Đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu các vấn đề về dạy học tích cực, gây hứng thú học tập cho HS và cũng có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu việc dạy học bằng trò chơi nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn vấn đề: “ Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học” để nghiên cứu và thực hiện.
LỜI CẢM ƠN! Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Hóa học trường ĐHSP Hà Nội, đặc biệt là PGS.TS Trần Trung Ninh đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và học sinh trường THPT Hữu Lũng, trường THPT Vân Nham (Lạng Sơn ), các bạn đồng nghiệp ở các tỉnh khác đã cộng tác nhiệt tình và giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Hữu Hiệu đã cộng tác nhiệt tình và giúp đỡ em trong việc thiết kế phần mềm “Ai là triệu phú Hóa học”. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, tới những người bạn đã cổ vũ động viên em ngay từ những ngày đầu nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài do hạn chế về thời gian, trình độ nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy sự đóng góp chỉ bảo nhiệt tình của thầy, cô và các bạn là món quà quý nhất dành cho em. Hà Nội, tháng 10 năm 2014. Học viên:Nguyễn Thị Hương 1 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông DH Dạy học DHTC Dạy học tích cực ĐC Đối chứng ĐHSP Đại học sư phạm GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PPDHTC Phương pháp dạy học tích cực THPT Trung học phổ thông TN Thử nghiệm TNSP Thử nghiệm sư phạm TP Thành phố TTC Tính tích cực 2 MỤC LỤC 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục nhằm phát triển toàn diện những năng lực của học sinh, phát triển khả năng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Khổng tử đã từng dạy học trò rằng: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. Vì vậy một trong những giải pháp bảo đảm thành công trong dạy học cho HS nói chung và môn Hóa học nói riêng là tạo được sự hứng thú nhận thức cho các em. Chất lượng dạy học sẽ cao khi nó kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực tư duy của học sinh. Luật giáo dục sửa đổi 2005, điều 28.2 đã quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Để làm được điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là rất cần thiết. Hoạt động dạy học hóa học dưới dạng trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, là một trong những hoạt động của học sinh tiến hành trong nhà trường nhằm gây hứng thú, củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tư duy sáng tạo của học sinh; nó có tác dụng rất lớn về mặt giáo dưỡng, giáo dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Ở các trường trung học phổ thông hiện nay, việc tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng trò chơi cho học sinh còn rất hạn chế, nếu có tổ chức thì cũng khô khan gây ra sự nhàm chán cho học sinh và chưa phát huy được vai trò, tác dụng vốn có của nó trong quá trình dạy học. Khi dạy học hóa học dưới dạng trò chơi, yếu tố gây hứng thú, kích thích khả năng tư duy cho HS là một yếu tố hết sức quan trọng, HS có hứng thú học tập thì hoạt động dạy học đó mới không nhàm chán và có hiệu quả tốt. Trong các 5 hoạt động dạy học, nếu chúng ta kết hợp khéo léo việc đưa kiến thức gắn liền với một trò chơi học tập, thì sẽ nâng cao hứng thú học tập, phát huy khả năng tự học và hiệu quả dạy học Hóa học. Trò chơi với tính hấp dẫn tự thân của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả, kích thích tư duy, hứng thú nhận thức, niềm say mê học tập và tính tích cực sáng tạo của HS. Đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu các vấn đề về dạy học tích cực, gây hứng thú học tập cho HS và cũng có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu việc dạy học bằng trò chơi nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn vấn đề: “ Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học” để nghiên cứu và thực hiện. 2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Một số hoạt động dạy học có sử dụng trò chơi nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học. - Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cách thiết kế trò chơi trên phần mềm MS.powerpoint, phần mềm mô phỏng, và các phần mềm khác. Thiết kế, xây dựng các hoạt động dạy học dưới dạng các chương trình trò chơi nhằm mục đích nâng cao hứng thú, tính tích cực học tập của HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT. 4. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong các hoạt động dạy học. - Nghiên cứu thiết kế một số trò chơi và cách sử dụng trong các hoạt động dạy học. 6 - Thử nghiệm sư phạm để kiểm chứng hiệu quả của giải pháp đưa trò chơi vào dạy học hóa học. 5. Giới hạn của đề tài Nghiên cứu các trò chơi có sử dụng câu hỏi gắn liền với thực tiễn trong các hoạt động dạy học nhằm nâng cao hứng thú, tính tích cực học tập của HS, thông qua các trò chơi HS được phát huy năng lực nhận thức Hóa học từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT. 6. Giả thuyết khoa học Nếu GV biết cách thiết kế và sử dụng trò chơi trong các hoạt động dạy học một cách có hiệu quả thì sẽ góp phần tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của HS đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường phổ thông. 7. Cái mới của luận văn - Thiết kế và sử dụng một số dạng trò chơi nhằm phát huy tính tích cực và gây hứng thú học tập cho HS để từ đó HS phát huy được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, - Đề xuất phương hướng sử dụng hoạt động dạy học bằng cách xây dựng chương trình trò chơi. Trò chơi dùng để dạy học dưới dạng củng cố kiến thức đã biết và rèn luyện tư duy nhanh nhạy, chính xác cho HS góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng hoá học của HS, từ đó làm tăng hiệu quả dạy học Hóa học. - Góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa và tác dụng của việc ứng dụng CNTT&TT trong quá trình dạy học hóa học nhằm nâng cao hứng thú và phát huy tính tích cực của HS. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các 7 tài liệu liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa hoá học THPT. - Tìm hiểu cách thiết kế trò chơi trên phần mềm MS.Powerpoint, phần mềm mô phỏng, phần mềm tạo ô chữ Olympia crossword 4.0, cách thiết kế các hoạt động dạy học dưới dạng trò chơi nhằm gây hứng thú, tích cực hóa hoạt động học tập của HS. 8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát thái độ tiếp nhận của HS trong giờ DH được thiết kế dưới dạng trò chơi. - Thăm dò, trao đổi ý kiến với các GV dạy hoá THPT về nội dung, hình thức trình bày, số lượng câu hỏi trong các trò chơi của mỗi hoạt động dạy học và cách sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học. - Thử nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hoạt động dạy học được thiết kế bằng các trò chơi để gây hứng thú, rèn luyện tư duy nhanh, phát huy tính tích cực của HS trong học tập. 8.3. Thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm. Áp dụng những thành tựu mới của Toán Thống kê để xử lý số liệu thử nghiệm. 9. Dàn ý công trình Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học. Chương 2: Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học. Chương 3: Thử nghiệm sư phạm 8 PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ HIỆU QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Ở nước ngoài Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà khoa học giáo dục Nga như: P.A.Bexonova, OP.Seina, V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki đã đánh giá cao vai trò giáo dục, đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ em nhất là trẻ mẫu giáo. E.A.Pokrovxki trong lời đề tựa cho tuyển tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra nguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của trò chơi dân gian Nga [24tr19-20]. Bên cạnh kho tàng trò chơi học tập trong dân gian còn có một số hệ thống trò chơi dạy học khác do các nhà giáo dục có tên tuổi xây dựng. Đại diện cho khuynh hướng sử dụng trò chơi dạy học làm phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến nhà sư phạm nổi tiếng người tiệp khắc I.A.Komenxki (1592-1670). Ông coi trò chơi là hình thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ. Trò chơi dạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ em được phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết. Với quan điểm trò chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ, là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi. Trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy học được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm người Đức Ph.Phroebel (1782-1852) Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ông về trò chơi phản ánh cơ sở lý luận sư phạm duy tâm thần bí. Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn 9 tại ở khắp mọi nơi, nhận thức được những qui luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình. Vì thế ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khi chơi. Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có sẵn của trẻ, ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất, làm vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ [24 tr22]. I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học. Theo ông, nếu trên tiết học, giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn [24 tr25-26]. Vào những năm 30-40-60 của thế kỷ XX, vấn đề sử dụng trò chơi dạy học trên “tiết học” được phản ánh trong công trình của R.I.Giucovxkaia, VR.Bexpalova, E.I.Udalsova. R.I.Giucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy học bằng trò chơi. Bà chỉ ra những tiềm năng và lợi thế của những “tiết học” dưới hình thức trò chơi học tập, coi trò chơi học tập như là hình thức dạy học, giúp người học lĩnh hội những tri thức mới từ những ý tưởng đó, Bà đã soạn thảo ra một số “tiết học – trò chơi” và đưa ra một số yêu cầu khi xây dựng chúng [24 tr30]. Bên cạnh đó, tính tích cực cũng được các nhà khoa học như: B.P.Exipov, A.M.Machiuskin (Liên Xô); Okon (Balan), Skinner, Bruner (Mỹ), Xavier, Roegiers (Pháp) nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau. Thứ nhất, nghiên cứu và xem xét tính tích cực nhận thức của người học trong mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm, ý chí (A.I.Serbacov, I.F.Kharlamov, R.A.Nhidamov, V.Okon ) hướng nghiên cứu này đã bổ trợ rất nhiều cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiếm những con đường và điều kiện cần thiết nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của người học. Thứ hai, nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của tính tích cực nhận thức của người lớn và trẻ em, trong đó đặc biệt lưu ý tới vai trò chủ động và chủ thể trong quá trình nhận thức (B.P.Exipop, LP.Anstova, Xavier Roegiers, Jean-Marc Denomme, Madedine Roy ) các tác giả này coi tính tích cực nhận thức là thái độ của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huy động các chức năng tâm lý ở mức độ cao nhằm giải quyết những vấn đề nhận thức. 10 [...]... Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học 1.2 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học 1.2.1 Đổi mới PPDH- xu hướng chung của thế giới Đổi mới PPDH đã và đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới Trước đây, việc dạy học được diễn ra theo mô hình “lấy giáo viên làm trung tâm”, ngày nay xu hướng mới đang được áp dụng là dạy học. .. chất quyết định đến chất lượng dạy và học hoá học Trong dạy học hoá học có nhiều phương pháp được sử dụng theo hướng dạy học tích cực như: sử dụng các PPDH dạy học truyền thống theo hướng tích cực, sử dụng thí nghiệm, phương tiện dạy học, sử dụng bài tập hoá học, tiếp thu có chọn lọc những phương pháp dạy học hiện đại như: dạy học kiến tạo, dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy học tương tác 1.3.1.3.Những... thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập Trò chơi dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những... dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học [1], [29], [31], [35], [51] Tuy nhiên, mỗi một tác giả lại xem xét các trò chơi dạy học ở các góc độ khác nhau, chẳng hạn: Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Xuân Việt nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng một số trò chơi kết hợp vào bài giảng điện tử nhằm nâng cao tính tích cực học tập môn hóa học cho HS (phần phi kim - hóa học. .. hóa học 1 0nâng cao) , khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thúy Nga nghiên cứu về vấn đề xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa quá trình dạy và học phần hữu cơ Hóa học 11…những hệ thống trò chơi và trò chơi học tập được các tác giả đề cập đến chủ yếu nhằm củng cố kiến thức hoặc khởi động trong một số tiết học rèn các giác quan chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy cho học sinh Các... chức và luyện tập không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều được gọi là trò chơi dạy học Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng (gọi tắt là trò chơi có luật), trò chơi dạy học còn được hiểu là loại trò chơi có luật có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do giáo viên nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học Trò chơi dạy học có... năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, của mình, học sinh được cọ sát và tương tác với nhau Tóm lại, điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trước đến nay tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi dạy học Song chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong dạy học môn Hóa học Những công... đơn giản Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức, vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện, bất giác không gọi là trò chơi 1.5.2 Trò chơi dạy học - Có những quan niệm khác nhau về trò chơi dạy học Trong lý luận dạy học, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương... cực học tập thực chất là tính tích cực cá nhân được huy động vào quá trình học tập Theo chúng tôi, tính tích cực học tập là dùng hết sức mình để thực hiện các nhiệm vụ học tập Tính tích cực học tập thường được thể hiện ở ba mức độ từ thấp đến cao: bắt chước, tìm tòi và sáng tạo trong học tập Nó luôn gắn liền với nhu cầu của người học và được biểu hiện trong kết quả học tập của HS - Tích cực hóa học tập. .. • Mục đích chơi: Nó là nhiệm vụ học tập của học sinh trong khi tham gia chơi hay theo dõi bạn chơi Khi kết thúc trò chơi mức độ đạt được của mục đích chơi được 33 phản ánh ở kết quả mà học sinh thu được Kết quả đó cũng là kết quả giải quyết • nhiệm vụ học tập Các hành động hay hành động chơi là những hoạt động mà người chơi thực hiện, thể hiện vai… Hành động chơi phản ánh nội dung của trò chơi bởi vì