Lĩnhvực Khoa học Xã hội và Nhân văn

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 47 - 48)

IV. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG GIÁO DỤC 1 Lĩnh vực giáo dục

3.6.Lĩnhvực Khoa học Xã hội và Nhân văn

3. Cấu trúc và định hướng nội dung các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.6.Lĩnhvực Khoa học Xã hội và Nhân văn

a) Lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn có các môn học: Cuộc sống quanh ta (lớp 1, 2, 3); Tìm hiểu Xã hội (lớp 4, 5); Khoa học xã hội (cấp trung học cơ sở); Lịch sử, Địa lí, Khoa học Xã hội (cấp trung học phổ thông).

Cuộc sống quanh ta là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 3 (tích hợp các nội dung Tự nhiên, Xã hội); lên các lớp 4, 5 tách thành 2 môn học bắt buộc là Tìm hiểu Tự nhiên, Tìm hiểu Xã hội.

Khoa học Xã hội là môn học bắt buộc ở cấp trung học cơ sở, được phát triển từ môn Tìm hiểu Xã hội ở các lớp 4, lớp 5; là môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Lịch sử, Địa lý, một số nội dung kinh tế, xã hội...; lên các lớp cấp trung học phổ thông tách thành các môn học tự chọn Lịch sử, Địa lý (TC3); đồng thời vẫn có môn Khoa học Xã hội (TC3) dành cho học sinh không học các môn Lịch sử, Địa lý.

b) Lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển những phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; nhân ái khoan dung; có trách nhiệm với bản thân cộng đồng và môi trường, tôn trọng pháp luật; trân trọng giá trị văn hoá của đất nước và nhân loại. Đồng thời ngoài những năng lực chung cần hình thành các năng lực chuyên biệt: Giải quyết vấn đề về Khoa học Xã hội và Nhân văn; tái hiện phân tích, tổng hợp, so sánh các sự kiện, hiện tượng trong không gian và thời gian.

c) Nội dung cốt lõi của các môn học được tổ chức theo các mạch chính: đại cương, thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương, để bảo đảm cấu trúc sau: Quá trình tiến hoá (thời gian, không gian), sự phát triển của tiến bộ xã hội và nguyên nhân của hưng thịnh, suy vong qua các thời kì; điều kiện tự nhiên, các thành tựu chính về kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh; cá nhân, các tập đoàn người trong quan hệ hợp tác, cạnh tranh; đặc điểm dân cư, tình hình phát triển, cơ cấu phân bố nền kinh tế; một số chủ đề liên môn kết nối tổ hợp các nội dung của lịch sử, địa lý và xã hội; địa lý tự nhiên (trung học phổ thông).

Cấu trúc nội dung môn Khoa học Xã hội ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có các chủ đề của mỗi phân môn được sắp xếp gần nhau nhằm soi sáng và liên hệ lẫn nhau đồng thời có thêm một số chủ đề liên phân môn; ở cấp trung học phổ thông gồm các nội dung mang tính tuyến tính hoặc đồng tâm với cấp trung học cơ sở.

d) Phương pháp dạy học dựa trên nguyên tắc chủ đạo là khuyến khích, tạo cho học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức. Kết hợp các hình thức học nhóm, học ở lớp, học thực địa bảo tàng, học theo dự án, tự học…

đ) Nội dung kiểm tra đánh giá phải tuân theo chuẩn năng lực, hạn chế kiểm tra khả năng ghi nhớ máy móc. Hình thức kiểm tra, đánh giá chủ yếu là bài thi/kiểm tra viết, kiểm tra miệng, trình bày kết quả dự án/sản phẩm học tập. Kết hợp tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, đánh giá quá trình.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 47 - 48)