Xuất phát từ thực trạng của việc dạy thí nghiệm thực hành trong các trường THPT TN thực hành đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, như
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên – Năm 2011
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh
Trang 3Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và guiups đỡ em hoàn thành luận văn này
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học, các thầy cô trong khoa Sinh – KTNN đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Qua luận văn này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và các thầy cô giáo tại 2 trường THPT Phú Bình và THPT Lương Phú đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm Cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã góp ý, bổ sung cho luận văn của tôi được hoàn thiện hơn
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Thị Hà Ly
Trang 4Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa có ai công bố Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc
Tác giả
Nguyễn Thị Hà Ly
Trang 5SH THPT
TN
ĐC
Giáo viên Học sinh Kính hiển vi Phiếu học tập Phương pháp dạy học Sách giáo khoa
Sách giáo viên Sinh học Trung học phổ thông Thí nghiệm
Đối chứng
Trang 6Bảng 1.1 Kết quả khảo sát mức độ nhận thức về vai trò của các thí nghiệm
thực hành trong quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT
Bảng 1.2 Kết quả khảo sát về tác dụng của các thí nghiệm thực hành trong
quá trình dạy học Sinh học
Bảng 1.3 Kết quả khảo sát mức độ sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh
học ở trường THPT
Bảng 1.4 Kết quả điều tra thực trạng mục đích dạy thí nghiệm thực hành
trong tiến trình dạy học SH
Bảng 1.5 Kết quả điều tra lí do học sinh thích học môn Sinh học
Bảng 2.1 Bảng kiến thức cơ bản của chương trình Sinh học 10
Bảng 2.2 Sự phân bố giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình Vi sinh vật Bảng 3.1 Các bài dạy thực nghiệm
Bảng 3.2 Tần số điểm các bài kiểm tra sau Tn
Bảng 3.3 Bảng tần suất điểm các bài kiểm tra sau Tn
Bảng 3.4 Bảng tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra
Bảng 3.6 Phân tích phương sai điểm trắc nghiệm
Bảng 3.5 Kiểm định X điểm trắc nghiệm
Trang 7Hình 1.1 Hình 1.1 Hệ thống thông tin của thí nghiệm
Hình 1.2 Mối quan hệ các thành tố cơ bản của quá trình dạy học
Hình 2.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lí trong quá trình dạy học Hình 3.1 Biểu đồ tần suất tổng hợp của 3 bài kiểm tra khối lớp TN và ĐC Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến tổng
hợp của 3 bài kiểm tra ở khối lớp Tn và ĐC
Trang 8MỞ ĐẦU 1
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH 7
1.1 Một số vấn đề chung về thí nghiệm thực hành 7
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 7
1.1.2 Vai trò của thí nghiệm thực hành 10
1.1.3 Tầm quan trọng của việc dạy thí nghiệm thực hành trong dạy học Sinh học 11
1.2 Cơ sở khoa học của việc dạy thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy học 13
1.2.1 Cơ sở triết học 13
1.2.2 Cơ sở lí luận dạy học 14
1.2.3 Cơ sở tâm lí học 16
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học thí nghiệm thực hành 17 1.3.1 Tình hình nghiên cứu dạy TN thực hành ở nước ngoài 17
1.3.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng TN thực hành trong quá trình dạy học ở Việt Nam 19
1.4 Thực trạng của việc dạy học thí nghiệm thực hành trong dạy học SH ở trường THPT 21
1.4.1 Thực trạng 21
1.4.2 Nguyên nhân của thực trạng 27
Chương 2: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10) BẰNG PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRỰC TIẾP 28
2.1 Cấu trúc nội dung chương trình Sinh học 10 28
Trang 92.2 Tổng quan về dạy học hướng dẫn trực tiếp 31
2.3 Sử dụng hướng dẫn trực tiếp để dạy cỏc bài thớ nghiệm thực hành trong chương trỡnh sinh học Vi sinh vật (Sinh Học 10) 34
2.3.1 Yêu cầu chung đối với các bài thí nghiệm, thực hành: 34
2.3.2 Cỏc nguyờn tắc cơ bản khi dạy học thớ nghiệm thực hành………37
2.3.3 Cỏch thức tiến hành cỏc bài thớ nghiệm thực hành bằng phương phỏp hướng dẫn trực tiếp 41
2.3.4 Một số vớ dụ ứng dụng 44
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 50
3.1 Mục đớch thực nghiệm 50
3.2 Nội dung thực nghiệm 50
3.3 Phương phỏp thực nghiệm 50
3.3.1 Chọn trường, lớp thực nghiệm 51
3.3.2 Bố trớ thực nghiệm 50
3.3.3 Kiểm tra đỏnh giỏ 50
3.3.4 Phương phỏp phõn tớch kết quả TN 51
3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm……… 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 65
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài
1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Đảng ta xác định: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học Kết hợp tốt học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo…” Điều này cho thấy
để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì giáo dục đào tạo phải đổi mới
về nội dung, phương pháp, phương tiện và thiết bị dạy học
Luật Giáo dục 2005 được Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa X, kì họp thứ 10 thông qua đã quy định rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”[43]
1.2 Xuất phát từ vị trí, vai trò của thí nghiệm trong dạy học Sinh học
Trong lí luận dạy học, sự thống nhất giữa trực quan và tư duy trừu tượng là một luận điểm có tính nguyên tắc nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao Phương tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng giúp HS lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác, là con đường tốt nhất giúp HS tiếp cận hiện thực khách quan, góp phần khắc sâu, mở rộng, củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá
và vận dụng tri thức
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các hiện tượng, khái niệm, qui luật, quá trình trong sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn Vì vậy các thí nghiệm chính là phương tiện trực quan để tổ chức quá trình học tập của học sinh TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn do đó biểu diễn TN là một
Trang 11trong những phương phỏp quan trọng để tổ chức HS nghiờn cứu cỏc hiện tượng Sinh học [1],[13],[22],[34] Trong cỏc thớ nghiệm ng-ời nghiên cứu chủ
động gây ra các hiện t-ợng, thay đổi điều kiện quan sát và tạo khả năng đi sâu hơn vào tìm hiểu nguyên nhân của các hiện t-ợng, nó cho phép tìm hiểu bản chất của các hiện t-ợng, mối quan hệ nhân quả giữa các hiện t-ợng Vì thế ph-ơng pháp TH thí nghiệm là ph-ơng pháp cơ bản trong nghiên cứu Sinh học Việc áp dụng ph-ơng pháp TH thí nghiệm sẽ giúp HS củng cố và nâng cao kiến thức lý thuyết, trau dồi kĩ năng TH thí nghiệm và phát huy đ-ợc óc sáng tạo của HS [32]
Đối với HS, TN là mụ hỡnh đại diện cho hiện thực khỏch quan, là cơ sở xuất phỏt cho quỏ trỡnh nhận thức của HS; nú là phương tiện duy nhất giỳp
HS hỡnh thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật, giỳp HS đi sõu tỡm hiểu bản chất của cỏc hiện tượng và cỏc quỏ trỡnh [1]
Đối với mỗi GV bộ mụn Sinh học, việc dạy cỏc bài thớ nghiệm thực hành một cỏch cú hiệu quả là một trong những yếu tố tiờn quyết giỳp học sinh củng cố tri thức, gia tăng khả năng khỏm phỏ và vận dụng tri thức Trong chương trỡnh, SGK Sinh học THPT do Bộ Giỏo dục & Đào tạo ban hành năm
2006 thỡ một trong những mục tiờu quan trọng trong việc phỏt triển năng lực
HS đú là rốn luyện, phỏt triển kĩ năng quan sỏt, kỹ năng thực hành thớ nghiệm [7] Qua đú gúp phần trực tiếp nõng cao chất lượng dạy học và đỏp ứng được yờu cầu của việc đổi mới phương phỏp dạy học
Trong SGK Sinh học 10 cỏc TN được sử dụng để học bài mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức; kiểm tra, đỏnh giỏ kết quả TN cú thể do GV biểu diễn, hoặc do HS tự tiến hành TN cú thể được tiến hành trờn lớp, trong phũng TN, ngoài vườn, ngoài ruộng hoặc tại nhà TN trong SGK cú thể được bố trớ trong cỏc bài lớ thuyết hoặc bài thực hành với thời gian tiến hành khỏc nhau và nhằm mục đớch khỏc nhau Do vậy vai trũ của người giỏo viờn trong việc dạy
Trang 12các bài thực hành thí nghiệm là rất quan trọng, sao cho vừa phù hợp với đặc trưng bài học, vừa đảm bảo thời gian – quy trình, đồng thời phải đảm bảo tính trực quan và đạt hiệu quả cao nhất trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng của học sinh
1.3 Xuất phát từ thực trạng của việc dạy thí nghiệm thực hành trong các trường THPT
TN thực hành đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng, nhưng thực tế hiện nay việc dạy và sử dụng các TN Sinh học vẫn còn rất hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả trong dạy học Thiếu trang thiết bị hoặc trang thiết bị không đảm bảo chất lượng cùng với sự nhận thức chưa đúng đắn của GV đã làm cho việc dạy các thí nghiệm Sinh học không được diễn ra thường xuyên và không mang lại hiệu quả Những TN phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian cùng với năng lực sư phạm trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, việc sử dụng, khai thác, tổ chức HS nhận thức TN của GV còn hạn chế đã khiến cho chất lượng dạy học thí nghiệm thực hành trong nhà trường phổ thông hiện nay chưa cao
Mặt khác, do ít có trong nội dung thi cử nên GV không thường xuyên quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy và tổ chức HS khai thác giá trị dạy học của các bài thí nghiệm thực hành sao cho có hiệu quả HS ít được tiến hành TN nên những kiến thức lí thuyết mà HS lĩnh hội được xa rời thực tiễn, HS khó hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật
Do vậy, để khai thác hết giá trị dạy học của TN, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, gắn lí thuyết với thực tiễn, giúp HS hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng Sinh học thì GV cần phải nhận thức đúng mức và quan tâm chú trọng hơn nữa đến các bài thí nghiệm thực hành, thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các TN đồng thời phải đổi mới phương
Trang 13pháp dạy thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy học SH Việc nâng cao chất lượng dạy các bài thí nghiệm thực hành sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học
Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, theo xu hướng chung đa số các công trình nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu đổi mới phương pháp theo hướng
“dạy học lấy học sinh làm trung tâm” mà ít chú ý đến vai trò của người GV trong quá trình dạy học Do vậy mối quan hệ tương tác giữa GV và HS trong quá trình dạy học không thể hiện được hiệu quả cao nhất đặc biệt là trong quá trình dạy các bài thực hành thí nghiệm Cho đến nay hầu như các công trình nghiên cứu đều tập trung vào việc đổi mới, cải tiến các thí nghiệm để phục vụ tốt hơn cho quá trình dạy học mà chưa quan tâm nghiên cứu việc đổi mới cách dạy các bài thí nghiệm thực hành sao cho có hiệu quả và phát huy được năng lực của HS cũng như vai trò của các thí nghiệm
Xuất phát từ những lí do đó tôi chọn đề tài: Nâng cao chất lượng dạy
học thí nghiệm thực hành trong dạy học Vi sinh vật học (Sinh học 10) bằng phương pháp hướng dẫn trực tiếp
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp dạy- học các bài thí nghiệm thực hành trong dạy học Vi sinh vật bằng phương pháp hướng dẫn trực tiếp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 10 đồng thời giúp học sinh hình thành và phát triển những kỹ năng thực hành, phát huy tính tích cực trong học tập
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy thí nghiệm thực hành ở trường THPT
- Tổng quan tình hình nghiên cứu dạy học thí nghiệm thực trên thế giới và ở Việt Nam
- Xác định nguyên tắc, đề xuất phương pháp dạy học các bài thí nghiệm thực
hành trong chương trình sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10
Trang 144 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các thí nghiệm thực hành phần Sinh học vi sinh vật (SH 10)
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 10
5 Giả thuyết khoa học
Sử dụng phương pháp hướng dẫn trực tiếp khi dạy các bài thí nghiệm thực hành trong dạy học Vi sinh vật sẽ giúp GV khai thác triệt để được vai trò của các thí nghiệm trong việc hình thành và phát triển năng lực tư duy cũng như phát triển các kỹ năng thực tế ở học sinh Điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 10 và hình thành, phát triển ở học sinh những kỹ năng thực hành thí nghiệm làm cơ sở nền tảng để học sinh có thể học tốt bộ môn Sinh học trong trường THPT và ứng dụng trong thực tế sản xuất
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
NC các tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lí thuyêt cho đề tài nghiên cứu
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát và điều tra sư phạm: Dự giờ, trao đổi ý kiến với GV; Xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng của việc dạy học thí nghiệm thực hành trong giảng dạy Sinh học 10 ở trường THPT hiện nay
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trao đổi với giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia giàu kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến đề tài luận văn
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm có đối chứng song song
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Xử lí các số liệu TNSP thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel, nhằm tăng độ chính xác cũng như sức thuyết phục của kết luận
Trang 157 Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp dạy- học các bài thí nghiệm thực hành trong dạy học Vi sinh vật (SH 10) nhằm nâng cao chất lượng dạy học
8 Những đóng góp của luận văn
- Xác định cơ sở lí luận định hướng cho việc dạy học thí nghiệm thực hành và vận dụng vào dạy học chương “Vi sinh vật” (Sinh học 10)
- Đề xuất phương pháp dạy học thí nghiệm thực hành trong chương trình sinh học Vi sinh vật
- Thiết kế một số giáo án dạy các bài thí nghiệm thực hành trong chương trình sinh học Vi sinh vật bằng phương pháp hướng dẫn trực tiếp
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH 1.1 Một số vấn đề chung về thí nghiệm thực hành
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
● Thí nghiệm
Theo lý thuyết thông tin, thí nghiệm được coi là một hệ thông tin(1) Theo
qua lại chặt chẽ với bộ phận thứ hai của hệ – Đó là hiện thực khách quan (HTKQ) tức là đối tượng của thí nghiệm
Hình 1.1 Hệ thống thông tin của thí nghiệm
(1) Rurt Hapas: Methodik des Physikunterrichts 1970_s.151-152
Trước hết hệ nhận một mệnh lệnh điều khiển từ ngoài vào (input) dưới
này lập tức đuợc tế bào giãi mã thành một thông tin mới để chuyển nó ra
Thiết bị thí
nghiệm
Hiện thực khách quan
Trang 17ngoài hệ đó là Io (output) Nhà thực nghiệm thu lấy thông tin cuối cùng của thí nghiệm là Io [32]
Nếu xét thí nghiệm là một quá trình thì hệ còn bao gồm cả nhà thực nghiệm thí nghiệm nữa
Như vậy thí nghiệm gồm hai bộ phận
a Nhà thực nghiệm thí nghiệm giữ vai trò bộ phận điều khiển thí nghiệm
b Bộ phận bị điều khiển thí nghiệm, tức là TBTN và HTKQ và theo lý thuyết thông tin – quá trình thí nghiệm là một hệ điều khiển
Như vậy thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu đối tượng và hiện tượng trong những điều kiện nhân tạo để tìm hiểu sâu hơn những mối nhân quả trong các đối tượng và hiện tượng
Thí nghiệm được xem là một trong những phương tiện trực quan quan trọng hàng đầu trong dạy học nói chung và dạy học SH nói riêng TN giúp HS trực tiếp quan sát các hiện tượng, quá trình, tính chất của các đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm được hiểu là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện nhất định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh [1], [11], [34]
TN
Trang 18Ưu thế của thớ nghiệm là nú cho phộp tỡm hiểu bản chất của cỏc hiện tượng, tỡm hiểu qui luật của chỳng cựng những mối liờn hệ nhõn quả vỡ vậy I.P.Pavlov đó nhận định: “Nếu quan sỏt chỉ thõu lượm những gỡ mà tự nhiờn trao cho, thỡ thớ nghiệm cho phộp giành lấy những gỡ ở tự nhiờn mà con người cần…” Do vậy sử dụng thớ nghiệm trong dạy học Sinh học là một cỏch hiệu quả để chiếm lĩnh tri thức
Thớ nghiệm được xem là một trong những phương tiện trực quan quan trọng hàng đầu trong dạy học núi chung và dạy học SH núi riờng TN giỳp HS trực tiếp quan sỏt cỏc hiện tượng, quỏ trỡnh, tớnh chất của cỏc đối tượng nghiờn cứu
● Thực hành
Trước hết ta cần hiểu “Thực hành” trực tiếp tiến hành quan sỏt, tiến hành cỏc thớ nghiệm, tập triển khai cỏc qui trỡnh kĩ thuật chăn nuụi, trồng trọt [1], [20]
Tuỳ theo mục đích dạy – học và logic nhận thức của học sinh mà công tác thực hà nh có thể đ-ợc sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trình dạy - học:
tin khác nh- lời nói của thầy, đọc sách, đọc tài liệu tham khảo
3 Thực hành để kiểm tra, đánh giá sự lĩnh hội tri thức của học sinh
● Thớ nghiệm thực hành
Thớ nghiệm thực hành là tiến hành cỏc thớ nghiệm trong cỏc bài thực hành, được HS thực hiện, để cỏc em hiểu rừ được mục đớch thớ nghiệm, điều kiện thớ nghiệm Qua tiến hành và quan sỏt thớ nghiệm tại phũng Sinh học, HS xỏc định được bản chất của hiện tượng, quỏ trỡnh Sinh học và cú sự liờn hệ trực
Trang 191.1.2 Vai trũ của thớ nghiệm thực hành
* Vai trũ của thớ nghiệm trong dạy học Sinh học
- Thớ nghiệm là một trong những phương phỏp nghiờn cứu cơ bản của khoa học núi chung và sinh học núi riờng Nhiều thớ nghiệm đũi hỏi cỏc điều kiện nghiờm ngặt, thao tỏc chớnh xỏc, phương phỏp bố trớ và theo dừi khoa học, chặt chẽ…qua đú rốn luyện cho học sinh tớnh kỷ luật, phương phỏp làm việc khoa học
- Thớ nghiệm trong điều kiện tự nhiờn là mụ hỡnh đại diện cho hiện thực khỏch quan, là điểm xuất phỏt cho quỏ trỡnh nhận thức của HS, nguồn cung cấp thụng tin Trong thớ nghiệm cú nhiều yếu tố con người cú thể chủ động tạo ra, vỡ vậy cho phộp đi sõu tỡm hiểu bản chất cỏc hiện tượng, cỏc mối quan hệ nhõn quả của cỏc sự vật, hiện tượng
- Thớ nghiệm là cầu nối giữa lớ thuyết và thực tiễn
- Thớ nghiệm là phương tiện giỳp hỡnh thành ở HS kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật Giỳp HS hiểu rừ và cú khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất, đời sống [1], [5], [18]
- Sử dụng thớ nghiệm trong dạy học làm cho bài học sinh động hơn, khơi dậy ở học sinh hứng thỳ học tập ở mụn học và niềm tin vào kiến thức vừa chiếm lĩnh
* Vai trũ của thực hành trong dạy học Sinh học
Trong dạy học Sinh học thực hành cú vai trũ:
- Thực hành là phương phỏp dạy - học đặc trưng của bộ mụn Sinh học, cú tỏc dụng giỏo dục và phỏt triển nhõn cỏch toàn diện cho HS
- Thực hành giỳp HS cú thể tự mỡnh quan sỏt, kiểm nghiệm cỏc kiến thức lý thuyết bằng kết quả thực tiễn, tạo niềm tin vào tri thức lĩnh hội được và gia tăng hứng thỳ học tập ở HS
- Thực hành tạo cơ hội để HS xác lập mối quan hệ giữa lí thuyết với thực tiễn
Trang 20- Trong thực hành, HS phải huy động sử dụng phối hợp nhiều giác quan, phải suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn nên t- duy sáng tạo phát triển, kĩ năng ứng dụng tri thức vào cuộc sống của HS ngày càng hoàn thiện hơn
Thông th-ờng, SGK đều đặt bài thực hành ở cuối mỗi ch-ơng trong lôgic ch-ơng trình nhằm củng cố, minh hoạ kiến thức là chính Tuy nhiên, trong dạy học, cần sử dụng linh hoạt nội dung thực hành trong tất cả các khâu khác nhau của quá trình dạy – học [27]
* Vai trũ của thớ nghiệm thực hành trong dạy học Sinh học
suy nghĩ, tỡm tũi nhiều hơn nờn tư duy sỏng tạo cú điều kiện phỏt triển toàn diện hơn
xảo và ứng dụng tri thức vào đời sống Thực hành là điều kiện thuận lợi nhất
để thực hiện nguyờn lớ giỏo dục lớ thuyết gắn với thực tiễn
- Qua hoạt động thớ nghiệm thực hành ở trường phổ thụng đó tập dượt cho HS cỏc phương phỏp nghiờn cứu Sinh học như quan sỏt, thớ nghiệm…làm
cơ sở cho hoạt động học tập và nghiờn cứu ở cỏc mức độ cao hơn [1],[19]
1.1.3 Tầm quan trọng của việc dạy thớ nghiệm thực hành trong dạy học Sinh học
Mục đớch giỏo dục ở nhà trường khụng những chỉ đào tạo ra những con người nắm vững cỏc kiến thức khoa học, mà cũn cần giỏi thực hành, cú bàn
Trang 21tay khéo léo thể hiện được những điều mà bộ óc suy nghĩ Nếu không có điều
đó thì những hiểu biết của con người chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức lí thuyết, chưa tác động vào thực tiễn để tái tạo lại thế giới và cải tạo nó Nhận thức lí luận và việc vận dụng lí luận vào thực tiễn là hai mặt của một quá trình nhận thức nhưng giữa chúng có một khoảng cách rất xa mà chúng ta không thể vượt qua được nếu không thông qua hoạt động thực hành trong thực tiễn
Hiện nay, trong thực tế dạy học thí nghiệm thường mới được sử dụng
để giải thích, minh họa, củng cố và khắc sâu kiến thức lí thuyết chứ chưa chú trọng vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng tiến hành các thí nghiệm cho HS GV có thể căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện cụ thể mà có thể
sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau trong quá trình dạy các TN và tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện cho các em phẩm chất của một nhà nghiên cứu khoa học
và làm cho HS thêm yêu môn học Khi tiếp xúc với thực tiễn, bằng hành động, hứng thú của HS được kích thích, tư duy của HS luôn được đặt trước những tình huống mới, buộc HS phải suy nghĩ, tìm tòi, phát triển trí sáng tạo, gia tăng hoạt động độc lập trong nhận thức của HS[4],[5],[10],[21]
Như vậy, TN thực hành đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học và trong dạy học SH cũng vậy, bởi SH là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức lí thuyết luôn gắn liền với việc giải quyết những vấn đề của đời sống xã hội Do đó, việc nâng cao chất lượng dạy học thí nghiệm thực hành trong dạy học SH là hết sức cần thiết, GV cần coi TN là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến thức SH vào đời sống sản xuất, phải thường xuyên học hỏi và trau dồi năng lực sư phạm của bản thân để tìm ra những phương pháp dạy thí nghiệm thực hành hiệu quả nhất
Trang 221.2 Cơ sở khoa học của việc dạy thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy học
1.2.1 Cơ sở triết học
Hoạt động trí tuệ của con người được bắt đầu từ cảm giác, tri giác sau đó mới đến tư duy Nói cách khác, hoạt động nhận thức của con người khởi đầu là nhận thức cảm tính (còn gọi là trực quan sinh động) Đó là giai đoạn mà con người sử dụng các giác quan để tác động trực tiếp vào các sự vật nhằm nắm bắt các sự vật ấy Trong nhận thức cảm tính đã tồn tại cả cái bản chất lẫn không bản chất, cả cái tất yếu và ngẫu nhiên, cả cái bên trong lẫn bên ngoài
về sự vật Nhưng ở đây, con người chưa phân biệt được cái gì là bản chất với không bản chất; đâu là tất yếu với ngẫu nhiên; đâu là cái bên trong với cái bên ngoài Để phân biệt được những điều nói trên, con người phải vượt lên một mức nhận thức cao hơn - nhận thức lí tính (tư duy trừu tượng) đây là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của đối tượng, giai đoạn này chính là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất có tính qui luật của các sự vật, hiện tượng Vì vậy, nó đạt đến trình độ phản ánh sâu sắc hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn cái bản chất của đối tượng Tuy vậy, sự phát triển của tư duy ở mức độ nào cũng luôn chứa đựng mối liên hệ với nhận thức cảm tính Nhận thức cảm tính gắn liền với hoạt động thực tiễn, sự tác động của khách thể cảm tính là cơ sở cho nhận thức lí tính Nhận thức lí tính nhờ có tính khái quát cao, lại có thể hiểu được bản chất, qui luật vận động và phát triển sinh động của sự vật giúp cho nhận thức cảm tính có định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn [43]
Như vậy, hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình phản ánh hiện thực khách quan với những mức độ phản ánh khác nhau và trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính Hai giai
Trang 23đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau V.I Lênin đã tổng kết mối quan hệ đó thành qui luật của hoạt động nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan” [22]
Trong dạy học, mục đích cuối cùng cũng là giúp học sinh nhận thức và hình thành tri thức về thế giới khách quan Muốn đạt được mục đích đó thì con đường duy nhất và hiệu quả nhất là phái xuất phát từ hiện thực khách quan thông qua các thí nghiệm thực hành thực tế
1.2.2 Cơ sở lí luận dạy học
Quá trình dạy học bao gồm 6 thành tố chính có mối quan hệ mật thiết với nhau đó là: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức và đánh giá [17]
Có thể biểu diễn mối quan hệ của các thành tố trong quá trình dạy học theo sơ đồ sau:
Hình 1.2 Mối quan hệ các thành tố cơ bản của quá trình dạy học
MT
ĐG
Trang 24Trong mô hình trên, phương pháp dạy học đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, triển khai quá trình dạy học, là cơ sở để lựa chọn phương tiện dạy học Phương tiện là đối tượng vật chất giúp GV và HS tổ chức có hiệu quả quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học Nhờ phương tiện dạy học, GV có thể tiến hành tổ chức, điều khiển quá trình dạy học giúp HS tự tổ chức hoạt động nhận thức của mình một cách hiệu quả
Trong hoạt động dạy học, mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Thông qua các chủ thể tương ứng là xã hội (mục đích và nội dung dạy học; giáo viên – phương pháp dạy; học sinh – phương pháp học; giáo viên, học sinh – phương tiện dạy học) Trong các thành phần nêu trên, GV giữ vai trò chủ đạo Căn cứ vào nội dung dạy học, tình hình HS, phương tiện hiện có, GV lựa chọn phương pháp tác động vào HS nhằm đạt mục đích dạy học
Thực tế dạy học đã chứng minh rằng, quá trình nhận thức của con người đều xuất phát điểm từ thực tiễn, từ những hình tượng trực quan mà ta tri giác được trong cuộc sống Trực quan đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành khái niệm Nó là phương tiện giúp cho sự phát triển tư duy lôgic của HS Vì thế, trong quá trình dạy học, việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời với việc sử dụng những phương tiện dạy học Nó được sử dụng nhằm mục đích khắc phục những khoảng cách giữa việc tiếp thu lí thuyết và thực tiễn, làm cho hoạt động nhận thức của HS trở nên dễ dàng, sinh động, cụ thể Ngày nay với những thành tựu do khoa học, kĩ thuật - công nghệ mang lại, phương tiện dạy học càng có vị trí quan trọng trong việc Trong mô hình trên, phương tiện là đối tượng vật chất giúp GV và HS tổ chức có hiệu quả quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học Nhờ phương tiện dạy học, GV có thể tiến hành
Trang 25tổ chức, điều khiển quá trình dạy học giúp HS tự tổ chức hoạt động nhận thức của mình một cách hiệu quả
Một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lực trong quá trình dạy học nói chung và dạy học SH nói riêng đó là các TN thực hành Các TN thực hành nhằm tái tạo ra các hiện tượng tự nhiên, là nguồn kiến thức phong phú, là chiếc cầu nối giữa các hiện tượng tự nhiên và khả năng nhận thức của con người TN thực hành có khả năng làm bộc lộ các mối liên hệ bên trong phát sinh giữa các sự vật, hiện tượng Hơn nữa, nhờ có các TN thực hành mà HS thêm yêu môn học, có khả năng vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn sản xuất, làm giàu cho gia đình và xã hội Đồng thời cũng giúp hình thành ở các
em tư duy khoa học
Tuy nhiên, chúng ta cần phải luôn luôn thấy rằng phương tiện dạy học cho dù
có hiện đại tới đâu, chúng vẫn chỉ đóng vai trò như là các công cụ trong sự điều khiển của GV, chúng chỉ phát huy được vai trò khi được GV sử dụng một cách khoa học và hợp lý, và chúng không bao giờ có thể thay thế được vai trò của GV trong quá trình dạy học Hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sư phạm và phương pháp dạy học của người GV trong quá trình dạy học
1.2.3 Cơ sở tâm lí học
Lứa tuổi HS THPT thường dao động trong khoảng 14 đến 18 tuổi, là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên Ở THPT, người HS bước vào giai đoạn cuối của quá trình chuẩn bị nền tảng cho sự tham gia vào hoạt động nghề nghiệp và các dạng lao động xã hội khác Có thể nói, học sinh THPT là một nhóm người xã hội đặc biệt, được chuẩn bị để bước vào các lĩnh vực học tập nghề nghiệp hoặc trực tiếp tham gia lao động xã hội Đặc điểm nổi bật về sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT là: tính chủ động, tính tích cực và tự giác cao, được thể hiện ở tất cả các quá trình nhận thức Cảm giác đã đạt tới mức
Trang 26độ tinh và nhạy của người lớn Tri giác không gian và tri giác thời gian không mắc sai lầm như lứa tuổi trước Tri giác có chủ định phát triển, năng lực quan sát được nâng cao, quan sát trở nên có hệ thống, có mục đích và toàn diện hơn [5] Tuy nhiên, một số em còn quan sát kém, phiến diện dẫn đến nhiều khi kết luận thiếu cơ sở thực tiễn Trong dạy học, GV cần dạy cho HS cách quan sát, quan sát có mục đích như lời khuyên của I.P.Pavlov: “Không dừng lại ở bề mặt của hiện tượng” Hơn nữa, ở lứa tuổi này, năng lực tư duy trừu tượng cũng phát triển rất mạnh, sự vận dụng các thao tác tư duy đã khá nhuần nhuyễn, các năng lực: phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy luận, năng lực khái quát hóa và trừu tượng hóa cũng phát triển mạnh Bởi thế các em lĩnh hội một cách thuận lợi các khái niệm khoa học trừu tượng
Từ sự phân tích trên cho thấy, trong quá trình dạy học nói chung và dạy các bài thí nghiệm thực hành nói riêng, GV cần lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học hợp lí nhằm khai thác có hiệu quả năng lực quan sát cũng như năng lực tư duy ở HS, giúp các em lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc và đầy đủ, giúp HS có những cơ sở vững chắc gắn liền kiến thức lý thuyết với thực tế cuộc sống
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học thí nghiệm thực hành 1.3.1 Tình hình nghiên cứu dạy TN thực hành ở nước ngoài
Trong giáo dục, vấn đề sử dụng TN thực hành đã được nghiên cứu từ rất lâu và được xem là một trong những vấn đề quan trọng, cơ bản của quá trình dạy - học Nhà giáo dục kiệt xuất J.A Cômenxki (1592 - 1670) cho rằng:
“Sẽ không có gì hết trong trí não nếu như trước đó không có gì trong cảm giác”[28] Nếu chúng ta muốn dạy cho HS biết các sự vật một cách vững chắc, đúng đắn, thì cần phải dạy quan sát và qua chứng minh bằng cảm tính Dạy học dựa vào cảm giác càng nhiều thì kiến thức càng chính xác Từ đó, Cômenxki rút ra kết luận: “Lời nói không bao giờ được đi trước sự vật”
Trang 27Có thể thấy rằng, đóng góp lớn nhất của J.A Cômenxki là ở chỗ đã tổng kết và phát triển kinh nghiệm tích lũy được về trực quan nói chung, TN thực hành nói riêng và áp dụng nó một cách có ý thức vào quá trình dạy học Tuy nhiên, trong điều kiện hiện đại, khi mà phương pháp suy diễn và mô hình trừu tượng chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình nhận thức thì việc sử dụng phương tiện trực quan cần được điều chỉnh cho phù hợp
K Đ Usinxki (1824 - 1870) đã đi xa hơn trong việc vận dụng phương tiện trực quan nói chung và các TN thực hành nói riêng vào quá trình dạy học Ông cho rằng trực quan chính là phương tiện để phát triển tư duy Trực quan
là cái ban đầu và là nguồn gốc của mọi tri thức, cảm giác cung cấp tài liệu cho hoạt động trí tuệ của con người Trực quan làm quá trình lĩnh hội tri thức của
HS trở nên dễ dàng, tự giác, có ý thức và vững chắc hơn; tạo ra hứng thú học tập, kích thích tính tích cực của HS; là phương tiện tốt nhất giúp GV gần gũi với HS, HS gần gũi với thực tiễn và là phương tiện quan trọng để phát triển tư duy HS [19]
Ngày nay, bên cạnh việc nghiên cứu vị trí, vai trò của phương tiện trực quan trong điều kiện hiện đại, nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề sử dụng phương tiện trực quan nói chung, TN thực hành nói riêng trong quá trình dạy học như: Tônlinhghênôva, X.G.Sapôralenkô, M.H Sacmaep, L.V.Dancôp, L.I Gôbunôva, V.V Đavưđôp, P.R Atulốp, V.G Bôtianxki [6],[31]
Tônlinhghênôva cho rằng, về nguyên tắc, phương tiện trực quan chỉ có thể có các chỉ số và chất lượng thông qua quá trình sư phạm Không có quá trình sư phạm thì phương tiện trực quan có được chế tạo tốt bao nhiêu cũng không hề thể hiện được bất kì một vai trò hay chức năng gì
Trang 281.3.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng TN thực hành trong quá trình dạy học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong giai đoạn gần đây trước yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, vấn đề sử dụng TN thực hành đã được nhiều tác giả quan tâm Một số tác giả như: Thái Duy Tuyên, Trần Doãn Quới, Vũ Trọng Rỹ, Võ Chấp, Nguyễn Cương, Đinh Quang Báo, Phạm Hữu Tòng, Nguyễn Đức Thâm, Trần Quốc Đắc, Tô Xuân Giáp, Cao Xuân Nguyên… đã có những nghiên cứu về vị trí, vai trò, cấu trúc, mối quan hệ của phương tiện trực quan (trong đó có các TN thực hành) với các thành tố của quá trình dạy học; phương pháp sử dụng một số phương tiện trực quan trong các môn học, cấp học nói chung [2], [4, [10], [11], [14], [16], [17], [24], [26], [29], [30], [37], [40], [41]
Trong các môn học có liên quan đến thực nghiệm như vật lý, hoá học,
sinh học có rất nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu đến cách thức sử dụng
và cải tiến các thí nghiệm thực hành để nâng cao chất lượng dạy học đối với các bài thí nghiệm thực hành
Vấn đề sử dụng TN trong quá trình dạy học giai đoạn hiện nay, được nghiên cứu trên tất cả các môn học, cấp học
Trong lĩnh vực Sinh học, vấn đề sử dụng TN trong quá trình dạy học ở trường THPT đã được nghiên cứu rộng rãi và vận dụng có hiệu quả
Năm 1999, Trịnh Bích Ngọc và Phan Minh Tiến cũng đã nghiên cứu việc tổ chức các hoạt động quan sát, TN trong dạy học Sinh học ở trường THCS Từ đó các tác giả đã đề xuất qui trình tổ chức cho HS quan sát và tiến hành TN, theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS[40]
Năm 2003, Nguyễn Vinh Hiển từ sự phân tích vai trò của hoạt động quan sát, TN trong quá trình dạy học nói chung và dạy học SH nói riêng đã đề
Trang 29xuất biện pháp, qui trình sử dụng TN trong dạy học kiến thức hình thái, sinh lí thực vật SH 6 [20]
Năm 2005, Hoàng Thị Kim Huyền đã xây dựng cấu trúc bài thực hành phương pháp dạy học SH nhằm nâng cao chất lượng thực hành và bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên trường đại học sư phạm[21]
Năm 2006, Nguyễn Thị Thắng đã đề xuất một số kinh nghiệm thực hiện thành công các TN thực hành trong dạy học SH 8[36]
Năm 2007, Dương Tiến Sỹ trên cơ sở phân tích những khó khăn trong quá trình dạy học SH, đặc điểm tâm lí nhận thức của HS lớp 6, những hạn chế của các TN trường diễn đã đề xuất biện pháp sử dụng TN ảo đề tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học SH 6[32]
Trên đây là những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề sử dụng, cải tiến các TN trong quá trình dạy học Tất cả các công trình đều tập trung nghiên cứu về biện pháp cải tiến hoặc sử dụng các thí nghiệm trong quá trình dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và theo định
thí nghiệm thực hành Sinh học nói riêng thì để phát huy vai trò tich cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy-học thì không thể bỏ qua vai trò của người giáo viên- người tổ chức, định hướng và giữ vai trò ảnh hưởng mang tính quyết định đối với kết quả cuối cùng của quá trình dạy học Tính tích cực, khả năng tư duy và nhận thức của học sinh sẽ không thể hình thành và phát triển hoàn thiện cũng như hiệu quả của toàn bộ quá trình dạy học sẽ không cao nếu như trong đó thiếu đi vai trò tổ chức, định hướng và điều khiển của người giáo viên TN thực hành là phương tiện chứa đựng, chuyển tải thông tin, đáp ứng những yêu cầu nhận thức, giáo dục, phát triển của quá trình
sư phạm nhưng bản thân nó có giá trị dạy học cao hay thấp hoàn toàn phụ
Trang 30thuộc vào phương pháp dạy và quá trình tổ chức sử dụng các thí nghiệm của người GV
Trong các công trình kể trên, chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học thí nghiệm thực hành trong dạy học Vi sinh vật theo hướng nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên
1.4 Thực trạng của việc dạy học thí nghiệm thực hành trong dạy học SH
Bảng 1.1 Kết quả khảo sát mức độ nhận thức về vai trò của các thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy học Sinh học ở trường THPT
Trang 31Kết quả thu được cho thấy: Hiện nay, tất cả giáo viên và học sinh THPT đều đánh giá cao tầm quan trọng và sự cần thiết của các TN thực hành trong quá trình dạy và học bộ môn Sinh học 100% GV được khảo sát đều khẳng định không thể thiếu TN trong quá trình dạy học SH, 95,66% HS khẳng định rằng các bài thí nghiệm thực hành là cần thiết và hữu ích cho quá trình học tập
Bảng 1.2 Kết quả khảo sát về tác dụng của các thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy học Sinh học
chọn
Tỉ lệ %
- Kích thích được hứng thú học tập của HS
- Phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của
HS trong quá trình dạy học
Theo đánh giá của giáo viên THPT, việc sử dụng các TN trong dạy học
SH đảm bảo cho HS nắm kiến thức vững chắc (81,25%), tạo được hứng thú cho HS (72,92%), phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình học tập (62,5%)
Từ sự phân tích trên cho thấy giáo viên THPT đã có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TN trong quá trình dạy học SH Điều đó có thể cho phép khẳng định mức độ cần thiết và ý nghĩa của các bài TN thực hành trong dạy học ở trường THPT hiện nay
* Mức độ sử dụng TN của GV phổ thông trong quá trình dạy học SH trong các trường THPT hiện nay
Trang 32Đánh giá mức độ sử dụng TN của GV trong các trường THPT hiện nay, chúng tôi dựa trên cơ sở tự đánh giá của GV và kết quả điều tra được trình bày trong bảng
Bảng 1.3 Kết quả khảo sát mức độ sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở trường THPT
Từ kết quả thu được chúng tôi có thể đi đến một số nhận định sau: Trong các trường THPT hiện nay, GV đã sử dụng TN trong quá trình dạy học nhưng mức độ sử dụng là không thường xuyên (60,42% GV thỉnh thoảng có sử dụng và vẫn còn GV không bao giờ sử dụng)
Kết quả này phản ánh thực trạng là mặc dù giáo viên đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của TN trong quá trình dạy học SH, nhưng dạy và sử dụng
TN trong thực tế lại còn nhiều hạn chế Thực trạng đó có thể do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như: không có phương pháp hợp lý để tổ chức có hiệu quả các bài dạy thực hành thí nghiệm hoặc gặp khó khăn trong quá trình sử dụng các thí nghiệm thực hành Điều này tạo nên mâu thuẫn giữa nhận thức và mức độ sử dụng TN của GV trong quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay
Kết quả điều tra về mục đích dạy các bài TN của GV trong tiến trình dạy học SH thể hiện qua bảng 1.4
Trang 33Bảng 1.4 Kết quả điều tra thực trạng mục đích dạy thí nghiệm thực hành trong tiến trình dạy học SH
phiếu
Tỉ lệ (%)
Các khâu
sử dụng TN
- Khâu nghiên cứu tài liệu mới
- Khâu ôn tập, củng cố kiến thức
- Khâu kiểm tra, đánh giá
sử dụng
- Thông báo kiến thức mới
- Minh họa cho kiến thức lí thuyết
0
Kết quả trên cho thấy: TN chủ yếu được GV sử dụng trong khâu ôn tập, củng cố kiến thức (100%) với mục đích minh họa cho kiến thức lí thuyết (87,5%) Còn các khâu khác của quá trình dạy học, GV rất ít đưa nội dung TN vào Do vậy không đảm bảo được một trong những mục tiêu của giáo dục hiện nay là giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh
* Cách thức tổ chức và tiến hành các bàithí nghiệm thực hành của GV trong quá trình dạy học Sinh học
Khi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các GV và HS về cách tiến hành các bài thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy học và thu được kết quả như sau: 82% ý kiến của học sinh được hỏi trả lời rằng trước các bài thực hành họ thường được GV yêu cầu về nhà đọc và nghiên cứu trước, đến giờ thực hành
GV sẽ nêu quy trình thực hành, phân nhóm và yêu cầu học sinh tự tiến hành (Phụ lục số 1)
Đối với đa số GV họ cũng thừa nhận đó là phương pháp chủ yếu khi dạy các bài thí nghiệm thực hành Và lý do mà họ đưa ra là do thời gian của
Trang 34bài thực hành quá ngắn nên không đủ thời gian để hướng dẫn thao tác cho học sinh vì như vậy sẽ không đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian
Như vậy rõ ràng chúng ta thấy tồn tại một bất cập trong việc dạy các bài thí nghiệm thực hành Đối với những thí nghiệm đơn giản thì đối với cách làm đó HS có thể tự tiến hành, còn đối với đa số các thí nghiệm thực hành trong chương trình Sinh học đều khá phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao Nếu không có sự hướng dẫn cụ thể và trực tiếp của GV thì HS rất khó có thể
tự tiến hành được, hoặc có thể tiến hành nhưng không chính xác và do vậy kết quả không cao Hơn nữa, một trong những yêu cầu của bộ môn Sinh học là rèn luyện kỹ thuật tổng hợp và kỹ năng thực tiễn cho HS, những kỹ năng đó phải thật chính xác, chuẩn mực và mang tính khoa học cao Do vậy nếu không
có sự định hướng và hướng dẫn cụ thể từ GV thì ở HS sẽ xuất hiện tâm lý rụt
rè, không dám và không biết cách tự tiến hành các thí nghiệm sao cho có hiệu quả Và như vậy, hiệu quả của các bài thí nghiệm thực hành sẽ không cao và mục tiêu hình thành, phát triển kỹ năng cho HS thông qua các bài thực hành trong quá trình dạy học Sinh học sẽ không được hoàn thành
* Thái độ của HS đối với môn học
Để tìm hiểu thái độ của HS đối với các bài thực hành bộ môn Sinh học chúng tôi đã điều tra và kết quả được thể hiện qua bảng 1.5
Bảng 1.5 Kết quả điều tra lí do học sinh thích học môn Sinh học
Trang 35Qua bảng số liệu trên cho thấy, lí do hàng đầu khiến HS thích học môn
SH là phương pháp giảng dạy của GV và một lí do thứ hai khiến cho HS yêu thích môn học đó là được quan sát, được làm TN Điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động TN trong dạy học SH
Để khảo sát về kết quả học tập của HS đặc biệt là về mặt kĩ năng trong các giờ thực hành, chúng tôi đã cho các em làm một bài kiểm tra ngắn (10 phút) với nội dung:
Câu 1 Hãy sắp xếp các bước tiến hành TN co và phản co nguyên sinh theo thứ tự đúng
A Quan sát tiêu bản
B Gây co và phản co nguyên sinh
C Chuẩn bị lên KHV
D Làm tiêu bản
E Phân biệt các tế bào dưới KHV
Câu 2 Mô tả và giải thích vì sao có sự thay đổi hình dạng tế bào biểu bì
lá thài lài tía sau khi cho vào dung dịch ưu trương và nhược trương?
Kết quả là có tới 90% số HS sắp xếp sai thứ tự các bước trong TN co
và phản co nguyên sinh Hầu hết các em đều giải thích được hiện tượng thay đổi hình dạng tế bào biểu bì lá thài lài tía khi cho vào các dung dịch
có nồng độ khác nhau nhưng các em không mô tả được diễn biến của các quá trình trên
Đối với câu hỏi về khó khăn gặp phải khi tiến hành các bài thí nghiệm thực hành thì 67,83% học sinh trả lời rằng họ không hiểu rõ về quy trình thí nghiệm hoặc thiếu tự tin khi thực hiện các thao tác thí nghiệm, do vậy nảy sinh tâm lí e ngại, sợ làm sai dẫn đến kết quả của các bài thí nghiệm không cao
Như vậy có thể đi đến kết luận HS chưa được tiến hành TN hoặc chỉ được GV dạy nội dung TN trên lớp dưới dạng kiến thức lí thuyết nên việc mô
Trang 36tả lại diễn biến và kết quả TN là rất hạn chế Do chỉ được học kiến thức lí thuyết nên khả năng ghi nhớ và độ bền kiến thức của HS không cao Mặt khác điều đó cũng thể hiện rằng kĩ năng tiến hành thí nghiệm của HS còn kém, chưa hoàn thành được một trong những mục tiêu quan trọng của quá trình dạy học đó là hình thành và phát triển kĩ năng ở học sinh
1.4.2 Nguyên nhân của thực trạng
* Nguyên nhân khách quan
Có hai nguyên nhân cơ bản:
Một là: cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thực hành TN ở nhiều trường THPT chưa đảm bảo làm cho giáo viên ngại dạy các bài thực hành
Hai là: công tác quản lí, chỉ đạo của lãnh đạo một số trường THPT chưa sát sao, chặt chẽ
* Nguyên nhân chủ quan
Vấn đề cốt lõi dẫn đến hiệu quả sử dụng các TN chưa cao là do khả năng và mức độ sử dụng của GV Thực tế cho thấy, quá trình sử dụng các TN của GV còn gặp nhiều khó khăn, việc lựa chọn phương pháp dạy học hợp lí chưa được quan tâm chú trọng gây một số khó khăn cho GV về mặt thời gian cũng như kết quả của TN Hơn nữa, mặc dù nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của TN nhưng mức độ sử dụng TN trong dạy học là không thường xuyên, GV chưa tự giác trong việc khai thác, sử dụng TN trong giảng dạy cũng như tìm tòi đổi mới phương pháp dạy thí nghiệm thực hành Do đó, chất lượng dạy- học các bài thí nghiệm thực hành trong dạy học Sinh học chưa cao
Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng việc sử dụng TN trong quá trình dạy học SH ở trường THPT cho phép đi đến kết luận: việc nâng cao chất lượng dạy học thí nghiệm thực hành trong dạy học SH là vấn đề cấp bách, cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung
Trang 37Chương 2 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT (SINH HỌC 10) BẰNG
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRỰC TIẾP 2.1 Cấu trỳc nội dung chương trỡnh Sinh học 10
2.1.1 Cấu trỳc chương trỡnh SGK Sinh Học 10
SH-10 giới thiệu chung về thế giới sống, sau đó đi sâu hơn và rộng hơn vào hai lĩnh vực sinh học tế bào và sinh học VSV Những nội dung này đ-ợc
đúc kết từ sự tổng kết các kiến thức đã học ở THCS để thấy đ-ợc sự tiến hoá, mối liên hệ chủng loại phát sinh giữa các nhóm sinh vật, sự thống nhất của thế giới sống
Chương trỡnh SH 10 cú 52 tiết gồm: 36 tiết lớ thuyết, 10 tiết thực hành và 6 tiết ụn tập kiểm tra
SH-10 chia làm ba phần, có nội dung kiến thức cụ thể nh- bảng 1:
Bảng 2.1 Bảng kiến thức cơ bản của chương trỡnh Sinh học 10
tổ chức sống và giới sinh vật từ thấp đến cao, giúp
HS có cái nhìn bao quát chung về toàn bộ thế giới sinh vật d-ới góc độ tiến hoá, sự thống nhất của thế giới sống, phân biệt vật sống, vật không sống, cơ thể sống
bào gồm các chất vô cơ và các chất hữu cơ, nghiên cứu các loại liên kết hoá học và vai trò của chúng trong hệ thống sống dựa trên quan điểm tiến hoá hoá học và tiến hoá tiền sinh học
Trang 38Ch-ơng II:
của tế bào
(nhân sơ, nhân chuẩn), tìm hiểu các loại bào quan
và vai trò của chúng trong tế bào và nghiên cứu một số ph-ơng thức vận chuyển vật chất qua màng
Bài 13-17 Nghiên cứu về năng l-ợng, các dạng năng l-ợng,
các quá trình chuyển hoá vật chất và năng l-ợng diễn ra trong tế bào nhờ các chất xúc tác sinh học
là enzim nội bào
Ch-ơng IV:
Phân chia tế
bào
phân, giảm phân) làm cơ sở cho việc học về sự sinh tr-ởng, phát triển và sinh sản của cơ thể (Sinh học 11) III
l-ợng ở VSV, các kiểu dinh d-ỡng, các quá trình phân giải tổng hợp các chất ở VSV và ứng dụng của chúng trong đời sống hàng ngày
Ch-ơng II:
Sinh tr-ởng
của VSV
Bài 25-28 Nghiên cứu các hình thức, quy luật sinh tr-ởng và
sinh sản của VSV cũng nh- các yếu tố ảnh h-ởng đến sinh tr-ởng của VSV nhằm điều khiển hoạt động sống của VSV phù hợp với lợi ích của con ng-ời Ch-ơng III:
bệnh truyền
nhiễm
lên của virút, giới thiệu một số loại virút điển hình cùng các bệnh do chúng gây nên, đồng thời tìm hiểu về các ứng dụng của virút trong thực tiễn sản xuất Giới thiệu các bệnh truyền nhiễm và hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng nh- cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm
Trang 392.1.2 Đặc điểm nội dung phần Sinh học Vi sinh vật
Trong chương trình Sinh học phổ thông chương trình sinh học Vi sinh vật được sắp xếp sau khi kết thúc chương trình sinh học tế bào, cách sắp xếp như vậy đảm bảo nguyên tắc tiến hoá và nguyên tắc tiếp cận cấu trúc hệ thống, là bước chuyển tiếp nghiên cứu từ cấp độ tế bào lên cấp độ cơ thể đa bào ở lớp 11
Hơn nữa vi sinh vật là đối tượng khá gần gũi với thực tế và theo xu thế hiện nay thì vi sinh vật đang là đối tượng được nghiên cứu, ứng dụng rất nhiều trong khoa học và sản xuất Do vậy kiến thức sinh học Vi sinh vật là phần kiến thức vô cùng quan trọng Nâng cao chất lượng dạy học vi sinh vật
là giúp HS trang bị những kiến thức cơ bản, gần gũi và gắn liền với thực tiễn
Trong chương trình Vi sinh vật, sự sắp xếp giữa các bài lý thuyết và thực hành được thế hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Sự phân bố giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình Vi sinh vật
Trang 40sinh học và đáp ứng yêu cầu đào tạo kỹ thuật tổng hợp và kỹ năng thực tiễn cho HS thì rất nên xem xét và có sự điều chỉnh hợp lí
Mặt khác, SGK Sinh học 10 được trình bày theo quan điểm gắn kiến thức với việc giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội nên đòi hỏi cả GV và
HS cần phải định hướng đúng cách dạy và cách học, học đi đôi với hành, kiến thức lí thuyết gắn liền với thực tiễn Do đó, các TN thực hành trong phần SH
tế bào có vai trò quan trọng, giúp HS hiểu được sâu sắc, toàn diện bản chất của các vấn đề SH, củng cố các kiến thức lí thuyết đã học, rèn luyện thao tác
tư duy, kĩ năng, kĩ xảo thực hành, hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật, giúp các em thêm yêu môn học
2.2 Tổng quan về dạy học hướng dẫn trực tiếp
Hướng dẫn trực tiếp là một mô hình giảng dạy nhằm mục đích giúp học sinh học các kỹ năng cơ bản, trong đó kiến thức có thể được giảng dạy theo kiểu từng bước, từng bước kế tiếp nhau Hunter (1982) gọi hướng dẫn trực tiếp là phương pháp tiếp cận trong đó giáo viên làm chủ mô hình dạy học (hay dạy học lấy giáo viên làm trung tâm) Rosenshine và Stevens (1986) gọi cách tiếp cận này là hướng dẫn rõ ràng [44] Mặc dù theo xu hướng chung ở nước ta hiện nay dạy học tích cực là dạy học lấy học sinh là trung tâm nhưng hướng dẫn trực tiếp vẫn được coi là một phương pháp giảng dạy tích cực vì khi sử dụng phương pháp này GV sẽ thu hút được sự chú ý tối đa của học sinh vào bài học hay vấn đề mà GV trình bày do vậy tính tích cực hoạt động của học sinh sẽ được khai thác Thuật ngữ hướng dẫn trực tiếp cũng đã từng được sử dụng để mô tả một cách riêng thích hợp để giảng dạy theo cách thuyết trình, tuy nhiên phương pháp này sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu được
sử dụng trong việc dạy các bài thí nghiệm thực hành với các phương tiện trực quan [44], [45]