Lĩnhvực Khoa học Tựnhiên

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 48 - 49)

IV. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG GIÁO DỤC 1 Lĩnh vực giáo dục

3. Cấu trúc và định hướng nội dung các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.7. Lĩnhvực Khoa học Tựnhiên

a) Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên có các môn học: Cuộc sống quanh ta (lớp 1, 2, 3); Tìm hiểu Tự nhiên (lớp 4, 5); Khoa học Tự nhiên (cấp trung học cơ sở); Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học Tự nhiên (cấp trung học phổ thông).

Khoa học Tự nhiên là môn học bắt buộc ở cấp trung học cơ sở, được phát triển từ môn Tìm hiểu Tự nhiên ở các lớp 4, 5; là môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Vật lý, Hoá học, Sinh học...; lên các lớp cấp trung học phổ thông tách thành các môn học tự chọn Vật lý, Hoá học, Sinh học (TC3); đồng thời vẫn có môn Khoa học Tự nhiên (TC3) dành cho học sinh không học các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học.

b) Các môn học lĩnh vực Khoa học Tự nhiên góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt môn học, đặc biệt là năng lực tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm; năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội.

c) Nội dung chủ yếu của môn học được xác định nhằm hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên biệt môn học và được tổ chức theo các mạch: Theo đối tượng môn học (vật chất; năng lượng; sự sống; trái đất); các quy luật chung của thế giới tự nhiên (tương tác; vận động; phát triển và tiến hoá); vai trò của khoa học đối với sự phát triển xã hội; vận dụng kiến thức khoa học trong sử dụng và khai thác thiên nhiên một cách bền vững. Những vấn đề trên sẽ được cụ thể hoá theo các lĩnh vực vật lí, hoá học, sinh học, khoa học trái đất cũng như các nội dung liên môn.

Cấu trúc nội dung môn Khoa học Tự nhiên ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có các chủ đề của mỗi phân môn được sắp xếp gần nhau nhằm soi sáng và liên hệ lẫn nhau đồng thời có thêm một số chủ đề liên phân môn; ở cấp trung học phổ thông gồm các nội dung mang tính tuyến tính hoặc đồng tâm với cấp trung học cơ sở.

d) Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học là tạo cơ hội cho học sinh được quan sát, thực nghiệm; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lí thuyết và thực tiễn; thông qua đó phát triển các phẩm chất và năng lực. Phương pháp thực hiện chủ yếu là học sinh tìm hiểu và khám phá khoa học.

đ) Hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; trong đó tập trung đánh giá năng lực tìm tòi khám phá tự nhiên, và năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Sử dụng đa dạng các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá; phối hợp đánh giá của giáo viên và học sinh, đánh giá trong nhà trường và ngoài nhà trường, bài thi/kiểm tra theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w