Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 51 - 52)

IV. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG GIÁO DỤC 1 Lĩnh vực giáo dục

3. Cấu trúc và định hướng nội dung các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.10. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

a) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động tự chọn bắt buộc dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, là hoạt động giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống.

b) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung hình thành, phát triển các năng lực chuyên biệt cho học sinh: Năng lực tổ chức hoạt động, năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực vượt khó và quản lý cảm xúc, năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung

c) Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo phục vụ cho tất cả các lĩnh vực giáo dục, gồm hai phần nội dung bắt buộc và nội dung tự chọn. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo được xây dựng dựa trên các yếu tố sau: Các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội… (địa phương, vùng miền và quốc tế); nội dung các lĩnh vực giáo dục được thực hiện trong nhà trường phổ thông theo từng cấp học; đặc điểm phát triển tâm sinh lý như sở thích hứng thú, năng lực thiên hướng và kinh nghiệm của cá nhân học sinh...

Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế theo nguyên tắc tích hợp, đồng tâm kết hợp với tuyến tính. d) Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sử dụng các hình thức và phương pháp chủ yếu sau: Thực địa, tham quan, câu lạc bộ, hoạt động xã hội/tình nguyện, dự án và nghiên cứu khoa học, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, trò chơi, cắm trại, thực hành lao động…

đ) Đánh giá năng lực của học sinh từ hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ yếu bằng phương pháp định tính thông qua quan sát hành vi, bảng kiểm và hồ sơ hoạt động, … kết hợp với phương pháp định lượng như tự luận, trắc nghiệm khách quan…

(So sánh giữa môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo được trình bày ở phụ lục 3)

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w