Ngày nay, vai trò của ngành giáo dục nước ta là hết sức quan trọng, ý thứcđược điều đó, các thầy cô giáo luôn tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chứchoạt động dạy học được đa dạng
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC………1
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH……… 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 4
2 Mục đích nghiên cứu 5
3 Nhiệm vụ của đề tài 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
6 Điểm mới của đề tài 6
7 Cấu trúc luận văn 6
PHẦN II NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÒ CHƠI DẠY HỌC 7
1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học 7
1.1.1 Thực trạng về phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông 7
1.1.2 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học 8
1.1.3 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học 8
1.1.4 Hướng đổi mới hoạt động của người dạy 8
1.1.5 Hướng đổi mới hoạt động của người học 9
1.2 Cơ sở lý luận trò chơi dạy học 10
1.2.1 Trò chơi 10
1.2.2 Trò chơi giáo dục 10
1.2.3 Trò chơi dạy học 11
1.2.4 Cấu trúc chung của trò chơi dạy học 11
1.2.5 Các bước thực hiện khi tổ chức trò chơi 12
1.2.5.1 Lựa chọn trò chơi 12
1.2.5.2 Chuẩn bị điều kiện và phương tiện chơi 12
1.2.5.3 Tổ chức cho học sinh chơi 13
1.2.5.4 Giới thiệu và giải thích trò chơi 13
1.2.5.5 Điều khiển trò chơi 14
1.2.5.6 Đánh giá kết quả chơi, trao giải cho người chơi 14
1.2.6 Ý nghĩa của trò chơi dạy học 15
1
Trang 2Chương 2: THIẾT KẾ, SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC( PHẦN HÓA VÔ CƠ- PHI KIM ) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG 16
2.1 Thiết kế, sử dụng trò chơi 16
2.1.1.Trò chơi đoán ý đồng đội 16
2.1.1.1 Luật chơi và giới thiệu cách chơi 16
2.1.1.2 Sử dụng trò chơi 16
2.1.1.3.Thiết kế trò chơi đoán ý đồng đội 16
2.1.2 Trò chơi ô chữ 19
2.1.2.1 Giới thiệu trò chơi và luật chơi 19
2.1.2.2 Sử dụng trò chơi cho bài học 19
2.1.2.3 Thiết kế trò chơi ô chữ 19
2.1.3 Trò chơi cờ caro 22
2.1.3.1 Giới thiệu trò chơi và luật chơi 22
2.1.3.2 Sử dụng trò chơi cho bài học 22
2.1.3.3 Thiết kế trò chơi cờ caro 22
2.1.4.Trò chơi lật hình đoán tranh 24
2.1.4.1 Giới thiệu trò chơi và luật chơi 24
2.1.4.2 Sử dụng trò chơi cho bài học 24
2.1.4.3 Thiết kế trò chơi Lật hình đoán tranh 25
2.1.5 Trò chơi leo núi 29
2.1.5.1 Giới thiệu trò chơi và luật chơi 29
2.1.5.2 Sử dụng trò chơi cho bài học 29
2.1.5.3 Thiết kế trò chơi leo núi 29
2.1.6 Trò chơi ai nhanh hơn ai 32
2.1.6.1 Giới thiệu trò chơi và luật chơi 32
2.1.6.2 Sử dụng trò chơi cho bài học 33
2.1.6.3 Thiết kế trò chơi Ai nhanh hơn ai 33
CHƯƠNG 3 THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 45
3.1 Mục đích 45
3.2 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 45
3.3 Phương pháp điều tra 45
3.4 Nội dung và kết quả 45
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
Kết luận 50
Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
2
Trang 32 Hình 2.2 Giao diện trò chơi đoán ý đồng đội( Bài Luyện tập tính
chất của nito, photpho và các hợp chất của chúng)
18
3 Hình 2.3 Giao diện trò chơi đoán ý đồng đội( Bài Luyện tập
nhóm halogen)
19
5 Hình 2.5 Giao diện trò chơi ô chữ( Bài Luyện tập nhóm halogen) 22
6 Hình 2.6 Giao diện trò chơi ô chữ( Bài Luyện tập tính chất nito,
photpho và hợp chất của nó)
23
7 Hình 2.7 Giao diện trò chơi cờ caro( Bài Luyện tập oxi – lưu huỳnh) 24
8 Hình 2.8 – Giao diện trò chơi lật hình đoán tranh( Bài axit sunfuric) 26
9 Hình 2.9 – Giao diện trò chơi lật hình đoán tranh( Bài Luyện tập
nhóm halogen)
27
10 Hình 2.10 – Giao diện trò chơi lật hình đoán tranh( Bài Clo) 29
11 Hình 2.11 – Giao diện trò chơi leo núi( Bài Luyện tập oxi lưu
huỳnh)
31
12 Hình 2.12 – Giao diện trò chơi leo núi( Bài Luyện tập tính chất
của nito, photpho và các hợp chất của chúng)
32
13 Hình 2.13 – Giao diện trò chơi ai nhanh hơn ai( Bài Cacbon) 34
14 Hình 2.14 – Giao diện trò chơi ai nhanh hơn ai( Bài Oxi – ozon) 35
15 Hình 2.15 – Giao diện trò chơi ai nhanh hơn ai( Phần chương
trình ngoại khóa)
36
16 Hình 2.16 – Giao diện trò chơi ô chữ( Phần chương trình ngoại khóa) 38
17 Hình 2.17 – Giao diện trò chơi đuổi hình bắt chữ( Phần chương
3
Trang 4Như vậy, cốt lõi của phương pháp dạy học là tạo cho học sinh tính năng động, cảibiến hành động học tập, chống lại thói quen thụ động, học vẹt, học lý thuyết suông.Trong lý luận phương pháp dạy học hiện nay, vấn đề lấy học sinh làm trung tâm làvấn đề đặt lên hàng đầu Nghĩa là: người học có quyền sáng tạo, tự giác… điều nàycần thể hiện thông qua phương pháp dạy học của từng giáo viên.
Hóa học là một môn học tư duy trừu tượng, môn học này đối với các học sinhchỉ là một môn học rắc rối, khô khan Hơn nữa học sinh hiện nay phải học quánhiều, thời gian dành cho việc tìm hiểu đào sâu kiến thức ở tất cả các bộ môn nóichung và bộ môn hóa học nói riêng rất hạn chế Bên cạnh đó chưa kể sự đè nặngtâm lí bởi sự quá sức trong tiếp thu bài học, dẫn đến sự mệt mỏi về tinh thần và thểlực, mà hậu quả tất yếu là các em ít tìm thấy sự thích thú trong học tập, lười biếngtrong tư duy, thụ động trong tiếp thu và nghiên cứu trong bài học
Ngày nay, vai trò của ngành giáo dục nước ta là hết sức quan trọng, ý thứcđược điều đó, các thầy cô giáo luôn tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chứchoạt động dạy học được đa dạng hóa bằng nhiều hình thức để phát huy tinh thần say
mê học tập của học sinh
Trong thực tiến có rất nhiều trò chơi mang tính giáo dục rất cao Nhiều trò chơidạy học do giáo viên xây dựng có khả năng làm cho học sinh ôn luyện, củng cố kiếnthức, đồng thời còn có khả năng phát triển tư duy cho học sinh
Thông qua trò chơi dạy học, học sinh có thể phát triển tư duy, trí tuệ và óc phánđoán, suy luận nhanh nhạy Ngoài ra, các trò chơi dạy học còn có thể thỏa mãnđược tính tò mò của học sinh, làm cho các em ham hiểu biết và ham lĩnh hội cáckiến thức hơn Từ đó có thể cung cấp kiến thức cho học sinh một cách nhanh nhất.Trong quá trình chơi các em sẽ thấy mình được vui nhộn, thoải mái không bị ức chếbởi áp lực học tập, chính vì vậy mà các em rất hào hứng và sôi nổi, nhưng thực chất
là các em đang lĩnh hội kiến thức một cách tích cực và rất là nhanh
Việc xây dựng và tổ chức trò chơi trong hoạt động dạy học nói chung vàtrong dạy học hóa học nói riêng sẽ giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, họcsinh vận dụng, giải thích các hiện tượng, các quá trình hóa học, tính toán các đạilượng: khối lượng, thể tích, số mol… một cách nhanh hơn, từ đó các em có thể đàosâu và mở rộng kiến thức đã học một cách khoa học, đồng thời làm cho tiết học sinh
4
Trang 5động, hấp dẫn hơn Đây không phải là trò chơi đơn thuần mà còn là một hình thứchọc tập, mà còn tăng khả năng tư duy của người chơi nếu được thiết kế và sắp xếpphù hợp với chương trình học Bên cạnh đó, hình thức vừa học vừa chơi này manglại cho người học sự hứng thú, tăng cường khả năng ghi nhớ kiến thức.
Chính vì thế mà tôi chọn đề tài “ Thiết kể và sử dụng trò chơi trong dạy học
hóa học ở trường phổ thông để tạo hứng thú học tập cho học sinh” để nghiên
cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một số trò chơi dạy học để tạo hứng thú học tập của học sinh trongdạy học hóa học Làm cho tiết học bớt khô khan, nặng nề mà trở nên nhẹ nhàng,sinh động, hấp dẫn và hiệu quả
3 Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
- Thiết kế một số trò chơi dạy học( phần Hóa vô cơ phi kim – lớp 10, 11) nhằmtăng tính hứng thú học tập của học sinh
- Thực nghiệm sư phạm
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận;
- Phương pháp trực quan;
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Học sinh trung học phổ thông
Phạm vi: Đề tài này được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các hoạt độngdạy và học trong phần Hóa học vô cơ( phi kim) – lớp 10, 11, như:
- Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới
- Ôn tập, củng cố
- Chương trình ngoại khóa
5
Trang 66 Điểm mới của đề tài
- Sử dụng trò chơi dạy học trong việc dạy học hóa học ở trường phổ thông nhưmột kĩ thuật dạy học
7 Cấu trúc luận văn
Đề tài có cấu trúc gồm:
Phẩn I: Mở đầu
Phần II: Nội dung gồm các chương sau:
+ Chương 1: Cơ sở lí luận trò chơi dạy học
+ Chương 2: Thiết kê, sử dụng trò chơi dạy học hóa học ở trường trung họcphổ thông
+ Chương 3: Thử nghiệm sư phạm
Phần III: Kết luận
Tài liệu tham tham khảo
6
Trang 7PHẦN II NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÒ CHƠI DẠY HỌC 1.1 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học
Hiện nay trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, từ giáo dụcmầm non đến bậc giáo dục đại học, cuộc cách mạng về đổi mới phương pháp dạyhọc đang phát triển rất mạnh mẽ Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn là phươngpháp giáo dục và phương pháp dạy học phải theo hướng coi trọng việc đào tạo ranhững con người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyếtnhững vấn đề của cuộc sống đặt ra Có như thế thì giáo dục mới thật sự là động lựcthúc đẩy sự phát triển của xã hội
Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạtđộng của người học đóng vai trò quan trọng, nó có tác dụng quyết định đến kết quả
và chất lượng của giáo dục
1.1.1 Thực trạng về phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông
Qua một số cuộc điều tra về phương pháp dạy học hóa cho thấy: Trong các giờhọc hóa học, học sinh thường ít được hoạt động, kể cả là các hoạt động cơ bắp và cáchoạt động tư duy Các bài giảng của giáo viên nặng về việc cho học sinh ghi chép.Giáo viên sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình hoặc phương pháp vấn đáp làchính Với một giờ học thì thời gian dành cho hoạt động của học sinh rất ít
Các hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên và các phương pháp dạy học màgiáo viên sử dụng chưa nhằm vào việc tổ chức cho học sinh hoạt động, khônghướng vào rèn luyện cho học sinh nâng cao năng lực sáng tạo Giáo viên chưa chú ýđúng mức việc hình thành và phát triển tư duy cho học sinh, đặc biệt là các biệnpháp giải quyết vấn đề từ thấp đến cao
Các phương pháp dạy học được sử dụng trong các giờ học hóa học chưa thểhiện được đặc trưng khoa học của bộ môn Việc sử dụng thí nghiệm, các phươngtiện trực quan, các phương pháp tích cực ít được sử dụng hoặc có sử dụng thì chấtlượng không cao Đặc biệt là ở các tỉnh Miền núi, thiếu thốn về điều kiện cơ sở vậtchất và kĩ thuật thì việc sử dụng thí nghiệm, các phương tiện trực quan càng ít và
7
Trang 8hiệu quả càng thấp Các biện pháp nhằm tăng tính hứng thú học tập hóa học của họcsinh còn ít được quan tâm.
1.1.2 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hóa học
Để đạt mục tiêu dạy học, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải có những biện pháp đổi mới phương pháp dạy họcmạnh mẽ, đồng bộ, khẩn trương khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót góp phầnnâng cao hiệu quả chất lượng dạy học hóa học nói riêng và các môn học ở trườngphổ thông nói chung
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ với xu thế hội nhập với thế giới, sự chuyên mônhóa đang là thách thức lớn đối với đất nước ta và các nước trên thế giới Để ngườihọc có được tính tích cực, năng động, sáng tạo và có năng lực giải quyết các vấn đềmột cách nhanh nhẹn thì đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp
1.1.3 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học
Hiện nay việc dạy và học đang từng bước đổi mới và sử dụng các phương phápdạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trongviệc dạy học hóa học ở trường phổ thông
Phương pháp dạy học phải mang được đặc thù của bộ môn hóa học, sử dụngđược các thí nghiệm, các phương tiện dạy học trực quan để cho học sinh nâng caohứng thú, hiệu quả dạy học
Với lượng kiến thức ngày càng lớn, sự phát triển của xã hội đòi hỏi con ngườingày càng nhanh nhẹn, càng ngày càng năng động Do vậy mà phương pháp dạyhọc cũng phải thỏa mãn bằng cách trong giờ học thì người học cũng phải được hoạtđộng, được tham gia, được giải trí và phải không gây căng thẳng cho người học.Khi đó thì hiệu quả dạy học sẽ tốt hơn
1.1.4 Hướng đổi mới hoạt động của người dạy
Giáo viên không phải là người truyền thụ kiến thức cho học sinh theo cáchthông báo kiến thức mà ở đây giáo viên tích cực là người thiết kế các hoạt động,điều khiển các hoạt động của học sinh sao cho học sinh tìm hiểu, qua các hoạt động
đó học sinh thu được các kiến thức ở mỗi bài học cụ thể
Hoạt động cụ thể của giáo viên tích cực đó là:
8
Trang 9- Xác định mục tiêu của bài học cụ thể, trọng tâm của bài học từ đó hướng dẫnhọc sinh tự tìm tòi tài liệu, tổng kết bài vào vở trước khi đến lớp thì học sinh mới
về hóa học cho học sinh
- Giáo viên có nhiệm vụ làm chính xác hóa các khái niệm, các kết luận, nhậnxét về các hiện tượng, bản chất của các quá trình hóa học mà khi cho học sinh tựtìm tòi thì học sinh không làm được
- Thiết kế và thực hiện hoặc tổ chức cho học sinh sử dụng các phương tiện dạyhọc, điều khiển sao cho học sinh vận dụng được nhiều kiến thức đã học để giảiquyết các vấn đề học tập có liên quan
1.1.5 Hướng đổi mới hoạt động của người học
Để có thể giáo dục, đào tạo ra những thế hệ học sinh tích cực thì người giáo viênphải thiết kế các hoạt động để học sinh có thể tích cực Quá trình học tập của một họcsinh tích cực không phải là quá trình học sinh tiếp nhận kiến thức từ người giáo viênmột cách thụ động mà phải để cho học sinh phải tự học, tự nhận thức, khám phá tìm tòi
ra tri thức khoa học một cách chủ động, sáng tạo và tích cực Các quá trình tự phát hiệnvấn đề, giải quyết vấn đề hay quá trình nghiên cứu khoa học chỉ diễn ra dưới sự điềukhiển của giáo viên Vậy trong giờ học thì học sinh phải làm được các nhiệm vụ sau:
- Học sinh tự phát hiện các vấn đề, tìm hiểu các vấn đề, nhiệm vụ do giáo viên đặt ra
- Tự vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải thích các hiện tượng hóa học xảy
ra trong cuộc sống
- Học sinh tích cực có thể tự đánh giá kiến thức, kĩ năng mà mình đã đạt được
và những kiến thức kĩ năng mà mình chưa đạt được Hoặc hơn nữa có thể đánh giánhững kiến thức, kĩ năng mà bạn mình chưa đạt được
9
Trang 10- Học sinh phải đạt được các kĩ năng quan sát, kĩ năng làm thí nghiệm hóahọc, kĩ năng hoạt động hợp tác, có khả năng tự nghiên cứu…
Như vậy sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực phải làm sao chohọc sinh phải hoạt động nhiều hơn, tư duy nhiều hơn, làm việc một cách chủ động hơn
Và học sinh chủ động trong công việc để chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng Học sinh tíchcực luôn có ý thức tốt và biết cách vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Thông qua các hoạt động, cách điều khiển của giáo viên mà học sinh không chỉ nắmđược tri thức, kĩ năng hóa học mà học sinh còn có khả năng tìm tòi vấn đề, phát hiệnvấn đề, tự tìm vấn đề cho mình giải quyết và có kĩ năng hoạt động tích cực
1.2 Cơ sở lý luận trò chơi dạy học
1.2.1 Trò chơi
Trong cuộc sống hằng ngày gần như mỗi cá nhân đều có hoạt động vui chơi giảitrí và chơi những trò chơi khác nhau Tuy nhiên không dễ dàng gì định nghĩa tròchơi Trò chơi là thuật ngữ có hai nghĩa tương đối khác nhau:
- Trò chơi là hoạt động có luật ( tập hợp quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêucầu hành động) và có tính cạnh tranh hoặc tính thách thức đối với người tham gia
- Những công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức chơi, như chơi, bằngchơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể bằng chơi…Các loại trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức và thiết
kế Nếu không có những yếu tố đó thì không có trò chơi mà chỉ có sự chơi đơn giản.Vậy trò chơi chính là hành động chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện khônggọi là trò chơi
1.2.2 Trò chơi giáo dục
Trò chơi nói chung và trò chơi giáo dục nói riêng hoàn toàn có bản chất xã hội,mang nội dung và giá trị xã hội Trò chơi giáo dục được đặc trưng bởi tác dụng cảithiện trí thức, kĩ năng, tình cảm, ý trí, kinh nghiệm của cá nhân, người tham giachơi Để có thể chơi được thì người chơi phải sử dụng các tri thức, kĩ năng, kinhnghiệm, tình cảm, ý chí… ở một mức độ nhất định
10
Trang 11Trong tất cả các trò chơi của con người thì chỉ có số ít các trò chơi là trò chơimang những đặc trưng ấy được gọi là trò chơi giáo dục, cho dù chúng được sử dụngtrong hay ngoài nhà trường, trong hay ngoài ngành giáo dục.
Các nhiệm vụ, quy tắc, quy luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được
tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được hướngdẫn vào mục tiêu, nội dung học tập
Trò chơi dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và ngườilớn dựa trên những khuyến nghị của lý luận dạy học Chúng phản ánh lý thuyết, ýtưởng và mục tiêu của giáo dục, là một trong những hoạt động giáo dục không tuântheo bài bản cứng nhắc như những giờ học
1.2.4 Cấu trúc chung của trò chơi dạy học
Trò chơi dạy học có mọi đặc điểm của một trò chơi thông thường, nhưng về mặtcấu trúc nó kết hợp giữa các yếu tố chơi và các yếu tố sư phạm trong một tổ hợp hoạtđộng và quan hệ hiện thực Đó là một cấu trúc phức tạp bao gồm các thành tố sau:
- Mục đích chơi: Nó là nhiệm vụ học tập của học sinh trong khi tham gia chơihay theo dõi bạn chơi Khi kết thúc trò chơi mức độ đạt được của mục đích chơiđược phản ánh ở kết quả mà học sinh thu được Kết quả đó cũng là kết quả giảiquyết nhiệm vụ học tập
- Các hành động hay hành động chơi là những hoạt động mà người chơi thựchiện, thể hiện vai… Hành động chơi phản ánh nội dung của trò chơi bởi vì hoạt độngnào cũng thâu tóm trong nó chủ thể, đối tượng, công cụ, động cơ, các hành động…
- Luật chơi hay quy tắc chơi là những quy định nhằm đảm bảo sự định hướngcác hoạt động và hành động chơi nhằm đảm bảo mục đích chơi hay nhiệm vụ học
11
Trang 12tập Luật chơi cùng với mục đích chơi quy định nội dung của trò chơi, các thuộctính không gian, thời gian, phương tiện chơi.
- Đối tượng hoạt động và giao tiếp là những thành tố chính của các hoạtđộng Tuy nhiên để đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ học tập thì chúng cần được xác định
và thiết kế chặt chẽ, được chỉ dẫn cụ thể và rõ ràng
- Các quá trình, tính huống và quan hệ là những tiến trình, biến số và khuynhhướng của các hoạt động, hành động chơi, biểu thị tác động của luật chơi Dưới ảnhhưởng của luật chơi, chúng diễn ra như là các động thái của trò chơi, nhưng hướngvào mục đích của dạy học
1.2.5 Các bước thực hiện khi tổ chức trò chơi
1.2.5.1 Lựa chọn trò chơi
Để tiến hành tổ chức một trò chơi dạy học cho học sinh trong quá trình dạy họcmôn hóa học, công việc của một người giáo viên là lựa chọn trò chơi sao cho phùhợp với nội dung của bài học
Muốn lựa chọn trò chơi thì phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Mục tiêu của bài dạy học
- Nội dung kiến thức cần thực hiện
- Những hoạt động tương ứng với nội dung nêu trong bài dạy học
1.2.5.2 Chuẩn bị điều kiện và phương tiện chơi
Để cho trò chơi diễn ra thuận lợi thì giáo viên cần chuẩn bị điều kiện chơi tốt.Sau khi đã chọn được trò chơi phù hợp thì người giáo viên cần:
- Nghiên cứu kĩ luật chơi: Xác định rõ những quy định với những người thamgia chơi là gì, vai trò của các thành viên tham gia chơi được xác định cụ thể
- Nghiên cứu kĩ cách chơi, cách tổ chức trò chơi Xác định tiến trình của tròchơi và những điều kiện, phương tiện cần thiết để trò chơi có thể thực hiện được
- Soạn giáo án, chuẩn bị địa điểm, điều kiện và phương tiện chơi Giáo án dogiáo viên thiết kế để sử dụng trò chơi phải được thể hiện bằng chuỗi các hoạt độngtương ứng với tiến trình của hoạt động chơi của học sinh được chia thành nhữnghành động cụ thể và xác định mục tiêu tương ứng
Đặc biệt giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của việc sử dụng trò chơi trong giáo
án của mình Với mỗi trò chơi sẽ giúp đạt được một mục tiêu của bài học
12
Trang 13Việc chuẩn bị điều kiện và phương tiện chơi càng chu đáo, đầy đủ thì kết quả tổchức trò chơi càng cao và càng an toàn.
1.2.5.3 Tổ chức cho học sinh chơi
Để cho việc tổ chức trò chơi dạy học đạt được mục tiêu dạy học thì giáo viên cần
tổ chức cho học sinh chơi bằng các biện pháp sau:
- Tập hợp học sinh, phân chia đội chơi, chọn đội trưởng cho từng đội hoặcnhững người chơi tham gia đóng vai trò làm nòng cốt trong cuộc chơi
- Tùy theo tính chất của trò chơi mà giáo viên có thể tổ chức trò chơi theo nhiềuđội hình khác nhau như hàng ngang, hàng dọc, hình chữ U, hình vuông… Ở mỗi độihình như vậy thì chú ý cần cho tất cả học sinh có thể quan sát tốt diễn biến của tròchơi và có thể khi đến lượt chơi thì không bị cản trở
1.2.5.4 Giới thiệu và giải thích trò chơi
Khi đã có đội chơi thì giáo viên phải giới thiệu và giải thích trò chơi cho họcsinh Việc giới thiệu và giải thích trò chơi có thể diễn ra theo rất nhiều cách khácnhau, nó tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn
- Nếu như học sinh đã biết trò chơi và luật chơi thì chỉ cần nhắc lại là được
- Nếu học sinh biết trò chơi nhưng chưa nắm vững luật và cách chơi thì giáo viêngiới thiệu và giải thích cách chơi
- Nếu như học sinh chưa biết trò chơi thì giáo viên cần giải thích tỉ mỉ và có thểcho học sinh chơi thử để cho tất cả mọi người đều nắm rõ luật chơi
Khi tổ chức trò chơi mới, thông thường phải thực hiện theo cách sau:
- Gọi tên trò chơi
- Nêu cách chơi
- Nêu yêu cầu về tổ chức trò chơi, kỉ luật khi chơi và luật chơi
- Nêu cách đánh giá, cho điểm…
- Một số điểm cần chú ý khác…
Khi tổ chức trò chơi dạy học cho học sinh, học sinh thường muốn chơi ngay nêngiáo viên không giải thích dài dòng mà giải thích ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu làm chotất cả học sinh nắm rõ cách chơi
Khi giới thiệu và giải thích trò chơi phải hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý vàkhích lệ được học sinh
13
Trang 14Quy trình thực hiện tổ chức trò chơi dạy học Lựa chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung bài học
Chuẩn bị điều kiện và phương tiện chơi
Tổ chức cho học sinh chơi(chuẩn bị người chơi)
1.2.5.5 Điều khiển trò chơi
Người điều khiển trò chơi cần thực hiện các công việc sau:
- Lệnh cho phép trò chơi được bắt đầu
- Theo dõi và nắm vững các hoạt động chơi của cá nhân, nhóm tham gia chơi
- Giảm hoặc tăng thời gian chơi
- Thay đổi số lượng người chơi
- Thay đổi yêu cầu hoặc cách chơi…
Khi học sinh bắt đầu cuộc chơi thì người điều khiển trò chơi như một trọng tài
thi đấu Vì vậy người điều khiển trò chơi phải theo dõi tiến trình của cuộc chơi và
nắm chắc mọi chi tiết của cuộc chơi
1.2.5.6 Đánh giá kết quả chơi, trao giải cho người chơi
Để cho cuộc chơi được phù hợp và đúng tiến độ của bài giảng thì phải thực hiện
các biện pháp sau:
- Phát biểu mục đích của việc đánh giá kết quả sau khi tổ chức trò chơi và thảo
luận với học sinh Cần khẳng định với học sinh rằng mục đích của hoạt động chơi
và đánh giá kết quả khi tổ chức trò chơi
- Chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm của từng đội chơi Để đánh giá được thực chất
cuộc chơi giáo viên phải thống kê những ưu điểm, khuyết điểm của từng đội
- Trên sự công bằng, khách quan, rõ ràng giáo viên đánh giá phần thắng, thua
Tuy nhiên phải lưu ý vấn đề này vì đôi khi có giáo viên nêu những yêu cầu và kỉ
luật chơi rất khắt khe nhưng khi đánh giá kết quả chơi lại không chính xác và công
bằng làm cho học sinh tham gia chơi mất phấn khởi và nhiều khi các em phản đối
không chấp nhận kết quả đánh giá của giáo viên Như vậy mất đi ý nghĩa giáo dục
của trò chơi
* Kết luận: Có thể nói việc điều khiển trò chơi là một nghệ thuật, vì trò chơi có
sôi nổi và hấp dẫn người chơi hay không, có phát huy được tính tích cực học tập của
học sinh hay không, không chỉ phụ thuộc vào nội dung của trò chơi mà phụ thuộc
vào cả cách điều khiển trò chơi và độ hấp dẫn của người điều khiển trò chơi
Sơ đồ tổng kết quy trình khi thực hiện một trò chơi dạy học:
14
Trang 15Giới thiệu và giải thích trò chơi Điều khiển trò chơi
Đánh giá kết quả chơi và trao giải thưởng cho người thắng cuộc
1.2.6 Ý nghĩa của trò chơi dạy học
Trò chơi dạy học là kĩ thuật, hoạt động bổ trợ trong quá trình dạy học Hoạt động
này thiên về phần chơi, trong lúc chơi con người dường như quên đi mọi nỗi ưu tư,
phiền muộn Chính vì vậy mà trò chơi dạy học giúp xua đi nỗi lo âu nặng nề của việc
học cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa giáo viên và học sinh trong lúc chơi
Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất thoải mái nên khả năng tiếp thu
kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi chơi cũng sẽ tốt hơn
Trò chơi dạy học cũng có thể hình thành nên cho học sinh những kĩ năng của
môn học, học sinh không chỉ có cơ hội tìm hiểu kiến thức, ôn tập lại các kiến thức
đã biết mà còn có thể có được kinh nghiệm, hành vi
Trò chơi dạy học cũng có thể là biện pháp mà giáo viên tạo ra sự ganh đua giữa
các cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh Khi tổ chức cho học sinh chơi
theo nhóm còn tạo sự gắn kết cho học sinh và tăng tinh thần đoàn kết cho học sinh
15
Trang 16Chương 2: THIẾT KẾ, SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC( PHẦN HÓA VÔ CƠ- PHI KIM ) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG 2.1 Thiết kế, sử dụng trò chơi
2.1.1.Trò chơi đoán ý đồng đội
2.1.1.1 Luật chơi và giới thiệu cách chơi
Trò chơi này có thể chơi vào lúc đầu giờ hoặc là sau khi đã kết thúc phần tínhchất hóa học của mỗi bài học
Thành lập thành nhóm 2 người chơi hoặc nhiều hơn, trong đó một người sẽ nhìnlên màn hình có xuất hiện các phương trình phản ứng, các từ khóa ; người chơi cònlại sẽ nhìn đi một chỗ khác Khi đó người nhìn lên màn hìn sẽ phải nêu lên nhữnggọi ý để người còn lại đoán từ khóa
Các gợii ý không được nhắc đến các từ trong từ khóa, không được dùng từ nóng… Mỗi 1 ô chữ được mở ra sẽ ghi được 10 điểm Mỗi đội chơi sẽ có 5 từ khóa hoặcnhiều hơn, thời gian chơi cho mỗi đội tùy vào số lượng từ khóa
2.1.1.2 Sử dụng trò chơi
Trò chơi này có thể sử dụng trong lúc học xong phần tính chất hóa học của mộtbài hoặc chơi vào lúc đầu giờ ( thời gian kiểm tra bài cũ hoặc sử dụng trong 1chương trình ngoại khóa)
2.1.1.3.Thiết kế trò chơi đoán ý đồng đội
Bài 26 Axit sunfuric – Muối sunfat (tiết 2 - Hóa học 10)
Sử dụng trò chơi khi kết thúc bài học giáo viên cho học sinh chơi trò chơi để
củng cố lại kiến thức Sau khi giáo viên giới thiệu cách chơi như trên thì trò chơiđược bắt đầu
Màn chiếu sẽ hiện lên 10 cụm từ hóa học, hay các chất trong hóa học cho cácđội Các đội sẽ chọn cho mình 5 ô tùy thích, sau đó diễn tả Người chơi nhanhchóng hoàn thành công việc
16
Trang 17Sau khi hai đội chơi kết thúc phần thi của mình thì giáo viên cùng với thư kítrò chơi sẽ chấm điểm và đánh giá kết quả của các đội chơi, trao phần thưởng chođội chơi tốt.
Hình 2.1: Giao diện trò chơi đoán ý đồng đội( Bài Axit sunfuric – Muối sunfat).
Bài 13: Luyện tập tính chất của nito, photpho và các hợp chất của chúng ( tiết 1) – Hóa học 11 cơ bản
Giáo viên xen kẽ trò chơi trong tiết học Sau khi giáo viên giới thiệu cách chơinhư trên thì trò chơi được bắt đầu
Màn chiếu sẽ hiện lên 10 cụm từ hóa học, hay các chất trong hóa học cho cácđội Các đội sẽ chọn cho mình 5 ô tùy thích, sau đó diễn tả Người chơi nhanhchóng hoàn thành công việc
Hình 2.2 :Giao diện trò chơi đoán ý đồng đội( Bài Luyện tập tính chất của nito, photpho
và các hợp chất của chúng).
17
Trang 18Bài 26: Luyện tập : Nhóm halogen – Hóa học 10 cơ bản
Giáo viên xen kẽ trò chơi trong tiết học Sau khi giáo viên giới thiệu cách chơinhư trên thì trò chơi được bắt đầu
Màn chiếu sẽ hiện lên các sile, mỗi sile 10 cụm từ hóa học, hay các chất trong hóahọc cho các đội Các đội sẽ lần lượt diễn tả Người chơi nhanh chóng hoàn thành côngviệc
Hình 2.3 Giao diện trò chơi đoán ý đồng đội( Bài Luyện tập nhóm halogen).
18
Trang 192.1.2 Trò chơi ô chữ
2.1.2.1 Giới thiệu trò chơi và luật chơi
Trò chơi này phỏng theo phần thi vượt chướng ngại vật của chương trình đườnglên đỉnh Olympia Trò chơi ô chữ có rất nhiều phiên bản chơi khác nhau Ở đây đểcho đơn giản thì trò chơi ô chữ được thiết kế như sau:
Ô chữ có thể gồm nhiều hàng ngang khác nhau tùy thuộc vào cách thiết kế củangười chơi Có thể phân chia học sinh thành các đội chơi khác nhau (2 đội hoặc 3đội hoặc 4 đội) Các đội sẽ lần lượt thay nhau chọn ô chữ hàng ngang của mình Vớilượt lựa chọn ô chữ của mình, khi trả lời đúng thì đội chơi dành được 10 điểm, khitrả lời sai thi đội khác sẽ dành quyền để trả lời và khi trả lời đúng thì dành được 5điểm Trả lời sai thì không có điểm Các đội chơi lần lượt lật các ô hàng ngang Độinào nghĩ ra từ khóa hàng dọc thì có tín hiệu trả lời Khi trả lời đúng mà số ô hàngngang lật ra còn dưới 2 hàng thì dược 80 điểm, dưới 4 hàng thì được 60 điểm, từ 4hàng ngang đến 7 hàng ngang thì được 40 điểm và sau khi tất cả các hàng ngangđược lật ra thì chỉ được 20 điểm
Tổng kết trò chơi đội nào dành được nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc
2.1.2.2 Sử dụng trò chơi cho bài học
Thường sử dụng trong các tiết luyện tập và ôn tập để củng cố kiến thức chochương
2.1.2.3 Thiết kế trò chơi ô chữ
Bài 34 Luyện tập Oxi – Lưu huỳnh (Tiết 2 – hóa học 10)
Ô chữ gồm có 10 hàng ngang:
Hàng 1: Tên này xuất phát từ tiếng Latinh có nghĩa là “ sinh ra muối”?
Hàng 2: Người ta thường dùng chất này để cho phản ứng xảy ra nhanh hơn?
Hàng 3: Hợp chất của oxi với một nguyên tố khác được gọi là gì?
Hàng 4: Phương pháp thường dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế oxi?
Hàng 5: Môn học nói về các nguyên tử, phân tử, hợp chất và các phản ứng hóa họcxảy ra giữa các thành phần đó?
Hàng 6: Đây là đặc tính riêng của thực vật mà động vật không có?
Hàng 7: Kim loại nào tác dụng với O2 tạo ra MgO?
19
Trang 20Hàng 8: Điên vào chỗ chấm: Trong công nghiệp, người ta điều chế oxi từ khôngkhí người ta dùng phương pháp chưng cât………không khí lỏng.
Hàng 9: Khí này tồn tại ở tầng cao của khí quyển có tác dụng chắn tia cực tím?Hàng 10: Hạt nhỏ nhất của một chất có tất cả tính chất hóa học của chất đó được gọi là gì?
Hình 2.4 Giao diện trò chơi ô chữ( Bài Oxi – ozon)
Bài 26: Luyện tập : Nhóm halogen
Câu hỏi:
Hàng 1: Muối NaClO có tính oxi hóa mạnh do vậy chúng được dùng để làm gì?Hàng 2: Ở điều kiện nhiệt độ thường, clo ở trạng thái gì?
Hàng 3: Ở điều kiện nhiệt độ thường, brom ở trạng thái gì?
Hàng 4: Trong phản ứng này, HCl đóng vai trò là chất gì?
MnO2 + 4HClt → o MnCl2 + Cl2 + 2H2OHàng 5: Để đạt được cấu hình bền của khí hiếm như Ar thì nguyên tử Na phải nhưthế nào để thành Na+?
Hàng 6: Khí hiđroclorua tác dụng với nước sẽ tạo ra môi trường gì?
Hàng 7: Iot tác dụng với chất nào thì tạo ra hợp chất màu xanh?
Hàng 8: Để đạt được cấu hình bền của khí hiếm như Ar thì nguyên tử Cl phải nhưthế nào để thành Cl- ?
Hàng 9: Các chỉ số +1, + 3, + 5, +7, -1, 0 có nghĩa là gì?
Hàng 10: Khi cho khí clo tác dụng với dung dịch NaOH thì tạo ra dung dịch gì?
20
Trang 21Hình 2.5 Giao diện trò chơi ô chữ( Bài Luyện tập nhóm halogen).
Bài 13: Luyện tập : Tính chất của nito, photpho và hợp chất của chúng
Hàng 1: Một loại khí rất quan trọng để duy trì sự sống và sự cháy
Hàng 2: Người ta thường dùng chất này để cho phản ứng xảy ra nhan hơn
Hàng 3: Một loại khí phổ biến trên trái đất, nó chiếm khoảng 78% thể tích khítrong tự nhiên
Hàng 4: Chất là là một trong thành phần chính của đầu que diêm
Hàng 5: Môn học nói về các nguyên tử, phân tử, hợp chất và các phản ứng hóa họcxảy ra giữa các thành phần đó
Hàng 6: Hầu hết các kim loại khi tác dụng với dung dịch axit HNO3 đều tạo raloại muối nào?
Hàng 7: Dung dịch rắn của nhiều nguyên tố kim loại hoặc giữa nguyên tố kim loạivới phi kim được gọi là gì?
Hàng 8: Một số kim loại tác dụng với dung dịch H3PO4 đều tạo ra loại muối nào?Hàng 9: Trong phản ứng này, photpho đóng vai trò là chất gì: 4P + 5O2t o
→ 2P2O5
21
Trang 22Hình 2.6 Giao diện trò chơi ô chữ( Bài Luyện tập tính chất nito, photpho và hợp
chất của nó).
2.1.3 Trò chơi cờ caro
2.1.3.1 Giới thiệu trò chơi và luật chơi
Trò chơi này có thể chia tập lớp thành hai đội chơi Cách chia đội tùy theo từngngười, thường thì đội chơi được chia theo dãy lớp Mỗi dãy bàn sẽ là một đội
Trên bảng sẽ kẻ sẵn các ô cờ caro Hai đội sẽ oản tù tì để biết đội dành quyền trảlời trước
Giáo viên soạn sẵn các câu hỏi và đáp án(số lượng câu hỏi khoảng 12 câu chomột lần chơi là đủ), sau đó lần lượt đọc câu hỏi cho các đội đội chơi trả lời theo luậtcủa bóng bàn Mỗi câu trả lời đúng sẽ đực đi thêm một nước cờ Trả lời sai phảinhường quyền cho đội bạn Nếu đội bạn mà trả lời chính xác thì đội bạn được đithêm một nước cờ Cứ thế tiếp diễn cho đến khi đội nào đi được 3 nước thẳng hàngthì thắng Khi mà có đội nào dành được phần thắng thì trò chơi lập tức kết thúc
2.1.3.2 Sử dụng trò chơi cho bài học
Sử dụng trong phần tổng kết, luyện tập chương oxi – lưu huỳnh
2.1.3.3 Thiết kế trò chơi cờ caro
Bài: Luyện tập : Oxi – lưu huỳnh
22
Trang 23Giáo viên sau khi giới trò chơi như ở trên và phổ biến luật chơi thì chia lớpthành hai dãy, mỗi dãy sẽ là 1 đội chơi Mỗi bên cử ra cho mình một nhóm trưởng,
và hai đội thống nhất đội nào chơi trước
Hình 2.7 Giao diện trò chơi cờ caro( Bài Luyện tập oxi – lưu huỳnh)
Nội dung câu hỏi dành cho các đội như sau:
Câu 1: Quan sát thí nghiệm Cu tác dụng với H2SO4đ, cho biết hiện tượng và giải thích?Câu 2: Quan sát thí nghiệm cánh hoa được đựng trong bình khí SO2, cho biết hiệntượng và giải thích?
Câu 3: Quan sát thí nghiệm đường tác dụng với dung dịch H2SO4đ, cho biết hiệntượng và giải thích?
Câu 4: Quan sát thí ngiêm dung dịch Na2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2, nhậnxét và giải thích?
Câu 5: Quan sát thí nghiệm dung dịch HI tác dung dịch H2SO4đ, cho biết hiện tượng
A -4, -1, +6, +7, +4 B -4, -2, +6, +7, +4
C -2, -1, +6, +7, +4 D -4, -1, +6, +6, +4
23
Trang 24Câu 9: H2S tác dụng với chất nào mà sản phẩm không thể có lưu huỳnh?
A CuCl2 B FeCl3 C SO2 D O2
Câu 10: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt khí
SO2 và CO2?
A Dung dịch Ca(OH)2 B Dung dịch Br2
C Dung dịch Ca(OH)2 D Dung dịch NaOH
Câu 11: Dung dịch H2SO4 đặc nguội không thể tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây?
A Fe, Zn B Fe, Al C Al, Zn D Al, Mg
Câu 12: Để sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 tác dụng với chấtnào?
2.1.4.Trò chơi lật hình đoán tranh
2.1.4.1 Giới thiệu trò chơi và luật chơi
Trò chơi lật hình đoán tranh được áp dụng cho cuộc thi giữa các nhóm với nhau( có thể chia ra làm 2 đội, 3 đội hoặc 4 đội), hoặc các cá nhân với nhau Các đội bốcthăm số lần lượt trả lời
Với mỗi câu trả lời đúng của một đội thì đội đó sẽ mở được mảnh ghép của bứctranh và được 10 điểm sau đó đội đó tiếp tục mở câu hỏi tiếp theo, nếu không trả lờiđúng thì bức tranh không được mở và sẽ giành phần thi cho đội khác Cứ thế độitiếp theo cũng tương tự
Nếu tìm ra chia khóa( ý nghĩa của bức tranh được ẩn)
+ Với 0 - 20% số lượng câu hỏi được mở được 60 điểm
+ Với 21% - 40% số lượng câu hỏi được mở được 40 điểm
+ Với 60% số lượng câu hỏi trở lên thì được 20 điểm
+ Nếu mở ra hết, mà không tìm được chìa khóa cần đến sự trợ giúp thì được 10 điểm Đội nào có số điểm cao nhất, thì đội đó giành chiến thắng và được phần quà Giáo viên soạn sẵn các câu hỏi và đáp án, sau đó lần lượt đọc câu hỏi cho các độiđội chơi trả lời
24
Trang 252.1.4.2 Sử dụng trò chơi cho bài học
Sử dụng trò chơi trong phần củng cố bài học, hay kiểm tra bài cũ, phần tổngkết các chương Ngoài ra trò chơi lật hình đoán tranh còn sử dụng trong các chươngtrình ngoại khóa
2.1.4.3 Thiết kế trò chơi Lật hình đoán tranh
Bài 33: Axit sunfuric
Hình 2.8 Giao diện trò chơi lật hình đoán tranh( Bài axit sunfuric).
Nội dung câu hỏi dành cho các đội như sau:
Câu 1: H2S tác dụng với chất nào mà không thể có sản phẩm của lưu huỳnh:
Câu 4: Dùng loại thuốc thử nào để phân biệt hai khí SO2 và CO2:
A Dung dịch Ba(OH)2 B Dung dịch Br2
C Dung dịch NaOH D Dung dịch Ca(OH)2
Câu 5: Tính axit của các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần
A H2CO3 > HCl > H2S B H2S > H2CO3 > HCl
C HCl > H2CO3 > H2S D HCl > H2S > H2CO3
Câu 6: Hiđrosunfua có tính chất hóa học đặc trưng:
25
Trang 26A Tính khử
B Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
C Không có tính khử, không có tính oxi hóa
D Tính oxi hóa
Câu 7: Lưu huỳnh đioxit có tính chất hóa học đặc trưng:
A Tính khử
B Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
C Không có tính khử, không có tính oxi hóa
D Tính oxi hóa
Câu 8: Trong phản ứng này SO2 đóng vai trò là chất gì:
SO2 + Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
A Chất khử
B Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa
C Chất tạo môi trường
D Chất oxi hóa
Bài 26: Luyện tập Nhóm halogen
Hình 2.9 Giao diện trò chơi lật hình đoán tranh( Bài Luyện tập nhóm halogen)
Giáo viên sử sụng trò chơi xen kẽ giữa các phần bài học
Giáo viên sau khi giới thiệu trò chơi như ở trên và phổ biến luật chơi thì chia lớpthành hai dãy, mỗi dãy sẽ là 1 đội chơi Mỗi bên cử ra cho mình một nhóm trưởng,
và hai đội thống nhất đội nào chơi trước
Nội dung câu hỏi dành cho các đội như sau:
26