IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
2. Xây dựng chương trình mớ
Chương trình mới gồm chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau đây gọi là chương trình tổng thể) và chương trình của từng môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ lớp 1 đến lớp 12 (sau đây gọi chung là chương trình môn học).
2.1. Xây dựng chương trình tổng thể
- Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình giáo dục của từng cấp học; những phẩm chất và năng lực chung của học sinh; chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực chung của học sinh đối với từng cấp học;
- Sơ đồ quan hệ (ma trận) giữa phẩm chất, năng lực chung của học sinh với từng lĩnh vực giáo dục và định hướng về mục tiêu, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và cách thức đánh giá chất lượng giáo dục của từng cấp học;
- Khung kế hoạch giáo dục phổ thông và khung kế hoạch giáo dục của từng cấp học;
- Xác định điều kiện tối thiểu của nhà trường phổ thông để thực hiện có hiệu quả chương trình mới;
- Hướng dẫn chung về biên soạn sách giáo khoa và tài liệu dạy học. - Giải thích các thuật ngữ dùng trong văn bản chương trình.
b) Thử nghiệm, trưng cầu ý kiến về dự thảo chương trình tổng thể. c) Thẩm định chương trình tổng thể.
d) Tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung dự thảo chương trình tổng thể sau khi tổ chức trưng cầu ý kiến, thẩm định; ban hành lần 1 chương trình tổng thể.
2.2. Xây dựng các chương trình môn học
a) Căn cứ chương trình tổng thể (ban hành lần 1), dự thảo chương trình môn học, bao gồm:
- Vị trí, đặc điểm của môn học;
- Mục tiêu của chương trình môn học;
- Chuẩn kết quả của chương trình môn học (nội dung chuẩn về kiến thức, kỹ năng cụ thể đến từng cấp, lớp để có thể dựa vào đó mà biên soạn sách giáo khoa, tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá, thi).
- Nội dung cốt lõi, đề kiểm tra minh hoạ (cụ thể đến từng cấp, lớp) để làm căn cứ cho việc viết sách giáo khoa và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục;
- Định hướng về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; cách thức đánh giá chất lượng môn học;
- Hướng dẫn biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn dạy học phù hợp với đặc điểm riêng của môn học.
b) Tổ chức thực nghiệm, trưng cầu ý kiến về dự thảo chương trình môn học. c) Thẩm định chương trình môn học.
d) Tiếp thu, chỉnh sửa, bổ sung dự thảo chương trình môn học sau khi tổ chức trưng cầu ý kiến, thẩm định; ban hành lần 1 chương trình các môn học.
Chương trình tổng thể và chương trình các môn học được phản biện, xin ý kiến các tổ chức, cá nhân trong nước và gửi xin ý kiến một số tổ chức, chuyên gia quốc tế.
2.3. Đánh giá, điều chỉnh chương trình
Đánh giá chương trình tổng thể, chương trình môn học (ban hành lần 1) khi áp dụng đại trà: khảo sát, đánh giá kết quả dạy học theo chương trình mới; đề xuất và tổ chức trưng cầu ý kiến về nội dung chỉnh sửa chương trình; điều chỉnh điều kiện tối thiểu của các trường phổ thông được thực hiện chương trình; chỉnh sửa, hoàn thiện và phê duyệt các phiên bản mới (ban hành lần 2, ban hành lần 3…) của chương trình (nếu cần) để vừa đảm bảo tính ổn định, vừa đảm bảo tính phát triển của chương trình.