CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG No PTNT HUYỆN MINH HOÁ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế không còn là vấn
đề mới thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc cùng có lợi, giữa các quốcgia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh khốc liệt Ở môi trường kinh tế như vậythì một yêu cầu khách quan, cấp bách đối với nước ta là phải nâng cao năng lựccạnh tranh của mình để hội nhập ngày càng sâu rộng và có hiệu quả Một trongnhững biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là phải lành mạnh hoá hệthống Tài chính - Ngân hàng
Nét nổi bật trong những năm qua là hệ thống Ngân hàng thương mại ViệtNam đã phát triển mạnh mẽ về cả về quy mô và chất lượng hoạt động, góp phầnkhông nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong bốicảnh thị trường tài chính chưa phát triển thì ngân hàng được kỳ vọng là kênhcung ứng vốn quan trọng nhất của nền kinh tế Cho vay tiêu dùng là một trongnhững hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Không những đem lạihiệu quả đa dạng hoá hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, đáp ứng những nhucầu cần thiết hiện tại cho khách hàng mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế pháttriển
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động mang lại nhiều lợinhuận nhất cho ngân hàng Đặc biệt là mảng cho vay tiêu dùng là một vấn đề màrất nhiều ngân hàng khác cũng rất quan tâm Chi nhánh ngân hàng No&PTNThuyện Minh Hoá là một tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng cũng đang đứngtrước tình hình đó Cho nên yêu cầu cũng như nhiệm vụ đặt ra đối với chi nhánhngân hàng No&PTNT huyện Minh Hoá là phải làm sao tăng cường công tác huyđộng vốn, mở rộng vốn cho vay nhằm thoả mãn nhu cầu vốn của ngành, cácthành phần kinh tế trên địa bàn với điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để thu hútđược nhiều khách hàng hơn, nắm chắc và mở rộng thị trường cho vay không đểcác đối thủ khác chiếm lĩnh Đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụngvốn vay để ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng tránh những rủi rotrong kinh doanh Nhận thức được điều này, thông qua quá trình thực tập tại chinhánh ngân hàng No&PTNT huyện Minh Hoá, em đã chọn đề tài:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG No&PTNT HUYỆN MINH HOÁ
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các từ viết tắt, bảngbiểu, tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày trong 03 chương:
Trang 2Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay và cơ sở lý luận về cho vaytiêu dùng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánhNHNo&PTNT huyện Minh Hoá
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùngtại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Minh Hoá
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế - Nghiệp vụ đã tậntâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thờigian học, giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Trường Giang đã nhiệt tình hướngdẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài và các cán bộ tín dụng ở chi nhánhngân hàng No&PTNT Minh Hoá đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp emhoàn thành chuyên đề này
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
Trang 31.1 Khái niệm về hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giaocho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất địnhtheo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
1.2 Đặc điểm và phân loại
1.2.1 Đặc điểm
- Phạm vi hoạt động rộng và thời hạn đa dạng, quy mô tín dụng lớn
- Hoạt động theo nguyên tắc thương mại và thị trường
- Hoạt động luôn hướng tới hiệu quả và tuân thủ nguyên tắc hoàn trả
- Hoạt động tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt và quy chế riêng
1.2.2 Phân loại
* Dựa vào mục đích của tín dụng:
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
- Cho vay tiêu dùng cá nhân
- Cho vay bất động sản
- Cho vay nông nghiệp
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
* Dựa vào thời hạn tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm Mục đích củaloại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động
- Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Mục đích củaloại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định
- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đích của loạicho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư
* Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
- Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cốhoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàngvay vốn để quyết định cho vay
- Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho vay nhưthế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ 3 nào khác
* Dựa vào phương thức cho vay:
- Cho vay theo món vay: Là hình thức người vay (khách hàng) phải làm hồ sơvay vốn cho từng lần vay với lãi suất thời hạn trả tiền và số tiền vay nhất định
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là hình thức người vay chỉ cần lập hố sơ mộtlần cho nhiều khoản vay Ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mức chỉ giớihạn dư nợ, không giới hạn doanh số
Trang 4* Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay:
- Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn
- Cho vay trả góp
- Cho vay trả nợ nhiều lần
1.3 Tầm quan trọng của tín dụng tiêu dùng
1.3.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng tiêu dùng
* Khái niệm: Là hình thức cấp phát tín dụng cho các cá nhân nhằm để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng cần thiết Tín dụng này được cung cấp cho việc mua sắm nhàcửa, xe cộ, các thiết bị điện gia đình như tủ lạnh, máy giặt…
- Rủi ro tín dụng cao nhất
+ Thu nhập của người vay chính là căn cứ để ngân hàng xét cho vay vàthu nợ Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, người vay có thể bị thấtnghiệp, do đó ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn trong việc thu hồi nợ
+ Do người vay là cá nhân, thường là công nhân viên, giới trẻ mới ratrường đi làm hay mới lập gia đình….nên không có tài sản đảm bảo hay thếchấp Vì vậy rủi ro nợ quá hạn và mất khả năng hoàn trả rất cao và cao nhấttrong danh mục cho vay của ngân hàng
- Nhu cầu cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm và phụ thuộc vào chu kỳkinh tế: Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định, người dân cảm thấy lạcquan về tương lai họ sẽ thoải mái mua sắm, vì vậy nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên.Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tâm lý chung của cá nhân
là lo lắng về cuộc sống tương lai, lo sợ tình trạng thất nghiệp xảy ra nên họ cókhuynh hướng tiết kiệm hơn để tích luỹ cho tương lai, do đó việc tiêu dùng sẽphải hạn chế tối đa, đồng thời hoạt động vay mượn ngân hàng giảm đi rất nhiều
- Người vay tiêu dùng kém nhạy cảm với lãi suất: Họ thường quan tâmmón vay đó có thoả mãn được nhu cầu của họ không và số tiền phải trả trongmỗi kỳ là bao nhiêu hơn là lãi suất mà họ phải chịu, mặc dù lãi suất là yếu tốbiểu hiện chi phí họ phải bỏ ra để có được số tiền vay Ngoài ra, do đây là nhữngmón vay tiêu dùng, khoản vay thấp và không vì mục đích kinh doanh nên người
Trang 5vay thường ít quan tâm đến chi phí phải trả Hơn nữa, đối tượng vay tiêu dùngthường là người lao động bình thường, công nhân viên chức… nên họ ít am hiểu
về các lĩnh vực ngân hàng như lãi suất…
- Hiệu quả của cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào từng cá nhân + Yếu tố chủ quan: Tư cách của khách hàng như cam kết trả nợ, độ tínnhiệm của cá nhân đi vay…là một yếu tố định tính rất khó xác định, tuy nhiên
nó lại rất quan trọng , có tính quyết định cho sự hoàn trả của khoản vay
+ Yếu tố khách quan: Rủi ro không tả nợ cho ngân hàng không chỉ xuấtphát do chủ quan từ phía người đi vay, nó còn chịu ảnh hưởng trực tiếp hay giántiếp từ các yếu tố khách quan như rủi ro về mất việc làm, bệnh tật, tai nạn, chết,các sự cố xảy ra trong gia đình…nhưng vì sô lượng khách hàng rất nhiều nênnhững rủi ro này được phân tán, không tập trung vào một đầu mối, vì vậy giảmđược những tổn thất lớn cho ngân hàng
1.3.2 Tầm quan trọng của tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng là một trong những hoạt động kinh doanh của cácNHTM Nó không những đem lại nhiều lợi ích đích thực cho lĩnh vực hoạt độngcủa ngân hàng mà còn đem lại nhiều lợi ích khác cho nhiều đối tượng
1.3.2.1 Đối với người tiêu dùng
- Tác động tích cực: Thông qua cho vay tiêu dùng, người tiêu dùng đượchưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền, nhờ đó góp phần nâng cao mứcsống, tạo niềm hưng phấn, tích cực lao động sản xuất Đặc biệt đáp ứng kịp thờinhu cầu chi tiêu có tính cấp bách như giáo dục và y tế Đồng thời, khuyến khíchviệc tăng thu nhập và tiết kiệm chi tiêu để trả nợ vay
- Tác động tiêu cực: Nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng vượt quá mứccho phép mà không cố gắng làm việc và tiết kiệm để trả nợ sẽ ảnh hưởng đếnhoạt động ngân hàng Đồng thời, ảnh hưởng đến độ tín nhiệm của chính người
đi vay, làm họ khó khăn hơn trong việc vay mượn lần sau
1.3.2.2 Đối với ngân hàng
- Tác động tích cực: Giúp ngân hàng thiết lập và mở rộng nhiều mối quan
hệ mật thiết với khách hàng cá nhân cũng như các doanh nghiệp Từ đó mở rộngthị phần phát triển dịch vụ ngân hàng và tăng cường khả năng huy đọng vốn,tiền gửi từ dân cư, từ đó tạo điều kiện đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh,góp phần nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng
- Tác động tiêu cực: Cho vay tiêu dùng có rủi ro tín dụng cao nên cần cóbiện pháp khắc phục
1.3.2.3 Đối với nền kinh tế
Trang 6- Tác động tích cực: Phát triển vay tiêu dùng giúp tài trợ cho các chi tiêu
về hàng hoá và dịch vụ trong nước, góp phần đẩy mạnh kích cầu nội địa, tạođiều kiện phát triển sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Tác động tiêu cực: Vay tiêu dùng nếu không được sử dụng đúng mụcđích kích thích tiêu dùng nội địa, khách hàng vay tiêu dùng chỉ để mua sắmhàng hoá ngoại nhập, đi du lịch nước ngoài…vừa không có tác dụng kích cầutrong nước còn làm giảm đi khả năng tiết kiệm
Vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp linh hoạt nhằm để hạn chế bớtnhững rủi ro
1.3.3 Các hình thức cho vay tiêu dùng
1.3.3.1 Căn cứ vào mục đích vay
Đây là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm xây dựnghay cải tạo nhà ở,cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng giađình, chi phí học hành, giải trí du lịch, chữa bệnh hay thanh toán viện phí củakhách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình
1.3.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
* Cho vay tiêu dùng trả góp
Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ (gồm cả
số tiền gốc lẫn lãi) cho ngân hàng theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất địnhtrong thời hạn cho vay Phương thức này được áp dụng cho các khoản vay cógiá trị lớn hoặc thu nhập từng kì của người đi vay không đủ khả năng thanh toánhết một lần số nợ vay
* Cho vay tín dụng phi trả góp
Theo phương thức này thì tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngânhàng chỉ một lần khi đến hạn Thường thì tín dụng tiêu dùng phi trả góp chỉđược cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài
1.3.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
* Cho vay tiêu dùng gián tiếp
Là việc ngân hàng thay người vay trả tiền cho nhà sản xuất hay nhà cungứng bán hàng hoá Đây là hình thức phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức bán
lẻ hàng hoá Sau đó, định kỳ ngân hàng sẽ thực hiện thu nợ từ người vay
* Cho vay tiêu dùng trực tiếp
Là việc ngân hàng thực hiện phát vay trực tiếp cho người đi vay một sốtiền mặt nhất định nhằm mục đích tiêu dùng và định kỳ người vay phải trả một
số tiền theo quy định cho ngân hàng
1.3.3.4 Căn cứ vào thời hạn
* Cho vay tiêu dùng ngắn hạn
Trang 7Là khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng, khoản vay này thường được sửdụng cho các trường hợp có tính cấp bách, nhất thời như khám chữa bệnh, họctập hay đi du lịch….
* Cho vay tiêu dùng trung hạn
Thời hạn vay từ 12 đến dưới 60 tháng, mục đích sử dụng chủ yếu là sinhhoạt tiêu dùng hằng ngày
* Cho vay tiêu dùng dài hạn
Thời hạn vay từ 60 tháng trở lên Số tiền vay trong thời hạn này thườngđược sử dụng để mua nhà ở, đất ở, mua xe và thiết bị gia dụng có giá trị lớn.1.3.4 Các quy định của tín dụng tiêu dùng
1.3.4.2 Điều kiện vay vốn
Vay vốn cho nhu cầu tiêu dùng phải có mục đích rõ ràng
Người vay vốn:
- Đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân vay vốn phải là công dân Việt Nam từ
18 tuổi trở lên, không mất trí, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệmhình sự hoặc đang chấp hành án
- Có hộ khẩu thường trú hoặc làm việc tại đơn vị đặt trụ sở trên cùng địabàn hoạt động của tổ chức tín dung cho vay
- Có vốn tự có tham gia ít nhất là 20% trong tổng nhu cầu vay vốn xinvay
- Có một trong các yếu tố sau: Tài sản thế chấp, vật cầm cố, người bảolãnh, cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trả trợ cấp cho viên chức đó camkết trích từ tiền lương, trợ cấp hàng tháng để trả nợ cho tổ chức tín dụng, nếuđến hạn người vay không trả được nợ gốc và lãi
1.3.4.3 Đối tượng vay vốn
Phương tiện đi lại: Ôtô, xe máy, xe đạp
Phương tiện thông tinh nghe nhìn Radio,Video,TiVi, dàn âm thanh, lắp đặt điệnthoại
Đồ dùng sinh hoạt: Máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh, bếp ga, giường tủ, bàn ghế,thiết bị vệ sinh, lắp đặt điện nước sinh hoạt …
Đồ dung học tập: máy vi tính, nhạc cụ
Sửa chữa, cải tạo nhà ở, trả tiền giá nhà ở
Trang 81.3.4.4 Thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn, dưới 12 tháng áp dụng lãi suất vay ngắn hạn
Cho vay trung hạn, từ 12 tháng đến 60 tháng áp dụng lãi suất cho vay trung hạn.Cho vay dài hạn, từ 60 tháng trở lên áp dụng lãi suất cho vay dài hạn
Tổ chức tín dụng cho vay phải căn cứ nguồn vốn của mình, tính chất khoản vay
và khả năng tự trả của người vay để quyết định loại và thời hạn cho vay đối vớitừng trường hợp cụ thể
Tổ chức tín dụng có thể áp dụng các phương thức cho vay trả góp, hoặc trả theođịnh kỳ
lý người vay cam kết trích tiền lương hoặc trợ cấp để trả nợ cho ngân hàng
1.3.4.6 Lãi suất cho vay
Theo mức lãi suất do tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp Việt Nam công bốtừng thời điểm Mức lãi suất cho vay cụ thể do giám đốc chi nhánh Ngân hàngnơi cho vay quy định theo nguyên tắc:
- Không đựợc vượt qua giới hạn trần lãi suất cho vay cao nhất của tổnggiám đốc công bố
- Bình quân chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động trên địa
bàn đủ bù đắp chi phí quản lý, không lổ, có tích luỹ hợp lý
1.3.4.7 Thủ tục và quy trình cho vay tiêu dùng
* Thủ tục
Giấy đề nghị vay vốn Riêng khách hàng là người hưởng lương vay vốn nhu cầuđời sống phải có xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lýchi trả thu nhập Ngân hàng nơi cho vay có thể thoả thuận với người vay vốn vàcác cơ quan quản lý nói trên về việc người vay uỷ quyền cho cơ quan, đơn vị trả
nợ cho ngân hàng từ các khoản thu nhập của mình
Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định (nếu phải thực hiện vay vốn có đảm bảobằng tài sản)
* Quy trình
Trang 9- Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng,
nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhucầu vay vốn Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thôngtin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyếtđịnh cho vay
Tuỳ theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, cán bộ tín dụng hướng dẫnkhách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau
- Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng
về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc
và lãi Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫnđến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát rủi ro đó và dự kiến cácbiện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra Mạt khác, phân tích tíndụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà kháchhàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở đểquyết định cho vay
- Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết Giảingân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết tronghợp đồng Giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện vàchấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước Ngoài ra, cách thức giảingân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụngđúng mục đích cam kết hay không Nguyên tắc giải ngân luôn luôn gắn liền vậnđộng tiền tệ hàng hoá hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợsau này
- Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vayđược sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện vàchấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợsau này
Trang 10- Thanh lý hợp đồng tín dụng là khâu kết thúc của quy trình tín dụng Khâu nàygồm có các việc quan trọng cần xử lý:
Trang 11Hình 1: Mô tả quy
trình tín dụng
1.4 Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu
dùng tại các NHTM
1.4.1 Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng là các khoản vay trung và dài hạn,
với thời hạn từ 10 đến 20 năm, thậm chí 30 năm, nên có thể có rất nhiều rủi ro
có thể phát sinh
- Rủi ro mất khả năng thanh toán của người đi vay: Do các khoản cho vay
tiêu dùng có thời hạn dài nên khả năng trả nợ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng
sức khoẻ, gia đình và công việc của người đi vay Những rủi ro có thể xảy ra
trong trường hợp này bao gồm:
+ Người đi vay bị chết hoặc bị tai nạn dẫn đến mất khả năng lao động,
hoàn toàn không có khả năng trả món nợ còn lại cho ngân hàng;
+ Người vay bị tai nạn, giảm khả năng lao động hoặc thay đổi vị trí công
tác dẫn đến giảm sút thu nhập không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ trả nợ
- Rủi ro do khách hàng gian lận: Do khách hàng vay tiêu dùng là các cá
nhân nên các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về
khách hàng Lợi dụng điều này khách hàng có thể cố tình gian lận để chiếm đoạt
tiền vay dẫn đến rủi ro không thu hồi được vốn cho ngân hàng
Không đủ, không đúng hạn
Thanh lý hợp
đồng tín dụng
bắt buộc
Đầy đủ và đúng hạn Biện pháp: Cảnh báo,
tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét tín dụng
Xử lý:
Toà án Cơ quan thẩm quyền
Thanh lý HĐTD mặc nhiên
Thu nợ cả gốc và lãi
Không đủ, không đúng hạn
Trang 12Ngoài ra, giống như những khoản cho vay thương mại khác, các khoảncho vay tiêu dùng cũng phải chịu những rủi ro về lãi suất và tỉ giá Do thời hạncho vay dài nên lãi suất trên thị trường có thể có những biến động lớn trong suốtquá trình cho vay vốn Nếu áp dụng một mức lãi suất cố định trong suốt thời hạncho vay thì khi lãi suất trên thị trường tăng, ngân hàng có thể sẽ phải chịu rủi ro
vì cho vay với lãi suất quá thấp Ngược lại nếu lãi suất trên thị trường giảm,những khoản cho vay của ngân hàng với lãi suất cao hơn sẽ không còn hấp dẫnđược người đi vay, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Trong trường hợp khoản vay được thực hiện bằng ngoại tệ thì các ngân hàng cóthể gặp phải rủi ro khi tỉ giá hối đoái thay đổi hoặc người đi vay sẽ gặp khó khăntrong việc trả nợ gốc và lãi trong trường hợp tỉ giá thay đổi trong khi nguồn thunhập của người đi vay lại bằng nội tệ
1.4.2 Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng liên quan đến số lượng lớnkhách hàng Mỗi người vay có số lượng vay tương đối nhỏ và các ngân hàng cần
xử lý rất nhiều những khoản vay này để tạo ra số dư lớn trong hoạt động cho vaytiêu dùng không có tài sản đảm bảo Với số lượng khách hàng lớn như vậy, cácnhà quản lý ngân hàng cần phải thực hiện những biện pháp kiểm soát, quản lýrủi ro hiệu quả đối với quá trình cấp tín dụng tiêu dùng
Quản trị rủi ro trong tín dụng tiêu dùng được hiểu là một chiến lược quản
lý danh mục cho vay trong đó đảm bảo sự cân đối giữa bảo toàn vốn và tối ưuhóa việc sử dụng nguồn vốn Hay nói cách khác, quản trị rủi ro trong hoạt độngcho vay tiêu dùng là một quá trình liên tục nhận ra và nắm bắt những cơ hội chovay thích hợp và tránh những rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.Trong quản trị rủi ro đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, việc nắm bắt thông tin
về khách hàng và quản lý thông tin một cách thống nhất là những yếu tố thenchốt giúp cho việc quản lý danh mục cho vay đạt hiệu quả cao Mặc dù đây làmột nguyên tắc khá rõ ràng nhưng việc thực thi nguyên tắc đó còn gặp khánhiều khó khăn
Quản trị rủi ro tín dụng tiêu dùng bao gồm những nội dung chủ yếu sauđây:
- Phân tích tín dụng tiêu dùng:
Hầu hết các ngân hàng với số lượng lớn khách hàng xin vay tiêu dùng
thường bổ sung cho việc phân tích tín dụng của họ bằng hệ thống cho điểm tín dụng thống kê Hệ thống phân tích tự động này là phương tiện để đánh giá đề
nghị vay sử dụng mẫu cho điểm liệt kê những đặc điểm của đề nghị vay nhưmức thu nhập, thời gian làm việc, quyền sở hữu nhà ở, và những hình thức tín
Trang 13dụng đã có trước đây với những người bán lẻ hoặc những người cho vay khác.
Đề nghị vay được cho điểm theo mỗi đặc điểm và tổng số điểm cho ta thấy liệungười đề nghị vay có đủ tiêu chuẩn vay hay không Khả năng được chấp nhận sẽđược dự báo dựa trên cơ sở dữ liệu của ngân hàng về những khách hàng cónhững đặc điểm tương tự và về việc thanh toán các khoản vay trước đây đối vớingân hàng của người xin vay đó
Cho điểm tín dụng thường ít được sử dụng như một tiêu chí duy nhất đểthực hiện các khoản tín dụng tiêu dùng Những yếu tố khác như khả năng thanhtoán nợ, điều kiện kinh tế hiện tại và những yêu cầu về thế chấp, phải đáp ứngđược những tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn của ngân hàng Những thông tinkhách quan - như về cá nhân và hình thức bề ngoài của khách hàng, tiềm năng
về một mối quan hệ có lợi trong tương lai, và những yếu tố không thể địnhlượng khác - sẽ giúp cho quá trình phân tích tín dụng có giá trị thực tế hơn Phântích tín dụng là một quá trình nhờ đó cả những yếu tố chủ quan như những yếu
tố có thể định lượng được đánh giá đồng thời Mục đích của quá trình này làgiảm thiểu rủi ro, tổn thất cho vay và những khoản cho vay khó đòi Các bướctrong quá trình phân tích tín dụng tiêu dùng được liệt kê trong bảng dưới đây:Bước 1: Xác định mục đích sử dụng khoản vay và số tiền vay
Bước 2: Thu thập thông tin:
a Tín dụng tiêu dùng
b Báo cáo tài chính cá nhân
c Thu nhập tính thuế
Báo cáo tài chính hoạt động kinh doanh
Bước 3: Kiểm tra và xác minh thông tin
Bước 4: Phân tích
a Báo cáo tài chính
b Lưu chuyển tiền mặt
Bước 5: Đánh giá tài sản bảo đảm nếu cần thiết
Bước 6: Đánh giá và cơ cấu khoản tín dụng
Bước 7: Thương lượng với người xin vay
+ Phương pháp hệ thống điểm số (Score System):
Hoạt động cho vay tiêu dùng trực tiếp của ngân hàng liên quan đến một sốlượng rất đông các khách hàng Mỗi khách hàng thường vay một số tiền nhỏ hơnnhiều so với trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Muốn có một mức dư nợ lớntrong hoạt động cho vay tiêu dùng, các ngân hàng phải thực hiện một số lượngcác hợp đồng cho vay gấp nhiều lần so với cho vay trong các lĩnh vực nói trên.Khi số lượng khách hàng lớn thì yêu cầu về một cơ chế kiểm soát an toàn và
Trang 14hiệu quả đối với việc ra quyết định cho vay là hết sức cần thiết Trong nhữngtrường hợp như vậy ngân hàng thường sử dụng một phương pháp hỗ trợ rất đắclực để ra quyết định tín dụng, đó là hệ thống điểm số.
Hệ thống điểm số là một tập hợp các tiêu thức khác nhau liên quan đếntừng khách hàng vay tiêu dùng Mỗi tiêu thức có một điểm số khác nhau tuỳtheo tình trạng của tiêu thức này và tầm quan trọng của nó trong hệ thống cáctiêu thức, dựa trên cơ sở các kết quả thống kê trong lịch sử
Trên thực tế, một hệ thống điểm số thường có rất nhiều yếu tố, được xâydựng dựa trên nguyên tắc nói trên Thông thường trong một hệ thống điểm số,
có khoảng 7 đến 12 yếu tố khác nhau được xem xét bao gồm: thời gian làm côngviệc hiện tại; tình trạng gia đình (có gia đình, độc thân hay đã ly hôn); độ tuổi;hình thức lao động (có kỹ năng hay không); thời hạn cư trú; số lượng ngườisống phụ thuộc vào người vay; loại tài sản có tại ngân hàng
Bảng 1: H th ng i m s t i m t ngân h ng Mệ thống điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ ống điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ ểm số tại một ngân hàng ở Mỹ ống điểm số tại một ngân hàng ở Mỹ ại một ngân hàng ở Mỹ ột ngân hàng ở Mỹ àng ở Mỹ ở Mỹ ỹ
1 Nghề nghiệp của người vay
2 Tình trạng cư trú
5 Thời gian đã cư ngụ tại địa chỉ hiện tại
Trang 15Một năm hoặc ít hơn 1
6 Có điện thoại tại chỗ ở
8 Loại tài khoản có tại ngân hàng
Điểm cao nhất có thể có đối với một khách hàng theo hệ thống điểm sốnày là 43 điểm Còn điểm thấp nhất là 9 điểm
Căn cứ vào số liệu thống kê trong quá khứ về khả năng rủi ro của các loạikhách hàng có điểm số giống nhau, các ngân hàng thường đưa ra nhiều mức chovay tối đa khác nhau đối với từng khách hàng có điểm số ở những nhóm điểm sốkhác nhau Ví dụ trong bảng sau đây là các mức cho vay tối đa đối với từngkhách hàng có điểm số khác nhau của ngân hàng Mỹ nói trên:
Bảng 2: Mức cho vay tối đa theo điểm số của ngân hàng Mỹ
Trang 16kinh tế - xã hội có những biến động lớn ảnh hưởng đến các yếu tố tín dụng đượcxem xét trong hệ thống điểm số thì rõ ràng giả định trên không còn phù hợp nữa.Thế nên, các ngân hàng phải thường xuyên tiến hành tái xét, bổ sung và sửa đổi
hệ thống điểm số mà mình đang sử dụng
Hiện nay tại các nước có lĩnh vực cho vay tiêu dùng phát triển đã hìnhthành những trung tâm thông tin tín dụng trong đó lưu giữ thông tin về cả nhữngkhách hàng cũ và những khách hàng tiềm năng của các ngân hàng Các thông tin
về khách hàng được chia theo nhiều loại, nhóm khách hàng Các ngân hàng cóthể sử dụng thông tin từ các trung tâm này hoặc có thể kết hợp những thông tinnày với những dữ liệu và kinh nghiêm của riêng của ngân hàng mình để đánhgiá về độ tín nhiệm của khách hàng Trên thị trường cũng sẵn có rất nhiều môhình tính điểm tín dụng thường xuyên được cập nhật theo những thay đổi về đặctính của người tiêu dùng Các ngân hàng có thể lựa chọn mô hình phù hợp trong
số những mô hình sẵn có này để áp dụng trong việc tính điểm tín dụng cho cáckhách hàng của mình Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay, ngay cả đối vớinhững ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, là lựa chọn và xâydựng những mô hình tính điểm tín dụng như thế nào để áp dụng đối với nhữngnhóm khách hàng mới
Phương pháp hệ thống điểm số thường được sử dụng bổ sung với phươngpháp phán đoán dưới đây:
Phân tích tín dụng theo phương pháp phán đoán (Judgement Method) là
một quá trình trong đó ngân hàng tiến hành phân tích và đánh giá tất cả cácthông tin định tính và định lượng về khách hàng nhằm mục tiêu hạn chế cáckhoản cho vay có rủi ro cao Do phương pháp hệ thống điểm số trong cho vaytiêu dùng không phải là phương pháp duy nhất được các ngân hàng sử dụng vì
có rất nhiều vấn đề khác mà ngân hàng cũng rất quan tâm Những vấn đề đó baogồm khả năng trả nợ, điều kiện kinh tế hiện tại, bảo đảm nào cần phải có, phảituân thủ nội dung của chính sách cho vay của ngân hàng Các thông tin có tínhchủ quan về khách hàng như thái độ, diện mạo của khách hàng, khả năng quan
hệ với ngân hàng trong tương lai có tác dụng rất quan trọng trong việc ra quyếtđịnh của ngân hàng
Tùy ngân hàng mà hệ thống các yếu tố được phân tích có thể khác nhau,phổ biến nhất là hệ thống 5C (Character - tư cách của người đi vay; Capacity -khả năng vay mượn của người đi vay; Cash - khả năng tạo ra tiền để trả nợ ngânhàng; Collateral - bảo đảm tín dụng; Condition - điều kiện môi trường) và hệthống CAMPARI (Character - tư cách của khách hàng; Ability - năng lực của
Trang 17người vay; Margin - lãi cho vay; Purpose - mục đích vay; Amount - số tiền;Repayment - sự hoàn trả; Insurance - bảo đảm).
Có rất nhiều phương pháp để quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêudùng trong đó có một số phương pháp sau đây được nhiều ngân hàng sử dụng:
- Xác định giới hạn cho vay
Việc xác định giới hạn cho vay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ rủi rocủa khoản vay sau này Xác định giới hạn cho vay nhằm mục đích tránh đểkhách hàng rơi vào tình trạng vay nợ quá nhiều Theo đánh giá của các định chếtài chính chuyên nghiệp, có 3 dấu hiệu để nhận biết khách hàng đang vay nợ quánhiều:
+ Sử dụng 25% thu nhập của mình hoặc hơn để thanh toán cho các khoảntín dụng tiêu dùng;
+ Sử dụng 50% thu nhập của mình hoặc hơn để thanh toán cho các khoảnvay mua nhà trả chậm và các khoản tín dụng tiêu dùng khác;
+ Có từ 4 hợp đồng tín dụng tiêu dùng trở lên tại cùng một thời điểm
- Quản lý danh mục cho vay
Trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, danh mục các khách hàng thường làtập hợp những khoản vay tương đối đồng nhất (vì cùng một mục đích là tiêudùng) vì vậy kỹ thật thống kê phân tích thường xuyên được áp dụng và đặc biệthữu ích Các kỹ thuật phân tích này được áp dụng trong tất cả các bước, từ phântích trách nhiệm, xây dựng chiến lược giá cả, quyết định giá trị của khoản vay,
dự kiến các khoản lỗ, chiến lược quản lý danh mục cho vay và chiến lược thuhồi vốn Điều quan trọng nhất trong kỹ thuật phân tích là thu thập dữ liệu trongsuốt quá trình cho vay là quản lý một cơ sở dữ liệu rủi ro chung
Nhiệm vụ của việc quản lý danh mục cho vay trong quản trị rủi ro đối với chovay tiêu dùng là tránh được những hậu quả bất lợi do tập trung cho vay vàonhững khách hàng có độ rủi ro cao Các kỹ thuật mô hình dự đoán thường được
áp dụng ở đây
Trong những năm gần đây, các công cụ để cải thiện việc quản trị rủi rotrong hoạt động tín dụng tiêu dùng đã có những bước tiến bộ đáng kể nhờ cácngân hàng đi đầu trong lĩnh vực này đã tập trung vào việc phát triển những công
cụ phân tích phức tạp Những tiến bộ trong công nghệ lưu trữ dữ liệu và hiệuquả của việc sử dụng máy tính cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúcđẩy sự phát triển của các công cụ quản lý rủi ro trong tín dụng tiêu dùng Đồngthời cũng có rất nhiều công ty và nhiều công đoạn trong lĩnh vực tín dụng tiêudùng áp dụng những công nghệ mới này, đặc biệt là các công ty và các ngânhàng phát hành thẻ tín dụng Nhìn chung, so với những năm đầu thập kỷ 90, việc
Trang 18quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tiêu dùng đã phát triển hơn nhiều và hoạtđộng tín dụng tiêu dùng đã có một vị trí đáng kể trong hoạt động tín dụng nóichung
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG No&PTNT HUYỆN MINH HOÁ
2.1 Tổng quan về chi nhánh ngân hàng No& PTNT huyện Minh Hoá
Tên giao dịch: Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn- chi nhánh Minh Hóa
Tên viết tắt: AGRIBANK MINH HOÁ
Địa chỉ: TK7 - Thị Trấn Quy Đạt - Huyện Minh
Hóa - Tỉnh Quảng Bình
Giám đốc: Trần Mạnh Hùng
2.1.1 Lịch sử hình thành của chi nhánh
Là một đơn vị thành viên của ngân hàng No &
PTNT Việt Nam, ngân hàng No&PTNT huyện
Minh Hóa chính thức thành lập cùng với việc tái
lập lại tỉnh Quảng Bình từ tháng 7 năm 1989 Chi nhánh ngân hàng No&PTNTMinh Hóa có trụ sở chính tại Thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, tỉnh QuảngBình
Tuy trong hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn và chứa đựng nhiềurủi ro, một phần do điều kiện tự nhiên của Minh Hoá và phần nữa do trình độdân trí còn thấp; nhưng chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Minh Hoá đã gặthái nhiều thành tích đáng khích lệ, đóng góp một phần lớn vào sự nghiệp côngnghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng
Trang 192.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
Tổ chức bộ máy của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônMinh Hóa rất gọn nhẹ và linh hoạt, bộ máy được quản lí theo mô hình trựctuyến - chức năng nhằm hạ thấp chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh Hiện nay ngân hàng có một đội ngũ cán bộ trình độ cao, năngđộng và nhiệt tình gồm 14 người được phân bổ vào các phòng ban
- Đứng đầu ngân hàng là Giám đốc, là người chỉ đạo, điều hành chungtoàn bộ hoạt động của ngân hàng, định ra phương hướng kinh doanh và chịutrách nhiệm trực tiếp với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam
Phòng Kế hoạch kinh doanh
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
- Các Phó Giám đốc: giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một sốphòng ban, một số bộ phận hay từng mặt công tác Giám đốc phân công
- Phòng hành chính: tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khaicông tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng Thựchiện công tác văn thư, quản lí và sử dụng con dấu của ngân hàng theo đúng quyđịnh Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về những biện pháp quản lí, khai thác,
sử dụng cơ sở vật chất của ngân hàng
- Phòng kế hoạch - Kinh Doanh: thu thập thông tin, tham mưu, xây dựng,
tổ chức triển khai, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngânhàng Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách biện pháp,giải pháp phát triển nguồn vốn, chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn
Trang 20vốn giảm chi phí Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanhtiền tệ khách hàng và thu thập các thông tin lien quan đến rủi ro mà chi nhánhgặp phải.
Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản lý cho vay, bảo lãnh,…Thực hiệntính toán trích lập rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng Quan hệ kháchhàng
- Phòng Kế toán - Ngân quỹ: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kếtoán chi tiết, kế toán tổng hợp Thực hiện công tác hậu kiểm, quản lý, giám sáttài chính Đề xuất tham mưu với Giám đốc ngân hàng về việc hướng dẫn thựchiện chế độ tài chính kế toán Thực hiện quản lý thông tin và lập báo cáo Chịutrách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu
kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính
2.1.3 Sơ lược hoạt động của chi nhánh
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế cả nước, trong nhữngnăm qua NHNo&PTNT huyện Minh Hóa không ngừng đổi mới hoạt động, triểnkhai nhiều loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cácdoanh nghiệp và người dân trong xã hội, hiện nay ngân hàng đang thực hiện cácnhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nhận tiền gửi: nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, không kì hạn
và các loại kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoạitệ,…
- Tín dụng - Bảo lãnh: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồngViệt Nam, cho vay đồng tài trợ các dự án, cầm cố, chiết khấu thương phiếu vàgiấy tờ có giá trị, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…
- Thanh toán và ngân quỹ: mở tài khoản, thanh toán và chuyển tiền nhanh,
…
- Thực hiện các dịch vụ khác: ATM, thanh toán thẻ …
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Minh Hoá
Sau nhiều năm đi vào hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT huyện MinhHoá đã xác định rõ mục tiêu, giải pháp trong chỉ đạo điều hành và đã đạt đượcnhững kết quả đáng khích lệ: luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, thu hútngày càng đông số lượng khách hàng, đáp ứng nhanh nhu cầu vốn của các doanhnghiệp Cụ thể như sau:
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 3: Kết quả huy động vốn của chi nhánh qua các năm 2010 - 2012
Trang 21Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tăng (+), giảm (-)
Tỷ lệ (%) (+,-)
Tăng (+), giảm (-)
Tỷ lệ (%) (+,-) Tổng NV
Trang 22Qua số liệu từ bảng trên cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàngNo&PTNT huyện Minh Hoá liên tục tăng qua các năm Tổng nguồn vốn huyđộng năm 2011 so với năm 2010 tăng 12541 triệu đồng, đạt tỷ lệ 27,09% vànăm 2012 so với 2011 tăng 50789 triệu đồng, đạt tỷ lệ 86,33% Trong đó, tiềngửi không kỳ hạn năm 2011 tăng 4411 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012tăng 5126 triệu đồng so với năm 2011, từ 2,7% năm 2010 lên 9,7% năm 2011 và
từ 9,7% năm 2011 lên 9,9% năm 2012 Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 thángđặc biệt chiếm ưu thế trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 là 33934 triệuđồng, năm 2011 là 37670 triệu đồng và năm 2012 đạt 69451 triệu đồng Thờigian gần đây, tiền gửi dân cư cũng có xu hướng gia tăng Từ 68,2% năm 2010lên 71,4% năm 2011, tăng 32,96% và 71,4% năm 2011 lên 72,7% năm 2012,tăng 90% Nguồn tiền này hết sức cần thiết vì nhờ đó mà chi nhánh có thể xử lýmột cách linh hoạt lãi suất cho vay ở địa bàn Trong những năm qua, hoạt độnghuy động nguồn vốn được ngân hàng No&PTNT huyện Minh Hoá rất quan tâmnhằm tạo đủ nguồn vốn để chủ động trong công tác đầu tư tín dụng Là mộttrong những ngân hàng cấp huyện trong tỉnh lo đủ được nguồn vốn, không phải
sử dụng nguồn vốn của cấp trên vì nhờ đã có nhiều giải pháp để tích cực huyđộng nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế trên địabàn Một số giải pháp cơ bản đó là:
- Đa dạng hoá các loại hình huy động tiền gửi
- Thông qua đội ngũ cán bộ tín dụng, thông qua hệ thống truyền thanh đểtuyên truyền rộng rãi về chính sách và thể thức huy động vốn hiện hành
- Giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộtín dụng, gắn với công tác khoản tài chính và phân phối thu nhập
- Thực hiện tốt khuyến mãi đối với người gửi tiền theo từng đợt do ngânhàng cấp tỉnh quy định
- Cải tiến lề lối làm việc đối với cán bộ giao dịch: hoà nhã, vui vẻ vớikhách hàng, kịp thời và chính xác về số liệu
- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong công tác huy độngvốn đến từng bộ phận, từng cán bộ, khen thưởng kịp thời gương điển hình tiêntiến
Nguyên nhân của việc nguồn vốn huy động tăng như vậy là nhờ trongnhững năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của huyện giữ được tốc độ tăngtrưởng khá qua hàng năm Kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 9%/năm, cơ cấukinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vàxây dựng chiếm 27,2%; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 33,7%; thương mại, dịch
vụ chiếm 39,1% trong tổng giá trị sản xuất) Năm 2011 tổng giá trị sản xuất tăng
Trang 2314,4% so với năm 2010 Qua đó đời sống người dân được cải thiện và nâng cao
do vậy đã có của ăn, của để từ đó người dân sẽ nghĩ đến cách cất giữ và cách cất
giữ an toàn mà lại sinh lợi là đem đi gửi ngân hàng Tận dụng lợi thế đó, ngân
hàng đã có nhiều biện pháp nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế bằng
nhiều hình thức huy động khác nhau như: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ
hạn,… Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thường xuyên thông tin, khuyến khích hay
có những chương trình mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, tặng thẻ
miễn phí cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Từ đó đã tập trung
và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay góp phần phát triển kinh tế địa
phương
Ngoài ra, ngân hàng đã tung ra nhiều chương trình khuyến mãi “Gửi tiết
kiệm trúng xe Mescerded”, chương trình “Xuân may mắn”,… nên đã thu hút
một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền Do đó, làm cho nguồn vốn huy động
thời gian này của ngân hàng khá dồi dào
2.2.2 Doanh thu, chi phí, l i nhu nợi nhuận ận
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 - 2112
ĐVT: triệu đồng
Doanh thu trong thời gian qua tăng liên tục Năm 2011 doanh thu đạt
100405 trđ, tăng vượt đến 111,75% Nguyên nhân nhờ chi nhánh từ khi thành
lập đến thời điểm năm 2011 đã hoạt động tốt và đi vào quỹ đạo, do đó đã góp
phần đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng lên, trong đó phải kể đến hoạt động tín
dụng
Năm 2012, mặc dù lạm phát xảy ra nhưng doanh thu lại tiếp tục tăng lên
121,14% với doanh thu tăng cao vượt trội so với năm 2011, đạt 21226 trđ
Nguyên nhân nhờ chi nhánh đưa ra các chính sách thu hút nhiều đối tượng
khách hàng đến đầu tư Bên cạnh đó, Chính phủ đưa ra chương trình hỗ trợ lãi
suất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhưng
Trang 24nhờ nó mà vẫn tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và làm chodoanh thu của ngân hàng tăng trưởng mạnh
* Chi phí
Ngân hàng là tổ chức tín dụng trung gian, là nhịp cầu nối tín dụng giữanơi dư thừa vốn đến nơi thiếu vốn Do đó, bản thân ngân hàng không có vốn đểcho vay, mà phải “ đi vay để cho vay ” Vì vậy, chi phí chính là khoản tiền ngânhàng phải bỏ ra để có được nguồn vốn về để cho vay
Cụ thể, năm 2011, ngân hàng đã bỏ ra khoảng 86022 trđ chi phí để cónguồn vốn cho vay, tăng 107,22%, tỷ lệ này cao so với năm trước Nguyên nhân
do Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát, nhưng lại làmảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Và để không bị rủi ro vềvấn đề thanh khoản, ngân hàng nâng cao lãi suất huy động nhằm khuyến khíchkhách hàng gửi tiền vào ngân hàng
Năm 2012 chi phí cũng tăng lên nhưng tỷ lệ không cao bằng năm 2011,chỉ tăng thêm 117,29% và đạt đến mức chi phí là 100899 trđ
* Lợi nhuận
Doanh thu cao ngất ngưởng, nhưng nó chỉ là khoản thu vào nên chỉ có thểkhẳng định tổ chức kinh tế đó đang tăng trưởng và mở rộng quy mô sản xuấtkinh doanh chứ chưa đủ để kết luận tổ chức đó đang hoạt động hiệu quả Nhưnglợi nhuận là phần giá trị còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí, do đó lợinhuận mới thật sự là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất
Lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm, đây là một tín hiệu tốt chothấy ngân hàng đã hoạt động kinh doanh tốt và có sinh lời Năm 2012 lợi nhuậnđạt 20732 trđ, tăng 114,14% so với kỳ trước Mặc dù lạm phát xảy ra, nhưngnhờ sự nỗ lực của cả một tập thể trong ngân hàng, từ chính sách cho đến thực thitốt nên hoạt động ngân hàng nhìn chung vẫn đạt được lợi nhuận khả quan, nếuxét lợi nhuận
Nhìn chung, cả 3 chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng trong
3 năm qua đều tăng trưởng Trong đó, doanh thu tăng cao cho thấy ngân hàngngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ,nâng cao hoạt động tín dụng cả về quy mô và chất lượng, góp phần làm tăng thunhập cho ngân hàng
2.2.3 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ
Bảng 5: Tình hình và kết quả cho vay tại chi nhánh qua các năm 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng
Trang 25Số tiền Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tăng (+), giảm (-)
Tỷ lệ (%) (+,-) I.Tổng doanh số cho vay 83.423 87.846 100 98.303 100 10.457 11,9 II.Tổng doanh số thu nợ 58.332 70.926 100 84.605 100 13.679 19,3 III.Tổng dư nợ cho vay 105.250 121.170 100 134.868 100 13.698 11,3
(Nguồn số liệu từ Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Minh Hóa)
Cùng với sự tăng trưởng về nguồn thì hoạt động sử dụng vốn cũng có nhiềuchuyển biến đáng kể Tổng doanh số cho vay tăng dần qua các năm Năm 2010đạt 83423 triệu đồng, năm 2011 là 87846 triệu đồng và cho đến năm 2012 đã đạttới 98303 triệu đồng với tỷ lệ 11,9%
Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng vẫn tăng trưởng ổn định So với năm 2012,
dư nợ cho vay tăng 13698 triệu đồng, đạt tỷ lệ 11,3% so với năm 2011
- Các giải pháp cơ bản trong công tác cho vay:
Ngay từ đầu năm kế hoạch tiến hành điều tra phân tích, phân loại kháchhàng theo từng nhóm theo các chỉ tiêu như: tổng số nợ, số hộ đã vay, số hộ chưavay, số hộ đủ điều kiện nhưng chưa có nhu cầu vay, số hộ dự kiến có thể vaytrong năm kế hoạch…Trên cơ sở đó cán bộ xây dựng bảo vệ kế hoạch
+ Đa dạng hoá các loại hình thức cho vay theo các chỉ tiêu như: loại hìnhcho vay, phương thức cho vay, đối tượng đầu tư, đối tượng khách hàng…
+ Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của từng địa phương để vừa đầu tưđúng hướng, vừa mở rộng thị trường tín dụng
+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể,chính trị xã hội để mở rộng cho vay qua tổ nhóm
+ Tăng cường công tác đào tạo, tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, khả năng thẩm định dự án, phương án đầu tư, giảm thiểu nhữngphiền hà trong hoạt động cho vay, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ,đặc biệt là các cán bộ tín dụng
+ Thường xuyên kiểm tra kiểm soát quá trình, mức độ thực hiện chỉ tiêu,nghiệp vụ của cán bộ tín dụng để chỉnh sửa kịp thời những sai sót trong tácnghiệp
2.2.4 Thực trạng cho vay tiêu dùng
Bảng 6: Tình hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh qua
các năm 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng
Trang 26số cho
vay tiêu dùng
Doanh
số cho vay
Tỷ trọng
Doanh
số cho
vay tiêu dùng
Doanh
số cho vay
Tỷ trọng
Doanh
số cho
vay tiêu dùng
Doanh
số cho vay
Tỷ trọng
Doanh số cho vay 4.400 83.423 5,27 5.300 87.846 6,03 7.600 98.303 7,73 Doanh số thu nợ 3.600 58.332 6,17 4.500 70.926 6,34 5.100 84.605 6,03
Dư nợ 6.700 105.250 6,37 7.500 121.170 6,19 10.000 134.868 7,41
(Nguồn số liệu từ Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Minh Hóa)
Qua bảng 6 ta thấy, tốc độ phát triển cho vay tiêu dùng của chi nhánh khánhanh nhưng quy mô còn nhỏ Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ củacho vay tiêu dùng ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng nhưng con sốtrên còn khiêm tốn Nguyên nhân là nhờ trong những năm gần đây đời sống củangười dân được cải thiện và nâng cao, do đó nhu cầu tiêu dùng, mua sắm phục
vụ cho bản thân tăng lên như mua xe, xây nhà, mua sắm các thiết bị sinh hoạttrong gia đình… nhưng họ không có sẵn một khoản tiền lớn để đáp ứng nhu cầucủa mình Nắm bắt được tình hình đó, ngân hàng đã phát triển hình thức cho vaytiêu dùng với lãi suất hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân
Xét về cơ cấu, ta phân tích cho vay tiêu dùng của chi nhánh qua bảng sau:
Bảng 7: Cơ cấu cho vay tiêu dùng của chi nhánh qua các năm 2010-2012
ĐVT: triệu đồngChỉ tiêu
Doanh
số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng
Doanh
số Tỷ trọngDoanh số cho vay 4.400 100 5.300 100 7.600 100
Doanh số thu nợ 3.600 100 4.500 100 5.100 100
+ Ngắn hạn 1.600 23,9 1.755 23,4 2.053 20,5
+ Trung hạn 5.100 76,1 5.745 76,6 7.947 79,5
(Nguồn số liệu từ Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Minh Hóa)
Qua bảng 7 ta thấy, cơ cấu cho vay tiêu dùng của chi nhánh không cân đối
Dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng lớn (>70%) và ngày càng tăng, trongkhi đó dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ (<30%) Đây làmột thực tế thường thấy trong các ngân hàng thương mại, do đặc điểm của cáckhoản cho vay tiêu dùng thường là các món vay lớn, có thời hạn thu hồi vốn lâunên chủ yếu là những món vay trung hạn Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng đối với