổ thông tham gia xây dựng, góp ý chương trình, sách giáo khoa.Tăng cường năng lực cho đội ngũ tác giả chương trình, sách giáo khoa và ngườitham gia thẩm định chương trình, sách giáo khoa Tổ chức cho các thành viênnày tham dự các khoá tập huấn, hội thảo ở trong nước, nước ngoài về xây dựng,triển khai và đánh giá chương trình, sách giáo khoa…

b) Tăng cường lực lượng nghiên cứu về việc phát triển chương trình, sách

giáo khoa giáo dục phổ thông.

2 Xây dựng chương trình mới

Chương trình mới gồm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sauđây gọi là chương trình tổng thể) và chương trình của từng môn học, hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo từ lớp 1 đến lớp 12 (sau đây gọi chung là chươngtrình môn học)

Trang 26

2.1 Xây dựng chương trình tổng thể

a) Dự thảo chương trình tổng thể, bao gồm:

- Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình giáodục của từng cấp học; những phẩm chất và năng lực chung của học sinh; chuẩnđầu ra về phẩm chất và năng lực chung của học sinh đối với từng cấp học;

- Sơ đồ quan hệ (ma trận) giữa phẩm chất, năng lực chung của học sinhvới từng lĩnh vực giáo dục và định hướng về mục tiêu, phạm vi và cấu trúc nộidung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệmsáng tạo và cách thức đánh giá chất lượng giáo dục của từng cấp học;

- Khung kế hoạch giáo dục phổ thông và khung kế hoạch giáo dục củatừng cấp học;

- Xác định điều kiện tối thiểu của nhà trường phổ thông để thực hiện cóhiệu quả chương trình mới;

- Hướng dẫn chung về biên soạn sách giáo khoa và tài liệu dạy học

- Giải thích các thuật ngữ dùng trong văn bản chương trình

b) Thử nghiệm, trưng cầu ý kiến về dự thảo chương trình tổng thể

c) Thẩm định chương trình tổng thể

d) Tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung dự thảo chương trình tổng thể sau khi tổchức trưng cầu ý kiến, thẩm định; ban hành lần 1 chương trình tổng thể

2.2 Xây dựng các chương trình môn học

a) Căn cứ chương trình tổng thể (ban hành lần 1), dự thảo chương trìnhmôn học, bao gồm:

- Vị trí, đặc điểm của môn học;

- Mục tiêu của chương trình môn học;

- Chuẩn kết quả của chương trình môn học (nội dung chuẩn về kiến thức,

kỹ năng cụ thể đến từng cấp, lớp để có thể dựa vào đó mà biên soạn sách giáokhoa, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá, thi)

- Nội dung cốt lõi, đề kiểm tra minh hoạ (cụ thể đến từng cấp, lớp) để làmcăn cứ cho việc viết sách giáo khoa và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục;

- Định hướng về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học,hoạt động trải nghiệm sáng tạo; cách thức đánh giá chất lượng môn học;

- Hướng dẫn biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học phùhợp với đặc điểm riêng của môn học

b) Tổ chức thực nghiệm, trưng cầu ý kiến về dự thảo chương trình môn học c) Thẩm định chương trình môn học

Trang 27

d) Tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung dự thảo chương trình môn học sau khi tổchức trưng cầu ý kiến, thẩm định; ban hành lần 1 chương trình các môn học.

Chương trình tổng thể và chương trình các môn học được phản biện, xin ýkiến các tổ chức, cá nhân trong nước và gửi xin ý kiến một số tổ chức, chuyêngia quốc tế

2.3 Đánh giá, điều chỉnh chương trình

Đánh giá chương trình tổng thể, chương trình môn học (ban hành lần 1)khi áp dụng đại trà: khảo sát, đánh giá kết quả dạy học theo chương trình mới;

đề xuất và tổ chức trưng cầu ý kiến về nội dung chỉnh sửa chương trình; điềuchỉnh điều kiện tối thiểu của các trường phổ thông được thực hiện chương trình;chỉnh sửa, hoàn thiện và phê duyệt các phiên bản mới (ban hành lần 2, ban hànhlần 3…) của chương trình (nếu cần) để vừa đảm bảo tính ổn định, vừa đảm bảotính phát triển của chương trình

3 Biên soạn sách giáo khoa mới

Thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa; trong đóchỉ có chương trình là mang tính pháp lý; sách giáo khoa là một tài liệu quantrọng nhưng không có tính pháp lý Chủ trương này mang lại nhiều lợi ích:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng sách giáo khoa vì: Huy độngđược nhiều trí tuệ của các nhà xuất bản, các tổ chức và cá nhân có năng lựctham gia biên soạn sách giáo khoa; tạo ra nhiều nguồn thông tin đa dạng và

phong phú, nhiều cách tiếp cận, nhiều cách thức tạo ra sách giáo khoa; tạo cơ

hội có nhiều sách giáo khoa phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm của từng địaphương, tránh được hiện tượng độc quyền; tạo ra được sự cạnh tranh trong biênsoạn, in ấn, phát hành, kinh doanh… sách giáo khoa

- Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng sách giáo khoa, chủ yếu làgiáo viên và học sinh Làm thay đổi nhận thức và nâng cao năng lực của giáo viên

và cán bộ quản lý giáo dục về lựa chọn, sử dụng phong phú các tài liệu dạy học,phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo yêu cầu củachương trình

3.1 Phương án triển khai

Chủ trương trên được thực hiện theo phương án: Khuyến khích các tổ chức,

cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông; đồngthời Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa

a) Ưu điểm: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động về thời gian và công việctrong quá trình triển khai đổi mới chương trình một cách đồng bộ, kịp thời màvẫn phát huy được lợi ích của chủ trương nhiều sách giáo khoa đã nêu

Trang 28

b) Hạn chế: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn một bộ sáchgiáo khoa nên có thể sẽ xuất hiện tâm lý e ngại của các tổ chức, cá nhân muốnbiên soạn sách giáo khoa khác.

Biện pháp khắc phục: Tăng cường tuyên truyền giải thích để xã hội hiểu

rõ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn nhằm bảo đảmtính chủ động trong việc triển khai chương trình; việc có một bộ sách giáo khoa

do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn không ảnh hưởng đến việc có các

bộ sách giáo khoa khác cùng lưu hành; tất cả các sách giáo khoa đều được Hộiđồng quốc gia thẩm định một cách độc lập

3.2 Quy trình biên soạn sách giáo khoa

a) Căn cứ chương trình các môn học (ban hành lần 1) xây dựng đề cươngsách giáo khoa; thẩm định, phê duyệt đề cương sách giáo khoa

b) Căn cứ đề cương sách giáo khoa, xây dựng, tổ chức thực nghiệm bảnthảo sách giáo khoa

c) Trưng cầu ý kiến về bản thảo sách giáo khoa

d) Thẩm định sách giáo khoa

đ) Chỉnh sửa, hoàn thiện, phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng

3.3 Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lựa chọn sách giáo khoa

- Nhà trường tổ chức cho giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh và học sinhtìm hiểu các bộ sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định vàphê duyệt cho sử dụng;

- Các tổ, nhóm giáo viên bộ môn thảo luận và đề nghị lựa chọn bộ sáchgiáo khoa chính thức dùng trong nhà trường (cho cả giáo viên và học sinh);

- Nhà trường quyết định lựa chọn bộ sách giáo khoa chính thức của mỗimôn học dựa trên đề nghị của giáo viên tổ, nhóm chuyên môn, tham khảo thêm

ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh và học sinh

Trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh có thể tham khảo nhữngsách giáo khoa khác

4 Thực nghiệm chương trình và sách giáo khoa

Việc thực nghiệm chỉ tiến hành đối với các nội dung, phương thức tổ chứcdạy học mới so với chương trình hiện hành và được thực hiện ngay trong quátrình xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, do chính tác giả chươngtrình, sách giáo khoa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềnội dung mới cần thực nghiệm, quy trình, chính sách chế độ cho giáo viên thựcnghiệm… Thực nghiệm tại các cơ sở giáo dục đại diện cho các vùng miền để rútkinh nghiệm và hoàn chỉnh trước khi triển khai đại trà

5 Biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới

Trang 29

a) Biên soạn, thẩm định và ban hành tài liệu hướng dẫn dạy học theochương trình mới Đặc biệt coi trọng nội dung hướng dẫn về cách thức tổ chứcdạy học theo chuẩn đầu ra trong bối cảnh nhiều sách giáo khoa và sử dụng cácnguồn tư liệu tham khảo khác nhau.

b) Địa phương có thể biên soạn tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ dạy và học đápứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương Các tài liệu này phảiđược thẩm định bởi Hội đồng thẩm định cấp địa phương và được Bộ Giáo dục

và Đào tạo phê duyệt

c) Đăng tải trên Internet tài liệu về thiết bị dạy học kỹ thuật số, hệ thốngngân hàng bài giảng; tài liệu hướng dẫn thực hiện dạy học những nội dung mới,phương thức tổ chức dạy học mới… để giáo viên, học sinh có thể tham khảotrong quá trình dạy và học theo chương trình mới

6 Đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới

Nghị quyết 44 đã nêu 18 Đề án triển khai Chương trình hành động củaChính phủ thực hiện Nghị quyết 29(1), trong đó có 2 đề án liên quan trực tiếp với

Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông:

6.1 Đề án đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ

sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo.

Một trong các mục tiêu của đề án này là phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên phổ thông, tập trung vào đổi mới công tác đào tạo giáo viên ở cáctrường sư phạm và xây dựng chương trình bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên phục

vụ trực tiếp cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới; giao cho các

cơ đào tạo sư phạm thực hiện nhiệm vụ này Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quanchủ quản các trường sư phạm; sắp xếp lại hệ thống, tổ chức và phân công lạinhiệm vụ các cơ sở đào tạo sư phạm hiện nay; ban hành cơ chế, chính sách đặcthù đối với các trường, khoa sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt làđào tạo giáo viên chất lượng cao; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyểndụng, đánh giá, sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chế độ, chínhsách ưu đãi… Tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, ứng dụng việc đưalên Internet, chương trình truyền hình/phát thanh giáo dục quốc gia các nội dungđào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng dưới các hình thức như: tài liệu tham khảo;sách hướng dẫn; bài giảng của các báo cáo viên, các tác giả chương trình và sáchgiáo khoa; các bài giảng của những giáo viên giỏi…

Trước hết cần tổ chức tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông đểthực hiện chương trình, sách giáo khoa mới:

a) Nội dung tập huấn: Những điểm mới của chương trình theo định hướngphát triển năng lực học sinh (mục tiêu, cấu trúc chương trình, nội dung, phươngpháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng

1() Phụ lục 4: Danh mục các Đề án triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết

29 (ban hành kèm theo Nghị quyết 44).

Trang 30

giáo dục); kế hoạch, nội dung và cách thức tổ chức thực hiện chương trình mới;

kỹ năng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường dựa trên chương trình giáo dụcphổ thông…

b) Báo cáo viên là các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục và các tácgiả chương trình, sách giáo khoa Bài giảng của các báo cáo viên được đăng tảitrên Internet để giáo viên sử dụng

c) Quy trình tổ chức tập huấn gồm các bước chủ yếu sau:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng phần mềm quản lý tập huấngiáo viên toàn quốc; tổ chức xây dựng nguồn tư liệu (biên soạn tài liệu, ghi hìnhbài tập huấn và bài giảng minh hoạ để tổ chức tập huấn qua Internet, ghi hìnhbài giảng trên Internet để giáo viên, học sinh tham khảo…); tổ chức tập huấncho đội ngũ báo cáo viên và đội ngũ cốt cán cấp tỉnh về kỹ thuật, quy trình tổchức tập huấn qua Internet…

- Các sở giáo dục và đào tạo tổ chức tập huấn cho đội ngũ cốt cán cấptrường về kỹ thuật, quy trình tổ chức tập huấn qua Internet

- Các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức tập huấn cho giáo viên trên cơ sởứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông là chủ yếu; thời gian tập huấn bắtđầu từ trước năm học đầu tiên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới vàđược tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt thời gian thực hiện chươngtrình, sách giáo khoa mới Học viên đăng ký lớp học theo tổ hoặc nhóm chuyênmôn, tự học và gửi bài kiểm tra cho báo cáo viên theo hướng dẫn trên Internet;báo cáo viên thực hiện chấm bài kiểm tra, đánh giá, phản hồi qua Internet vớihọc viên

Các nhà xuất bản có thể tổ chức tập huấn cho giáo viên theo các sáchgiáo khoa do nhà xuất bản phát hành sau khi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạothẩm định và cho phép sử dụng

6.2 Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non

và giáo dục phổ thông Một trong các mục tiêu của đề án này là đầu tư chuẩn

hóa cơ sở vật chất cơ sở giáo dục phổ thông Bộ Giáo dục và Đào tạo quy địnhđiều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông để thựchiện được chương trình, sách giáo khoa mới; địa phương tổ chức thực hiện.Ngân sách trung ương hỗ trợ những nơi chưa đảm bảo điều kiện tối thiểu

Trước hết để đảm bảo điều kiện tối thiểu thực hiện chương trình, sách giáokhoa mới, các cơ sở giáo dục phổ thông cần tiến hành điều chỉnh, bố trí, sắp xếpnhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có của nhàtrường; ưu tiên bố trí phòng học bộ môn, phòng thực hành, thí nghiệm; rà soátdanh mục thiết bị giáo dục tối thiểu hiện hành, chỉ bổ sung những thiết bị thật sự

Trang 31

cần thiết; đặc biệt chú trọng trang bị thiết bị giáo dục ứng dụng kỹ thuật số đểnâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí.

7 Phương thức triển khai áp dụng đại trà chương trình mới

Triển khai áp dụng chương trình mới đồng thời từ lớp 1 đến lớp 5; cuốnchiếu theo lớp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (từ lớp 6 đếnlớp 9; từ lớp 10 đến lớp 12)

8 Tuyên truyền về đổi mới chương trình và sách giáo khoa

a) Tổ chức tuyên truyền thường xuyên chủ trương của Đảng, Nhà nước vàcác định hướng, nội dung cơ bản về đổi mới chương trình để nâng cao nhận thứccủa cấp uỷ, chính quyền các cấp, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh,phụ huynh, các cơ sở giáo dục phổ thông và các tầng lớp xã hội

b) Hình thức tuyên truyền: Các phương tiện thông tin - truyền thông; tổ chứccác hội thảo, hội nghị, trưng cầu ý kiến đóng góp của các tầng lớp xã hội, của các tổchức, cá nhân trong nước và quốc tế về đổi mới chương trình; thành lập trang Thôngtin điện tử Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng Chương trình Phátthanh và Truyền hình quốc gia về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

V KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1 Nguyên tắc xây dựng dự toán

a) Thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa Các tổchức, cá nhân biên soạn các bộ sách giáo khoa hoặc một số cuốn sách giáo khoa;đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng, thẩm định, ban hànhchương trình và tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa Tất cả sách giáo khoaphải được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định

b) Sau khi bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biênsoạn được Hội đồng quốc gia thẩm định đủ điều kiện sử dụng sẽ tổ chức bán đấugiá bản quyền cho các nhà xuất bản để phát hành bộ sách giáo khoa này, kinhphí thu được từ bán bản quyền nộp ngân sách nhà nước

b) Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham giabiên soạn sách giáo khoa mới nhằm giảm giá thành sách giáo khoa

c) Kinh phí bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và đổi mới đào tạo, đàotạo lại, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đápứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa được bố trí ở các đề án kháctheo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29

2 Nội dung dự toán

Trang 32

a) Tập huấn, bồi dưỡng lực lượng biên soạn, thẩm định chương trình vàsách giáo khoa (bao gồm cả lực lượng biên soạn sách giáo khoa của các tổ chức,

cá nhân đăng ký biên soạn sách giáo khoa);

e) Đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình;

g) Biên soạn một bộ sách giáo khoa;

h) Biên soạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên và tổ chức tập huấn chođội ngũ cốt cán cấp tỉnh về quy trình, kỹ thuật tập huấn qua Internet

3 Dự toán kinh phí

3.1 Kinh phí từ ngân sách trung ương thực hiện các nhiệm vụ:

a) Tập huấn cho đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình, sách giáokhoa (bao gồm cả lực lượng biên soạn sách giáo khoa của các tổ chức, cá nhânđăng ký biên soạn sách giáo khoa): 13,1 tỷ đồng

b) Xây dựng, thẩm định chương trình: 55,2 tỷ đồng

c) Biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới: 6,1 tỷđồng

d) Thẩm định sách giáo khoa (dự kiến 04 bộ): 46,3 tỷ đồng

đ) Nghiên cứu mô hình sách giáo khoa điện tử để từng bước biên soạn,thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủ điều kiện: 10 tỷ đồng

e) Đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình: 7,7 tỷ đồng

g) Biên soạn một bộ sách giáo khoa: 321,6 tỷ đồng, bao gồm:

- Biên soạn bộ đề cương sách giáo khoa (tổ chức trại viết, thù lao tác giả,thực nghiệm, trưng cầu ý kiến, thẩm định; tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, phê duyệt):

34 tỷ đồng

- Biên soạn 1 bộ sách giáo khoa (tổ chức trại viết, thù lao tác giả, thựcnghiệm, trưng cầu ý kiến, thẩm định; tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa, biên tập, thẩmđịnh, phê duyệt): 287,6 tỷ đồng

h) Biên soạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên và tổ chức tập huấn chođội ngũ cốt cán cấp tỉnh về quy trình, kỹ thuật tập huấn qua Internet: 2,0 tỷ đồng

Tổng kinh phí dự kiến: 462 tỷ đồng

Trang 33

3.2 Nguồn tài chính từ các cá nhân và tổ chức khác để thực hiện các nộidung sau:

a) Biên soạn các sách giáo khoa khác (ngoài bộ sách giáo khoa do BộGiáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn)

b) Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cơ sở giáo dụcphổ thông về sách giáo khoa do cá nhân, tổ chức biên soạn và được phát hành

VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1 Lộ trình thực hiện

1.1 Giai đoạn 1 (01/2015 - 6/2017)

a) Tổng kết kinh nghiệm của Việt Nam và tổng quan kinh nghiệm quốc tế

về phát triển chương trình, biên soạn sách giáo khoa và quản lý việc thực hiệnchương trình, sử dụng sách giáo khoa; tổ chức nghiên cứu mô hình sách giáokhoa điện tử để từng bước biên soạn, thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có đủđiều kiện

b) Pháp chế hoá các hoạt động tổ chức, chỉ đạo và giám sát, đánh giá quátrình đổi mới chương trình;

c) Chuẩn bị các nguồn lực để biên soạn, thẩm định chương trình, sáchgiáo khoa;

d) Biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình mới (chương trình tổngthể và chương trình các môn học);

đ) Biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn dạy học theo chương trình mới;

e) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa; các tổchức, cá nhân biên soạn các sách giáo khoa; tổ chức thẩm định sách giáo khoa;

g) Biên soạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổthông thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới;

h) Tập huấn cho đội ngũ cốt cán về quy trình, kỹ thuật tổ chức tập huấnqua Internet cho giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông;

i) Xây dựng kế hoạch tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông đểthực hiện chương trình, sách giáo khoa mới;

k) Thành lập trang Thông tin điện tử Đổi mới chương trình giáo dục phổthông; xây dựng Chương trình Phát thanh và Truyền hình quốc gia về đổi mớichương trình giáo dục phổ thông;

l) Tổ chức tuyên truyền về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

1.2 Giai đoạn 2 (7/2017 - 6/2018)

a) Tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông để thực hiện chươngtrình, sách giáo khoa mới;

Trang 34

b) Xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quanđến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới;

c) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;

d) Tiếp tục biên soạn, thẩm định sách giáo khoa;

đ) Thực hiện bán đấu giá bản quyền một bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục

và Đào tạo tổ chức biên soạn;

e) Tổ chức sơ kết thực hiện Đề án

1.3 Giai đoạn 3 (7/2018 - 12/2021)

a) Triển khai áp dụng đại trà chương trình mới:

Từ năm học 2018 - 2019, triển khai áp dụng chương trình mới đồng thời

từ lớp 1 đến lớp 5; cuốn chiếu theo lớp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung họcphổ thông (từ lớp 6 đến lớp 9; từ lớp 10 đến lớp 12)

b) Tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sáchliên quan đến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới;

c) Tiếp tục tổ chức tuyên truyền về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;

d) Tổ chức đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình;

đ) Tiếp tục biên soạn, thẩm định sách giáo khoa;

e) Tổ chức tổng kết thực hiện Đề án

2 Trách nhiệm của các bộ, ngành và các cơ quan

2.1 Bộ Giáo dục và Đào tạo - cơ quan chủ trì Đề án

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan, các địa phương cụthể hoá nội dung Đề án thành các chương trình, kế hoạch thực hiện chi tiết đểchỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện; phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học

- Kỹ thuật Việt Nam, các Hội nghề nghiệp trong việc biên soạn, thẩm định,phản biện, góp ý chương trình, sách giáo khoa mới; kiểm tra, giám sát, đánh giá,tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi cả nước theo hàngnăm và từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ

b) Chủ trì xây dựng các quy định pháp lý về xây dựng và triển khaichương trình

c) Chủ trì tổ chức việc biên soạn, thẩm định, ban hành chương trình mới;biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện dạy học theo chương trình mới; biênsoạn một bộ sách giáo khoa; thẩm định sách giáo khoa; biên soạn tài liệu phục

vụ tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sáchgiáo khoa mới; biên soạn tài liệu để đăng tải trên Internet (thiết bị dạy học kỹ

Trang 35

thuật số, hướng dẫn thực hiện những nội dung, phương thức tổ chức dạy họcmới; hệ thống ngân hàng bài giảng…); tập huấn cho đội ngũ cốt cán về quytrình, kỹ thuật tổ chức tập huấn qua Internet cho giáo viên các cơ sở giáo dụcphổ thông; đánh giá, điều chỉnh chương trình, sách giáo khoa trong quá trìnhtriển khai áp dụng đại trà.

d) Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các tác giả chương trình, tác giả sáchgiáo khoa tiến hành thực nghiệm tại các cơ sở giáo dục phổ thông

đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan thành lập Ban Chỉđạo liên ngành để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Ban Chỉ đạo gồm đại diệnlãnh đạo các bộ, cơ quan có liên quan, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạolàm Trưởng ban

e) Chỉ đạo các hoạt động đổi mới các cơ sở đào tạo giáo viên; đổi mớichương trình và các hoạt động đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên giáoviên đáp ứng yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa mới

g) Xây dựng các nguyên tắc thực hiện tự chủ tuyển sinh của các đại học,học viện, các trường đại học, cao đẳng đảm bảo phù hợp với đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và đúng theo quy định của Luật Giáodục đại học

2.2 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan chỉ đạo,hướng dẫn, tổ chức xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp và chương trìnhgiáo dục nghề phổ thông, chương trình trường trung học phổ thông kỹ thuật phùhợp với nhu cầu chung của quốc gia và nhu cầu riêng của các địa phương

2.3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cân đối nguồnvốn đầu tư phát triển của Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ phát triển

cơ sở vật chất các trường phổ thông theo các chương trình, đề án được Thủtướng Chính phủ phê duyệt

2.4 Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quancân đối, phân bổ nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, đảm bảo kinh phí triển khaithực hiện Đề án theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước

2.5 Bộ Nội vụ

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ban hành theo thẩm quyềnhoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vị trí việclàm và hướng dẫn cụ thể về vị trí việc làm, số người cụ thể, cơ cấu chức danhnghề nghiệp; quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xétthăng hạng chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập

2.6 Bộ Thông tin và Truyền thông

Trang 36

Chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan thôngtin, truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xãhội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

2.7 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn sử dụng di sản trong dạyhọc ở trường phổ thông, góp phần giáo dục toàn diện học sinh, gìn giữ và pháthuy giá trị của di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹpcủa cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tăng cường mối quan hệ giữa gia đình,nhà trường và xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh theo định hướng pháttriển năng lực

2.8 Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phươngxây dựng kế hoạch đảm bảo các điều kiện triển khai thực hiện Đề án của các cơ

sở giáo dục phổ thông; tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổnghợp kết quả thực hiện Đề án tại địa phương, định kỳ báo cáo Ban chỉ đạo Đổimới chương trình, sách giáo khoa quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo; phối hợpvới Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, cơ quan Trung ương chỉ đạo thống nhất,đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung toàn quốc và của các địa phương

về việc triển khai thực hiện Đề án này

2.9 Các cơ quan quản lý giáo dục địa phương và các cơ sở giáo dục

Quán triệt, chủ động chỉ đạo, tổ chức nghiêm túc, hiệu quả các hoạt độngliên quan đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đáp ứng yêu cầu của BanChỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa quốc gia và Ban Chỉ đạo Đổi mớichương trình, sách giáo khoa cấp tỉnh

Trang 37

Phụ lục 1

Dự thảo NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TỔNG THỂ

1 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hài hoà đức, trí, thể, mỹ của

học sinh Mục tiêu giáo dục phổ thông cần xác định rõ mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình giáo dục từng cấp học, mônhọc Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông; là căn cứ giám sát, đánh giáchất lượng giáo dục phổ thông

2 Nội dung giáo dục tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh; coi trọng thực

hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, văn hoá pháp luật và ý thức côngdân, tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hoá, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, giá trị cốt lõi

và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức quốc phòng, an ninh và giáo dục thể chất Dạyngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hoá, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của học sinh Bảo đảm cho học sinh cótrình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung họcphổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng Bảo đảm năng lực tiếngViệt đồng thời quan tâm dạy tiếng mẹ đẻ của học sinh các dân tộc thiểu số

Nội dung giáo dục phổ thông được thiết kết theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớphọc trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng số môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn Biên soạn sách giáo khoa, tàiliệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật

3 Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy

học một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lý, phù hợp với với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục phổ thông;phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; thực hiện phương châm “giảng ít, học nhiều”, tập trung dạy cách học

và rèn luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực;khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc

1 () Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Trang 38

Đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo,tập dượt nghiên cứu khoa học Coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.

4 Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách

quan, góp phần hướng dẫn, điều chỉnh cách học và cách dạy Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánhgiá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá củagia đình và của xã hội; thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở cấp độ quốc gia, địa phương và tham gia các kỳđánh giá quốc tế để làm căn cứ đề xuất chính sách, giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông

Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội

mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghềnghiệp và giáo dục đại học

II MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÁC CẤP HỌC

1 Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, pháthuy tiềm năng của bản thân; có những phẩm chất cao đẹp: Yêu gia đình, quê hương, đất nước; nhân ái và khoan dung; trung thực

và tự trọng; tự lập và tự tin; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và nhân loại; tôn trọng pháp luật và thực hiệnnghĩa vụ đạo đức; có học vấn phổ thông; có các năng lực chung: Tự học và tự quản lý bản thân; phát hiện và giải quyết vấn đề;giao tiếp và hợp tác; sử dụng ngôn ngữ, tính toán, công nghệ thông tin và truyền thông làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp

và học tập suốt đời

2 Mục tiêu chương trình giáo dục cấp tiểu học

Học sinh được hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn

và năng lực chung được nêu trong mục tiêu giáo dục phổ thông; bước đầu được phát triển những tiềm năng sẵn có để tiếptục học trung học cơ sở

3 Mục tiêu chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở

Học sinh được phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần trên cơ sở duy trì, tăng cường các phẩm chất và năng lực đãhình thành ở cấp tiểu học; được hoàn chỉnh cơ bản về học vấn phổ thông và phát triển nhân cách công dân; phát triển cáctiềm năng sẵn có để có thể tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

Trang 39

4 Mục tiêu chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông

Học sinh được phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, con người cá nhân và con người xã hội trên cơ sở duy trì,tăng cường và định hình các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở; có kiến thức, kỹ năng phổ thông cơbản được định hướng theo lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu và sở thích; phát triển năng lực cá nhân để lựa chọnhướng phát triển, tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động với phẩm chất, năng lực của một công dân

III PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC VÀ CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MỖI CẤP HỌC

1 Phẩm chất

Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất của học sinh:

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước;

- Nhân ái, khoan dung;

- Trung thực, tự trọng, chí công vô tư;

- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó;

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên;

- Tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ đạo đức

b) Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:

- Năng lực giao tiếp;

- Năng lực hợp tác;

Trang 40

c) Nhóm năng lực công cụ:

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT);

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ;

- Năng lực tính toán

2.2 Các năng lực chuyên biệt sẽ được nêu ở chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

3 Chuẩn đầu ra chương trình giáo dục mỗi cấp học

Chuẩn đầu ra chương trình giáo dục là sự cụ thể hoá mục tiêu chương trình giáo dục trên hai phương diện phẩm chất vànăng lực của học sinh, là kết quả đầu ra ở mức tối thiểu cần đạt để xác nhận trình độ học tập sau khi kết thúc mỗi cấp học của

giáo dục phổ thông Chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực chung của chương trình giáo dục các cấp học được quy định tại

phụ lục kèm theo chương trình tổng thể.

IV ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG GIÁO DỤC

1 Lĩnh vực giáo dục

Các lĩnh vực giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông bao gồm:

- Ngôn ngữ: Tiếng Việt, ngoại ngữ, tiếng mẹ đẻ/tiếng dân tộc (nếu có);

Ngày đăng: 22/10/2014, 20:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w